Trà là loại cây có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Nhà thực vật học Thụy Sĩ Candolle (1788-1881) đã xếp trà vào loại A, tức là đã được trồng trên 4000 năm. Theo thần thoại Trung Hoa, năm
2737 BC, trà đã được phát hiện một cách tình cờ bởi Hoàng đế Shen Nung khi một lá trà rơi vào
bát nước của ông và từ đó trà đã được nhân lên, nhân lên mãi để đem đi trồng trên gần khắp thế
giới.
Trà được du nhập vào Nhật Bản năm 805 AD như một loại dược
thảo giúp tăng cường sự tỉnh táo, bởi những nhà truyền giáo Thiền Đạo.
Năm 1484, Trà đạo thiêng liêng của Nhật ra đời.
Cây trà đã đến Bồ Đào Nha vào khoảng những năm 1500, khi
người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên thiết lập quan hệ buôn bán với
Trung Quốc. Rồi nó xuống thuyền đến Hà Lan, để từ đó đến Pháp và các
nước vùng Baltic. Sau đó, cây trà đã theo chân những người nhập cư Hà
Lan đến Mỹ.
Thật thú vị khi biết rằng nước Anh, vốn được biết đến như một
quốc gia của những người nghiện trà, lại là quốc gia cuối cùng biết đến trà trong số những quốc
gia có ngành hàng hải phát triển lúc bấy giờ.
Còn truyền thuyết An Độ thì cho rằng công lao phát hiện ra trà thuộc về Bodhidharma, vị
thiền sư đã sáng lập ra Thiền đạo. Truyền thuyết kể rằng ông đã dành 7 năm không ngủ để nghiên
cứu Phật học, thế nhưng đến năm thứ năm thì ông bắt đầu buồn ngủ. Ông bèn ngắt lấy vài chiếc lá
từ một cây bụi gần đó và nhai để xua đi sự mệt mỏi. Cây bụi đó chính là một cây trà dại.
Là một cây thuộc họ Camellia, cây trà (Camellia Sinensis, hay Chinese Camellia) là một cây
thường xanh nhiệt đới, với lá xanh sáng có răng cưa. Việt Nam cũng được xem là một cái nôi của
trà. Năm 1975, sau nhiều nghiên cứu hoá sinh tỉ mỉ, giáo sư người Nga Dzemukhade đi tới kết luận
những cây trà ở vùng biên giới Việt-Trung có cấu trúc di truyền cổ xưa nhất.
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4637 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công nghệ sản xuất trà đen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH:Doaõn Thò Hoàng Haïnh Trang 1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
TIỂU LUẬN
Công nghệ sản xuất trà đen
SVTH:Doaõn Thò Hoàng Haïnh Trang 2
Trà là loại cây có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Nhà thực vật học Thụy Sĩ Candolle (1788-
1881) đã xếp trà vào loại A, tức là đã được trồng trên 4000 năm. Theo thần thoại Trung Hoa, năm
2737 BC, trà đã được phát hiện một cách tình cờ bởi Hoàng đế Shen Nung khi một lá trà rơi vào
bát nước của ông và từ đó trà đã được nhân lên, nhân lên mãi để đem đi trồng trên gần khắp thế
giới.
Trà được du nhập vào Nhật Bản năm 805 AD như một loại dược
thảo giúp tăng cường sự tỉnh táo, bởi những nhà truyền giáo Thiền Đạo.
Năm 1484, Trà đạo thiêng liêng của Nhật ra đời.
Cây trà đã đến Bồ Đào Nha vào khoảng những năm 1500, khi
người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên thiết lập quan hệ buôn bán với
Trung Quốc. Rồi nó xuống thuyền đến Hà Lan, để từ đó đến Pháp và các
nước vùng Baltic. Sau đó, cây trà đã theo chân những người nhập cư Hà
Lan đến Mỹ.
Thật thú vị khi biết rằng nước Anh, vốn được biết đến như một
quốc gia của những người nghiện trà, lại là quốc gia cuối cùng biết đến trà trong số những quốc
gia có ngành hàng hải phát triển lúc bấy giờ.
