Tiểu luận Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh Thực trạng và giải pháp

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành Hà Nội, các huyện ngoại thành cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá hết sức nhanh chóng. Huyện Đông Anh cũng không nằm ngoài sự phát triển đó, với tốc độ đô thị hoá nhanh cũng kéo theo những hệ luỵ cần phải giải quyết đó là trật tự xây dựng. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xẩy ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh có thể nhận thấy các công trình vi phạm luật lệ trật tự xây dựng và phát triển đô thị ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong hang cùng ngõ hẻm đua ban công lấn chiếm không gian nữa, mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các vi phạm về đất tập thể, sử dụng đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của nước ta nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng, vốn lẽ đã có nhiều bất cập và thiếu sót. Huyện Đông Anh - một trong những huyện ngoại thành của Hà Nội cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta. Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị là cấp giấy phép xây dựng. Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học và có tính thực tiễn cao thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự xây dựng nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn. Nếu việc cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Đó cũng là những lí do để em chọn đề tài: “Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. Thực trạng và giảp pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp.

doc30 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 16337 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tiểu luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô giáo của Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội. Em xin cảm ơn các Thầy Cô giáo đã cho em những kiến thức quý báu và cũng đã rất tận tình giúp đỡ em trong những năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Ths. Nguyễn Xuân Thái – Khoa Nhà nước - Pháp luật – Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội, người hướng dẫn đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để em hoàn thành được tiểu luận này. Với trình độ và nhận thức có hạn, do vậy tiểu luận còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi, em rất mong các thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ, góp ý kiến để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn của đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành Hà Nội, các huyện ngoại thành cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá hết sức nhanh chóng. Huyện Đông Anh cũng không nằm ngoài sự phát triển đó, với tốc độ đô thị hoá nhanh cũng kéo theo những hệ luỵ cần phải giải quyết đó là trật tự xây dựng. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xẩy ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… có thể nhận thấy các công trình vi phạm luật lệ trật tự xây dựng và phát triển đô thị ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong hang cùng ngõ hẻm đua ban công lấn chiếm không gian nữa, mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các vi phạm về đất tập thể, sử dụng đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của nước ta nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng, vốn lẽ đã có nhiều bất cập và thiếu sót. Huyện Đông Anh - một trong những huyện ngoại thành của Hà Nội cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta. Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị là cấp giấy phép xây dựng. Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học và có tính thực tiễn cao thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự xây dựng nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn. Nếu việc cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Đó cũng là những lí do để em chọn đề tài: “Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. Thực trạng và giảp pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của tiểu luận là tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận chung, đánh giá thực trạng, các thành công và bất cập, từ đó đề xuất giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích đề ra, tiểu luận tập trung giải quyết các vấn đề: Tập hợp, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Đánh giá thực trạng, những mặt mạnh và những vấn đề còn tồn tại của công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. Đề xuất một số nhóm giải pháp chung từ đó có những kiến nghị cụ thể để nhằm hoàn thiện công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Những nội dung chủ yếu trong công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. Phương pháp nghiên cứu Quán triệt các nguyên tắc duy vật biện chứng và chủ duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và một số thành tựu của khoa học quản lý, khoa học tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật… Sử dụng đồng bộ, hài hòa, phù hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như tổng hợp và phân tích, thống kê, so sánh... 9. Cấu trúc của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng Chương 2. Thực trạng công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG 1.1. Khái niệm 1.1. Khái niệm quản lý trật tự xây dựng Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nhân dân; ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương phép nước. 1.2. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các qui định của pháp luật về quản lý nhà nứớc mà không phải phạm tội và theo qui định của pháp luật phải bị xử lý hành chính. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. Xử lý vi phạm trật tự xây dựng bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác trong hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. 1.2. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý 1.2.1. