Tiểu luận Corporate entrepreneurship contingencies and organizational wealth creation

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu sự liên hệ giữa doanh nghiệp tiên phong khai phá và việc tạo ra tài sản, lợi nhuận, tăng trưởng bằng cách phát triển và thử nghiệm các mô hình, từ đó làm rõ bản chất ảnh hưởng của Corporate Entrepreneurship, môi trường kinh doanh và công tác tổ chức lên tổ chức thực hiện. Nhận dạng vấn đề cần nghiên cứu:  Tinh thần hợp tác kinh doanh. (corporate entrepreneurship/ Interactions)  Môi trường kinh doanh. (environmental conditions)  Công tác tổ chức. (organizational characteristics)

doc36 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Corporate entrepreneurship contingencies and organizational wealth creation, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: CORPORATE ENTREPRENEURSHIP CONTINGENCIES AND ORGANIZATIONAL WEALTH CREATION GVHD: Ths. NGUYỄN HÙNG PHONG TH: NHÓM 11 – LỚP ĐÊM 1 – K20 1.Lê Hữu Phước (Nhóm Trưởng) 6. Võ Xuân Huy 2. Trần Văn Chung 7. Lê Thị Thuỳ Trang 3. Đặng Công Trí 8. Nguyễn Diệu Hương 4. Trần Ngọc Vũ 9. Phan Ngọc Thanh Thư 5. Dương Phúc Hải 10. Võ Thị Uyên Phương TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 03/ 2011   BẢNG: ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ THAM GIA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Hệ số tham gia và đóng góp: Từ 0 – 1 (Tương ứng tỷ lệ đóng góp từ 0% - 100%). Tiêu chí chung: Tham gia tất cả các cuộc họp nhóm, có mặt đúng giờ theo quy định, hoàn tất công việc được nhóm trưởng phân công, tinh thần đoàn kết tốt, giúp đỡ nhau trong công việc, đóng góp chung cho đề tài. Tiêu chí chấm cụ thể: Theo mức độ tham gia và đóng góp trong công việc (nêu cụ thể trong bảng sau). Đồng thời, ngoài công việc phụ trách, từng thành viên phải đóng góp, nêu ý kiến và tranh luận chung cho các câu hỏi khác và cả đề tài. STT  Họ và Tên  Tham gia và đóng góp công việc cho nhóm  Hệ số tham gia và đóng góp   1  Lê Hữu Phước (Nhóm trưởng)  Dịch tài liệu từ trang 521 – 523. Tổng hợp tài liệu dịch từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt. Thảo luận, chuẩn bị file word – PP câu hỏi 1 và 3. Tổng hợp file Word, PP cuối cùng.  1   2  Võ Thị Uyên Phương  Dịch tài liệu từ trang 540 – 542. Thảo luận, chuẩn bị file word – PP câu hỏi 3.  1   3  Dương Phúc Hải  Dịch tài liệu từ trang 529 – 531. Thảo luận, chuẩn bị file word – PP câu hỏi 4.  1   4  Phan Ngọc Thanh Thư  Dịch tài liệu từ trang 543 – 545. Thảo luận, chuẩn bị file word – PP câu hỏi 4.  1   5  Trần Ngọc Vũ  Dịch tài liệu từ trang 527 – 529. Thảo luận, chuẩn bị file word – PP câu hỏi 5.  1   6  Nguyễn Diệu Hương  Dịch tài liệu từ trang 538 – 539. Thảo luận, chuẩn bị file word- PP câu hỏi 5.  1   7  Trần Văn Chung  Dịch tài liệu từ trang 518 – 520. Thảo luận, chuẩn bị file word- PP câu hỏi 6.  1   8  Lê Thị Thùy Trang  Dịch tài liệu từ trang 536 – 537. Thảo luận, chuẩn bị file word- PP câu hỏi 6.  1   9  Võ Xuân Huy  Dịch tài liệu từ trang 533-535. Thảo luận, chuẩn bị file word – PP câu hỏi 2.  1   10  Đặng Công Trí  Dịch tài liệu từ trang 524-526. Thảo luận, chuẩn bị file word – PP câu hỏi 2.  1   MỤC LỤC CÂU 1: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1 CÂU 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI 2 CÂU 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC GIẢ ĐÃ SỬ DỤNG 5 CÂU 4: HÃY CHỈ RA RẰNG VIỆC TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN, CÓ THÍCH ỨNG, CÓ ỦNG HỘ CHO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÓ HAY KHÔNG ? 