Còn truyền thuyết An Độ thì cho rằng công lao phát hiện ra trà thuộc về Bodhidharma, vị
thiền sư đã sáng lập ra Thiền đạo. Truyền thuyết kể rằng ông đã dành 7 năm không ngủ để nghiên
cứu Phật học, thế nhưng đến năm thứ năm thì ông bắt đầu buồn ngủ. Ông bèn ngắt lấy vài chiếc lá
từ một cây bụi gần đó và nhai để xua đi sự mệt mỏi. Cây bụi đó chính là một cây trà dại.
Là một cây thuộc họ Camellia, cây trà (Camellia Sinensis, hay Chinese Camellia) là một cây
thường xanh nhiệt đới, với lá xanh sáng có răng cưa. Việt Nam cũng được xem là một cái nôi của
trà. Năm 1975, sau nhiều nghiên cứu hoá sinh tỉ mỉ, giáo sư người Nga Dzemukhade đi tới kết luận
những cây trà ở vùng biên giới Việt-Trung có cấu trúc di truyền cổ xưa nhất.
Trà đã bước đi được hơn 4000 năm. Hiện nay các nhà thực vật học thế giới đã thống nhất
là quê hương xa xưa của cây trà không phải nằm gọn trong một nước mà là cả một vùng rộng lớn
bao gồm phía nam Trung Quốc, An Độ, Myamar, và cả phía Bắc Việt Nam.
II II .. TÌÌ NH HÌÌ NH SẢN XUẤT VÀ TII ÊU THỤ TRÀ TRÊN THẾ GIIỚII ::
Hiện nay trên thị trường thế giới có hai loại sản phẩm trà cơ bản là trà đen và trà xanh.
Trong đó, trà đen chiếm 76% sản lượng, còn 24% còn lại là các loại trà khác như trà xanh,
oolong …
Sản lượng trung bình hằng năm của cả thế giới từ năm 1995 đến năm 1997 xấp xỉ 2.6 triệu
tấn, với kỉ lục 2.86 triệu tấn trà năm 1998. Trà hiện nay được trồng trên ít nhất 30 quốc gia trên cả
năm châu lục. Trong khoảng hai thập kỉ gần đây, sự chuyển đổi có ý nghĩa nhất trong ngành công
nghiệp trà là việc phát triển các đồn điền trồng trà ở Châu Phi và Nam Mỹ. Thống kê năm 1998
cho thấy các quốc gia sản xuất trà hàng đầu trên thế giới hiện nay là An Độ, Trung Quốc, Kenya,
Srilanka, Indonesia, Thổ Nhĩ Kì…
II II II .. TÌÌ NH HÌÌ NH SẢN XUẤT VÀ TII ÊU THỤ TRÀ Ở VIIỆT NAM::
Việt Nam được biết đến như là một trong những cái nôi lâu đời nhất của cây trà. Người Việt
Nam đã trồng trà được hơn 3000 năm và ngày nay, uống trà đã trở thành một tập quán của dân tộc
Việt Nam. Nằm ở phía đông nam Châu Á, Việt Nam ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để
SVTH:Doaõn Thò Hoàng Haïnh Trang 3
trồng và chế biến trà. Hiện nay hơn một nửa đồn điền trà nằm ở các tỉnh trung du và miền núi phía
Bắc, còn lại là ở vùng cao nguyên Trung bộ.
Trong những năm gần đây, diện tích đất trồng trà và các cơ sở chế biến trà tăng lên nhanh
chóng. Năm 2000, cả nước có 80.000 ha đất trồng trà với hơn 174 cơ sở chế biến trà. Sản lượng đạt
40.000 tấn trong 1995 và đến năm 2002 xấp xỉ 80.000 tấn, trong đó lượng xuất khẩu tăng từ 17.500
tấn lên 55.600 tấn. Năng suất tăng hàng năm khoảng 4% trong mười năm trở lại đây.
