Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại

Xâm hại trẻ em ở nhiều góc độ như đánh đập, xâm hại tình dục, bắt lao động sớm. theo các quy định luật pháp của VN đều bị cấm và có hình thức xử phạt rất nghiêm. Nhưng trên thực tế việc thực hiện lại rất nửa vời. Một ông bố xâm hại tình dục con gái mình đôi khi lại là chuyện "đóng cửa bảo nhau". Một người mẹ đánh con như cơm bữa cũng là chuyện nhỏ. Một người thầy tát học sinh cũng chỉ bị khiển trách. Những hành vi bạo lực đó đã và đang thản nhiên diễn ra hàng ngày. Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, đã đến lúc cần có một giải pháp cụ thể và cứng rắn hơn nữa để bảo vệ cho “những thế hệ tương lai”. Bài viết dưới đây xin đề cập tới thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của thực trạng này, đồng thời nêu ra một số giải pháp cho vấn đề nêu trên.

doc24 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 16235 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM Đề tài: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM BỊ XÂM H ẠI GV hướng dẫn : TS Mai Kim Thanh Sv thực hiện: Doãn Nguyệt Quỳnh Lớp K51- ctxh. Hà Nội, tháng 12/2008 I, Mở đầu: Xâm hại trẻ em ở nhiều góc độ như đánh đập, xâm hại tình dục, bắt lao động sớm... theo các quy định luật pháp của VN đều bị cấm và có hình thức xử phạt rất nghiêm. Nhưng trên thực tế việc thực hiện lại rất nửa vời. Một ông bố xâm hại tình dục con gái mình đôi khi lại là chuyện "đóng cửa bảo nhau". Một người mẹ đánh con như cơm bữa cũng là chuyện nhỏ. Một người thầy tát học sinh cũng chỉ bị khiển trách... Những hành vi bạo lực đó đã và đang thản nhiên diễn ra hàng ngày. Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, đã đến lúc cần có một giải pháp cụ thể và cứng rắn hơn nữa để bảo vệ cho “những thế hệ tương lai”. Bài viết dưới đây xin đề cập tới thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của thực trạng này, đồng thời nêu ra một số giải pháp cho vấn đề nêu trên. II, Nội dung chính: 1. Các khái niệm cơ bản: a. Trẻ em: Có nhiều khái niệm về trẻ em: Theo công ước quốc tế: ''Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn''. Theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 1991: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành”. Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý – nghiên cứu con người”. Nhìn dưới góc độ xã hội học: “Trẻ em giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người”. b. Trẻ bị xâm hại: “Xâm hại là tất cả thái độ, hành vi tổn thương đến sự tự trọng của trẻ, làm hại đến thân thể, sức khỏe và tâm lý của trẻ qua hành động mắng chửi, xỉ nhục, thậm chí dùng vũ lực(đánh đập) để trừng phạt, răn đe,dạy dỗ con trẻ…Sự xâm hại đó không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn diễn ra trong trường học, thậm chí ngay trên đường phố”. Khái niệm xâm hại trẻ em không chỉ là xâm hại thân thể mà còn xâm hại tới cảm xúc, tinh thần của trẻ. Xâm hại thân thể bao gồm mọi hình thức gây đau đớn về thể chất cho các em kể từ bấu véo cho đến rung lắc, bợp tai, tát, đánh đập... Trẻ có thể bị tổn thương rất đa dạng, từ tổn thương phần mềm (vết rách, bầm tím, vết bỏng) cho đến gẫy răng, gẫy xương, vỡ nội tạng, thương tích hệ thần kinh trung ương. Bị xúc phạm thân thể từ nhỏ, các em lại dễ phát triển hành vi bạo lực hoặc phạm tội sau này. Xâm hại về tinh thần có thể bao gồm những hành vi mắng chửi, lăng nhục trẻ… Những hành vi này gây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức và tâm trí trẻ, chúng dễ trở thành người mất lòng tin, sống thu mình, không cởi mở, có biểu hiện thụ động hay kích động quá mức, thể chất còi cọc, ngôn ngữ phát triển chậm, gương mặt vô cảm. d. Công tác xã hội - công tác xã hội với trẻ em :          Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già…). Sứ mạng của nghành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội Sự bất công Và sự bất bình đẳng.       