10 CÂU 5: CÁCH ĐẶT CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÓ CHẶT CHẼ HAY KHÔNG? 18 CÂU 6: DỰA TRÊN KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ HÃY GIẢI THÍCH KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ 22 ĐỀ TÀI: Corporate Entrepreneurship Contingencies And Organizational Wealth Creation Khoa Kinh tế, Đại học Ljuiblijana, Ljubljana, Slovenia và Robert D.Hisrich. Trường quản lý Weatherhead, thuộc đại học phía tây Case , Cleverland, Bang Ohio, Mỹ Yêu cầu của giảng viên: 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2. Mô hình lý thuyết & mô hình cụ thể của đề tài. 3. Hãy chỉ ra phương pháp nghiên cứu mà tác giả đó đã sử  dụng. 4. Chỉ ra rằng việc tóm lược lý thuyết có liên quan, có thích ứng, có ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không?  5. Cách đặt các câu hỏi & giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không?   6. Dựa trên kết quả xử lý thống kê hãy giải thích kết quả xử lý thống kê. CÂU 1: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu sự liên hệ giữa doanh nghiệp tiên phong khai phá và việc tạo ra tài sản, lợi nhuận, tăng trưởng bằng cách phát triển và thử nghiệm các mô hình, từ đó làm rõ bản chất ảnh hưởng của Corporate Entrepreneurship, môi trường kinh doanh và công tác tổ chức lên tổ chức thực hiện. Nhận dạng vấn đề cần nghiên cứu: Tinh thần hợp tác kinh doanh. (corporate entrepreneurship/ Interactions) Môi trường kinh doanh. (environmental conditions) Công tác tổ chức. (organizational characteristics) CÂU 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI 2.1) Mô hình lý thuyết (nghiên cứu giải thích) 2.1.1) Tóm lược Nêu lên mối quan hệ những cách thức nào đã góp phần cho tăng trưởng của tổ chức, lợi nhuận, của cải và hợp tác kinh doanh (CE) của doanh nghiệp. Nghiên cứu trước đây: Đề tài nghiên cứu tác giả đã thu thập dữ liệu từ các công trình nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Rumet và cộng sự.,1994; Hisrich và Peter 1998; Schollhammer 1981, 1982; Burgelman 1993 (Trích đề tài nghiên cứu –Trang 518 và Table 1). Nghiên cứu của Zahra 1991, 1993a; Russell và Russell 1992, Zahra  và Covin 1995. Nghiên cứu của Antoncic và Hisrich (2001) 2.1.2) Thảo luận với những nhà nghiên cứu khác Những học giả và học viên tỏ ra thích thú khái niệm này từ những năm 80 vì những tác dụng của nó (Schollhammer, 1981, 1982, Burgelman, 1983, 1985, Kanter, 1984, Pinchot, 1985, Rule and Irwin, 1988, Mc Kinney và McKinney,1989, Gruth và Ginsberg,1990, Zahra, 1991). Việc thực hiện đổi mới của doanh nghiệp đầu tiên không chỉ quan trọng cho các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức kinh doanh vừa (Covin và Slevin, 1989, Covin và Covin,1990, Carrier, 1994). Nó mang lại lợi ích các tổ chức kinh doanh riêng biệt cũng như toàn bộ nền kinh tế. Kể từ khi doanh nghiệp thực hiện đổi mới đầu tiên có thể ảnh hưởng đến kinh tế bằng tăng năng suất, cải tạo phương thức tốt nhất, sáng tạo công nghiệp mới và tăng mức cạnh tranh quốc tế (Wennekers và Thurik, 1999). 