Hầu hết mọi nơi trên thế giới, các hình thức đầu tư chứng khoán là một chủ đề được
nhiều người quan tâm. Và cách tiếp cận thị trường chứng khoán dễ dàng nhất là thông qua
các công ty chứng khoán.
Đối với Việt Nam, nơi mà thông tin về thị trường chứng khoán được quan tâm theo
dõi hàng ngày thì các công ty chứng khoán trở thành chủ thể có vai trò rất quan trọng trên
thị trường chứng khoán. Với những diễn biến của thị trường kể từ năm 2006, nhiều người
nhận định rằng chưa có nghề kinh doanh nào mà lãi nhanh và lãi to như nghề. mở công
ty chứng khoán (CK). Với 69 công ty đang hiện diện trên thị trường và thêm vài chục hồ
sơ đang đợi Ủy ban CK nhà nước cấp phép, các công ty CK đang chứng tỏ họ là “cỗ máy”
kiếm tiền hiệu quả nhất trong ngành tài chính mới nổi tại VN.
Vậy thực chất, thực trạng của các công ty chứng khoán tại Viêt Nam hoạt động như
thế nào, với những nghiệp vụ gì, những thách thức gặp phải cũng như xu hướng phát triển
của các công ty chứng khoán trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay? Họ làm gì
để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế? Đó là nội dung
của bài tiểu luận bộ môn thị trường tài chính: “Công ty chứng khoán (CTCK) và hoạt
động của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công ty chứng khoán và hoạt động của công ty chứng khóan trên thị trường chứng khóan Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHÓAN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHÓAN VIỆT NAM
GV: PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn
SVTH: 1. Huỳnh Phi Yến
2. Nguyễn Thị Thanh Tú
3. Phạm Thị Kim Tuyến
4. Nguyễn Thị Bích Thủy
5. Lâm Ngọc Thảo
6. Nguyễn Thị Mỹ Điểm
Lớp: Cao học NH Đêm 2 – K16
Tháng 3/2008
MỞ ĐẦU
Hầu hết mọi nơi trên thế giới, các hình thức đầu tư chứng khoán là một chủ đề được
nhiều người quan tâm. Và cách tiếp cận thị trường chứng khoán dễ dàng nhất là thông qua
các công ty chứng khoán.
Đối với Việt Nam, nơi mà thông tin về thị trường chứng khoán được quan tâm theo
dõi hàng ngày thì các công ty chứng khoán trở thành chủ thể có vai trò rất quan trọng trên
thị trường chứng khoán. Với những diễn biến của thị trường kể từ năm 2006, nhiều người
nhận định rằng chưa có nghề kinh doanh nào mà lãi nhanh và lãi to như nghề... mở công
ty chứng khoán (CK). Với 69 công ty đang hiện diện trên thị trường và thêm vài chục hồ
sơ đang đợi Ủy ban CK nhà nước cấp phép, các công ty CK đang chứng tỏ họ là “cỗ máy”
kiếm tiền hiệu quả nhất trong ngành tài chính mới nổi tại VN...
Vậy thực chất, thực trạng của các công ty chứng khoán tại Viêt Nam hoạt động như
thế nào, với những nghiệp vụ gì, những thách thức gặp phải cũng như xu hướng phát triển
của các công ty chứng khoán trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay? Họ làm gì
để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế? Đó là nội dung
của bài tiểu luận bộ môn thị trường tài chính: “Công ty chứng khoán (CTCK) và hoạt
động của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
A : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHÓAN
1. Các công ty chứng khoán:
Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng
khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
Như vậy, Công ty chứng khóan là một định chế tài chính được Ủy ban chứng khóan
Nhà nước ra quyết định thành lập và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chứng khóan.
2. Hình thức tổ chức:
Công ty chứng khoán được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của
Luật Chứng khoán và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam dưới 2 hình thức sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH từ 2 thành viên trở lên hay TNHH 1 thành
viên).
- Công ty chứng khóan cổ phần.