Công tác xã hội với trẻ em là sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, mang lại cho trẻ em niềm tin vào cuộc sống; để các em có thể phát triển một cách đầy đủ, đúng đắn và khỏe mạnh. 2. Thực trạng: Theo thống kê của Cục CSĐT tội phạm về TTXH - Bộ Công an, từ năm 2002 đến nay, số vụ XHTDTE có chiều hướng gia tăng. Từ năm 2005 -2007, đã xảy ra 5.070 vụ xâm hại trẻ em trong đó án XHTDTE chiếm 56,3%. Số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm 65,5% số vụ XHTDTE. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sĩ  Nguyễn Duy Ánh, Phó giám đốc bệnh viện cho biết: "Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi năm trung bình có 30 - 40 vụ cưỡng bức trẻ em được đưa tới xét nghiệm, khám tại  bệnh viện chúng tôi. Các tháng 11 và 12/2003 và tháng 1/2004, tháng nào cũng có tới 3-4 vụ". Ông nhận định: "Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) hiện nay là rất nghiêm trọng". Một đợt kiểm tra của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phối hợp với Bộ Công an gần đây nhất tại 6 tỉnh cũng cho thấy có tới 472 vụ hiếp dâm trẻ em; 70 vụ giao cấu với trẻ vị thành niên, 4 vụ chứa gái mại dâm trẻ em, 44 vụ dâm ô với trẻ em; trong đó  có 84,4% số vụ được khởi tố. Năm 2007, Tổ chức Plan tại Việt Nam đã phối hợp với Vụ Thanh tra thuộc Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em (DS-GD-TE) tiến hành nghiên cứu ở 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Qua nghiên cứu cho thấy, lứa tuổi bị XHTD nhiều nhất là từ 11 đến 16 tuổi. Tình trạng trẻ dưới 6 tuổi bị xâm hại cũng chiếm tỉ lệ đáng báo động, như ở Hà Tĩnh, tỉ lệ này chiếm tới 33%. Thống kê các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với TE thống kê từ Đường dây tư vấn và hỗ trợ TE của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho thấy sự xâm hại và bạo lực đối với TE trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần. Những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhiều nhất có Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, TP.HCM, Tây Ninh, Kiên Giang, Bắc Giang... Ông Đặng Hoa Nam, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc TE cho rằng, trên thực tế số vụ việc xâm hại, bạo lực, ngược đãi TE còn cao hơn song nhiều vụ không được gia đình nạn nhân khai báo, tố cáo đối tượng vì mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Những vụ xâm hại trẻ em mà ngành công an tổng hợp, thống kê theo hệ thống ngành là những vụ bị tố cáo, điều tra và xử lý. Điển hình cho những vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện: Em Nguyễn Thị Bình trong nhiều năm bị chủ quán phở đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) bóc lột sức lao động, đánh đập dã man; Bé Bông ở Tp. HCM bị mẹ nuôi đổ nước sôi vào người nếu không nộp đủ số tiền 200.000đ/ngày. Nghiêm trọng hơn, tại trường học, hiện tượng xâm hại trẻ em diễn ra ngày càng phổ biến. Bé Đỗ Ngọc Bảo Trâm (18 tháng tuổi) bị cô giáo dùng băng keo dính chặt miệng gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Cháu Huỳnh Ngọc Trâm, 10 tuổi, học lớp 5 trường Tiểu học An Hiệp 2 (Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) bị thầy hiệu trưởng, công an xã doạ nạt, ép cung dẫn đến hoảng loạn, mất khả năng nói trong thời gian dài. Hay vụ việc của cháu Huỳnh Thị Bé Tý, 13 tuổi, học lớp 7 trường