Hiện nay trên thếgiới sựphát triển của công nghệthông tin, công nghệtri
thức đồng diễn ra với tốc độchóng mặt, cuộc cách mạng đó đã đem đến thành
tựu to lớn cho nhiều nước biết vận dụng vào hàng sản xuất, đưa họtrởthành
nhiều cường quốc phát triển trên thếgiới hiện nay. Việt Nam đang ởtrong thời
kỳquá độlên CNXH, nền kinh tếvẫn ởtrong trình độthấp, chịu ảnh hưởng của
nền kinh tếphong kiến kéo dài, nông nghiệp vẫn chủyếu là trồng lúa. Nền công
nghiệp lạc hậu chưa có thành tựu nào quan trọng đóng góp cho nền kinh tếquốc
dân. Muốn đưa nền kinh tế đi lên đểcó thểsánh ngang với các nước trong khu
vực Đông nam á Thái Bình Dương. và đểtrởthành con Rồng kinh tếthì công
nghiệp hoá hiện đại hoá phải được coi trọng, đánh giá đùng mức sựcần thiết của
nó trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình thực hiện CNH- HĐH nền kinh tếnước ta đã đạt được
những thành tựu lớn: Đã xây dựng được một cơsởvật chất kỹthuật nhất định
cho xã hội mới, đã chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo hướng tiến bộhơn( tăng tỷ
trọng của các nghành công nghiệp và dịch vụtrong cơcấu GDP, phát triển nông
nghiệp toàn diện hơn.) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân. Vậy thếnào là CNH- HĐH? và vai trò của CNH- HĐH ởnước ta trong sự
nghiệp xây dựng CNXH ởnước ta hiện nay nhưthếnào?
CNH- HĐH hiểu theo nghĩa chung và khái quát là chuyển một nước có nền
kinh tếlạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại với trình độkỹthuật
và công nghệtiên tiến, năng suất lao động cao trong các nghành kinh tế
quốc dân.
Trong cuốn sách giáo khoa kinh tếchính trịcủa Liên Xô(cũ) được dịch
sang tiếng Việt Nam năm 1958 đã đưa ra định nghĩa:” Công nghiệp hoá xã hội
chủnghĩa là phát triển công nghiệp trước hết là công nghiệp nặng, sựphát triển
ấy cần thiết cho sựtạo nên nền kinh tếquốc dân trên cơsởkỹthuật tiên tiến”.
Hội nghịlần thứ7 Ban chấp hành Trung ương khoá VII có đoạn viết:” Công
nghiệp hoá là quá trình biến đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội
từsửdụng sức lao động thủcông la chính sang sửdụng một cách phổbiến sức
lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại,
tạo ra năng suất lao động cao”
Nhưvậy quá trình công nghiệp hoá đất nước nhằm giải quyết hai nội dung cơ
bản là: Thay đổi kỹthuật- công nghệtrong nền kinh tế, làm cho lực lượng sản
xuất phát triển và hình thành cơcấu kinh tếmới, tiến bộ, hợp lí với các ngành
nghề, quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp.
Đặt CNH- HĐH trong bối cảnh chung của phát triển kinh tếvới nội dung cơbản
là phát triển cơcấu kinh tếtrên cơsởcông nghiệp hiện đại nhằm đẩy mạnh nhịp
độphát triển đồng thời hướng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tếxã hội. Tổ
chức phát triển tốt CNH- HĐH mới có khảnăng thực tế đểquan tâm đầy đủ đến
sựphát triển tựdo và toàn diện của nhân tốcon người.