Đến nay, sản phẩm trà Việt Nam đã có mặt ở trên ba mươi quốc gia. Năm 2000, khoảng
1.500 tấn trà thành phẩm được xuất khẩu sang Nga, cho phép Việt Nam xếp hạng sáu trong số 15
quốc gia Châu Á xuất khẩu trà sang thị trường này. Còn thị trường Tây Au, đặc biệt là Anh Quốc,
nhập khẩu khoảng 2000 tấn trà mỗi năm. Hiện tại, Việt Nam nổi tiếng như một quốc gia xuất khẩu
các sản phẩm trà chất lượng cao với những khách hàng đầy tiềm năng như Pakistan, Algeria,
Singapore… Ở Châu Á, Đài Loan và Nhật Bản là những thị trường lớn nhất của Việt Nam với
lượng nhập khẩu từ 5000 đến 10.000 tấn một năm. Những thị trường mới nổi bật như Mỹ, Pháp,
Australia cũng có nhu cầu cao đối với trà Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành trà Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, mà vấn đề chính là
các nhà máy chế biến. Tổng sản lượng đầu ra của các nhà máy không đáp ứng được nhu cầu trong
nước và xuất khẩu vì hầu hết trang thiết bị đều cũ kĩ và lỗi thời. Thêm vào đó là phần lớn các giống
trà có từ đầu thế kỉ XX đều kém phẩm chất, do đó ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Hơn
nữa, các đối thủ hiện nay trên thị trường ngày một lớn mạnh hơn, trong khi khách hàng thì ngày
càng khó tính hơn. Một thống kê gần đây cho thấy Việt Nam chỉ xếp thứ 8 trong tổng số 15 nước
xuất khẩu trà trên thế giới.
Để giải quyết những vấn đề này, ngành trà Việt Nam cần phải đề ra những chiến lược tiên
quyết cho sự phát triển vững mạnh trong tương lai. Trước mắt, cả nhà sản xuất lẫn xuất khẩu phải
đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, cải thiện chất lượng của trà. Gần đây, Việt
Nam đã nhập một vài dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại và một số giống trà mới từ An Độ,
Trung Quốc, Srilanka. Về lâu dài, chính phủ có thể khuyến khích những nhà đầu tư nước ngoài hợp
tác với các doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng những nhà máy với dây chuyền sản xuất hiện đại
để có thể mở rộng thị phần. Căn cứ vào nhu cầu và tình hình sản xuất hiện nay, ngành trà Việt
Nam có thể tăng diện tích trồng trà lên 100.000 ha và lượng suất khẩu lên 130.000 –150.000 tấn
đến trước năm 2010.
Tóm lại, ngành trà Việt Nam có tiềm
năng rất lớn trong tương lai, đang từng bước
chuyển mình để vươn lên mạnh mẽ, để trở
thành một trong những nước xuất khẩu trà
hàng đầu trên thế giới.
II V.. GII Á TRỊỊ CỦA TRÀ ::
Ngày nay, trà đã là thứ đồ uống phổ biến trên toàn thế giới. Khoa học đã chứng minh được
rằng uống trà ở mức độ vừa phải có tác dụng rất tốt đối với cơ thể. Caffein và một số hợp chất
alcaloit khác có trong trà là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích
SVTH:Doaõn Thò Hoàng Haïnh Trang 4
vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao
được năng lực làm việc và giảm mệt nhọc sau những lúc lao động. Hỗn hợp tanin trong trà làm cho
trà có khả năng giải khát, gây cảm giác hưng phấn cho
người uống trà, trợ lực tiêu hoá, làm cho ăn uống ngon
miệng. Thành phần catechin trong hỗn hợp tanin trà có khả
năng làm tăng sức đề kháng của thành vi huyết quản, nhờ
đó làm giảm nhanh hiện tượng xung huyết trong cơ thể, hơn
nữa nó còn tăng cường sự tích luỹ và đồng hoá vitamin C
giúp phòng ngừa bệnh hoại huyết. Những nghiên cứu gần
đây còn cho thấy nước trà là một nguồn cung cấp những
chất chống oxy hoá tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại
của những gốc tự do, chống lão hoá cơ thể, làm da dẻ đẹp hơn và khoẻ hơn. Nước trà còn giúp
giảm stress, giảm lượng cholesterol và giảm nguy cơ của những bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài
ra, trà còn ngăn ngừa được bệnh ung thư. Người Nhật trung bình uống từ 3 đến 4 tách trà một ngày
và họ, kể cả những người nghiện thuốc lá, đã giảm được tỉ lệ mắc các chứng ung thư xuống đáng
kể. Những năm gần đây, trà còn được dùng điều trị có hiệu quả các bệnh lỵ, xuất huyết dạ dày và
ruột, xuất huyết não và suy yếu mao mạch do tuổi già.