3. Chức năng nhiệm vụ và nghĩa vụ của Công ty chứng khóan:
* Chức năng:
Một Công ty Chứng khóan tương tự như công ty sản xuất trong đó sản phẩm của nó
chính là dịch vụ mà nó cung cấp cho khách hàng, do đó có các chức năng chính như sau:
- Chức năng tiếp thị và bán hàng:
Tiếp thị nhằm tìm hiểu công chúng đầu tư ưa thích loại chứng khoán nào để từ đó đưa
ra được chiến lược cổ phiếu sản phẩm phục vụ khách hàng ( như cổ phiếu, trái phiếu công
ty, trái phiếu chính phủ...).
- Chức năng "sản xuất":
“Sản xuất” ở đây được hiểu là quy trình tạo ra sản phẩm cuối cùng để công ty chứng
khóan cung cấp cho khách hàng. Vì thế, khi nhà môi giới tiến hành một thương vụ thì quy
trình thực hiện giao dịch được tiến hành. Và việc một giao dịch được xử lý như thế nào là
hết sức quan trọng vì nó chứng minh cho khách hàng thấy tính chuyên nghiệp của Công ty
chứng khóan.
- Chức năng hành chính, hỗ trợ :
Khu vực này trợ giúp, hỗ trợ, duy trì việc giao dịch hàng ngày của công ty chứng
khóan. Ở các nước, thông thường để thực hiện một lệnh thì các bộ phận chức năng liên
quan chủ yếu là:
+ Bộ phận thực hiện lệnh (Order room): có trách nhiệm xử lý các lệnh mua bán và
ghi chép chính xác việc thực hiện các lệnh đó.
+ Bộ phận mua và bán (Purchase and Sale): xây dựng kế hoạch mua bán chứng
khoán và định hướng, điều hòa khách hàng với môi giới.
+Bộ phận ký quỹ (Margin): đảm bảo tài khoản của khách hàng luôn trong trạng thái
phù hợp với các quy định, chính sách của công ty.
+ Bộ phận thủ quỹ (Cashiering): thực hiện công việc giao nhận, kho quỹ...
+ Bộ phận quản lý hồ sơ (Stock record): lập số hiệu và mã tài khoản, kiểm toán, luân
chuyển chứng khoán.
+ Bộ phận kế toán (Accounting): thực hiện công việc hạch toán kế toán .
+ Bộ phận quản lý cổ tức, tiền lãi trái phiếu (Dividend)
+ Bộ phận ủy quyền (Proxy): bỏ phiếu cho khách hàng, thông tin cho khách hàng.
+ Bộ phận chứng khoán (Sale).
+ Bộ phận quản lý tài khoản mới (New accounts).
* Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ của các công ty chứng khoán là phải tự xử lý các thủ tục của dịch vụ giao
dịch trực tuyến, không được uỷ quyền cho các tổ chức khác. Các công ty chứng khoán
không được phép hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật hoặc dịch vụ thông tin
trong việc thực hiện dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến thông qua việc thanh toán
chi phí dịch vụ.
- Công ty chứng khoán có trách nhiệm bảo mật thông tin của các tổ chức, cá nhân
tham gia giao dịch trực tuyến theo quy định của pháp luật; không được phép công bố ra
bên ngoài trang kinh doanh hợp pháp các chương trình hoặc hệ thống liên quan đến tài
khoản tiền, chứng khoán, thông tin nhận dạng và các dữ liệu khác của nhà đầu tư.
- Đặc biệt, các công ty chứng khoán phải công bố những rủi ro có liên quan trên “Bản
công bố rủi ro”, trên trang thông tin điện tử chính thức của công ty và trên phần mềm ứng
dụng của khách hàng.
* Nghĩa vụ của công ty chứng khóan:
Một công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ như sau (theo luật chứng khóan):
- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những
xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan.
- Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán
của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.
- Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty.
- Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp
nhận rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho
khách hàng phải phù hợp với khách hàng đó.
- Tuân thủ các quy định bảo đảm vốn khả dụng theo quy định của Bộ Tài chính.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại
công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự
cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty.
- Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch
của khách hàng và của công ty.
- Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng
khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật.
- Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 104 của Luật chứng khóan và
chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính.
B.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN:
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường
chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc
biệt là các công ty chứng khoán (CtyCK). Sự trưởng thành của các CtyCK Việt Nam
không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua
phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Tính đến cuối năm 2007, UBCKNN đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán
cho 69 công ty, với tổng số vốn điều lệ trên 6000 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 30/6/2007,
ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng
giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh.