CNH- HĐH còn tạo vật chất kỹthuật cho việc củng cốtăng cường tiềm lực phát
triển quốc phòng vững mạnh,có thểchúng ta mới có thểyên tâm phát triển kinh
tếvà phát triển kinh tếmạnh thì mới có thểtạo ra cơsởvật chất kỹthuật cho
nền an ninh quốc phòng phát triển. Mặt khác CNH- HĐH còn tạo ra nhiều khả
năng cho việc thực hiện tốt phân công và hợp tác quốc tếkhoa học công nghệ
tăng cường trọng lượng tiếng nói của ta trên diễn đàn quốc tế. Trong giai đoạn
hiện nay, tính quy luật của giá thành công nghiệp hoá càng đòi hỏi bức thiết đối
với nước ta vì nguy cơtụt hậu ngày càng xa với các nước trên thếgiới và
trongkhu vực. Theo sốliệu thu nhập năm 1983 thì GNP trên đầu người của Việt
Nam là 220USD, trong khi đó Singgapo là 19092USD/đầu người. ĐàI Loan là
11900 USD/ đầu người. Hàn Quốc là 844 USD/đầu người. Malayxia là 3713
USD/ đầu người. TháI Lan là 2130 USD/đầu người. Philipin là 913USD/đầu
người Inđônêsia là 830 USD/đầu người. Mức sống 220 USD/đầu người, các
nước Hàn Quốc, Đài Loan, Philipin, Malayxia.cũng đã đạt được từmấy chục
năm trước đây. Vềmặt trình độcông nghiệp hoá của nước ta cũng bịtụt hậu so
với họrất nhiều.Nguyên nhân là do năng suất lao động của ta thấp hơn họnhiều
lần. Nếu tính theo già mua tương đương thì thu nhập bình quân đầu người hàng
năm của Việt Nam là 1023 trong khi đó Inđônêsia là 2181 Philipin là 2303, Thái
Lan la 3985 Malayxia là 6140. Đểtránh khỏi tụt hậu xa hơn nữa, đểphát triển
xa hơn nữa trên con đường đã chọn chúng ta không còn cách nào khác là đẩy
mạnh CNH- HĐH đất nước.
Chính tầm quan trọng to lớn đó của CNH- HĐH là lí do em chọn nội dung
“Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong sựnghiệp xây dựng
CNXH ởnước ta hiện nay” làm đềtài cho bàI tiểu luận của mình. Thông qua bàI
viết này em hy vọng có thêm hiểu biết kiến thức vềCNH- HDH.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7447 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
I. tất yếu khách quan và tác dụng của CNH- HĐH
1. Tính tất Tính yếu khách quan
2. Tác dụng của CNH- HĐH
II. Nội dung cơ bản của sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta trong các thời
kỳ
1. Thực chất của vấn đề CNH- HĐH
2. Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta
3. Nội dung cơ bản của CNH- HĐH trong các thời kỳ
a. Nội dung CNH- HĐH ở giai đoạn 2001- 2010
b. Nội dung CNH- HĐH ở giai đoạn 2010- 2020
III. Những vấn đề cần giảI quyết để tiếp tục thực hiện chiến lược CNH- HĐH ở
Việt Nam
1. Tạo nguồn vốn tích luỹ cho CNH- HĐH
2. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học- công
nghệ mới
3. Làm tốt công tác điều tra cơ bản, thăm dò địa chất
4. Chuẩn bị lực lượng lao động cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước
5. Vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng
6. Vấn đề nâng cao hiệu lực, vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước
V. Vai trò của CNH- HĐH trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo
2
A. ĐẶT VẦN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ tri
thức đồng diễn ra với tốc độ chóng mặt, cuộc cách mạng đó đã đem đến thành
tựu to lớn cho nhiều nước biết vận dụng vào hàng sản xuất, đưa họ trở thành
nhiều cường quốc phát triển trên thế giới hiện nay. Việt Nam đang ở trong thời
kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế vẫn ở trong trình độ thấp, chịu ảnh hưởng của
nền kinh tế phong kiến kéo dài, nông nghiệp vẫn chủ yếu là trồng lúa. Nền công
nghiệp lạc hậu chưa có thành tựu nào quan trọng đóng góp cho nền kinh tế quốc
dân. Muốn đưa nền kinh tế đi lên để có thể sánh ngang với các nước trong khu
vực Đông nam á Thái Bình Dương.. và để trở thành con Rồng kinh tế thì công
nghiệp hoá hiện đại hoá phải được coi trọng, đánh giá đùng mức sự cần thiết của
nó trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình thực hiện CNH- HĐH nền kinh tế nước ta đã đạt được
những thành tựu lớn: Đã xây dựng được một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định
cho xã hội mới, đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn( tăng tỷ
trọng của các nghành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP, phát triển nông
nghiệp toàn diện hơn..) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân. Vậy thế nào là CNH- HĐH? và vai trò của CNH- HĐH ở nước ta trong sự
nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay như thế nào?