Vì vậy, nước trà không những là thức uống giải khát mà còn là một vị thuốc tuyệt vời giúp
cải thiện sức khoẻ cho con người. Do đó không phải ngẫu nhiên mà trà được gọi là “phép chữa
bệnh chỉ trong một cái tách”.
V.. CÁC SẢN PHẨM TRÀ ::
Sản phẩm trà ngày nay rất đa dạng và phong phú. Có thể kể một vài sản phẩm chính như sau
:
Trà xanh : Có màu nước pha xanh vàng, vị đậm và
hương thơm tự nhiên của trà, được chế biến bằng cách
đem nguyên liệu diệt men rồi vò và làm khô.
Trà đen : Khác hẳn trà xanh là trong quá trình chế
biến không qua giai đoạn diệt men ngay mà thêm giai
đoạn lên men để tạo ra những biến đổi sinh hoá cần
thiết làm cho màu sắc và hương vị của thành phẩm sau
này có những đặc tính riêng mà các loại trà khác
không có được, đó là màu nước pha đỏ sáng, vị dịu,
hương thơm nhẹ.
Trà đỏ : Được chế biến bằng cách đem nguyên liệu trà làm héo và lên men, rồi sao và vò
kết hợp, cuối cùng sấy khô đóng bao thành phẩm. Trà đỏ có nước pha vàng ánh, hoặc ánh
kim, vị đậm, hương thơm đặc biệt.
Trà vàng : có hương thơm mạnh, vị chát dịu, màu sắc pha vàng ánh, được chế biến từ
nguyên liệu trà qua giai đoạn diệt men, rồi vò hoặc không vò, cuối cùng ủ sao hoặc sấy ở
nhiệt độ thấp.
Nếu phân loại theo tính chất gia công, ta có trà xô (không ướp hương) và trà hương (dùng
hoa tươi hoặc hương liệu khô để ướp hương cho trà).
Còn phân loại theo hình thái gia công bên ngoài ta còn có :
SVTH:Doaõn Thò Hoàng Haïnh Trang 5
Trà rời : trà mảnh, trà vụn, trà sội, trà tròn.
Trà bánh : trà đen, trà xanh, trà vụn được chế biến thành từng mảng, miếng dạng bánh lớn
hoặc nhỏ.
Trà bột hoặc cao trà : được chế biến từ nước trà cô đặc và sấy khô, thuận tiện cho quá trình
sử dụng cũng như vận chuyển.
Nếu phân loại theo đẳng cấp trà thì ta có:
Trà lá : trà mới sơ chế có nhiều lá.
Trà buồm : trà vẫn còn lá nhưng ít hơn loại trên
Trà đọt : trà cao cấp nhất không có lẫn lá.
VII .. ĐẶC TÍÍ NH THỰC VẬT CỦA CÂY TRÀ::
Có nhiều quan điểm phân loại cây trà khác nhau, nhưng nhìn chung đều xếp trà vào cùng họ
Camellia. Giáo sư K.M.Dzemukhade đã đưa ra cách phân loại trà như sau :
Cây trà thuộc ngành : ngọc lan hạt kín Agiospermae.
Thuộc lớp : ngọc lan hai lá mầm Dicctyledoneae.
Thuộc họ : camelliaceae
Thuộc giống : Thea
Thuộc chủng : Thea wethamica
Các giống là : Thea Jiunnanica, Thea Assamica và Thea Ainensis.
Việt Nam hiện đang khai thác những loài sau :
Loài Shan : có màu lá xanh nhạt, dài chừng 16-17 cm, rộng 4-7 cm với 13-15 đôi răng cưa.
