Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện về kinh tế xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Công cuộc đổi mới đòi hỏi đồng thời phải thực hiện nhiều khâu quan trọng, trong đó xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thì vấn đề giáo dục nhận thức pháp luật cho nhân dân, thanh niên là một quan tâm hang đầu của quốc gia dân tộc.
Con người ngày nay yêu cầu phải có sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần và đạo đức. Đó là cả một quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội và sự tu dưỡng rèn luyện của bản thân, trong đó giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Song trong thực tế vấn đề này chưa đượcc quan tâm đúng mức. Cho nên đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội có xu hướng ngày càng tăng lên và đang là vấn đề bức xúc, lo âu trong toàn xã hội mà các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải đặc biệt quan tâm giải quyết.
Nước ta đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật thì đôi khi việc thi hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật là làm sao cho mọi người hiểu biết pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Tức là phải tổ chức giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và đặc biệt là các thế hệ thanh thiếu nên học sinh. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tồ chức đoàn thể phải chăm lo. Trong đó nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của trường phổ thong, trung học cơ sở về giáo dục pháp luật cho họ sinh có ý nghĩa rất lớn và thiết thực góp phần “tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”.
Từ những nhận thức trên, Tôi chọn đề tài “CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG THCS” để viết tiểu luận cho khóa “ bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nghành giáo dục và đào tạo năm 2012”
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 14404 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
TIỂU LUẬN
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG THCS
Lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác
pháp chế nghành giáo dục và đào tạo
MỤC LỤC
Mở đầu
Nội dung
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, từ thực tiễn thành phố hồ chí minh.
Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường trung học cơ sở.
Vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt nam.
Vấn đề cần quan tâm trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật của ngành giáo dục
Kỹ năng cần thiết để phổ biến giáo dục pháp luật.
Kết luận
Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 2011.
Tập bài giảng “Lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế ngành giáo dục.
Điều lệ Trường Trung học – Bộ giáo dục và Đào tạo- NXB Giáo dục 2000.
Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Nhà trường”.
Chỉ thị 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo “về việc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành giáo dục”.
Kế hoạch số 143/KH-BGDĐT ngày 29/3/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo “về việc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011 của ngành giáo dục”.
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
A – MỞ ĐẦU
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện về kinh tế xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Công cuộc đổi mới đòi hỏi đồng thời phải thực hiện nhiều khâu quan trọng, trong đó xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thì vấn đề giáo dục nhận thức pháp luật cho nhân dân, thanh niên là một quan tâm hang đầu của quốc gia dân tộc.
Con người ngày nay yêu cầu phải có sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần và đạo đức. Đó là cả một quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội và sự tu dưỡng rèn luyện của bản thân, trong đó giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Song trong thực tế vấn đề này chưa đượcc quan tâm đúng mức. Cho nên đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội có xu hướng ngày càng tăng lên và đang là vấn đề bức xúc, lo âu trong toàn xã hội mà các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải đặc biệt quan tâm giải quyết.
Nước ta đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật thì đôi khi việc thi hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật là làm sao cho mọi người hiểu biết pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Tức là phải tổ chức giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và đặc biệt là các thế hệ thanh thiếu nên học sinh. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tồ chức đoàn thể phải chăm lo. Trong đó nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của trường phổ thong, trung học cơ sở về giáo dục pháp luật cho họ sinh có ý nghĩa rất lớn và thiết thực góp phần “tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”.
Từ những nhận thức trên, Tôi chọn đề tài “CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG THCS” để viết tiểu luận cho khóa “ bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nghành giáo dục và đào tạo năm 2012”
B- NỘI DUNG
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Thành phố Hồ Chí Minh với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có nhiều cố gắng và thu được nhiều kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu của việc tăng cường quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN tại khu vực.