CNH- HĐH hiểu theo nghĩa chung và khái quát là chuyển một nước có nền
kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại với trình độ kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao trong các nghành kinh tế
quốc dân.
Trong cuốn sách giáo khoa kinh tế chính trị của Liên Xô(cũ) được dịch
sang tiếng Việt Nam năm 1958 đã đưa ra định nghĩa:” Công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa là phát triển công nghiệp trước hết là công nghiệp nặng, sự phát triển
ấy cần thiết cho sự tạo nên nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến”.
3
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá VII có đoạn viết:” Công
nghiệp hoá là quá trình biến đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội
từ sử dụng sức lao động thủ công la chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại,
tạo ra năng suất lao động cao”
Như vậy quá trình công nghiệp hoá đất nước nhằm giải quyết hai nội dung cơ
bản là: Thay đổi kỹ thuật- công nghệ trong nền kinh tế, làm cho lực lượng sản
xuất phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế mới, tiến bộ, hợp lí với các ngành
nghề, quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp.
Đặt CNH- HĐH trong bối cảnh chung của phát triển kinh tế với nội dung cơ bản
là phát triển cơ cấu kinh tế trên cơ sở công nghiệp hiện đại nhằm đẩy mạnh nhịp
độ phát triển đồng thời hướng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Tổ
chức phát triển tốt CNH- HĐH mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến
sự phát triển tự do và toàn diện của nhân tố con người.
CNH- HĐH còn tạo vật chất kỹ thuật cho việc củng cố tăng cường tiềm lực phát
triển quốc phòng vững mạnh,có thể chúng ta mới có thể yên tâm phát triển kinh
tế và phát triển kinh tế mạnh thì mới có thể tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho
nền an ninh quốc phòng phát triển. Mặt khác CNH- HĐH còn tạo ra nhiều khả
năng cho việc thực hiện tốt phân công và hợp tác quốc tế khoa học công nghệ
tăng cường trọng lượng tiếng nói của ta trên diễn đàn quốc tế. Trong giai đoạn
hiện nay, tính quy luật của giá thành công nghiệp hoá càng đòi hỏi bức thiết đối
với nước ta vì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với các nước trên thế giới và
trongkhu vực. Theo số liệu thu nhập năm 1983 thì GNP trên đầu người của Việt
Nam là 220USD, trong khi đó Singgapo là 19092USD/đầu người. ĐàI Loan là
11900 USD/ đầu người. Hàn Quốc là 844 USD/đầu người. Malayxia là 3713
USD/ đầu người. TháI Lan là 2130 USD/đầu người. Philipin là 913USD/đầu
người Inđônêsia là 830 USD/đầu người.. Mức sống 220 USD/đầu người, các
nước Hàn Quốc, Đài Loan, Philipin, Malayxia..cũng đã đạt được từ mấy chục
4
năm trước đây. Về mặt trình độ công nghiệp hoá của nước ta cũng bị tụt hậu so
với họ rất nhiều.Nguyên nhân là do năng suất lao động của ta thấp hơn họ nhiều
lần. Nếu tính theo già mua tương đương thì thu nhập bình quân đầu người hàng
năm của Việt Nam là 1023 trong khi đó Inđônêsia là 2181 Philipin là 2303, Thái
Lan la 3985 Malayxia là 6140. Để tránh khỏi tụt hậu xa hơn nữa, để phát triển
xa hơn nữa trên con đường đã chọn chúng ta không còn cách nào khác là đẩy
mạnh CNH- HĐH đất nước.
Chính tầm quan trọng to lớn đó của CNH- HĐH là lí do em chọn nội dung
“Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng
CNXH ở nước ta hiện nay” làm đề tài cho bàI tiểu luận của mình. Thông qua bàI
viết này em hy vọng có thêm hiểu biết kiến thức về CNH- HDH.