Cây có thể mọc cao đến 9-10 m hoặc hơn, có nhiều đặc tính
quí như búp to, tôm dài, nặng cánh. Loài này có khả năng
thích nghi với các điều kiện thời tiết nên được trồng nhiều ở
các vùng cao như Hoàng liên sơn, Hà Tuyên, Lâm Đồng.
Trong điều kiện thí nghiệm năng suất cho búp có thể đạt 19
tấn /ha, và trong điều kiện trồng đại trà năng suất cho búp
chỉ đạt 6-7 tấn /ha.
Loài Trung du: lá có màu xanh đậm, dài chừng 17
cm, rộng 7cm với 10 đôi răng cưa ở mép lá, có độ tăng
trưởng rất mạnh và tính kháng bệnh khá tốt. Trong điều kiện
thí nghiệm năng suất cho búp của loài này là 17-18 tấn và
trong điều kiện trồng đại trà, con số này vào khoảng 4-5 tấn /ha.
Ngoài ra, còn có các loài khác ít gặp hơn như Manipuri, Kimin. Loài Manipuri có nguồn
gốc thuộc dòng Thea Assimica. Lá của loài này to, dài 15-17 cm, có hình ô van. Đây là loài có
triển vọng thứ ba sau loài Shan và Trung du. Loài Kimin có quan hệ với dòng Thea Sinensis. Trong
điều kiện thổ nhưỡng nước ta loài này phát triển kém.
VII II .. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRÀ ::
VII.1 Nước:
Nước trong lá trà là môi trường, trong đó xảy ra sự tương tác của các chất hoà tan. Ngoài ra
nước còn tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng thủy phân, oxy hoá khử xảy ra liên tục trong các tế
bào.
SVTH:Doaõn Thò Hoàng Haïnh Trang 6
Hàm lượng nước trong các búp trà non, lá non cao hơn trong lá trà già và nó thay đổi rất lớn
phụ thuộc vào thời gian thu hái, các điều kiện khí hậu và các yếu tố khác.
Như đã nói trên, lượng nước trong lá trà luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nếu xét sự phân bố của nước ở các bộ phận khác nhau của búp trà ta thấy lá càng non chứa
nước càng nhiều.Ví dụ:
Tôm có chứa : 76,60% nước
Lá thứ nhất : 75,6% nước
Lá thứ hai : 75,6% nước
Lá thứ ba : 74,26% nước
Cãng trà : 84,8% nước
Đối với các quá trình công nghệ chế biến trà, hàm lượng nước trong lá trà có ý nghĩa quan
trọng. Nó không những ảnh hưởng lớn đến việc định mức chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu trên một
đơn vị sản phẩm mà còn trực tiếp quyết định đến sự lựa chọn các chế độ công nghệ trong quá trình
chế biến trà.
Đối với sản xuất trà đen, ở giai đoạn vò nếu thủy phần của trà cao có thể làm cho nước ép
bị chiết ra mạnh gây tổn thất các chất chiết. Nếu thủy phần quá thấp thì hiện tượng vụn nát tăng
lên. Còn ở giai đọan lên men lá trà cũng phải có độ ẩm nhất định mới tạo điều kiện cho quá trình
oxy hoá tiến hành một cách thuận lợi và đồng đều trong cả khối trà.
VII.2 Hợp chất polyphenol :
Người ta chia hợp chất polyphenol của trà thành 4 nhóm chất chủ yếu :
1) Hợp chất catechin
2) Hợp chất antoxantin
3) Hợp chất antoxianin
4) Các axit phenolcacboxilic cùng một số chất khác
VII.2.1 Hợp chất catechin
Trong lá trà có 7 loại catechin, chúng là thành phần chính của hỗn hợp tanin trà:
D, L_ Catechin
L_epicatechin
D, L_ galocatechin
L_ eigalocatechin
L_eigalocatechinsingalat
L_galocatesingalat
Hàm lượng của các catechin trong lá trà luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào giống trà, thời kỳ
sinh trưởng của cây trà, vị trí các lá trên búp trà.
