Tiểu luận Công tác tiếp dân tại Ủy ban nhân dân xã Đông Hòa, thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển đi lên về kinh tế đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong đời sống xã hội liên quan đến quyền lợi giữa dân với Nhà nước, giữa dân với dân, giữa những người trong dòng họ với nhau dẫn đến khiếu kiện. Chính vì vậy, tiếp công dân là công tác rất quan trọng bởi vì thông qua các buổi tiếp dân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những băn khoăn, trăn trở của nhân dân, từ đó có biện pháp giải quyết hợp tình hợp lý, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp. Đây cũng là thể hiện bản chất của nhà nước chúng ta, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, bên cạnh một số ít địa phương, đơn vị đã làm tốt công tác tiếp công dân thì vẫn còn rất nhiều địa phương, đơn vị chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân. Nhiều nơi còn làm qua loa, hình thức, thực hiện chưa nghiêm quy định của pháp luật, đặc biệt có địa phương người đứng đầu không thực hiện việc tiếp dân theo định kỳ, có nơi còn ủy quyền, khoán trắng cho cấp dưới theo kiểu làm cho có, lấy lệ, đối phó mà thôi. Nhiều nơi người đứng đầu địa phương, đơn vị vẫn tổ chức tiếp công dân nhưng lại giải quyết các thắc mắc, khiếu nại không đến nơi đến chốn, tránh né những việc làm sai trái, nhiều khi còn bao che cho những sai trái của cấp dưới . Từ đó, vừa làm mất đi ý nghĩa của việc tiếp dân vừa lại phản tác dụng, gây khiếu kiện vượt cấp, do đó đôi khi còn là cái cớ cho những phần tử xấu, phản động lợi dụng kích động nhân dân gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng do ức chế từ phía người dân.

docx17 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 18688 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công tác tiếp dân tại Ủy ban nhân dân xã Đông Hòa, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển đi lên về kinh tế đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong đời sống xã hội liên quan đến quyền lợi giữa dân với Nhà nước, giữa dân với dân, giữa những người trong dòng họ với nhau dẫn đến khiếu kiện. Chính vì vậy, tiếp công dân là công tác rất quan trọng bởi vì thông qua các buổi tiếp dân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những băn khoăn, trăn trở của nhân dân, từ đó có biện pháp giải quyết hợp tình hợp lý, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp. Đây cũng là thể hiện bản chất của nhà nước chúng ta, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, bên cạnh một số ít địa phương, đơn vị đã làm tốt công tác tiếp công dân thì vẫn còn rất nhiều địa phương, đơn vị chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân. Nhiều nơi còn làm qua loa, hình thức, thực hiện chưa nghiêm quy định của pháp luật, đặc biệt có địa phương người đứng đầu không thực hiện việc tiếp dân theo định kỳ, có nơi còn ủy quyền, khoán trắng cho cấp dưới theo kiểu làm cho có, lấy lệ, đối phó mà thôi. Nhiều nơi người đứng đầu địa phương, đơn vị vẫn tổ chức tiếp công dân nhưng lại giải quyết các thắc mắc, khiếu nại không đến nơi đến chốn, tránh né những việc làm sai trái, nhiều khi còn bao che cho những sai trái của cấp dưới . Từ đó, vừa làm mất đi ý nghĩa của việc tiếp dân vừa lại phản tác dụng, gây khiếu kiện vượt cấp, do đó đôi khi còn là cái cớ cho những phần tử xấu, phản động lợi dụng kích động nhân dân gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng do ức chế từ phía người dân. Ủy ban nhân dân Đông Hòa là một trong những xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của huyện Dĩ An, địa bàn còn rất nhiều phức tạp, nhiều vấn đề nóng nảy sinh ngày càng nhiều đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, công tác tiếp dân của Ủy ban nhân dân xã còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền pháp luật nhất là Luật khiếu nại tố cáo chưa thật sự sâu rộng, các dự án quy hoạch trên địa bàn chưa hoàn thành dẫn đến việc người dân còn thắc mắc, khiếu nại nhiều lần, cán bộ làm công tác tiếp dân do được phân công nên chưa có kỹ năng chuyên môn, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của công tác tiếp công dân Xuất phát từ nhận thức trên, sau khóa học tôi đã đề tài: “Công tác tiếp dân tại Ủy ban nhân dân xã Đông Hòa, thực trạng và giải pháp”. Nội dung đề tài này bao gồm các phần như sau: Phần 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác tiếp dân Phần 2: Thực trạng công tác tiếp dân tại Ủy ban nhân dân xã Đông Hòa Phần 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tiếp dân của Ủy ban nhân dân xã Đông Hòa PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐẾ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TIẾP DÂN I. Công tác tiếp dân và mục đích của công tác tiếp dân 1. Khái niệm về công tác tiếp dân. - Tiếp dân