5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của sự nghiệp CNH - HĐH
1. Tính tất yếu khách quan
Khi bước vào thời kỳ quá dộ lên CNXH,trong diêu kiện cơ sở vật chất- kỹ
thuật còn ở trình đọ thấp kém, công cụ lao động thô sơ, cơ cấu kinh tế dựa trên
nông nghiệp là chủ yếu, đa số dan cư sống bằng nghề nông nghiệp, cơ cấu
nghành nghề trong nông nghiệp cũng đơn giản – cơ bản là độc canh lúa nước.
Nền sản xuất vật chất của xã hội dựa trên sản xuất nhỏ là chủ yếu và mang
nặng tính tự cấp tự túc, tỷ xuất hàng hoá trong nên kinh tế tế thấp. Trong đIêu
kiện chiến tranh ác liệt, nền kinh tế với cơ sở vật chất – kỹ thuật nói trên khó
tồn tại và phát triển bình thường. Cho năm 1990, công nghiệp và xây dựng chỉ
chiếm 22,6% thu nhập quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người là nước thuộc
nhóm nghèo nhất thế giới và có nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Từ tình hình nói trên. nếu không có sự thay đổi và phát triển thì nền kinh
tế không thể tăng trưởng nhanh, đất nước không thể vượt qua tình trạng nghèo
nàn và kém phát triển. Vì vậy , con đường tất yếu để ta thoát khỏi tình trạng đó
là phảI tiến hành CNH-HĐH .
Bên cạnh yêu cầu thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của xã hội mới là
dân giàu nước mạnh ,xa hội công bằng văn minh, sự nghiệp CNH- HĐH đất
nước ở nước ta con do yêu cầu của sự phát triển kinh tế hàng hoá quyết định.
Sản phẩm của nền sản xuất xã hội không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của xã
hội nói chung, mà chúng còn phảI được đem bán, chúng phảI có khả năng
cạnh tranh trên thị trường , có khả năng giữ vững và mở rộng thị trường .v.v.
Dop vậy, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phảI được sản xuất dựa trên môt
nền tảng vững chắc của cơ sơ vât chất –kỹ thuật hiên dại một cơ cáu lành nghề
linh hoạt,hợp lý ,chi phí trên một dơn vi sản phẩm ở mức thấp nhât .Phân công
lao dộng ở trình dộ cao, kỹ thuật hiện đại, tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu
thị trường, khả năng thu lợi nhuận lớn, tăng khả năng tích luỹ cho nèn kinh tế
6
vầ tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế ở mưc độ cao hơn.Từ đó lại thúc đẩy
kinh tế trong nước phát triển hơn nữa.
Ngoài những cơ sở kinh tế đã nêu trên, sự nghiệp CNH đất nước ở nước
ta còn do yêu cầu bảo vệ tổ quốc, tăng cường tiềm lực quốc phòng của quốc
gia chi phối.
Sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế ở mỗi nước luôn đi đôi với sự
nghiệp bảo vệ, giữ gìn những thành quả mọi mặt đã đạt được. Trong tình hình
phức tạp của bầu không khí chính trị kinh tế hiện nay, các lực lượng phản động
trong nước và ngoài nước luôn tìm mọi cách để cản trở, phá hoại sự nghiệp
phát triển kinh tế nói riêng và sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta nói
chung. Vì vậy chúng ta luôn phảI tăng cường, củng cố, hiện đại hoá lực lượng
quốc phòng để nó trở thành lực lượng hùng mạnh, có khả năng bảo vệ vững
chắc tổ quốc XHCN, để cùng chung sức với các dân tộc bảo vệ nền hoà bình
thế giới, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Hiện
đại hoá quốc phòng, tăng sức mạnh vật chất – kỹ thuật cho lực lượng vũ trang,
dành thế chủ động trong mọi biến động chính trị.. chỉ có thể thực hiện được
trên cơ sở một nền công nghiệp hiện đại và một nền kinh tế phát triển mạnh
vững chắc.
Tóm lại tính tất yếu khách quan của CNH- HDH được bắt nguồn
từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội, yêu cầu củng cố an ninh
quốc phòng và yêu cầu của việc mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoàI của đất
nước.