Trung học cơ sở Hoà Bình (tỉnh Đồng Tháp) bị cô giáo chủ nhiệm nghi ngờ lấy cắp 100.000 đồng, bị sỉ nhục, khám xét trước cả lớp... Theo kết quả thanh tra, tại Hà Nội, 3 năm qua đã có 450 vụ xâm hại trẻ em bị khởi tố hình sự. Trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục là 66, số vụ gây thương tích cho trẻ là 40. Điển hình nhất là vụ ngược đãi em Nguyễn Thị Bình, giúp việc cho gia đình Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương, cư trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Tại TP HCM, 3 năm qua đã có hơn 200 vụ trẻ bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục là 78. Nhiều vụ gây bức xúc trong dư luận, như trường hợp Hồ Thi Ba ở phường 2, quận 10, đã ném ấm nước đun sôi vào cháu Hồ Thị Bông vì xin được ít tiền, vụ Nguyễn Thị Ngọc thường trú tại phường 5, quận 8, đã thuê 3 em đi ăn xin. Khi không xin đủ số tiền quy định, các em bị Ngọc dùng roi sắt hành hạ. Bên cạnh đó, còn có trường hợp bố mẹ đã nhận tiền và đồng ý giao con (từ 6 đến 8 tuổi) cho Chương Văn Hùng để đi bán hàng đêm. Chương đã bắt các em đi bán hàng đến tận 2-3h sáng. Nếu không bán được 100.000 đồng một ngày, các em bị đánh đập, không được ăn và phải ngủ ở vỉa hè. Trên đây là những vụ xâm hại trẻ em điển hình bị phát hiện và xử lý còn trong thực tế, chắc chắn rất nhiều vụ xâm hại trẻ em xảy ra người lớn đều không biết đó là hành vi xâm hại. Bằng chứng là qua khảo sát tại 5 tỉnh, thành phố cho thấy, 58,3% trẻ được phỏng vấn trả lời đã bị người lớn dùng các biện pháp quát mắng, chửi, sỉ nhục, tát, phát vào mông, phạt úp mặt vào tường... khi các em mắc lỗi. Việc sử dụng các hình phạt, biện pháp giáo dục nghiêm khắc mang tính bạo lực, đặc biệt bạo lực về tinh thần trong xã hội, gia đình, trường học còn khá phổ biển. Rất nhiều người lớn chưa ý thức được những hành vi này là vi phạm quyền trẻ em và sẽ có ảnh hưởng rất nguy hại đến tinh thần của TE trước mắt và lâu dài, ông Nam khẳng định. Số trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội và TP HCM có chiều hướng giảm, nhưng mức độ các vụ việc thì ngày càng nguy hiểm và phức tạp. Nhiều em đã phải mang thương tật suốt đời. Đó là đánh giá của đoàn kiểm tra liên ngành được thực hiện vào đầu tháng 1 tại Hà Nội và TP HCM, do Phó chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ninh Thị Hồng dẫn đầu. Theo kết quả thanh tra, tại Hà Nội, 3 năm qua đã có 450 vụ xâm hại trẻ em bị khởi tố hình sự. Trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục là 66, số vụ gây thương tích cho trẻ là 40. Điển hình nhất là vụ ngược đãi em Nguyễn Thị Bình, giúp việc cho gia đình Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương, cư trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Bà Ninh Thị Hồng, Phó chánh thanh tra Bộ, cho rằng số vụ trẻ bị xâm hại tình dục có thể còn nhiều hơn, nhưng do e ngại, né tránh nên nạn nhân đã không khai báo. "Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chậm, không xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nên việc xử lý, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và nhân chứng không kịp thời, kém hiệu quả", bà Hồng đánh giá. Đoàn thanh tra đã kiến nghị Bộ Lao động phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất với Chính phủ cho phép mỗi xã, phường được sử dụng một biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác lao động, xã hội. Đặc biệt, cần có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với cha mẹ cố tình bắt con cái phải đi lang thang kiếm sống cũng như các trường hợp bảo kê, chăn dắt nhóm trẻ em lang thang.   