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng 1.2.1.1. Công trình không phép Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn. Việc xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của huyện, xã, thị trấn xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quan, cảnh quan đô thị… 1.2.1.2. Công trình sai phép Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế đã được duyệt, không đúng với nội dung Giấy phép xây dựng đã cấp. Những loại công trình này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không như trong giấy phép đã duyệt. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép. Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xây dựng thường lấy cớ là đã có Giấy phép xây dựng để che mắt sau đó là thực hiện hành vi xây dựng sai phép. Hậu quả gây ra cũng không kém phần nghiêm trọng. 1.2.2. Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng Chính phủ đã ban hành Nghị định 180 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Theo đó, những công trình xây dựng không phép vẫn được xem xét cấp phép xây dựng, sau đó nếu đảm bảo một trong các điều kiện sau: xây trên đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp qui hoạch xây dựng; công trình xây dựng có đủ điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Khi phát hiện, cơ quan chức năng sẽ lập biên bản ngừng thi công, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng. Nếu chủ đầu tư không chấp hành thì cơ quan chức năng đình chỉ thi công. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi có quyết định đình chỉ thi công, nếu chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng thì công trình sẽ bị cưỡng chế phá dỡ. Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung giấy phép thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung giấy phép được cấp mới được tiếp tục thi công. Nếu không chấp hành thì công trình phải bị cưỡng chế, đồng thời chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế này. Nghị định cũng qui định trách nhiệm của các bên trong quá trình xây dựng công trình. Theo đó, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải ngừng thi công công trình khi có biên bản ngừng thi công của cơ quan chức năng và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Đơn vị giám sát, tư vấn thiết kế nếu thông đồng hoặc để chủ đầu tư, nhà thầu thi công làm sai thiết kế xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý hình sự. Chủ tịch UBND các cấp cũng phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.  Trong Nghị định 23/2009-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2009 có nêu: Trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư có các hành vi như tự thực hiện khảo sát xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực, không thực hiện giám sát khảo sát xây dựng hoặc không tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Các chủ đầu tư vi phạm về trật tự xây dựng gồm tổ chức thi công xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng, tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng... sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm, sẽ bị xử phạt từ 300 - 500 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng (nếu có). Đối với các nhà thầu, nếu vi phạm một trong những hành vi như nghiệm thu khống, tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, sử dụng công trình khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định, báo cáo tài liệu, số liệu khảo sát không trung thực, không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế 2 lần trở lên... sẽ bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng. Ngoài việc áp dụng các hình thức phạt tiền, phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, một số hành vi vi phạm còn phải được công bố trên trang tin điện tử của Bộ Xây dựng và của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 1.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng 1.3.1. Mọi hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay để xử lý. Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng công minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải dượcd khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. 1.3.2. Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt. Việc xử lý viphạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. 1.3.3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gaya thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 1.3.4. Cá nhân, tô chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối người thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 1.4. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn cấp huyện 1.4.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền: Quyết định đình chỉ thi công đối với tất cả các loại công trình xây dựng vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn; Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với các loại công trình xây dựng vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 1.4.2. Chủ tịch Ủy ban cấp quận quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với các loại công trình xây dựng vi phạm pháp luật xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp quận hoặc do Sở Xây dựng cấp giấy phép sau khi công trình đã bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường đình chỉ thi công xây dựng công trình. 1.4.3. Chánh Thanh tra xây dựng cấp huyện được xử phạt tiền các hành vi vi phạm hành chính tương đương thẩm quyền của Trưởng Công an cấp huyện. Chánh Thanh tra xây dựng cấp quận có trách nhiệm thụ lý hồ sơ xử lý vụ vi phạm vượt thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm theo thẩm quyền. Thanh tra viên xây dựng cấp quận và cấp phường đang thi hành công vụ được xử phạt theo thẩm quyền qui định tại khoản 1 Điều 38 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 1.5. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng 1.5.1. Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, cùng Tổ công tác lập hồ sơ, biên bản đình chỉ và đề xuất biện pháp xử lý báo cáo Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn và Thanh tra xây dựng quận, huyện chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản. Cán bộ Thanh tra xây dựng quận, huyện được phân công theo dõi đảm bảo có trách nhiệm phát hiện, đôn đốc và hỗ trợ Tổ công tác của phường, xã, thị trấn lập biên bản để xử lý vi phạm quy định về quản lý trật tự xây dựng, trực tiếp lập biên bản để xử lý trong trường hợp Tổ công tác chưa lập biên bản sau 24 giờ kể từ  khi phát hiện hành vi vi phạm, thông báo để Chủ tịch UBND phường, thị trấn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Tổ công tác. 1.5.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, sau khi nhận được hồ sơ, biên bản báo cáo đề xuất của cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm: Chậm nhất là sau 24 giờ kể từ thời đểm lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng trái phép, phải ra quyết định xử phạt. 1.6. Cơ sở pháp lý cho công tác xử lý vi phạm lý trật tự xây dựng đô thị - Bộ Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực 01 tháng 7 năm 2004. - Luật Thanh tra năm 2010. - Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000 - Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002. - Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lí quy hoạch đô thị. - Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. - Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 về của Chính Phủ Về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 05 năm 2000 về sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng. - Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. - Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. - Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lí công trình hạ tầng đô thị và quản lí sử dụng nhà. - Chỉ thị số 30/1999/CT-Ttg ngày 26 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch và quản lí xây dựng đô thị. - Quyết định số 89/2007/QĐ-Ttg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng Quân, Huyện và Thanh tra xây dựng Xã, Phường, Thị trấn tại Thành phố Hà nội va Thành phố Hồ Chí Minh. - Chỉ thị số 12/1999/CT-BXD ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật ngành xây dựng. - Thông tư liên tịch số 09/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Bộ xây dựng-Tổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp phép xây dựng và Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25 tháng 5 năm 2000 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC. - Quyết định số 79/2007/QĐ-UB ngày 11 tháng 7 năm 2007 của UBND Thành phố về việc Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố. - Quyết định số 99/2007/QĐ-UBND ngày 5 tháng 9 năm 2007 của UBND Thành phố Hà Nội về việc kiện toàn, củng cố tổ chức Thanh tra xây dựng Quận, Huyện và thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng Xã, Phương, Thị trấn tại Thành phố Hà Nội. - Quyết định số 25/2007/QĐ-BXD ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ xây dựng về việc ban hành các mẫu văn băn; Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra xây dựng Quận, Huyện, Xã, Phường, Thị trấn tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Quyết định số 25/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 2 năm 2002 của UBND Thành phố về việc Ban hành Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong qúa trình xây dựng các công trình tại Thành phố Hà Nội. - Chỉ thị số 30/CT-UB ngày 22 tháng 8 năm 2003 của UBND Thành phố Hà nội về việc Tăng cường công tác quản lí trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố. - Quyết định số 114/2003/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2003 ban hành Quy định tạm thời về quản lí và sử dụng các khoản thu phạt vi phạm hành chính trong quản lí trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH 2.1. Khái quát chung về địa bàn huyện Đông Anh Đông Anh là một huyện phía bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, phía Nam giáp Sông Hồng và sông Đuống, bên kia các sông này là các quận Tây Hồ, Long Biên và các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Gia Lâm, phía Đông giáp thị xã Từ Sơn và huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Mê Linh. Nhìn tổng thế Đông Anh có địa hình cao từ Phía Bắc xuống và từ phía Tây sang tạo lên hai dạng địa hình chính. Phía Tây và phía Bắc là các vùng đất cao, xen lẫn các dải đồi. Phía Nam và phía Đông Nam là vùng đất trũng. Địa hình trên gây khó khăn cho việc canh tác, xây dựng các công trình thuỷ lợi, điều tiết nguồn nước. Về giao thông đường bộ: huyện Đông Anh nằm trên quốc lộ 3 từ Hà Nội qua Đông Anh lên Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Một đường đi Việt Trì, Tuyên Quang lên đến cửa khẩu Thanh Thuỷ, tỉnh Hà Giang qua quốc lộ số 2. Về giao thông đường thuỷ: huyện Đông Anh có Sông Cà Lồ ở phía Bắc, Sông Hồng và Sông Đuống ở phía Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: đất nông nghiệp 9.785 ha, Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; đến nay Huyện có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; dân số trên 331.000 người, trong đó: dân cư đô thị chiếm 11%. Về công nghiệp, huyện Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện còn có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú…. Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh được thành lập vào ngày 01 tháng 11 năm 2002 theo Quyết định 100/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập lực lượng Thanh tra xây dựng thành phố Hà Nội với 21 cán bộ, chuyên viên. Đến nay lực lượng Thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh gồm 113 cán bộ, chuyên viên trong đó: Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh gồm: 20 cán bộ, chuyên viên, thanh tra viên được bổ nhiệm 01 Chánh thanh tra, 02 Phó chánh thanh tra, 14 chuyên viên, thanh tra viên chuyên ngành xây dựng, 01 lái xe, 01 kế toán, 01 tổng hợp kiêm văn thư, lưu trữ, đánh máy kiêm thủ quỹ. Các xã, thị trấn được t
Luận văn liên quan