Tiểu luận Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn: Thực trạng và giải pháp

1. Lý do chọn đề tài: Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình. Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới ở cơ sở phát triển, ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, khu phố văn hoá, làng văn hoá, cụm dân cư văn hoá, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Những năm gần đây, việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và lấy ngày 28 - 6 hàng năm là Ngày gia đình Việt Nam đã khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và xã hội đối với gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hoá, xã Tân Hoà - huyện Buôn Đôn, dù là một xã mới được thành lập từ khi chia tách huyện nhưng với sự nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong toàn xã. Những năm qua kinh tế - xã hội của xã tăng trưởng mạnh , văn hoá, giáo dục được coi trọng, an ninh quốc phòng được củng cố, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá là nội dung quan trọng nhất trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư được triển khai rộng khắp, mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, công tác công tác xoá đói, giảm nghèo còn nhiều khó khăn, kết quả chưa vững chắc. Việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại. Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển.Làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của xã. Vấn đề xây dựng gia đình văn hoá có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, tôi chọn đề tài: “CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở XÃ TÂN HÒA - HUYỆN BUÔN ĐÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP" làm đề tài tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị của mình. Đề tài không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo và các bạn học viên để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hóa của xã Tân Hoà, từ đó rút ra những giải pháp nhằm thực hiện phong trào có hiệu quả hơn, nâng cao vị thế của gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Nội dung nghiên cứu: Thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hoá. - Địa điểm: Tại xã Tân Hoà - Huyện Buôn Đôn. - Thời gian: Từ năm 2007 - 2011. 4. phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, và một số phương pháp cụ thể như: thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát, phân tích và tổng hợp. 5. Kết cấu của bản tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của tiểu luận bao gồm: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá. 2. Thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hoà - Huyện Buôn Đôn từ năm 2007 - 2011. 3. Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hoà - Huyện Buôn Đôn từ năm 2011 – 2015.

doc28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 12325 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình. Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới ở cơ sở phát triển, ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, khu phố văn hoá, làng văn hoá, cụm dân cư văn hoá, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Những năm gần đây, việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và lấy ngày 28 - 6  hàng năm là Ngày gia đình Việt Nam đã khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và xã hội đối với gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hoá, xã Tân Hoà - huyện Buôn Đôn, dù là một xã mới được thành lập từ khi chia tách huyện nhưng với sự nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong toàn xã. Những năm qua kinh tế - xã hội của xã tăng trưởng mạnh , văn hoá, giáo dục được coi trọng, an ninh quốc phòng được củng cố, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện... Phong trào xây dựng gia đình văn hoá là nội dung quan trọng nhất trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư được triển khai rộng khắp, mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, công tác công tác xoá đói, giảm nghèo còn nhiều khó khăn, kết quả chưa vững chắc. Việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại. Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển...Làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của xã. Vấn đề xây dựng gia đình văn hoá có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, tôi chọn đề tài: “CÔNG  TÁC  XÂY DỰNG  GIA  ĐÌNH VĂN  HÓA  Ở XÃ TÂN HÒA - HUYỆN BUÔN ĐÔN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP" làm đề tài tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị của mình. Đề tài không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo và các bạn học viên để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công  tác  xây dựng gia đình văn hóa của xã Tân Hoà, từ đó rút ra những giải pháp nhằm thực hiện phong trào có hiệu quả hơn, nâng cao vị thế của gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Nội dung nghiên cứu: Thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hoá. - Địa điểm: Tại xã Tân Hoà - Huyện Buôn Đôn. - Thời gian: Từ năm 2007 - 2011. 4. phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, và một số phương pháp cụ thể như:  thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát, phân tích và tổng hợp... 5. Kết cấu của bản tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của tiểu luận bao gồm: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá.  2. Thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hoà - Huyện Buôn Đôn từ năm 2007 - 2011. 3. Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hoà - Huyện Buôn Đôn từ năm 2011 – 2015. B. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá. * Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng gia đình, Người luôn  luôn  nhắc  nhở  cán bộ, Đảng  viên  phải rất  quan  tâm  đến  gia đình, xác định mối quan hệ đúng đắn giữa tình nhà và nghĩa nước. Việc xây dựng gia đình văn hoá là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt  thì xã hội mới tốt, xã hội tốt  thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.  Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho chúng  ta  thấy rõ cái nhìn biện chứng, sâu sắc trong việc xây dựng nếp sống mới. Người nói: Nếp sống mới không phủ nhận, bác bỏ hoàn  toàn cái cũ và cũng không nhất  thiết cái gì cũng  làm mới. Cái mới không tự nhiên xuất hiện mà phải được kế thừa từ truyền thống. Còn cái gì xấu  thì nhất quyết phải bỏ, có những cái cũ  tuy không xấu, nhưng phiền phức  thì phải sửa đổi cho hợp lý. Còn cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Người chỉ rõ việc xây dựng đời sống văn hóa mới phải kiên trì vận động quần chúng. Việc quan trọng phải có người làm gương, gia đình làm gương để mọi người làm theo… Chính vì vậy, cán bộ, Đảng viên đi vận động xây dựng đời sống văn hóa phải mất công sức và có nghệ  thuật để vận động,  làm cho dân hiểu  rõ đời sống văn hóa đem lại hạnh phúc cho mọi người.  Sinh thời, Bác Hồ từng khuyên bảo chúng ta: cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản, tiết kiệm... Vậy xây dựng gia đình văn hóa,  làng xã văn hóa nên bắt đầu từ những việc cụ thể. Ngày nay chúng ta đã và đang thực hiện một chủ trương lớn là: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Để đạt được mục  tiêu cao cả này, mọi người cần phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng  con  người  có văn  hóa,  đạo  đức,  xây dựng  gia đình văn văn hóa mới. Trong  tác phẩm “Đời sống mới” Người chỉ rõ cách ứng xử giữa người và người “phải  thành thật, thân ái, giúp đỡ”; trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như giữa vợ và chồng phải hòa thuận thương yêu nhau; con cái phải hiếu thảo với cha mẹ; đạo lý giữa mẹ chồng nàng dâu; rồi  tình  làng nghĩa xóm... Các mối quan hệ này đều cần phải phát huy những mặt tốt đẹp của đạo đức truyền thống đã ăn sâu vào nếp sống của từng gia đình Việt Nam. Những nội dung về nếp sống mới mà Bác Hồ đưa ra bao giờ cũng gắn với thực tế cuộc sống. Chúng ta phải nghiên cứu thật sâu để thực hiện nếp sống mới có hiệu quả  thiết  thực để mỗi người  là một bông hoa đẹp, mỗi gia đình là một bó hoa tươi thắm, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp. Người khẳng định nhân dân là gốc và “nếu mọi người đều cố gắng làm đời sống mới, thì dân tộc ta nhất định sẽ phú cường”. * Quan điểm của Đảng ta về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá. Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, Đảng ta luôn xem vấn đề gia đình ở vị trí mang tầm chiến lược quốc gia. Cương lĩnh xây dựng đất nước  trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi  trường quan  trọng giáo dục nếp sống và hình  thành nhân  cách. Các  chính  sách của Nhà nước phải  chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận và tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Việt Nam đang ở vào  thời điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho nên việc xây dựng gia đình và củng cố gia đình ở nước  ta cần phải quán triệt các quan điểm, Nghị quyết của Đảng như: vận dụng sáng tạo những định hướng chủ yếu xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội  (gia đình mới của chủ nghĩa xã hội ra đời trên sự kế thừa những nét đẹp gia đình  truyền  thống, đồng  thời  tiếp  thu những  tiến bộ của  thời đại về gia đình;  thực hiện hôn nhân  tiến bộ;  các  thành  viên  trong gia đình có quan hệ  bình  đẳng, thương  yêu và có trách nhiệm với nhau, cùng chia sẻ, gánh vác công việc gia đình; trên cơ sở gia đình hòa thuận, cần xây dựng tốt các quan hệ với cộng đồng, tổ chức bên ngoài gia đình; đảm bảo quyền tự do) vào việc thực hiện xây dựng gia đình ở nước ta. Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam  tiên  tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình thành con người mới Việt Nam với những đặc  tính  cao  đẹp. Bởi  thế, gia đình mới ở Việt Nam chính  là gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở giữ gìn và phát huy phong tục,  tập quán tốt đẹp, xóa bỏ những cái lạc hậu, những  tàn  tích phong kiến của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời biết tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại. Quan điểm đó đã được các Đại hội của Đảng lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nếu như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Nâng cao  trình  độ tự giác xây dựng những quan hệ  tình cảm, đạo đức  trong từng gia đình, đảm bảo sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình” . Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần  thứ VII Đảng, tiếp tục khẳng định: “Xây dựng gia đình văn hóa mới có ý nghĩa rất quan  trọng  trong  tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất vật chất, ổn định và cải thiện đời sống, thực hiện kế hoạch hóa dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người. Kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, tập thể lao động và tập  thể dân cư  trong việc chăm  lo bồi dưỡng  tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống có văn hóa”. Đại hội  đại  biểu  toàn  quốc lần  thứ VIII: “Xây dựng  gia  đình  ấm  no,  bình đẳng,  tiến bộ và hạnh phúc,  làm cho gia đình  thực sự  là tế bào lành mạnh của xã hội,  là tổ  ấm của mỗi  người.  Phát  huy  trách  nhiệm của  gia  đình  trong  việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, thực hiện tốt luật  hôn  nhân  và  gia  đình,  phát  huy  người tốt  việc tốt. Hình  thành hệ  giá  trị  và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với  truyền  thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đạị” Trước mắt “ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” chính là những chuẩn mực cần vươn tới của gia đình mới ở nước ta. Sự ấm no là kết quả của lao động cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia đình. Sự bình đẳng vừa thể hiện dân chủ vừa đảm bảo tính nề nếp và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình  tiến bộ  trên cơ sở sự  tiến bộ của mọi  thành viên và không  tách rời sự  tiến bộ chung của xã hội. No ấm, bình đẳng và tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình. Gia đình hạnh  phúc  không  phải  là  cái  gì  trừu tượng mà  là tổng  hòa  những  nét  đẹp thường ngày của cuộc sống gia đình. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI tiếp tục khẳng định: “Nâng cao trách nhiệm của gia đình  trong  việc  xây dựng  và bồi dưỡng  các  thành  viên của mình  có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là một tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Đặc biệt, ngày 04 tháng 05 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số  72/2001/QĐ-TTg  chọn  ngày  28  tháng  06  hàng năm  làm  NGÀY  GIA ĐÌNH VIỆT NAM nhằm  tôn vinh những giá  trị  truyền  thống của văn hóa gia đình, đồng thời hướng tới xây dựng những chuẩn mực đạo đức, gia phong mới phù hợp với sự phát  triển của  xã hội  hiện  đại. Việc tổ  chức  ngày Gia  đình Việt Nam  hàng năm, chứng tỏ Đảng ta, Nhà nước ta, dân tộc ta rất quan tâm tới việc tôn tạo những giá trị gia đình, nêu  lên tầm quan  trọng của gia đình  trong quá  trình phát  triển đất nước, thực hiện tiến bộ xã hội. Đây chính là một trong những nhân tố cơ bản để phát triển xã hội và bảo tồn giá trị của nền văn hóa dân tộc một cách bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế. 2. Thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hòa Huyện Buôn Đôn từ năm 2007 - 2011. a. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tân Hoà. Xã Tân Hoà - huyện Buôn Đôn là xã có đông các thành phần dân tộc cùng sinh sống, có diện tích? Toàn xã có bao nhiêu thôn buôn??với vị trí địa lý như sau: Phía Đông tiếp giáp Phía Tây Phía Nam Phía Bắc Dân số của toàn xã hiện nay có 2.575 hộ gia đình, với 11.241 khẩu, gia đình có 2 thế hệ chiếm 25% quy mô trung bình của hộ, gia đình ba thế hệ trở lên chiếm dưới 21%. Quy mô trung bình của hộ gia đình là 4,2 người/ hộ,tỷ lệ gia đình có từ 2-3 người chiếm 45%. Thu nhập chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 80%. Thu nhập bình quân hàng tháng của một nhân khẩu từ 556.000 đồng tăng lên 719.000 đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 20,35% xuống còn 18,67% (năm 2010). Nhiều gia đình bắt đầu chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thông qua việc xây dựng nhà ở kiên cố hơn, các phương tiện sinh hoạt  trong gia đình cũng được mua sắm  trang bị nhiều hơn  (tivi, tủ lạnh, máy giặt, xe máy…) để phục vụ cho cuộc sống gia đình. Thực hiện mục  tiêu nhiệm vụ năm 2010 và các năm tiếp theo được các ngành, các cấp tập  trung tổ chức các phong trào vận động  trong các tầng lớp nhân dân kết hợp  cuộc vận  động huy  động từ nhiều nguồn vốn  trong năm  trên 14,8 tỷ đồng giúp vốn cho hộ nghèo; giải quyết việc làm cho 864 lao động; xây dựng mới 34 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 6 căn; tặng 06 sổ tiết kiệm cho 06 gia đình chính sách; hoàn  thành cơ bản việc xây nhà tình nghĩa cho hộ gia đình chính sách ở 13/17 thôn trong xã, , và có 13/17 thôn không còn hộ gia đình chính sách nghèo; vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức tôn giáo cứu hộ thường xuyên và đột xuất cho 273 hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn... Khi đời sống được nâng lên thì sự quan tâm về sức khỏe, học tập, thỏa mãn các nhu cầu về tình cảm – tinh thần của từng thành viên cũng được nâng lên. Từ đó người dân sẽ tham gia tích cực, hưởng  ứng  các  cuộc vận  động,  các  phong  trào  thi  đua  yêu nước  do  các tổ  chức chính trị, đoàn thể, chính quyền các cấp khởi xướng. Do đó, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở cả nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó, năng lực xã hội của từng cá nhân cũng được nâng  lên. Đặc biệt ý  thức  tôn  trọng, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, của cá nhân, gia đình đã tạo sự ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh - quốc phòng, là cơ sở vững chắc để củng cố và phát triển gia đình. Kết cấu và qui mô của gia đình trong toàn xã hiện nay phản ánh sự biến  đổi của  hình  thức  gia  đình từ gia đình nhiều thế hệ thành gia đình hạt nhân, với hai thế hệ là chủ yếu. Vừa  giữ  gìn được bản sắc  riêng, tích cực của gia đình truyền thống, vừa kết hợp với tính chất hiện đại của gia đình mới phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ của xã hội trong quá trình đổi mới. Trong gia đình hạt nhân ở xã Tân Hòa huyện Buôn Đôn, đôi vợ chồng có  toàn  quyền quyết định cuộc sống, song xu hướng truyền thống không vì thế mà bị xem nhẹ, trái lại vẫn tiếp tục được tôn trọng, đó là, con cái có nhu cầu được ở gần cha mẹ, ông bà để các thế hệ giúp đỡ lẫn nhau, gần gũi hơn về mặt tình cảm. b. Thực trạng công  tác xây dựng gia đình văn hóa ở xã Tân Hòa Huyện Buôn Đôn từ năm 2007 - 2011. * Về xây dựng gia đình văn hoá. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng”, những năm qua dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân toàn xã Tân Hòa đã tích cực xây dựng gia đình văn hóa theo các tiêu chí cụ thể: "ấm no, hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ", chấp hành tốt các chủ trương chính sách, pháp  luật của Đảng, Nhà nước, các qui định của địa phương. Hàng năm, Ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa” cùng các thành viên là trưởng,  phó các ban ngành, đoàn thể của xã đã thường xuyên chỉ đạo việc tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức tới tất cả nhân dân trong xã, cùng nhau xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh – gia đình văn hóa. Đây  là cuộc vận động  thường xuyên, liên tục và việc xây dựng gia đình văn hóa cũng  là một  tiêu chuẩn bắt buộc  trong việc xét đạt danh hiệu thôn – xóm văn hóa. Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân. Đến nay, xã Tân Hòa đã tổ chức  tuyên  truyền sâu rộng về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa tới toàn thể nhân dân bằng các hình thức:  thông  qua  các  buổi  sinh  hoạt của  các tổ  chức  đoàn  thể,  các  hoạt  động văn nghệ, phát thanh truyền hình, cùng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là vai trò của Ban vận động xóm, thôn và tổ an ninh tự quản với phương  thức “mưa dầm thấm lâu”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” quan tâm động viên tạo mọi điều kiện  cho nhân  dân  phấn  đấu  cộng đồng. Nội dung xây dựng gia đình văn hóa cũng được triển khai thường xuyên thông qua hoạt động  tích cực của tổ nhân dân tự quản, các câu lạc bộ không sinh con thứ ba, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, câu lạc bộ gia đình nông dân văn hóa, thanh niên với hạnh phúc gia đình. Từ khi phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, xã văn hóa xã Tân Hòa phát  triển mạnh, từng bước đi vào nội dung, chất lượng, đã tạo cho đời sống văn hóa Xã Tân Hòa khởi sắc, phát triển trên nền tảng kinh tế tăng trưởng khá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỉ lệ hộ giàu ngày càng tăng lên, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm xuống. Kết  quả  phong  trào  quần  chúng  nhân  dân  tham  gia  thực  hiện  các  chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh: Chương  trình  giải quyết  việc  làm,  xoá  đói  giảm  nghèo,  đền ơn  đáp  nghĩa: Cuộc vận  động  đã  khơi dậy  truyền  thống  đoàn kết  nhân  ái,  thuỷ  chung  tình  làng nghĩa xóm, tạo thêm nhiều tấm gương về người tốt việc tốt. Kết quả nổi bật do tác động của  cuộc vận động  ấy  là do  tác  động của  cuộc vận động  đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng cả về vật chất và tinh thần, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Công tác xây dựng gia đình văn hóa được Đảng chính quyền cơ sở quan tâm, đặc biệt là văn hóa và dịch vụ văn hóa được tiến hành có trọng điểm và hiệu quả, công tác thanh tra kiểm tra văn hóa thông tin được thực hiện thường xuyên, góp phần làm lành mạn
Luận văn liên quan