Trong những năm qua, công tác PBGDPL đã có những chuyển biến tích cực, tạo nhận thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân, hình thức tuyên truyền có nhiều sáng kiến mới, nội dung tuyên truyền phong phú qua đài truyền thanh, chương trình truyền hình của Thành phố Hồ Chí Minh, qua các bài báo phát hành vào các buổi sáng . . .Việc đó thể hiện qua cuộc sống và sinh hoạt của người dân như giảm vi phạm luật giao thông, giảm tệ nạn ma túy, an ninh trật tự ngày càng được giữ vững, thanh niên thực hiện nghĩa vụ Quân sự hằng năm đạt 100%; hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đặc biệt là ít án hình sự, dân sự... Điều này đã cho chúng ta thấy được rằng giữa công tác PBGDPL với việc tăng cường pháp chế XHCN thể hiện sự đan xen và có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó không thể tách rời nhau.
Tuy nhiên, công tác PBGDPL vẫn chưa ngang tầm với việc quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ và rộng khắp, còn thiếu cơ chế, kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội đối với công tác này. Mặt khác:
- Đội ngũ báo cáo viên pháp luật và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật hầu hết là kiêm nhiệm nên đôi nơi, đôi lúc việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền cũng như việc tham gia các buổi, đợt triển khai công tác PBGDPL xuống cơ sở còn hạn chế, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao.
- Một số cấp uỷ Đảng chưa quan tâm đúng mức, chưa quán triệt các văn bản luật mới ban hành cho cán bộ, đảng viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Một số lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa vận động và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên chức tham gia học tập qua các đợt triển khai hội nghị PBGDPL do địa phương tổ chức.
- Nhiều địa phương không tạo điều kiện về kinh phí để trang trải cho hoạt động PBGDPL, chưa có kế hoạch tổ chức tập huấn cho lực lượng tuyên truyền viên pháp luật và hoà giải viên cơ sở.
- Các ngành, các địa phương chưa thực sự phối hợp chặt trong công tác PBGDPL và coi đây là một nhiệm vụ độc lập của ngành Tư pháp.
- Các thành viên của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL chưa có kế hoạch giám sát việc thực hiện công tác này theo Quy chế của Hội đồng phối hợp đề ra.
- Tủ sách pháp luật đã được xây dựng nhưng hiệu quả khai thác và sử dụng còn thấp, số lượng người tham gia mượn đọc, nghiên cứu sách báo pháp luật còn quá ít.
- Kinh phí đầu tư cho công tác PBGDPL còn quá hạn hẹp.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, đưa công tác PBGDPL lên một tầm cao mới thì các cấp, các ngành cần phải triển khai, tổ chức thực hiện những giải pháp sau đây:
(1). Phát huy cao những thành quả đã đạt được trong thời gian qua và những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình PBGDPL giai đoạn 2005-2010; Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005-2010 và Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý cho người nghèo thuộc chương trình 135, giai đoạn II. Đổi mới công tác PBGDPL theo hướng mở rộng quy mô, phối kết hợp với nhiều cấp, nhiều ngành, sử dụng nhiều hình thức phổ biến sinh động, phong phú, thiết thực, liên tục và bề bỉ như thông qua hình thức tuyên truyền miệng, các hội thi, cuộc thi, các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, thông qua Tủ sách pháp luật lưu động, thông qua xét xử án lưu động, hoà giải cơ sở, giải quyết các vụ việc...
(2). Kiện toàn và ổn định bộ máy hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL, mở rộng và thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật, phân công thành viên Hội đồng phối hợp phụ trách cụm để theo dõi hoạt động của các địa phương.
(3). Đội ngũ báo cáo viên và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật phải năng động, nhiệt tình, tâm huyết nắm vững kiến thức pháp luật nhằm giúp cho nhân dân tiếp thu một cách nhanh hơn và dễ hiểu hơn.
(4). Cần phải có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác PBGDPL. Đưa công tác PBGDPL vào trường học để có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên.
(5). Nâng cao vai trò hoạt động của tổ chức Đảng, Ban nhân dân, Mặt trận đoàn thể thôn, tổ hòa giải cơ sở nhằm lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân.
(6). Phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trong việc xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực.
(7). Cần có một nguồn kinh phí nhất định, có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho công tác PBGDPL hằng năm đạt kết quả cao.
(8). Tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng chuyên trang, chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật” trên sóng truyền thanh, Bản tin buổi sáng để phục vụ cho nhân dân tìm hiểu pháp luật luôn được thường xuyên, liên tục và rộng khắp.
Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý của người dân. Hiệu quả tác động này lại phụ thuộc vào trình độ văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ, công chức; phụ thuộc vào việc họ thực thi pháp luật, có thái độ tôn trọng pháp luật. Bởi vậy, thực hiện nhiệm vụ nâng cao văn hóa pháp lý đòi hỏi không chỉ nâng cao trình độ văn hóa chung của nhân dân mà còn phải tăng cường cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan Nhà nước. Một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật là do trình độ văn hóa pháp lý của một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, công chức còn thấp. Rõ ràng, việc nâng cao văn hóa pháp lý có quan hệ gắn bó mật thiết với việc tiếp tục tăng cường pháp chế XHCN.
Trong điều kiện xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao để người dân được tham gia tích cực vào hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật trong cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh chúng ta nói riêng.
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ:
Xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác PBGDPL trong trường học nên trong thời gian qua, trường Trung học cơ sở trên địa bàn quận 12 luôn quan tâm chú trọng công tác này, vì vậy đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên được một số kết quả nhất định.
Tăng cường phối hợp: Trên cơ sở Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chung, hàng năm Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện nhiểu hoạt động trong phổ biến, giáo dục trong trường học. Tổ chức tập huấn các kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật, cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức các cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề pháp luật cho học sinh, sinh viên một số trường trên địa bàn; xây dựng và tổ chức hoạt động khảo sát lấy ý kiến của giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật, học sinh, sinh viên nhằm đánh giá thực trạng cũng như nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các đối tượng trên để xây dựng kế hoạch, tài liệu phổ biến pháp luật cho phù hợp, thiết thực. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu là tập huấn, tuyên truyền miệng, biên soạn cấp phát tài liệu, tổ chức cuộc thi, hoạt động ngoại khóa, lồng ghép với cuộc họp, phối hợp với các ngành có liên quan, phát huy hiệu quả khai thác tủ sách pháp luật.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh bao gồm loại văn bản sau: các quy định pháp luật về cán bộ, viên chức; các quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các quy định pháp luật về hội nhập quốc tế; các quy định pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ; các quy chế về đào tạo, rèn luyện học sinh, sinh viên; các bộ luật, luật liên quan tới giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh.
Đến nay quận đã có 10 trường trung học cơ sở, tổng số giáo viên dạy giáo dục công dân: gần 35 giáo viên; có tủ sách pháp luật đạt chuẩn (trường đạt chuẩn quốc gia); các trường chưa xây dựng được tủ sách pháp luật đều có ngăn sách pháp luật; tổng số sách pháp luật của toàn ngành tính đến thời điểm kết thúc năm học 2011-2012 là 10.693 cuốn.
Do thời gian học tập chính khóa ngắn so với khối lượng kiến thức của chương trình môn học, song các trường đã lựa chọn nội dung và hình thức thích hợp nhằm chuyển tải kiến thức pháp luật cho học sinh như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, các buổi học ngoại khóa, tạo môi trường cởi mở, thân thiện giúp học sinh dễ dàng tiếp thu các kiến thức pháp luật, tham gia các câu lạc bộ, xây dựng, bổ sung đầu sách, khai thác tủ sách pháp luật, thông qua các bản tin, hệ thống loa truyền thanh...
Nhìn chung việc dạy và học pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học trong thời gian qua đã đi vào nề nếp và đạt nhiều kết quả tốt. 100% đơn vị trường học đều xây dựng đầy đủ kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học; 100% trường học thực hiện nghiêm túc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kịp thời phổ biến các quy định pháp luật đến với giáo viên, học sinh. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật cơ bản được đào tạo đúng chuyên ngành, tâm huyết với nghề nên chất lượng giảng dạy trong các tiết học được nâng cao. Vì vậy ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh vi phạm pháp luật được hạn chế ở mức thấp nhất.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp trong trường học vẫn còn những hạn chế và khó khăn, đó là: Kinh phí để tổ chức cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa thường xuyên, kịp thời; vai trò của các đoàn thể đối với việc tham gia tuyên truyền pháp luật cho học sinh chưa cao. Nội dung bài giảng bộ môn giáo dục pháp luật ở nhà trường quá khô khan, biên soạn cứng nhắc trên cơ sở bám sát văn bản pháp quy, không truyền cảm đối với cả hai đối tượng: người dạy và người học. Mặt khác một số thầy cô giáo chưa qua đào tạo mộ Giáo dục công dân nhưng vẫn được phân công để dạy (dạy chéo môn) nên chất lượng tiết học không cao. Chương trình đào tạo giáo viên dạy môn GIáo dục công dân ở trường sư phạm còn chậm đổi mới dẫn đến một số ít giáo viên ra trường nhưng rất non về kiến thức, chưa đam mê, thiếu sáng tạo, thiếu năng lực sư phạm. . .