2.2) Mô hình cụ thể của đề tài: 2.2.1) Các yếu tố thành phần Environmental conditions (điều kiện môi trường) Technological opportunities - Cơ hội công nghệ (kinh nghiệm các nhà nghiên cứu trước đây) Industry growth - tăng trưởng công nghiệp (kinh nghiệm các nhà nghiên cứu trước đây) Demand for new products - nhu cầu sản phẩm mới (kinh nghiệm các nhà nghiên cứu trước đây) Organizational characteristics – đặc tính tổ chức Organizational support – hỗ trợ tổ chức Formal controls - kiểm soát chính thức Formal controls (quadratic term) – kiểm soát chính thức “hiệu chỉnh” Number of alliances – số lượng các liên minh Number of alliances (quadratic term) – số lượng các liên minh “hiệu chỉnh” Corporate entrepreneurship (CE) – hợp tác kinh doanh Interactions – tương tác Technological opportunities:CE – cơ hội công nghệ Industry growth:CE - tăng trưởng công nghiệp - CE Demand for new products:CE - nhu cầu sản phẩm mới- CE Organizational support:CE - hỗ trợ tổ chức -CE Formal controls:CE - kiểm soát chính thức Number of alliances:CE - số lượng các liên minh 2.2.2) Mô hình cụ thể với các giả thuyết đặt ra Sơ đồ: Mô hình cụ thể với các giả thiết đặt ra  CÂU 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC GIẢ ĐÃ SỬ DỤNG Thiết kế hỗn hợp khám phá: Tác giả kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng. Trong đó, định tính là phương pháp các nhà nghiên cứu sử dụng để khám phá hiện tượng khoa học cần nghiên cứu. Sau đó, dùng phương pháp định lượng để khẳng định kết quả định tính. 3.1) Nghiên cứu định tính Định tính: Đề tài áp dụng phương pháp Grounded Theory (GT) Phương pháp GT: Xây dựng lý thuyết khoa học dựa trên dữ liệu thông qua việc thu nhập, so sánh dữ liệu để nhận dạng, xây dựng và kết nối các khái niệm lại với nhau. Đề tài nghiên cứu tác giả đã thu thập dữ liệu từ các công trình nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Rumet và cộng sự.,1994; Hisrich và Peter 1998; Schollhammer 1981, 1982; Burgelman 1993 ( Trích đề tài nghiên cứu –Trang 518 và Table 1) Qua đó, tác giả đã so sánh các dữ liệu từ các công trình nghiên cứu trước đây. Thông qua quá trình nhận dạng, xây dựng tác giả đã đưa ra mối quan hệ giữa Sự hợp tác trong doanh nghiêp (CE- corporate entrepreneuhship) và Sự tạo ra của cải (nghĩa là sự tạo ra tài sản tài chính hữu hình) (organizational wealth creation). Dữ liệu của nghiên cứu được lấy từ 477 công ty ở Slovenia – được thu thập qua email. Mối quan hệ này chịu ảnh hưởng và tác động của 3 biến : sự giàu có (organizational wealth creation), sự tăng trưởng (growth) và lợi nhuận (profitability) Các nghiên cứu trước đây chưa khảo sát và làm rõ đến mối quan hệ này. Nghiên cứu của Zahra 1991, 1993a; Russell và Russell 1992, Zahra và Covin 1995 được đánh giá là công trình lớn nhưng chỉ khảo sát về những tác động trực tiếp giữa Các hoạt động trong doanh nghiệp và sự định hướng trên sự tăng trưởng và lợi nhuận. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu trước chính là kho tài liệu và là tiền đề cho nghiên cứu này. Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo các tài liệu từ nhiều nguồn khác. Antoncic và Hisrich đã xây dựng Học thuyết và Giả thuyết hình thành nên một mô hình quy phạm chuẩn được thể hiện qua các 7 giả thuyết sau: H1: Mức độ Corporate Entrepreneurship sẽ chịu tác động tích cực của hiệu suất về mặt tổ chức (organizational performance), thể hiện qua: (a) tăng trưởng –growth, (b) lợi nhuận Profitability, (c) sự tạo ra của cải vật chất mới new wealth creation. H2: Corporate Entrepreneurship sẽ được ảnh hưởng trực tiếp tích cực bởi: (a) mức độ năng động của môi trường; (b) sự tăng trưởng công nghiệp; (c) công nghệ cơ hội và nhu cầu (d) cho các sản phẩm mới. H3: Hiệu quả về mặt tổ chức (tăng trưởng, lợi nhuận, và tạo ra của cải mới) sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp tích cực (với sự điều phối của việc hợp tác trong doanh nghiệp) bởi: (a) mức độ năng động của môi trường; (b) ngành công nghiệp tăng trưởng; (c) các cơ hội công nghệ, và (d) nhu cầu mới sản phẩm. H4: Hiệu quả về mặt