Một nhận định chung ở nước ta có hơn 1200 trẻ bị bắt buộc lao động sớm: Cụ thể tại Hà Nội tổng số trẻ em phải lao động sớm từ 6 đến 16 tuổi là 352, nữ chiếm 74%. Trong đó có 167 em làm giúp việc trong các gia đình ,116 em làm việc trong các nhà hàng , các cơ sở dịch vụ, 15 em trong các cơ sở sản xuất, 44 em làm các công việc khác… Các em có thu nhập bình quân từ 500 000 đến 700 000 đồng/ tháng. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 750 lao động trẻ em, chuyên đi bán vé số, bán báo , phụ hồ… Mức thu nhập của các em từ 300 000 đến 700 000 đồng/ tháng. 3. Những hậu quả nặng nề: Mọi xâm hại đều ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ và tinh thần của trẻ ( đặc biệt là về mặt tinh thần) nhưng sự xâm hại gây ảnh hưởng nặng nề nhất đối với trẻ là sự xâm hại về tình dục. Theo chuyên gia tâm lý Lan Hương, tổng đài 108, không chỉ mang vết sẹo về mặt thể chất, trẻ còn phải chịu những vết thương lớn về mặt tinh thần. Xâm hại tình dục trẻ em gây ra hậu quả khác nhau đối với từng đứa trẻ. Tuy nhiên, hành vi của kẻ cưỡng bức có thể ảnh hưởng đến suốt cuộc đời đứa trẻ, thậm chí làm các em bị rối loạn tâm thần. Sự tổn thương quá lớn về tinh thần và thể chất ấy rất khó có thể bù đắp nổi. Về mặt sinh lý và tâm lý sự tổn thương ấy là: Về sinh lý : + Tổn thương, sưng tấy ở bộ phận sinh dục hay hậu môn + Mang thai (đối với em gái) + Mắc các bệnh lây qua đường tình dục + Nhiễm trùng tiết niệu + Đi lại hoặc ngồi khó khăn + Ngòai ra có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị,… Về tâm lý : có thể có một hoặc nhiều trạng thái sau : + Cảm giác tội lỗi : thường tự đổ lỗi cho bản thân + Cảm giác lo lắng, sợ hãi + Cảm giác tuyệt vọng + Có ý định tự tử + Tự làm thương tổn mình + Cảm giác tức giận + Quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại tình dục người khác. Nghiên cứu cho thấy một trong những biểu hiện lớn nhất của rối loạn tinh thần ở trẻ bị xâm hại tình dục là khó khăn của trẻ trong việc quan hệ với mọi người xung quanh, người lớn hay bạn cùng trang lứa. Khủng hoảng tâm lý này có thể gây ra những vấn đề rối loạn sinh lý sau này. Ở tuổi vị thành niên, các cô bé đã trở thành những người đàn bà mang cái nhìn cảnh giác với con người, không còn biết tin yêu vào cuộc sống. Không ít trẻ sau khi bị xâm hại tình dục đã tìm giải pháp kết thúc cuộc đời bằng cách tự vẫn. Mặc cảm tội lỗi có thể là một ảnh hưởng tâm lý đối với hôn nhân lúc trưởng thành. Rối loạn hành vi: bao gồm sống thu mình hay gây gổ quá mức, ăn uống không điều độ, gặp khó khăn trong học tập. Trẻ có phản ứng bốc đồng, hiếu chiến do bắt chước hành vi của trẻ xâm hại. Bên cạnh đó, do tình dục không an toàn, hậu quả có thể còn để lại việc mang thai, rối loạn về tình dục, và các bệnh lây nhiễm về đường tình dục. Khi trẻ trưởng thành thường mất khoái cảm, không có ham muốn tình dục. Tỉ lệ người xâm hại tình dục thời thơ ấu gặp các trục trặc về tình dục cao hơn nhóm khác 90% biểu hiện ở sự suy giảm chức năng tình dục, có xu hướng tình dục đồng giới, và có trường hợp trở thành người hành nghề mại dâm chuyên nghiệp hay quan hệ tình dục bừa bãi. Ví dụ điển hình: Vụ tên Nguyễn Duy Phong, 21 tuổi, tại tỉnh Ninh Bình có hành vi đồi bại với cháu Ngọc H., lúc đó mới 3 tuổi đã trôi qua cách đây khá lâu nhưng dư luận vẫn hết sức phẫn nộ bởi tên Phong vốn là hàng xóm với nhà cháu H. Tuổi mới lớn, tò mò về giới tính, lại không được người lớn chỉ bảo khiến tên Phong thường xuyên lén lút xem phim sex. Trong một lần uống rượu say, lại vừa xem phim sex xong, lợi dụng lúc bố mẹ cháu H. vắng nhà, tên Phong đã giở trò với cháu H. Sau khi sự việc xảy ra, cháu H. đã phải sống trong tâm trạng