Những giải pháp trong thời gian tới: Để thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học cần thực hiện một số giải pháp sau:
(1). Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 32-CT/TW, các văn bản chỉ sạo của Đảng và Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học;
(2). Đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ giáo dục công dân, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp các hình ảnh, sự việc, con người thật, liên quan đến bài dạy để tránh sự nhàm chá, khô khan cho học sinh;
(3). Tổ chức cho học sinh tham quan, quan sát các vụ xử án của Tòa án liên quan đến kiến thức pháp luật hình sự, dân sự, học sinh, sinh viên;
(4). Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật phải thường xuyên cập nhật thông tin pháp luật thông qua các kênh thông tin như truyền thanh, truyền hình, sách, báo...;
(5). Chỉ đạo các trường nên thành lập ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật. Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, tuyên truyền pháp luật bằng những hình thức hấp dẫn các em tham gia như thi đua giải quyết các tình huống pháp luật có thưởng; trình bày tiểu pháp về pháp luật; tổ chức phiên tòa giả định...Hàng năm nên mời các báo cáo viên đến trường để thuyết trình về kiến thức pháp luật cho giáo viên. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi môn Giáo dục công dân để khuyến khích giáo viên trong công tác giảng dạy và việc học tập của học sinh.
Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật với các nội dung phù hợp; sân chơi cuối tuần; rung chuông vàng... Lồng ghép phổ biến pháp luật thông qua các tiết chào cờ, chương trình phát thanh của trường.
3. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM:
Theo tôi, phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn bộ hệ thống chính trị. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật là một công tác xã hội, là “của chung xã hội”, do Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của “toàn thể công chúng” thực hiện, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
Do tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo thực hiện các công tác này. Một loạt văn kiện quan trọng đã được Đảng và Nhà nước ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý khá toàn diện, đầy đủ trong việc thực hiện các công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định:
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số ngành, địa phương có nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa đồng bộ, còn mang tính hình thức, dàn trải, thiếu trọng tâm, chưa bảo đảm chiều sâu, chưa hướng về cơ sở, hiệu quả chưa cao;
- Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhiều, việc phân loại, hệ thống hoá pháp luật chưa được thực hiện tốt, tính ổn định của hệ thống quy phạm còn yếu, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên vẫn phải chờ văn bản hướng thi hành của cơ quan nhà nước cấp dưới làm cho làm cho hệ thống phổ biến, giáo dục pháp luật bị hạn chế;
- Nguồn kinh phí chủ yếu vẫn là ngân sách nhà nước; cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Sự tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ bản vẫn còn mang tính hình thức, bị động, trông chờ bao cấp, chưa chủ động thực hiện cơ chế lấy thu bù chi, thu hút nguồn lực và tự trang trải bằng nguồn phi ngân sách.
Nguyên nhân cơ bản của hạn chế, bất cập là:
- Thể chế cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được điều chỉnh bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao như Luật.
- Ở một số nơi, cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thiếu nhiều, chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng yêu cầu.
- Cơ sở vật chất, phương tiện, nguồn kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu.
- Các tổ chức xã hội chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Một số tổ chức vẫn còn coi những hoạt động này là trách nhiệm chỉ của các cơ quan nhà nước, chưa coi trọng việc phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp nói chung còn thiếu động lực, đầu tư thích đáng để có phương pháp, hình thức tổ chức, nguồn nhân lực và kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Những thách thức của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Sự phức tạp của hệ thống pháp luật và sự gia tăng về số lượng luật. Một trong những thách thức của nhà nước là làm thế nào