tổ chức (tăng trưởng, lợi nhuận, và tạo ra của cải mới) sẽ chịu ảnh hưởng một cách tích cực bởi mức độ tương tác giữa các doanh nghiệp và điều kiện môi trường, chẳng hạn như: (a) mức độ môi trường năng động, (b) sự tăng trưởng công nghiệp; (c) công nghệ và nhu cầu (d) cho các sản phẩm mới. H5a: Mức độ hỗ trợ tổ chức có quan hệ trực tiếp tích cực đến mức độ Corporate Entrepreneurship của công ty. H5b: Mức độ của sự kiểm soát chính thức trong nội bộ công ty có liên quan trực tiếp tích cực đến sự hợp tác trong doanh nghiệp, nhưng sẽ tồn tại theo hình U-hình đảo ngược. H5c: Các liên kết trực tiếp giữa số lượng của công ty của liên minh và mức độ của hợp tác trong doanh nghiệp là tích cực, nhưng có hình thức của một U-hình đảo ngược. H6: Hiệu quả (tăng trưởng, lợi nhuận, và tạo ra của cải mới) chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp và tích cực (với sự điều phối của sự hợp tác trong doanh nghiệp) bởi: (a) mức độ hỗ trợ tổ chức; (b) kiểm soát chính thức; và (c) liên minh chiến lược của một tổ chức. H7: Hiệu quả (tăng trưởng, lợi nhuận và tạo ra của cải mới) chịu ảnh hưởng tích cực bởi mức độ tác động qua lại giữa hợp tác trong doanh nghiệp và các yếu tố về tổ chức, thể hiện qua : (a) Sự hỗ trợ của tổ chức; (b) Kiểm soát chính thức; và (c) sự liên kết các chiến lược. Dựa vào những giả thuyết trên, tác giả đã đưa ra thang đo lường (Predictor) thông qua các 3 biến ( sự tăng trưởng, lợi nhuận và tạo ra của cải mới). Các yếu tố thể hiện mối quan hệ này là: Điều kiện môi trường: ( Environmental Conditions): Công nghệ ( Technological Opportunities). Sự tăng trưởng công nghiệp ( Industry Growth). Nhu cầu cho sản phẩm mới (Demand for new Products). Động lực (Dynamism). Đặc tính về mặt tổ chức: (Organizational Factors): Sự hỗ trợ trong tổ chức (O. Support). Kiểm soát chính thức (Formal Controls). Kiểm soát chính thức (Dạng bậc 2). Khối liên minh ( Number of alliances). Khối liên minh (Dạng bậc 2). Sự hợp tác trong doanh nghiệp (CE). Sự tác động qua lại (Interacion). Các yếu tố trong điều kiện môi trường và tổ chức có tác động trực tiếp và tích cực đến CE .Tác động này thể hiện rõ qua các giả thuyết H2c, H2b, H5a, H5b, H5c. Sự tác động tích cực này thể hiện qua 3 biến. Các yếu tố này kết hợp với CE, tác động nội bộ gián tiếp thông qua các chỉ số được đo lường (3 biến). Chính CE cũng tự tác động lẫn nhau ( tác động nội bộ ). Kết quả này phần định lượng sẽ thể hiện rõ CE tự tác động như thế nào thông qua ba biến trên. Toàn bộ quá trình định tính được thể hiện rõ thông qua bảng trên. Và vấn đề định lượng để kiểm định lại mối quan hệ này đã được tác giả đo lường (Measuring Instrument)và nêu ra số liệu cụ thể trong bảng II ( Table II) 3.2) Nghiên cứu định lượng Dữ liệu được thu nhập bằng thư khảo sát. Bảng câu hỏi điều tra được gửi tới ủy viên quản trị cao nhất của những công ty được chọn và những phản ứng khuyết danh được đảm bảo. Những công ty được chọn từ cơ sở dữ liệu của bộ thương mại Slovenia. Bao gồm tất cả ngành nghề kinh doanh ở Slovenia, từ sự đa dạng của công nghiệp trừ tổ chức chăm sóc sức khỏe, thể chế tài chính, thể chế giáo dục. Sự đa dạng của công nghiệp bao gồm : sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp hàng hóa, xây dựng, bán lẻ và bán sỉ, công việc của kỹ sư, nghiên cứu và phát triển, hàng tiêu dùng và kinh doanh dịch vụ, vận chuyển và ngành dịch vụ công cộng. Từ đó tập trung nghiên cứu ngành kinh doanh hiện tại trong công ty. Chỉ những công ty có từ 30 nhân viên hoặc hơn mới được chọn. Trong cơ sở dữ liệu có 2086 công ty dáp ứng được yêu cầu đề ra, mỗi công ty sẽ nhận được một bảng câu hỏi điều tra. Bảng câu hỏi được thiết kế bằng tiếng Anh, sau đó được dịch sang tiếng Slovenia. Sau khi dịch, bảng câu hỏi đã được thử nghiệm trên 1 nhóm 5 nhà quản lý người Slovenia từ khu vực Koper. Kết quả thử nghiệm đề xuất 1 số thay đổi nhỏ trong từ ngữ của bảng câu hỏi chính xác sau cùng. Số lượng phản hồi là 502, chiếm 24,1% , 8 bảng câu hỏi để trống được trả lại cho những công ty đã miễn cưỡng tham gia nghiên cứu này. 494 bảng câu hỏi còn lại được kiểm tra dữ liệu thiếu, còn lại 477 có thể sử dụng được để phân tích. Trung bình những công ty trong mẫu khảo sát có từ 100 đến 249 nhân viên (làm việc toàn thời gian), doanh số bán hàng từ 5 đến 10 triệu USD, độ tuổi từ 21 đến 50, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, và tọa lạc tại các khu vực địa lý trung tâm (thủ đô Ljubljana của Slovenia và những vùng lân cận). Mẫu khảo sát này có thể so sánh được với cơ sở dữ liệu tổng thể về mặt quy mô doanh nghiệp, công nghiệp và vị trí địa lý. Tuy nhiên, sự phân bố của mẫu nghiên cứu hơi khác so với tổng thể; mẫu này có phần thiên về khảo sát những công ty lớn và ngành công nghiệp sản xuất. Các câu trả lời cho chủ doanh nghiệp (biến phụ thuộc trung gian) và những thành quả (biến phụ thuộc cuối cùng) đều được phân bổ trong phạm vi trả lời. CÂU 4: HÃY CHỈ RA RẰNG VIỆC TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN CÓ THÍCH ỨNG, CÓ ỦNG HỘ CHO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÓ HAY KHÔNG ? Ta có thể thấy rõ sự ủng hộ cho mô hình nghiên cứu thông qua việc tóm lược các lý thuyết nghiên cứu trước đây để phân tích 7 giả thuyết sau : Cải thiện kết quả của tổ chức, là những thuật ngữ luôn luôn chỉ sự tăng trưởng và lợi nhuận. Được cho là kết quả của việc hợp tác trong các tổ chức được thành lập (Covin và Slevin, 1991). Corporate Entrepreneurship là một phần của tổ chức thành công (Petersand Waterman, 1982; Kanter. 1984; Pinchot, 1985) và được phát hiện là có liên quan đến sự tăng trưởng và lợi nhuận (Covinand Slevin,1986; Zahra, 1991, 1993a; Zahra và Covin, 1995) của các công ty lớn. Nó được cho là một yếu tố dự báo tốt sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ (Covin, 1991), việc thực hiện trong môi trường cạnh tranh của các công ty nhỏ (Covin và Slevin, 1989), và tăng trưởng của các công ty y tế Hoa Kỳ (Stetzetal, 1998). Corporate Entrepreneurship được cho là có liên quan đến sự tăng trưởng của các công ty được thành lập từ các công ty có kích thước khác nhau và từ các ngành công nghiệp khác nhau của Slovenia và Mỹ, và lợi nhuận là của các công ty Slovenia chứ không phải công ty Mỹ (Antonic và Hisrich, 2001). Morris và Sexton (1996) đã phát hiện mối quan hệ thực sự giữa mở rộng doanh nghiệp và tăng trưởng nhưng không phải tăng lợi nhuận của công ty Mỹ. Các nghiên cứu khác (Zahrand và Covin, 1995; Wiklund, 1999) phát hiện ra rằng định hướng kinh doanh của các công ty nhỏ có sự bền vững lâu dài lên sự tăng trưởng và hiệu quả tài chính, thêm nữa là những tác dụng ngắn hạn. Doanh nghiệp thường tạo ra những giá trị mới (Hisrich và Peter, 1998). Trong khi đó mức lợi nhuận có thể được xem xét như sự cần thiết quan trọng. Điều kiện để hình thành tài sản của tổ chức mới (được định nghĩa trong nghiên cứu này như quỹ tài chính sẵn có), thường là không đủ. Lợi nhuận có thể có liên quan đến nhưng nó không giống như của cải mới. Của cải mới này cũng là một chức năng của sự tăng trưởng tổ chức, kể từ khi các công ty có lợi nhuận với mức tăng trưởng