Các chất catechin trong lá trà là những chất kết tinh không màu, hình kim hoặc hình lăng
trụ, chúng có vị chát dịu hoặc hơi đắng ở mức độ khác nhau.
octoquinon Catechin 2O enzim, (1)
0H CO Catechin glucozaOctoquinon 22 (2)
maøu coù phaåmSaûn Octoquinon-n tuï ngöng (3)
SVTH:Doaõn Thò Hoàng Haïnh Trang 7
Phản ứng [1] là phản ứng xảy ra bình thường trong trà khi còn ở trên cây hoặc khi hái
xuống, sẽ xảy ra đặc biệt mạnh khi tế bào lá bị phá vỡ.
Trong điều kiện quá trình lên men chiếm ưu thế thì phản ứng [1] và [3] xảy ra mạnh, lúc tế
bào của lá bị phá vỡ ngay từ lúc bắt đầu giai đoạn vò trong xản xuất trà đen.
Sản phẩm oxy hoá trực tiếp của các catechin thường là những chất có màu tạo cho nước trà
đen có màu đặc trưng của nó.
VII.2.2 Hợp chất Antoxantin
Hiện nay trong các lá trà của các giống trà khác nhau đã tìm thấy các chất antoxantin sau
đây:
Campherol và các glucozit của nó.
Quecxetin và các glucozit của nó.
Mirixetin và các glucozit của nó.
Hợp chất antoxantin có vị chát đắng và có tính kích thích niêm mạc ở cổ họng. Đối với chất
lượng trà, trong quá trình lên men trà đen các hợp chất này cũng tham gia vào các phản ứng oxy
hoá thứ sinh và do đó cũng tham gia vào quá trình ngưng tụ để tạo thành các sản phẩm màu.
Nhưng do hàm lượng của chúng ít hơn rất nhiều so với các catechin, cho nên không giữ vai trò
chính trong sự hình thành nên các chất màu đặc trưng cho nước pha của trà đen.
VII.2.3 Hợp chất Antoxianin
Trong thực vật hầu như các hợp chất antoxianin đều tồn tại ở trạng thái kết hợp với các gốc
đường.
Một số tính chất của chúng như sau : Tan trong nước, màu sắc phụ thuộc vào nhiều yếu tố
và luôn luôn thay đổi tuỳ theo trong hỗn hợp có mặt catechin và antoxantin nhiều hay ít, nhiệt độ
của dung dịch và nồng độ của chúng.
Hợp chất antoxianin có vị đắng, trong lá trà càng chứa nhiều antoxianin thì vị càng đắng
không hợp khẩu vị người tiêu thụ .
VII.2.4 Các Axit Phenolcacboxilic:
Nhóm axit phenolcacboxilic là nhũng hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm phenol
(-OH) lại có chứa nhóm cacboxil (-COOH).
Trong lá trà tươi có chứa nhiều chất thuộc các axit phenolcacboxilic. Chất đơn giản nhất đã
tìm thấy trong lá trà là axit galic
Ngoài ra còn tìm thấy các axit sau:
Axit elagic
Axit metadigalic
Axit izolorogenic
Axit clorogenic
Axit cafeic
Axit paracumaric
Axit paracumarilquinic
Axit galoilquinic
Các axit phenolcacboxilic có trong lá trà với hàm lượng không lớn, nhưng chúng cũng góp
phần tạo nên vị của trà. Axit galic và axit metadigalic là những chất có ý nghĩa quan trọng tham gia
vào sự hình thành các thành phần tổ hợp của hợp chất tanin.
SVTH:Doaõn Thò Hoàng Haïnh Trang 8
VII.3. Hợp chất Tanin của trà :
Tanin của trà là thành phần hóa học quan trọng nhất trong lá trà tươi cũng như trong các lọai
trà thành phẩm. Nó quyết định chất lượng của trà. Tanin không những tạo nên vị độc đáo của trà
mà còn tham gia vào quá trình biến đổi hóa học dưới sự tác dụng của các enzim oxy hóa để tạo
hương thơm và màu sắc nước pha đặc trưng cho mỗi loại trà.
Nói chung hàm lượng tanin trong trà tươi hay trà thành phẩm càng cao thì chất lượng của trà
càng tốt.