là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan hành chính các cấp. Tiếp công dân là khâu đầu tiên trong chu trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, qua đó phát huy quyền dân chủ của nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, thể hiện sâu sắc bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. - Tiếp dân là việc làm thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa Nhà nước và công dân, thể hiện bản chất nhà nước của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, là một hoạt động thuộc về trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ xã được tiến hành trên cơ sở các quy định của luật pháp, thông qua các hành động cụ thể nhằm lắng nghe, thu thập thông tin để giải quyết các yêu cầu đề nghị của tổ chức và công dân. - Công tác tiếp dân là để tiếp nhận khiếu nại, kiến nghị, phản ảnh cũng như tiếp thu những đóng góp, hiến kế và giải quyết công việc cho người dân. Công tác tiếp công dân là người đại diện cho cơ quan nhà nước tiếp nhận những thông tin mà người dân phản ảnh về các chính sách, các hành vi liên quan đến đời sống, văn hoá, kinh tế, xã hội . Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả 2. Mục đích của công tác tiếp dân. - Công tác tiếp công dân nhằm để tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị. - Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình để xem xét ra quyết định, kết luận giải quyết hoặc trả lời cho công dân biết theo đúng thời hạn quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng chính sách, pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. II. Các quy định pháp luật về công tác tiếp dân. Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Ngày 2 tháng 12 năm 1998, Quốc Hội đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo có hiệu lực thi hành năm 1999. Luật khiếu nại, tố cáo 1998 thay thế cho Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 7 tháng 5 năm 1991. Từ ngày 01/01/1999 đến nay luật khiếu nại tố cáo đã được sửa đổi bổ sung 2 lần, lần thứ nhất là kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI, thông qua ngày 15/06/2004, và lần thứ hai vào kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI, thông qua ngày 29/11/2005. Luật khiếu nại, tố cáo là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định cụ thể quyền khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; quy định việc tiếp công dân, việc quản lý, giám sát công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện một trong những quyền cơ bản của mình, phát huy dân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, cá nhân; đồng thời tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao trách nhiệm của ngành, các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đến nay, Luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi bổ sung 2 lần vào năm 2004 và 2005. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện một trong những quyền cơ bản của mình, phát huy dân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, cá nhân; đồng thời tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao trách nhiệm của ngành, các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Căn cứ vào Luật khiếu nại, tố cáo được sửa đổi bổ sung 2004, 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định 136 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Chính phủ đã ban hành thêm Nghị định 89 về quy chế tổ chức tiếp công dân nhằm cụ thể hóa công tác tiếp công dân. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả ngày 14 tháng 06 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đổi mới công tác tiếp công dân. Căn cứ vào luật khiếu nại , tố cáo năm 1998 được sửa đổi bổ sung năm 2004 – 2005, Nghị định số 136/2006/NĐ – CP ban hành ngày 14/11/2006, hướng dẫn thi hành một số điều luật khiếu nại, tố cáo, Nghị định 89 về quy chế tổ chức tiếp công dân có quy định về công tác tiếp dân với một số nội dung như sau: 1. Thẩm quyền tiếp dân của Ủy ban nhân xã theo quy định của pháp luật. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 19 của Luật Khiếu nại - Tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và Điều 10 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giải quyết đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người do mình quản lý trực tiếp. - Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm định kỳ tiếp công dân theo quy định tại Điều 76 của Luật Khiếu nại, tố cáo; lịch tiếp công dân phải được thông báo công khai cho công dân biết. - Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải tiếp công dân khi có yêu cầu khẩn thiết. - Đối với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết thì khi tiếp công dân, Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết. - Việc tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải được ghi vào sổ tiếp công dân và được lưu giữ tại nơi tiếp công dân. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp công dân tại trụ sở Uỷ ban ít nhất 2 buổi trong tuần, không kể các trường hợp phải tiếp theo yêu cầu khẩn thiết. 2. Lịch tiếp dân. Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân. Lịch tiếp công dân phải được ghi cụ thể thời gian, chức vụ người tiếp công dân. Nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo. 3. Người có trách nhiệm tiếp dân Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân. Các cơ quan thanh tra nhà nước, các cơ quan công an, quốc phòng, thương mại, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính, lao động thương binh và xã hội, nội vụ, giao thông vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường ở cấp trung ương và cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, nhà nước trong luật khiếu nại, tố cáo còn được thể hiện bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp dân. Cán bộ tiếp công dân là người thay mặt cho cơ quan, tổ chức để tiếp xúc với nhân dân, nội dung vấn đề phản ảnh ở nơi tiếp công dân rất đa dạng, liên quan đến chính sách pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, trách nhiệm thủ trưởng của các cơ quan , đơn vị là phải bố trí những cán bộ có đủ khả năng và tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ . phẩm chất tốt của người cán bộ tiếp dân thể hiện ở chỗ không chỉ là tiêu chuẩn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của cán bộ công chức mà còn đòi hỏi người cán bộ tiếp công dân phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, pháp luật nhà nước. Cán bộ tiếp dân không chỉ giải thích hướng dẫn mà đôi khi còn đòi hỏi bản lĩnh chính trị để đấu tranh các tư tưởng ngoại lai, sai trái, đi ngược với mục tiêu của Đảng .Các cơ quan khác của nhà nước căn cứ vào quy định của luật khiếu nại, tố cáo, các luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tố cáo liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình quản lý để bố trí thời gian tiếp công dân. Người tiếp công dân phải có sổ để ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân; yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; trong trường hợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc. 4. Nơi tổ chức tiếp dân. Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân. Cơ quan nhà nước phải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo được dễ dàng, thuận lợi. Việc tổ chức tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại trụ sở tiếp công dân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo Nghị định số 89/CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí địa điểm chung để Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại diện tổ chức chính trị tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; cử một công chức có chức vụ Phó Văn phòng hoặc cấp tương đương phụ trách nơi tiếp công dân để tổ chức thực hiện chế độ tiếp dân thường xuyên. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải tổ chức và quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan mình, ban hành nội quy tiếp công dân; bố trí nơi tiếp công dân địa điểm thuận lợi; đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tại nơi tiếp công dân còn quy định phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân phải ghi cụ thể thời gian, chức vụ người tiếp công dân, nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo. Tiến hành tại nơi tiếp công dân có ý nghĩa quan trọng, nhằm đưa công tác tiếp dân vào nề nếp góp phần ngăn ngừa các hành vi tiêu cực của cán bộ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; khắc phục tình trạng đến nhà riêng để khiếu nại, ảnh hưởng đến công tác, sinh hoạt bình thường của cán bộ. 5. Thời gian tiếp công dân. - Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết ngày, giờ tiếp, nội quy tiếp công dân; đồng thời phải niêm yết quy trình, hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo theo thủ tục của pháp luật hoặc theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để mọi người biết và thực hiện. - Việc tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải được ghi vào sổ tiếp công dân và được lưu trữ tại nơi tiếp công dân. - Theo Điều 76 của Luật khiếu nại, tố cáo 1998, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây: + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, mỗi tuần ít nhất một ngày. + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mỗi tháng ít nhất hai ngày. + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, mỗi tháng ít nhất một ngày. + Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất một ngày. - Thanh tra nhà nước các cấp, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật. 6. Trách nhiệm của