Mặc dù số lượng CtyCK đi vào hoạt động từ năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm
2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CtyCK vẫn khá tốt, điển
hình là các CtyCK đã có thời gian hoạt động lâu như CtyCK Sài Gòn (SSI) - lợi nhuận sau
thuế đạt 668,5 tỷ đồng, CtyCK ACB (ACBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, CtyCK
Bảo Việt (BVSC) - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng... và một số CtyCK tuy mới triển
khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CtyCK đàn anh như: CtyCK Ngân
hàng Sài Gòn Thương tín (SBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CtyCK Đại Việt -
lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng, CtyCK Quốc Tế Việt Nam - lợi nhuận sau thuế đạt
23,7 tỷ đồng.
1/ VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
Theo điều 6 luật chứng khoán năm 2006, Môi giới chứng khoán là việc công ty
chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng. Vốn pháp
định cho nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán, công ty CK có vốn đấu tư nước
ngoài, chi nhánh công ty CK nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với khách hàng:
+Quyết định mua bán (khối lượng, giá cả, thời điểm).
+Hưởng và chịu trách nhiệm về kết quả mua bán của mình (lỗ, lãi);
+ Thanh toán phí cho cộng ty CK.
Đối với công ty chứng khoán:
+Trung gian khớp các lệnh mua, bán của khách hàng.
+ Cung cấp các thông tin và tư vấn giúp khách hàng đưa ra các quyết định đầu tư
đúng đắn.
+Nhận phí môi giới từ khách hàng.
Hiện nay, hoạt động môi giới được áp dụng trên cả thị trường tập trung và thị trường
phi tập trung.
a/ Quy trình giao dịch môi giới trên thị trường tập trung:
Đối với nhà đầu tư:
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch tại công ty CK:
+ Ký hợp đồng mở tài khoản
+Nộp tiền ký quỹ (để mua CK)
+Lưu ký CK (để bán CK)
Bước 2: viết lệnh mua bán CK
Đối với công ty CK:
Bước 1: Hướng dẫn nhà đầu tư cách giao dịch
Bước 2: Nhận lệnh từ khách hàng
Bước 3: Kiểm tra lệnh: Đối chiếu số dư tiền và chứng khoán trên tài khoản
của khách hàng; Kiểm tra tính hợp lệ khác của lệnh.
Bước 4: Truyền lệnh vào Trung tâm giao dịch.
Bước 5: Đại diện giao dịch của CTCK tại Trung tâm giao dịch (TTGD) sẽ
nhập lệnh vào hệ thống máy tính của TTGD. Sau đó, thông báo kết quả giao
dịch về công ty chứng khoán.
Bước 6: CTCK thông báo kết quả giao dịch cho khách hàng của mình.
Đối với trung tâm giao dịch:
Bước 1: Thực hiện khớp lệnh.
Bước 2: Thông báo kết quả giao dịch cho đại diện của CTCK.
Sơ đồ giao dịch môi giới trên thị trường tập trung:
Nhà đầu tư
6. Thông báo kết quả 1.Mở tài khoản, đặt
Công ty chứng khoán
5. Kiểm tra kết quả 2. Kiểm tra lệnh,
Đại diện tại sàn
4. Thông báo kết quả 3. Gõ lệnh vào hệ
Trung tâm giao dịch
chứng khốn
b/ Môi giới CK trên thị trường phi tập trung (OTC):
Nhà đầu tư có thể lựa chọn việc mua bán CK OTC qua môi giới cá nhân và qua công
ty chứng khoán. Lợi ích khi lựa chọn công ty CK làm trung gian mua bán cổ phiếu OTC
đó là: trước nhất là làm giảm thời gian giao dịch cho các bên tham gia, giảm chi phí
chuyển nhượng; Giảm thiểu rủi ro về pháp luật: chuyển nhượng những CK chưa được
phép chuyển nhượng. Đồng thời giảm rủi ro thanh toán, chứng khoán giả . .