Tanin quyết định chất lượng của trà, nó không phải là một đơn chất mà là một hỗn hợp phức
tạp của các hợp chất có đặc tính polyphenol. Trong thành phần tổ hợp của phức chất Tanin trà
gồm có các polyphenol catechin đơn giản và các sản phẩm oxy hoá của chúng.
Dựa trên cấu tạo có thể chia Tanin thành 2 thành phần:
Tanin thủy phân : là este của đường glucoza với các axit polyphenolic (a.galic,
a.digalic, a.elagic…)
Tanin ngưng tụ: hợp chất do các catechin ngưng tụ theo kiểu “đầu nối đuôi, đuôi nối
đuôi, đầu nối đầu” và không bị phân giải bởi axit vô cơ cũng như enzim.
Ngoài ra trong các loại trà thành phẩm, nhất là trong trà đen, có chứa hợp chất polyphenol
kết hợp với protein. Phần tanin này của trà không tan trong nước, chúng chỉ có thể bị chiết ra khi
xử lý bằng dung dịch kiềm yếu.
VII.4. Hợp chất ancaloit trong lá trà:
Ancaloit là những chất không màu, một số ít có màu vàng, chúng có tính kích thích đầu
lưỡi, có vị đắng. Thành phần chủ yếu là cafein, và các chất khác với hàm lượng không lớn lắm là:
Xantin
Teobromin
Teofili
Adenin
Heteroxantin
Colin
Metylxantin
Hipoxantin
Tetrametiluric
Cafein là chất ancaloit chủ yếu và quan trọng nhất trong lá trà, có vị đắng, không mùi. Khi
cafein tác dụng với tanin trà sẽ tạo thành váng khi để nguội nước trà, gọi là hợp chất tanat_cafein.
Trong lá trà càng non càng chứa nhiều cafein, trong lá trà thành phẩm cấp cao chứa cafein
nhiều hơn trong trà cấp thấp, nhưng hàm lượng cafein nhiều hay ít không trực tiếp ảnh hưởng đến
chất lượng của trà mà chỉ cần một lượng nhất định, tuy nhiên cũng không thể thiếu cafein.
VII.5. Protein và axit amin:
Protein là một trong các nhóm chất chủ yếu và quan trọng trong thành phần hóa học của lá
trà. Do :
Nó giữ vai trò quan trọng không những trong quá trình sinh trưởng của cây trà mà cả
đối với quá trình chế biến trà. Đó là vì protein tham gia cấu tạo nên phần lớn các
enzim và các phản ứng enzim lại là cơ sở của sự trưởng thành và phát triển của thực
vật, trong đó bao gồm cả lá trà tươi_nguyên liệu dùng để chế biến trà thành phẩm.
SVTH:Doaõn Thò Hoàng Haïnh Trang 9
Protein cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành chất lượng của trà vì
chúng là nguồn cung cấp các axit amin tự do vì trong quá trình chế biến trà một phần
của protein bị phân giải bởi enzim tương ứng tạo ra các axit amin, những axit amin
này bản thân nó cũng là những chất có giá trị đồng thời kết hợp với tanin hoặc đường
tạo ra các andehyt bay hơi góp phần tăng cường hương thơm của trà.
Tuy nhiên, nếu trong lá trà tươi lượng protein quá cao còn lượng tanin lại thấp thì lại ảnh
hưởng xấu đến vị của trà đen vì trong quá trình chế biến trà, nhất là trong quá trình lên men protein
sẽ kết hợp với tanin và chuyển nó thành hợp chất không tan, và giảm lượng tanin hoà tan, nên sẽ
làm giảm lượng chất chiết.
VII.6. Chất nhựa:
Chất nhựa có trong lá trà, ngoài việc tham gia tạo hương thơm của trà và là chất cố định
mùi, nó còn có ý nghĩa quan trọng cùng với các hợp chất có tính keo khác trong quá trình ép nóng
khi sản xuất trà ép bánh vì dưới tác dụng của nhiệt độ cao chất nhựa trở nên keo dính giúp cho lá
trà bám chặt với nhau theo