hoảng loạn, sốt cao, mê sảng, bị sang chấn tâm lý cùng những vết đau đớn về thể xác. Tên "yêu râu xanh" đã bị pháp luật trừng trị thích đáng. Nhưng nỗi đau của cháu H. đã trở thành một vết sẹo trong tâm hồn trong sáng. Đáng lẽ, ở lứa tuổi của mình, cháu H. có thể hồn nhiên, vô tư vui chơi, học tập cùng các bạn thì nay... Một trường hợp khác là bé H.M, mới 8 tuổi, ngụ ở quận 5 - TP.HCM, bị bố dượng và em trai của bố dượng cưỡng hiếp trong suốt gần một năm. Điều đau lòng là cả mẹ của em cũng biết chuyện này nhưng lại làm ngơ. Mỗi ngày bé H.M đi học đều được bố dượng đưa đón, ai nhìn vào cũng tưởng em được bố dượng thương yêu. Mỗi lần bé khóc vì bị cưỡng hiếp thì được bà nội (mẹ của bố dượng) cho tiền, dỗ dành rồi lại khuyên bé nên ngoan ngoãn và im lặng. Đáng lên án hơn là ngay cả người mẹ của bé cũng tiếp tay cho bố dượng thực hiện hành vi đồi bại với con gái mình. Khi bị cưỡng hiếp đau quá, bé H.M kể cho mẹ nghe nhưng người mẹ vô trách nhiệm này lại đánh và cấm bé nói cho người khác biết. Bé H.M ngày càng tiều tụy, suy dinh dưỡng và rối loạn tâm lý nặng nề kèm theo đó là bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm lan rộng, kéo dài. Đến khi Hội Phụ nữ phường biết chuyện, đưa H.M đi giám định thì chuyện xảy ra đã lâu. Tại BV Từ Dũ, các bác sĩ giám định cho biết bé bị suy nhược tinh thần lẫn thể xác, bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến vùng đại tràng do bé quá nhỏ nên bộ phận tiêu hóa và bộ phận sinh dục gần kề nhau. Theo bác sĩ Dương Phương Mai, có thể tình trạng viêm nhiễm và tổn thương bộ phận sinh dục khi bé còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này. Và những vụ xâm hại thể xác như việc cháu Bông, em Bình (đã nói ở trên) không chỉ để lại những vết sẹo trên lớp da thịt mà những vết sẹo tinh thần cũng không thôi ám ảnh các em, xã hội rất cần những tấm lòng hảo tâm để xoa dịu những vết thương trong lòng các em …. 4. Nguyên nhân: Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng xâm hại trẻ em ngày càng diễn ra phổ biến với nhiều hình thức khác nhau do kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ tạo ra sự phân cấp giàu nghèo làm gia tăng đối tượng trẻ lang thang. Đây chính là những đối tượng dễ bị lạm dụng, bóc lột vì các mục đích thương mại khác (mại dâm, khiêu dâm, bán người...). Nguyên nhân thứ hai là do mặt trái cơ chế thị trường làm cho một bộ phận người lớn xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức. Tiêu cực ngoài xã hội đã tác động mạnh mẽ vào môi trường học đường. Trong giáo dục cũng có một bộ phận người lớn, những cô bảo mẫu, cô nuôi dạy trẻ, nhà giáo sa sút đạo đức. Ngoài ra, trình độ nhận thức, hiểu biết về kiến thức nuôi dạy con cái, chăm sóc trẻ và cả kiến thức về pháp luật trong xã hội còn yếu cũng là vấn đề rất nhức nhối. Nhiều người mở lớp trông trẻ mà không biết trách nhiệm của mình như thế nào, các điều kiện mở trường mở lớp ra sao, thiếu kiến thức trong nuôi dạy trẻ em. Có người thiếu cả cái tâm, cả trái tim bao dung, điều rất quan trọng trong nuôi dạy trẻ. Nguyên nhân nữa phải kể đến đó là phía phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ gửi con mà chẳng cần tìm hiểu cơ sở đó có được Nhà nước cho phép hay không, phân công trách nhiệm hai bên như thế nào, nơi mình gửi có trách nhiệm với con mình đến đâu, có việc xảy ra thì ai là người có trách nhiệm… Còn trong gia đình, không ít xô lệch, rạn vỡ về tình cảm khiến nhiều bậc phụ huynh không còn quan tâm bảo vệ con cái, thậm chí còn ngược đãi khiến trẻ bị tổn hại nặng nề và lâu dài hơn. Lý do nữa, theo tôi là cơ chế quản lý của nhà nước trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn nhiều bất cập và hạn chế. Trẻ em bị xâm hại ngày càng nhiều trong khi công tác truyền thông, vận động, tư vấn bảo vệ trẻ em chưa được quan tâm đầu tư về nguồn lực và trí tuệ; Pháp luật nước ta chưa có những quy định đầy đủ, cụ thể về các hành vi và chế tài xử phạt đối tượng xâm hại trẻ em và bạo lực đối với trẻ em, nhất là xâm hại về mặt tinh thần khiến cho nhiều người không nhận thức được hành vi của mình và trẻ em cũng chẳng biết kêu ai khi chúng bị đánh đập. Chúng ta thiếu các giải pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ em. Luật pháp quy định chi tiết nhưng trong quá trình tổ chức thiếu các giải pháp cụ thể, thiếu sự phối hợp một cách đồng bộ các cơ quan chức năng với chính quyền địa phương. Quốc tế đã có Công ước về quyền trẻ em, nước ta có Bộ luật hình sự và các văn bản, chỉ thị cụ thể của Chính phủ, song thật đáng tiếc loại tội phạm này vẫn không giảm. Thực trạng đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp cứng rắn và kiên quyết hơn nữa để bảo vệ tuổi thơ cho các em. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại cách dạy dỗ con cái. Quan niệm “Thương cho roi cho vọt” đã không còn phù hợp với điều kiện hiện tại. Suy cho cùng sự thiếu quan tâm, thiếu coi trọng của người lớn đến trẻ chính là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất để tình trạng xâm hại trẻ em diễn ra. 5. Giải pháp: a. Giải pháp chung: Hiện nay pháp luật của nước ta xử phạt về hành vi xâm hại tình dục trẻ em tương đối nặng so với các nước vì đây là nhóm tội nghiêm trọng. Mức án thấp nhất là 6 tháng và cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, loại tội phạm này ngày càng xảy ra nhiều vì lối sống lệch lạc về tình dục ngày càng trở nên phổ biến. Quan trọng nhất là nhận thức của xã hội về vấn đề này còn thấp, cả người phạm tội và người bị hại, nên hiện nay loại tội phạm này chưa bị phát hiện nhiều. Đa số nạn nhân bị xâm hại tình dục là các em lang thang nên không khởi tố những người đã phạm tội. Còn nạn nhân thuộc gia đình có giáo dục lại không dám tố cáo vì bị đe dọa, thường giấu giếm do mặc cảm và lo ngại ảnh hưởng đến danh dự. Vì vậy, mặc dù luật pháp xử phạt với mức án cao nhưng thái độ của nạn nhân không quyết liệt nên không đủ cảnh báo xã hội và răn đe nhóm tội phạm này. Việc nói chuyện với con em mình về XHTD có thể làm các bậc cha mẹ ngại ngùng. Nhưng nếu không trang bị cho trẻ các thông tin và kỹ năng an toàn cá nhân thì khả năng bị XHTD tăng lên rất nhiều. Mặc dù cha mẹ là những người đầu tiên bảo vệ con em mình, nhưng chúng ta không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi tất cả các mối nguy hiểm cũng như không thể luôn theo sát trẻ. Để ngăn ngừa các tình huống không an toàn có thể xảy ra, việc các em trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng về an toàn cá nhân là rất cần thiết. Sự chăm sóc và đụng chạm của người lớn mang lại cho trẻ cảm giác được yêu thương. Kẻ xâm hại cũng sử dụng những hình thức này để tiếp cận và làm mất đi sự cảnh giác của trẻ và gia đình trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể phân biệt được đụng chạm “an toàn” và “không an toàn” bằng cảm nhận của chính mình. Do đó, thầy cô, cha mẹ và người lớn cần bảo vệ trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ thông tin chính xác và rõ ràng về XHTD; giáo dục trẻ cách tự bảo vệ mình; khuyến khích trẻ kể lại bất cứ sự việc rắc rối nào và trình báo tất cả các trường hợp nghi ngờ cho những người có trách nhiệm. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt thông tin và kỹ năng sống an toàn
Luận văn liên quan