người tiếp dân. - Theo Điều 77 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì người tiếp công dân có trách nhiệm: + Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; + Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; + Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu. - Người tiếp công dân phải có sổ để ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân; yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; trong trường hợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc. - Việc xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân được tiến hành như sau: + Đối với đơn khiếu nại thì xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định 136/2006/NĐ-CP; trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. + Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải tiếp nhận, phân loại và xử lý theo quy định tại các Điều 38, 39 và Điều 40 Nghị định 136/2006/NĐ-CP. 7. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo tại nơi tiếp công dân. - Theo Điều 14-Nghị định 89:Khi đến nơi tiếp công dân, công dân có quyền + Được hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung mình trình bày. + Được quyền khiếu nại, tố cáo với thủ trưởng trực tiếp của người tiếp công dân nếu họ có những việc làm sai trái, gây cản trở, phiền hà, sách nhiễu trong khi làm nhiệm vụ. + Đối với trường hợp tố cáo, được yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ người tố cáo. - Theo Điều 14-Nghị định 89: Khi đến nơi tiếp công dân, công dân có nghĩa vụ + Phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân như chứng minh thư nhân dân; giấy mời, nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho một trong số thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột, những người này phải có giấy uỷ quyền, có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. + Phải nghiêm chỉnh tuân thủ nội qui nơi tiếp công dân và sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân. + Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình khi có yêu cầu. + Ký xác nhận những nội dung đã trình bày. + Trường hợp có nhiều người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung phải cử đại diện để trình bày với cán bộ tiếp công dân. 8. Những hành vi nghiêm cấm tại nơi tiếp công dân. - Theo Điều 79 của Luật khiếu nại, tố cáo: + Nghiêm cấm việc cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. + Nghiêm cấm việc gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân, vu cáo, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan nhà nước, người thi hành nhiệm vụ, công vụ. - Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân, vụ cáo, xúc phạm cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khiếu nại, tố cáo của mình. - Nghị định 136/2006/NĐ-CP còn quy định rõ đối với những người đến khiếu nại, tố cáo có hành vi gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự công cộng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, của cá nhân có trách nhiệm hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước, người phụ trách trụ sở tiếp công dân yêu cầu cơ quan Công an phụ trách địa bàn có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng cơ quan Công an trong việc bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân. Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an tại các địa phương có trách nhiệm bảo vệ an toàn trụ sở tiếp công dân của các cơ quan trên địa bàn mình quản lý; trong trường hợp cần thiết thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với những người lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân. Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ trật tự, an toàn cho trụ sở tiếp công dân, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật ở nơi tiếp công dân. III. Ý nghĩa của công tác tiếp dân Tiếp công dân là khâu đầu tiên trong chu trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, qua đó phát huy quyền dân chủ của nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, thể hiện sâu sắc bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân: người tiếp công dân với tư cách là đại diện cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dân, do đó cần phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân. Đồng thời, như vậy mới bảo đảm từ phía Nhà nước trong việc thực hiện đầy đủ các thủ tục tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, từ đó có cơ sở để xác định trách nhiệm của người tiếp công dân theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Thông qua việc tiếp dân sẽ tập hợp những vấn đề bức xúc, vướng mắc của nhân dân kịp thời tìm giải pháp thích hợp giúp người dân tháo gỡ những mâu thuẫn, vướng mắc, hạn chế phát sinh thành khiếu kiện. Bên cạnh đó, nếu tiếp công dân theo định kỳ không những giải
Luận văn liên quan