cao hơn, ceterisparibus, sẽ hình thành lượng cổ phiếu của các quỹ mới lớn hơn so với các công ty nhỏ với mức tăng trưởng thấp. Tạo ra của cải có tổ chức được coi là một hệ quả quan trọng, nhưng vẫn tiềm ẩn như là kết quả của Corporate Entrepreneurship của công ty nói chung (Kanter, 1984; Peter và Waterman, 1982; Pinchot, 1985) cũng như sát nhập doanh nghiệp được tạo ra để đo lường việc thực hiện (Naman và Slevin,1993). Tổ chức với thái độ quản lý doanh nghiệp hàng đầu tham gia vào các hoạt động kinh doanh dự kiến sẽ đạt được cấp độ cao hơn của sự tăng trưởng, lợi nhuận, và tạo ra sự giàu có mới hơn so với tổ chức thấp hơn trong việc Corporate Entrepreneurship. Nghiên cứu này hình thành giả thuyết sau: H1. Mức độ Corporate Entrepreneurship của công ty sẽ liên quan đến việc thực hiện tổ chức trong thuật ngữ: Tăng trưởng Lợi nhuận Tạo ra của cải mới Môi trường bên ngoài được xem như là một yếu tố quyết định của hoạt động chủ thể ở cả hai lĩnh vực cá nhân và tổ chức (Covin và Slevin,1991). Các nhà nghiên cứu xây dựng mô hình dự phòng (Zahra,1991; Russell,1992; Naman và Slevin,1993; Zahra và Colin,1995; Antoncic và Hisrich,2001) hoặc sử dụng sườn (Badguerahanitan và Abetti,1995) để giải thích và dự đoán hợp tác doanh nghiệp và xu thế thu nhập của nó để hợp tác; thêm nữa là sự đa dạng của môi trường bên trong, môi trường bên ngoài. Trong thuật ngữ ảnh hưởng Corporate Entrepreneurship, môi trường bên ngoài là điều kiện quan trọng quyết định đặc tính môi trường chắc chắn như sự năng động, cơ hội công nghệ, tăng trưởng công nghiệp, và đòi hỏi sản phẩm mới có thế tạo ra hành vi doanh nghiệp (Covin và Slevin, 1991; Zahra,1993a; Zahra và Covin ,1995; Dess etal,1997). Sự năng động đề cập đến bất ổn và thay đổi liên tục trong thị trường công ty. Tăng sự năng động có thể hỗ trợ theo đuổi Corporate Entrepreneurship vì nó có xu hướng tạo ra các cơ hội trong thị trường công ty (Zahra.1991). Tổ chức thường phản ứng với những điều kiện thử thách được tìm thấy trong sự năng động hoặc môi trường công nghệ cao bằng thái độ hợp tác. Thay đổi môi trường trong cấu trúc cạnh tranh công nghiệp và công nghệ được cho là ảnh hưởng Corporate Entrepreneurship của công ty (GuthandGinsberg,1990; Zahra ,1993a) và cho rằng sự suy giảm nhận thức của một ngành công nghiệp sẽ đẩy các công ty tăng các hoạt động cải tiến. Tăng thị trường, mặt khác, cung cấp các cơ hội dẫn đến tăng trưởng hoạt động thương mại. Việc phát triển thị trường đã cho thấy có liên quan đến sản phẩm mới trong đổi mới công ty sản xuất và được đề xuất có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp thành công (Hobson và Morrison,1983). Nhu cầu về sản phẩm mới cũng đại diện nhu cầu đẩy quan trọng (Zahra, 1993a) – điều mà khuyến khích việc Corporate Entrepreneurship. Do đó, nó được cho là rất năng động, cơ hội công nghệ, tăng trưởng công nghệ. Và các nhu cầu về sản phẩm mới sẽ có tác động tích cực đến Corporate Entrepreneurship. H2. Corporate Entrepreneurship sẽ ảnh hưởng trực tiếp tích cực bởi: Tác động bên ngoài của sự năng động Ngành công nghiệp tăng trưởng Cơ hội công nghệ Nhu cầu sản phẩm mới Vì Corporate Entrepreneurship của công ty được dự đoán sẽ tạo ra hiệu suất tổ chức về mặt tăng trưởng, lợi nhuận, và tạo ra của cải mới (xem H1), các điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan mon PPNCKH _Nhom 11 (Corporate Entrepreneurship Contingencies And Wealth Creation).doc
  • pdfTieu luan mon PPNCKH _Nhom 11 _Corporate Entrepreneurship Contingencies And Wealth Creation_.pdf
Luận văn liên quan