1. Tác dụng của CNH- HDH
Việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước có tác dụng về
nhiều mặt.
- CNH- HDH, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại và cơ cấu kinh tế
mới tạo điều kiện biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng suất lao động,
tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên, tăng trưởng kinh tế và phát
7
triển kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân; góp phần
quyết định tới thắng lợi cuả xã hội mới của nước ta.
- CNH- HĐH tạo đIều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò
kinh tế của nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ cuả đất nước và tạo công ăn
việc làm cho người lao động.
- Mỗi bước phát triển mới của cơ sở vật chất- kỹ thuật do quá trình công
nghiệp hoă đem lại sẽ tạo ra những đIều kiện mới cho việc xây dựng nền văn
hoá mới, thủ tiêu tình trạng lạc hậu về xã hội, tạo thuận lợi cho sự phát triển tự
do toàn diện của con người- nhân tố trung tâm của thời đại, đưa đất nước đến
trình độ văn minh cao hơn.
- CNH- HĐH góp phần cung cấp và đảm bảo cho quốc phòng cac yếu tố vật
chất- kỹ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn
an ninh, chủ quyền cuả đất nước.
- CNH- HĐH tạo nhiều khả năng cho nước ta trong việc tham gia vào phân
công lao động và hợp tác quốc tế, do đó tận dụng được sức mạnh trong nước
và sức mạnh kinh tế quốc tế.
Chính vì những tác dụng to lớn, tích cực, toàn diện đã nêu trên, từ đại hội III
dến nay, Đảng ta luôn khẳng định vị trí hết sức quan trọng của CNH- HĐH
trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta. Đồng thời, qua mỗi lần đại
hội, Đảng ta lại nhận thức sâu thêm và cụ thể hoá thêm nhiệm vụ này cho thích
hợp với đIều kiện và hoàn cảnh của đất nước ta trong những thời kỳ. Trong hội
nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đại Hội VII, Đảng ta còn nêu rõ:”
Đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.
CNH- HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước
xung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ
quyền và định hướng XHCN”
II. Nội dung cơ bản của sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta trong các thời kỳ
8
1. Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự nghiệp công nghiệp hoá ở nước ta
Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiụ tác
động của nhiều yếu tố : khách quan, chủ quan,bên trong, bên ngoài , kinh
tế,chinh trị xã hội, khoa học công nghệ v. .v. Các yếu tố trên diễn ra trong từng
thời kỳ , với tưng quốc gia có khác nhau . Để thuận lợi trong nghiên cứu, người
ta thường khái quát thành hai loại: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên trong bao gồm: tièm năng kinh tế tự nhiên của quốc
gia(vị trí địa ly, nguồn tài nguyên , khoáng sản trên ,trong lòng đất, tài nguyên
rừng, nguồn đọng vật cùng các nguồn thuỷ hải sản v.v.) tiềm năng kinh tế –xã
hội (lực lượng lao động,truyền thống văn hoá , lịch sử, các nghề thủ công truyền
thống cuả dân tộc ... năng lượng định hướng lãnh đạo của Đảng cầm quyền cùng
sự điêu tiết của nhà nước . Các yếu tố bên ngoài bao gồm: các thành tựu khoa
học- công nghệ thế giới, đường lối đối ngoại của các quốc gia, tất cả những
thành tựu cũng như những xu hướng biến động của nền kinh tế toàn cầu.
Cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài đều là điều kiện phát triển kinh tế nói
chung, đồng thời cũng là những điều kiện quyết định nội dung CNH- HĐH nói
riêng của mỗi quốc gia.
Hai yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nội dung của công nghiệp
hoá là cách mạng khoa học kỹ thuật và quan hệ kinh tế quốc tế.
Về cách mạng khoa học kỹ thuật, đây là yếu tố tác động sâu sắc đến nhiều mặt
trong đời sống kinh tế, xã hội của các nước, là yếu tố chủ yếu đưa nền văn minh
nhân loại từ trình độ thấp lên trình độ cao và do đó nó có tác động trực tiếp,
mạnh mẽ đến sự nghiệp CNH- HĐH ở các nước chậm phát triển. Cho đến nay,
trong lịch sử đã diễn ra ba cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật vĩ đại và mỗi
cuộc cách mạng đó có đặc trưng cơ bản riêng.
Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất ( cách mạng công nghiệp) diễn ra ở
Anh bắt đầu những năm 60 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào năm 1820. Nội
9
dung cơ bản của nó là biến lao động thủ công thành lao động cơ khí, trong đó
về năng lượng đặc trưng là việc sử dụng máy hơi nước.
Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 diễn ra từ nửa sau thế kỷ XIX. Nội dung
và đặc trưng cơ bản của nó là phát minh và ứng dụng rộng rãi động cơ đốt trong
và điện năng.
Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba được gọi là cách mạng khoa học- công
nghệ bởi những phát minh khoa học đều trực tiếp dẫn đến hình thành các
nguyên lý công nghệ sản xuất chứ không chỉ dừng lại ở công cụ sản xuất như
các thời kỳ trước.
Cách mạng khoa học- công nghệ có nhiều nội dung. Về quy mô và dung lượng
tri thức, các nhà khoa học đã đánh giá chúng phát triển theo cấp số nhân. Nhưng
ở đây chỉ đề cập đến những nội dung có liên quan đến các kỹ thuật, công nghệ
đang có triển vọng nhất hiện nay. Đó là: kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và công nghệ vũ trụ.
- Kỹ thuật điện tử: thành tựu nổi bật của kỹ thuật điện tử là việc phát minh
và sử dụng rộng rãi máy tính điện tử. Trong thời gian ngắn máy tính điện tử đã
trải qua bốn thế hệ, thế hệ thứ năm chuẩn bị ra đời với khả năng có thể giải
hàng trăm tỷ phép tính trong một giây. Hiện tại máy tính không chỉ để tính
toán mà là phương tiện cho hầu như tất cả các hoạt động của con người và là
cơ sở thiết yếu của công nghệ thông tin hiện đại.
- Công nghệ thông tin: là lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh nhất, thúc
đẩy quá trình chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin.
Những bước phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin gắn liền với sự hoàn
thiện của máy tính. Một bước nhảy vọt trong công nghệ thông tin những năm
gần đây là sự ra đời của mạng máy tính. Từ cuối những năm 1980 đến đầu
những năm 1990 mạng máy tính phát triển, nối mọi nơi trên thế giới, làm hình
thành siêu xa lộ thông tin và internet.
10
- Công nghệ vật liệu mới: được hình thành bằng việc sử dụng phương pháp
khoa học để chế tạo vật liệu thay thế cho vật liệu tự nhiên. Nhiếu loại vật liệu
mới với những ưu điểm đặc biệt đã ra đời
- Công nghệ sinh học: đang được dự kiến là công nghệ hàng đầu khi bước vào
thế kỷ XXI.
Trong đó những bộ phận đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất là:
Gen ( hay công nghệ di truyền); công nghệ dung hợp tế bào ( tổng hợp tế bào
từ những tế bào sinh vật có tính di truyền khác nhau); công nghệ gây men (
công nghệ phản ứng sinh vật). Trong đó thành công lớn nhất của các nhà khoa
học là đã vẽ được bản đồ gen của con người vào những ngày đầu của thế kỷ
XXI.
- Công nghệ vũ trụ: bao gồm việc nghiên cứu chế tạo các thiết bị máy móc cho
việc bay vào vũ trụ( như vệ tinh nhân tạo, phi thuyền trở người, phi thuyền đóng
tên lửa) và đang dự kiến lợi dụng những điều kiện đặc biệt của khoảng không vũ
trụ ( vô trùng, trọng lực cực nhỏ..) để chế tạo những sản phẩm mới ( như dược
phẩm có độ sạch cao..).
Trong các nước phát triển hiện nay, cách mạng khoa học- công nghệ đang diễn
ra sôi nổi, mạnh mẽ và có tác động rất to lớn. Tác động cơ bản nhất là làm thay
đổi cơ cấu các ngành kinh tế ở các nước phát triển.Nó thể hiện trên nhiều mặt.
