Tiểu luận Công cụ phái sinh để phòng nghừa rủi ro trong xuất khẩu cà phê của viêt nam

Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các giao dịch thương mại không chỉ đơn thuần trong nội bộ quốc gia mà giữa các quốc gia và với nhiều đồng tiền khác nhau. Rủi ro tỷ giá, lãi suất, kinh tế, chính trị khiến nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp có nhu cầu bảo vệ giá trị tài sản của mình bằng cách chuyển một số rủi ro khó kiểm soát đến nơi có thể chấp nhận mức rủi ro đó và quản lý được chúng. Trước tình hình này, nhu cầu về giao dịch các sản phẩm phái sinh lại càng trở lên cấp thiết hơn. Thông qua việc sử dụng các sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoán đổi các rủi ro khó kiểm soát trong đó có rủi ro tỷ giá đã được chuyển giao cho các công ty dịch vụ tài chính hoặc nhà đầu tư chấp nhận rủi ro. Ngày nay, thị trường phái sinh thế giới đã có bước tiến mạnh mẽ, vươn lên trở thành phân khúc lớn nhất của thị trường tài chính. Tuy nhiên, con số này ở Việt Nam rất ít được nhắc tới vì quá khiêm tốn, và chỉ dừng ở một phạm vi hẹp các ngành nghề xuất khẩu như cà phê, gạo, Đối với cà phê - ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, việc nghiên cứu, ứng dụng công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết.

pdf20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công cụ phái sinh để phòng nghừa rủi ro trong xuất khẩu cà phê của viêt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tài chính quốc tế 1 Tiểu luận CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGHỪA RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIÊT NAM Lớp cao học TCNH 19A Tiểu luận Tài chính quốc tế 2 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các giao dịch thương mại không chỉ đơn thuần trong nội bộ quốc gia mà giữa các quốc gia và với nhiều đồng tiền khác nhau. Rủi ro tỷ giá, lãi suất, kinh tế, chính trị… khiến nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp có nhu cầu bảo vệ giá trị tài sản của mình bằng cách chuyển một số rủi ro khó kiểm soát đến nơi có thể chấp nhận mức rủi ro đó và quản lý được chúng. Trước tình hình này, nhu cầu về giao dịch các sản phẩm phái sinh lại càng trở lên cấp thiết hơn. Thông qua việc sử dụng các sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoán đổi… các rủi ro khó kiểm soát trong đó có rủi ro tỷ giá đã được chuyển giao cho các công ty dịch vụ tài chính hoặc nhà đầu tư chấp nhận rủi ro. Ngày nay, thị trường phái sinh thế giới đã có bước tiến mạnh mẽ, vươn lên trở thành phân khúc lớn nhất của thị trường tài chính. Tuy nhiên, con số này ở Việt Nam rất ít được nhắc tới vì quá khiêm tốn, và chỉ dừng ở một phạm vi hẹp các ngành nghề xuất khẩu như cà phê, gạo,…Đối với cà phê - ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, việc nghiên cứu, ứng dụng công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài phân tích thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh trên thị trường Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp cà phê xuất khẩu nói riêng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của các công cụ này đối với công tác phòng ngừa rủi ro về mặt tỷ giá. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công cụ tài chính phái sinh Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi thị trường trong nước, trong đó tập trung vào ngành nghề xuất khẩu cà phê. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích diễn giải, so sánh kết hợp với phương pháp thống kê, tổng hợp. 5. Kết cấu của tiểu luận Chương 1: Lý luận chung về sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá; Chương 2: Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp cà phê Việt Nam; Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp cà phê. Do thời gian hạn chế nên tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn học viên. Xin chân thành cảm ơn! Lớp cao học TCNH 19A Tiểu luận Tài chính quốc tế 3 Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH 1. Rủi ro tỷ giá 1.1. Tỷ giá hối đoái - Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là cách so sánh hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam. - Phân loại tỷ giá hối đoái: Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối có thể chia thành tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán chia thành tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Căn cứ giá trị của tỷ giá chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Căn cứ vào chính sách điều hành tỷ giá chia thành tỷ giá chính thức, tỷ giá chợ đen, tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi và tỷ giá thả nổi có điều tiết. - Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái Một số yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tâm lý, chính sách tỷ giá,…Khi nhu cầu về ngoại tệ của người Việt Nam tăng lên khiến cho giá ngoại tệ tăng so với VND, tỷ giá tăng và ngược lại khi nguồn cung ngoại tệ giá, giá ngoại tệ giảm so với VND, tỷ giá giảm. Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng tiền của nước đó có sức mua thấp hơn, tỷ giá tăng và ngược lại. Khi lãi suất VND tăng lên, VND lên giá và ngoại tệ xuống giá, tức lãi suất và tỷ giá hối đoái có quan hệ ngược chiều. 1.2. Rủi ro tỷ giá - Khái niệm: Rủi ro tỷ giá là sự không chắc chắn của một khoản thu nhập hay chi phí bằng ngoại tệ trong tương lai do biến động của tỷ giá hối đoái. - Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu: Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể mang lại hai mặt tích cực hoặc tiêu cực cho doanh nghiệp. Nếu tỷ giá biến động ngược chiều với mong muốn thì nó có thể gây ra những tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp, tuy nhiên nếu tỷ giá diễn biến theo đúng dự đoán và mong muốn thì doanh nghiệp có thể thu được lợi ích không nhỏ. Trong trường hợp biến động của tý giá là tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tài chính của doanh nghiệp hoặc lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là đối tượng rất nhạy cảm với sự biến động của tỷ giá hối đoái. Hiện nay, khi mà hoạt động ngoại thương diễn ra mạnh mẽ trong việc bảo hộ của NHNN nới lỏng khiến biên độ của tỷ giá nới rộng sẽ càng làm tăng nguy cơ rủi ro của tỷ giá hối đoái, chính vì vậy càng doanh nghiệp xuất nhập khẩu càng cần chú trọng vào các hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Sử dụng công cụ phái sinh là một trong những phương thức khá phổ biến đang được nhiều doanh nghiệp tìm tới. Lớp cao học TCNH 19A Tiểu luận Tài chính quốc tế 4 2. Công cụ tài chính phái sinh 2.1. Khái niệm và sự hình thành - Công cụ tài chính phái sinh (CCTCPS) là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên. - Mặc dù được coi là một công cụ tài chính hiện đại, các sản phẩm phái sinh lại có lịch sử phát triển khá lâu đời. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ liên quan đến CCTCPS đã được hình thành. CCTCPS là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có (trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa….) nhằm nhiều mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các loại sản phẩm tài chính phái sinh, với các sản phẩm thông dụng của thị trường tài chính phái sinh như: Quyền mua cổ phần, Chứng quyền, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi... Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy, là do sử dụng nghiệp vụ này đem lại lợi ích cho các thành viên thị trường. 2.2. Các công cụ tài chính phái sinh CCTCPS bao gồm 04 loại: Hợp đồng kỳ hạn (Forward), Hợp đồng tương lai (Future), Quyền chọn (Option) và Hoán đổi (Swaps). Hình thức và điểm khác biệt giữa các CCTCPS cụ thể như sau: - Hợp đồng kỳ hạn: Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận mua hoặc bán một tài sản (hàng hoá hoặc tài sản tài chính) tại một thời điểm trong tương lai với một giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là nông sản, các đồng tiền, cho tới chứng khoán. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác. - Hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau): Đây cũng là một hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, để mua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá Lớp cao học TCNH 19A Tiểu luận Tài chính quốc tế 5 đã thoả thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau có những điểm giống với hợp đồng kỳ hạn, đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng. Cả hai đều là một trò chơi có tổng bằng 0, khoản lời của bên này chính là khoản lỗ của bên kia. Tuy vậy, khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, được gọi là sàn giao dịch giao sau, thông qua một môi giới trên thị trường chứng khoán; người mua và người bán thường không quen biết nhau, do vậy đơn vị môi giới thường quy định trước một số các điều khoản cho những hợp đồng này về mặt số lượng hàng hóa, ngày giao hàng và nơi giao hàng… Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Hiện nay, những thị trường chứng khoán mua bán hợp đồng trong tương lai là Hội đồng mậu dịch Chicago, Sở Thương mại Chicago và Sở Giao dịch các hợp đồng tương lai London. Các loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường chứng khoán mua bán hợp đồng trong tương lai gồm, heo, bò, đường, len..., sản phẩm tài chính gồm, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ. - Quyền chọn: Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Còn hợp đồng quyền bán là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Người mua quyền có thể: Thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác; hay không thực hiện quyền. Để có quyền này, khi ký hợp đồng, người cầm hợp đồng phải trả quyền phí, giá trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện, ngày định trong hợp đồng gọi là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện. Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hiện nay trên các thị trường chứng khoán hầu hết thực hiện theo kiểu Mỹ. - Hoán đổi: Là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Có 4 loại hoán đổi là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá. Và cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn, là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức Lớp cao học TCNH 19A Tiểu luận Tài chính quốc tế 6 tạp hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn. 2.3. Vai trò của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh - Quản trị rủi ro: Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi ngưòi muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. Thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. Và lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội. - Thông tin hiệu quả hình thành giá Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình. Lớp cao học TCNH 19A Tiểu luận Tài chính quốc tế 7 - Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả Thứ nhất: chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Thứ hai: tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. Thứ ba: Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó. 3. Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá 3.1. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn Ví dụ: Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình hình thời tiết và giá cả cà phê trên thị trường thế giới. Để tránh tình trạng bất ổn, vào đầu vụ, công ty A chuyên xuất khẩu cà phê có thể thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà phê nhân xô kỳ hạn 6 tháng với nông dân B với số lượng 20 tấn cà phê, nhân xô giá mua 47 triệu đồng/tấn. Lúc đó A là người mua và B là người bán trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng B có trách nhiệm phải bán cho A 20 tấn cà phê nhân xô, giá thỏa thuận trước là 47 triệu đồng/tấn và A bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê nhân xô của B với giá đó, dù giá cà phê nhân xô trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa. 3.2. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng việc sử dụng hợp đồng tương lai Để tránh những rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bán trong tương lai, do người mua, hoặc người bán tháo lui khỏi hợp đồng vì sự biến động giá trên thị trường bất lợi cho mình, hoặc do đến thời điểm thanh toán, người mua không có khả năng tài chính, văn phòng chứng khoán phải đưa ra những quy định về yều cầu dự trữ tối thiểu đối với người ký hợp đồng tương lai với nhà môi giới. Khoản tiền dự trữ này được giữ tại một tài khoản của người đầu tư mở tại văn phòng chứng khoán. 3.3. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng việc sử dụng hợp đồng quyền chọn Ví dụ: Ngày 01/06/2011, công ty A ký hợp đồng quyền chọn mua cà phê nhân xô với công ty B 20 tấn cà phê nhân xô với giá thực hiện 47 triệu đồng/tấn, giá quyền 9 triệu đồng. Nếu vào ngày đáo hạn 01/08/2011, giá cà phê nhân xô là 50 triệu đồng/tấn, thì người mua quyền thực hiện quyền và mua 20 tấn cà phê nhân xô với giá 47 triệu đồng/tấn. Nếu không có quyền chọn mua sẽ phải mua trên thị trường với giá 50 triệu đồng. Khoản lợi thu được 3triệu đồng/tấn. Ngược lại, giả sử vào ngày đáo hạn giá cà phê nhân xô là 45 triệu đồng/tấn. Nếu thực hiện quyền, người nắm giữ quyền sẽ mua với giá 47 triệu đồng/tấn, trong khi nếu mua trên thị trường thì chỉ phải trả giá 45 triệu Lớp cao học TCNH 19A Tiểu luận Tài chính quốc tế 8 đồng/tấn. Như vậy, người giữ quyền sẽ không thực hiện quyền và chấp nhận mất 9 triệu đồng phí quyền chọn. 3.4. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn Ví dụ: Theo kế hoạch, công ty A cần 200.000 $ để thanh toán cho một hợp đồng khẩu trong ngày hôm nay, đồng thời Công ty A sẽ nhận được 200.000 USD từ một hợp đồng xuất khẩu cà phê sau 4 tháng. Ngày 20/06/2011, Công ty quyết định tiến hành giao dịch với Ngân hàng ngoại thương như sau: Ký một hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế là “vế mua giao ngay” và “vế bán kỳ hạn” 4 tháng một lượng $ không đổi là 200.000 $. Giả sử tỷ giá giao ngay VCB áp dụng trong giao dịch hoán đổi này là 20.650 VND/USD và điểm kỳ hạn gia tăng 3 tháng là 150 VND/USD. Ta có: Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn gia tăng = 20.650 + 150 = 20.800 VND/USD. Chương 2 SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÀ PHÊ VIỆT NAM 1. Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam Mặc dù thị trường phái sinh (TTPS) thế giới có lịch sử phát triển lâu đời và hiện đã phát triển lên một trình độ cao nhưng tại Việt Nam, TTPS vẫn được coi là một thị trường rất mới. TTPS tiền tệ và hàng hóa đã hình thành được một thời gian nhưng chưa phát triển. TTPS chứng khoán chưa có quy định pháp lý hướng dẫn nên chưa được phép triển khai. Một thực tế là các tài sản cơ sở là tiền tệ, hàng hóa, chứng khoán được quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau nên TTPS bị chia tách theo các tài sản cơ sở này. TTPS được chia ra gồm 3 thị trường: Thị trường phái sinh tiền tệ, thị trường phái sinh hàng hóa, thị trường phái sinh chứng khoán. TTPS tiền tệ ra đời sớm nhất tại Việt Nam
Luận văn liên quan