Trình tự môi giới cổ phiếu OTC:
Đặt yêu cầu bán Đặt yêu cầu mua
Người bán Công ty chứng khoán Người mua
Xác nhận thủ tục Làm thủ tục chuyển
Tổ chức phát hành
Một trong những nguồn thu lớn nhất của các công ty CK đến từ mảng môi giới, hiện
đang được tính ở mức 0,2-0,3% tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư (cá biệt có công
ty thu đến 0,5%). Nếu tính trung bình thị trường TP.HCM và Hà Nội đạt tổng giá trị giao
dịch hơn 1.000 tỉ đồng/phiên thì cứ mỗi phiên 55 công CK “xơi” chừng 2-3 tỉ đồng
Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty CK
đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày
31/12/2006). Trong đó, đối với những công ty CK đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ
trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản,
chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm
13,48%; CtyCK Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; công ty CK Ngân
hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61%. Bên cạnh đó, một số CtyCK tuy
mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720
tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thị phần, công ty
CK Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần...
Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 của các công
ty CK đạt 25.196 tỷ đồng. Những công ty CK có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là
những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản (xem bảng
dưới đây).
Công ty Doanh số giao dịch Thị phần giao
chứng khoán tháng 6/2007 dịch tháng 6/2007
VCBS 6.362,5 25,25%
ACBS 3.361 13,34%
SSI 3.253 12,91%
BVSC 2.182 8,66%
BSC 1.313 5,21%
Đơn vị: tỷ đồng
Moâi giôùi CK laø nghieäp vuï khoâng theå thieáu trong baát kyø coâng ty CK
naøo.Trong nghieäp vuï moâi giôùi CK, nhaân vieân moâi giôùi ñoùng vai troø quan
troïng nhaát goùp phaàn quyeát ñònh taïo neân doanh thu cho caùc coâng ty naøy.
Theo định nghĩa của tạp chí Value - line chuyên về chứng khoán thì môi giới CK
(tiếng Anh gọi là broker là người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng thông qua
việc tư vấn, thực hiện hợp đồng mua bản. Khi người môi giới CK giỏi về nghiệp vụ và có
kinh ghiệm, họ sẽ trở thành các nhà tư vấn đầu tư về chứng khoán. Khi đó, bằng kinh
nghiệm và khả năng đánh giá tình hình tài chính trên thị trường, họ sẽ đưa ra những
khuyến cáo giúp khách hàng nên mua, nên bán cổ phiếu hay trái phiếu cửa công ty nào).
Môi giới chứng khoán (MGCK) là người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng,
có thể là tổ chức, Cty hay cá nhân, thông qua việc tư vấn, thực hiện các giao dịch. Vì vậy,
công việc của người MGCK bao gồm thu thập và thẩm định thông tin về thị trường cổ
phiếu trong hoặc ngoài nước, chứng khoán và trái phiếu chính phủ; trên cơ sở đó đưa ra
lời khuyên thích hợp cho khách hàng.
Những người MGCK giúp bạn tiết kiệm rất nhiều trong giao dịch. Nếu không có sự
giúp đỡ của họ, bạn có thể phải bỏ ra chi phí gấp mười lần để thương lượng thành
công. Đây là một khoản chi phí hợp lý cho những giao dịch lớn
Nhà MGCK thực hiện giao dịch cho những nhà đầu tư trên thị trường CK. Nhà
MGCK thường tư vấn cho khách hàng của mình trong những giao dịch chứng khoán;
phân tích và giải thích cho thân chủ về phương thức hoạt động của thị trường CK, thu thập
thông tin để giúp họ có sự đầu tư tốt nhất. Khi được uỷ thác giao dịch, nhà MGCK liền
liên lạc với sàn giao dịch thông qua mạng internet hay mạng điện thoại.
Khi giao dịch được tiến hành, nhà môi giới thông báo tên người giao dịch và giá cả
giao dịch. Người mua sẽ trả tiền cho cố phiếu họ đã mua và nhà môi giới tiến hành thông
tin cho người mua về mã số của cổ phiếu. Sau đó hai bên kết thúc giao dịch.
2/ Về hoạt động tự doanh:
Theo điều 6 luật chứng khoán : Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng
khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình .
Mục đích của hoạt động tự doanh : Mua bán CK cho chính
mình
Yêu cầu của hoạt động tự doanh : Phải tách biệt giữa tự doanh
với môi giới, quản lý danh mục đầu tư. Đồng thời công ty CK phải ưu tiên
thực hiện lệnh cho khách hàng trước lệnh tự doanh
Vai trò của hoạt động tự doanh : Các công ty CK thực hiện
hoạt động tự doanh với vai trò rất quan trọng. Họ là nhà tạo lập thị
trường.
Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ
đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14
CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC
không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng
1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007). Một số công ty có giá
trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao.
Đối với khối công ty CK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá
trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm
30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm
35,63% giá trị tự doanh của 59 CtyCK). Một số công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh
mặc dù hoạt động chưa lâu như: công ty CK Ngân hàng Sacombank (giá trị chứng khoán
tự doanh đạt 571 tỷ đồng), CtyCK Vndirect (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ
đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á (giá trị chứng khoán tự doanh doanh đạt 458 tỷ
đồng).
Tuy nhiên, một số công ty đang “phất” lên chủ yếu nhờ mảng tự doanh. Trong đó, SSI
đang được xem là công ty CK có mảng tự doanh mạnh nhất trên thị trường. Năm 2006,
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty này lên đến 1.786 tỉ đồng, trong khi đầu
tư tài chính dài hạn chỉ có 147,8 tỉ đồng. Giới đầu tư nói với nhau rằng chính nhờ loạt cổ
phiếu mua được khi còn ở mức giá rất thấp, mỗi năm SSI chỉ việc “rung đùi” từ từ bán ra
kiếm lời tiền tỉ.
Vì sao các công ty CK thường thắng lớn trong việc tự doanh cũng là một câu hỏi giới
đầu tư thường đặt ra. Một chuyên gia CK cho biết các công ty CK có lợi thế bởi thường
xuyên được tiếp cận với các thông tin “nhạy cảm”, đại loại như quĩ đầu tư nước ngoài nào
sắp vào, đem vào bao nhiêu tiền, “gu” đầu tư của họ ra sao... Đặc biệt, khi các quĩ này đặt
lệnh mua bán thì chính các công ty CK là người đầu tiên được biết, và một số công ty
cũng đặt lệnh theo cho mình. “Cầm tiền chạy trước quĩ (đầu tư)”, theo chuyên gia này, là
một hành vi được xem là bất hợp pháp của các nhà môi giới mà hiện vẫn chưa được kiểm
soát trên thị trường CK VN.
3/ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH, ĐẠI LÝ PHÁT HÀNH
Theo Luật, Tổ chức phát hành muốn phát hành cần phải có Tổ chức bảo lãnh.
Bảo lãnh phát hành chứng khốn là việc tổ chức bảo lãnh
phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ
tục trước khi chào bán chứng khốn, nhận mua một phần hay
tồn bộ chứng khốn của tổ chức phát hành để bán lại hoặc
mua số chứng khốn cịn lại chưa được phân phối hết của tổ
chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc
phân phối chứng khốn ra cơng chúng.
Tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỉ
lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành.
Hiện nay, trên thế giới cĩ một số hình thức bảo lãnh phát
hành sau:
*Bảo lãnh cam kết chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà
tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua tồn bộ số chứng
khốn phát hành cho dù cĩ phân phối hết hay khơng.
*Bảo lãnh cố gắng tối đa: là phương thức bảo lãnh mà
theo đĩ tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý phát hành cho
tổ chức phát hành.Tổ chức bảo lãnh khơng cam kết bán tồn
bộ số chứng khốn mà cam kết sẽ cố gắng tối đa. Số chứng
khốn cịn lại nếu khơng phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức
phát hành. Như vậy, kết quả của việc bán chứng khốn của tổ
chức phát hành tuỳ thuộc vào khả năng, uy tín và sự lựa
chọn nhà đầu tư của tổ chức bảo lãnh.
*Bảo lãnh tất cả hoặc không: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức phát
hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không
phân phối hết sẽ huỷ bỏ đợt phát hành.Theo phương thức này, không có một sự bảo đảm
đợt phát hành có thành công hay không, nên UBCKNN thường qui định số chứng khoán
mà nhà đầu tư đã mua trong thời gian cần bán sẽ được giữ bởi một người thứ ba để chờ
kết quả cuối cùng của đợt phát hành. Nếu đợt phát hành không thành công thì nhà đầu tư
sẽ được trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc.
*Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu : là phương thức kết hợp giữa phương thức bảo
lãnh