Nó làm thay đổi tỷ lệ giữa ba ngành lớn ( công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ).
Ngành thứ nhất không ngừng thu nhỏ lại, tỷ lệ ngành thứ hai lúc đầu mở rộng
sau đó thu nhỏ, ngành thứ ba không ngừng mở rộng. Nó làm thay đổi cơ cấu nội
bộ từng ngành lớn ví dụ như ở ngành dịch vụ các ngành phục vụ truyền thống
như ngân hàng, bảo hiểm, ăn uống.. không ngừng được mở rộng; các nghề tư
vấn, thiết kế.. đang có xu hướng tăng lên; các ngành phục vụ cho phát triển đới
sống hiện đại như y tế, giáo dục, du lịch.. phát triển tương đối nhanh. Đặc biệt
công nghệ cao đang hiện đại hoá các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống tạo
ra những ngành nghề mới, giá trị tăng cao, thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ
cấu hướng về kinh tế tri thức.
11
Từ làm thay đổi cơ cấu ngành nghề cách mạng khoa học- công nghệ còn
làm thay đổi cơ cấu sản phẩm trong điều kiện khoa học- kỹ thuật mới là làm
giảm vật tư, giảm năng lượng, giảm không gian và giảm lao động. Nó còn làm
thay đổi chế độ, cách thức sản xuất ra sản phẩm. Sản xuất tập trung, quy mô lớn,
sản xuất hàng loạt và chủng loại ít được thay thế bằng sản xuất phi tập trung,
quy mô nhỏ, khối lượng nhỏ, chủng loại nhiều.
Cách mạng khoa học- công nghệ còn tác động đến yếu tố chủ thể của nền sản
xuất xã hội là người lao đông. Người lao động sử dụng kỹ thuật công nghệ mới,
đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng và trí tuệ hơn. Do đó chi phí đào tạo tay nghề cho
ngưòi lao động cao hơn trước. Không những thế công nghệ- kỹ thuật mới còn
làm thay đổi cơ cấu lao động. Nghành thứ ba phát triển đã tạo cơ hội kiếm việc
làm cho nhiều người lao động dôi ra trong các ngành khác và số lao động mới
của xã hội.
Ngoài ra cách mạng khoa học- công nghệ trong các nước phát triển còn làm thay
đổi việc phân bố địa bàn sản xuất: Một mặt nó tạo điều kiện mở rộng phạm vi
không gian, phân bố địa bàn hoạt động sản xuất; mặt khác nó hạn chế tác động
của hoàn cảnh tự nhiên đối với việc bổ trí lực lượng sản xuất trong nền kinh tế.
Tác động chung nhất của cách mạng khoa học- công nghệ trong các quốc gia
phát triển là nó làm tăng năng suất lao động xã hội ở các nước tăng lên rất cao.
Thêm nữa, cuộc cách mạng này đã tạo cho mọi quốc gia những cơ hội để phát
triển. Như ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường.. thuộc về các nước phát triển.
Vì thế các nước chậm phát triển đang đứng trước những thách thức to lớn.
Khoảng cách chênh lệch giàu- nghèo giữa các nước ngày càng mở rộng, cạnh
tranh kinh tế diễn ra ngày càng gay gắt.
Về quan hệ kinh tế quốc tế trong những năm gần đây kinh tế hàng hoá đã phát
triển vượt khỏi phạm vi quốc gia và mở rộng ra phạm vi quốc tế. Sự phát triển
của kinh tế hàng hoá đến trình độ cao- kinh tế thị trường đã làm cho thị trường
thế giới phát triển cả về chiều rộng lẫn chiếu sâu. Từ đó, thị trường thế giới và
kinh tế hàng hoá đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động quốc tế và
12
sự hợp tác quốc tế cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các
quốc gia cũng tăng lên.Mức độ và phạm vi của quan hệ kinh tế quốc tế đã phát
triển chưa từng thấy trong những năm gần đây.
Việc tham gia và mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế có tác động nhiều mặt đến
quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hoá nói riêng của các quốc
gia. Sự tác động đó bao gồm