Tiểu luận Cuộc chạy đua lãi suất liệu đã đi đến hồi kết

Như chúng ta đã biết thì trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến nhảy vọt, chiến lược phát triển kinh tế đã từng bước đạt được những kết quả cao và đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Sau sự kiện mọc lên như nấm của các hợp tác xã tín dụng vào những năm cuối cùng của thập niên 1980, chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến sự ra đời nhiều đến như vậycủa các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng trong thời gian vừa qua. Khi mạng lưới được mở rộng, cácchi nhánh được thành lập, việc đầu tiên các ngân hàng phải làm là tìm cách tăng trưởng nguồn vốn huy động, tăng trưởng tổng tài sản. Quy mô của ngân hàng, củachi nhánh càng lớn khi số vốn huy động được càng nhiều và tổng tài sản càng lớn. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng trong thời gian qua cho dù đang thừa vốn nhưng không ngân hàng nào dám hạ lãi suất vì nếu làm như vậy, với kỳ hạn huy động chủ yếu vẫn là3-6 tháng như hiện nay, chỉ sau một vài quý nguồn vốn sẽ chảy sang các ngân hàng khác. Đây là điều mà không một người điều hành ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nào muốn. Việc lãi suất không hạ mà còn có xu hướng gia tăng bất kể vốn huy động được sử dụng nhiều hay ít sẽ tạo ra những tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho các ngân hàng vì theo thời gian, lãi suất cho vay phải cao mà điều này đồng nghĩa với rủi ro sẽ cao hơn. Khi lãi suất tăng đến mức độ nào đó thì chỉ còn toàn những dự án hết sức rủi ro mới có thể vay vốn. Thêm vào đó, để bù đắp cho chi phí huy động vốn, đồng thời lợi dụng những sự rắc rối trong các cách tính lãi suất mà không phải ai cũng có thể hiểu được nên một số ngân hàng đã đưa ra các phương thức cho vay với lãi suất trên bề mặt chỉ vào khoảng10%-12% một năm, nhưng lãi suất thực mà người vay phải trả cao gấp hai lần con số này. Biến động lãi suất huy động VND đã gây xáo trộn nhất định trên thị trường ngân hàng. Đề cập tới chủ đề lãi suất, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam ngày 12/6 có bài viết: “ Sau những phản ứng đầu tiên của ngày 11/6, ngày kế tiếp, 41 ngân hàng thương mại trong nước đã có các biểu lãi suất huy động VND mới. Mốc 17%/năm nhanh chóng bị vượt qua, đến 18%/năm và hiện một số thành viên đã có đỉnh mới tới 18,5%/năm, tiêu biểu như của Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank).”

pdf28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cuộc chạy đua lãi suất liệu đã đi đến hồi kết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 1 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu: ....................................................................................................2 I, Nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất :....................................................4 1.Khái niệm : ..................................................................................................4 2.Tình hình lãi suất các ngân hàng : ................................................................4 3.Nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất : ....................................................6 II,Ảnh hưởng và hệ lụy tới các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế: .............9 1.Ngân hàng thương mại bước vào cuộc đua tăng lãi suất khốc liệt nhất:........9 2.Cung tiền Đồng sẽ còn giảm: .......................................................................10 3.Dự báo những tác động của việc lãi suất tiền Đồng tăng cao:.......................12 III,Can thiệp của chinh phủ và ngân hàng Nhà nước: ......................................14 Kết luận: ........................................................................................................26 Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 2 LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết thì trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến nhảy vọt, chiến lược phát triển kinh tế đã từng bước đạt được những kết quả cao và đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Sau sự kiện mọc lên như nấm của các hợp tác xã tín dụng vào những năm cuối cùng của thập niên 1980, chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến sự ra đời nhiều đến như vậy của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng trong thời gian vừa qua. Khi mạng lưới được mở rộng, các chi nhánh được thành lập, việc đầu tiên các ngân hàng phải làm là tìm cách tăng trưởng nguồn vốn huy động, tăng trưởng tổng tài sản. Quy mô của ngân hàng, của chi nhánh càng lớn khi số vốn huy động được càng nhiều và tổng tài sản càng lớn. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng trong thời gian qua cho dù đang thừa vốn nhưng không ngân hàng nào dám hạ lãi suất vì nếu làm như vậy, với kỳ hạn huy động chủ yếu vẫn là 3-6 tháng như hiện nay, chỉ sau một vài quý nguồn vốn sẽ chảy sang các ngân hàng khác. Đây là điều mà không một người điều hành ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nào muốn. Việc lãi suất không hạ mà còn có xu hướng gia tăng bất kể vốn huy động được sử dụng nhiều hay ít sẽ tạo ra những tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho các ngân hàng vì theo thời gian, lãi suất cho vay phải cao mà điều này đồng nghĩa với rủi ro sẽ cao hơn. Khi lãi suất tăng đến mức độ nào đó thì chỉ còn toàn những dự án hết sức rủi ro mới có thể vay vốn. Thêm vào đó, để bù đắp cho chi phí huy động vốn, đồng thời lợi dụng những sự rắc rối trong các cách tính lãi suất mà không phải ai cũng có thể hiểu được nên một số ngân hàng đã đưa ra các phương thức cho vay với lãi suất trên bề mặt chỉ vào khoảng 10%-12% một năm, nhưng lãi suất thực mà người vay phải trả cao gấp hai lần con số này. Biến động lãi suất huy động VND đã gây xáo trộn nhất định trên thị trường ngân hàng. Đề cập tới chủ đề lãi suất, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam ngày 12/6 có bài viết: “ Sau những phản ứng đầu tiên của ngày 11/6, ngày kế tiếp, 41 ngân hàng thương mại trong nước đã có các biểu lãi suất huy động VND mới. Mốc 17%/năm nhanh chóng bị vượt qua, đến 18%/năm và hiện một số thành viên đã có đỉnh mới tới 18,5%/năm, tiêu biểu như của Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank)...” Trước những mức lãi suất khác nhau, dòng tiền gửi trên thị trường đã có những xáo trộn nhất định. Tuy nhiên sau đó nhiều ngân hàng lại đồng loạt thông báo giảm lãi suất cho vay và sẵn sàng nguồn vốn tiếp sức cho doanh nghiệp. Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 3 Chính bởi sự quan tâm nên chúng em đã lựa chọn đề tài: “ Cuộc chạy đua lãi suất liệu đã đi đến hồi kết ”. Với chút kiến thức ít ỏi của mình cùng những cố gắng sưu tầm tài kiệu tham khảo,chúng em xin trình bày một số ý kiến của mình và hy vọng sẽ nhận được những lời đóng góp và nhận xét của thầy cô để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và trân trọng những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo. Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 4 I, Nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất: 1.Khái niệm : Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Lãi suất là biến số vĩ mô hết sức quan trọng và được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế do nó ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến động bất thường trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. 2.Tình hình lãi suất các ngân hàng: Thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Chỉ trong có 1 tuần một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần. Ngày 20/2/2008, NHTM CP Đông Nam Á (Sea Bank) công bố biểu lãi suất mới được coi như “một quả bom” dội vào cuộc chạy đua cạnh tranh tăng lãi suất trên thị trường hiện nay, với mức kỷ lục là 12%/năm. Không chịu thua, ngày 21/2/2008 NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đưa ra chương trình siêu lãi suất, với mức lãi suất cao nhất lên tới 12,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Không chịu kém, từ ngày 22/2/2008, NHTM cổ phần Sài Gòn (SCB) đưa ra mức lãi suất cao hơn, huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất tới 13,5%/năm. Một số NHTM còn đưa ra mức lãi suất thoả thuận tới 1,2% đến 1,3%/tháng đối với khách hàng gửi tiền với khối lượng lớn, hay giữ chân khách hàng rút tiền tới hàng tỷ đồng. Đây được coi là mức lãi suất “cực kỳ nguy hiểm” vì nó làm cho nhiều người nhớ đến mức lãi suất tiền gửi lên quá cao cách đây 20 năm khi xảy ra cơn đổ vỡ Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 5 gần 6.000 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng, trong thời điểm lạm phát lên tới 200% - 300% trong các năm 1987 - 1988 ở nước ta. Còn NHTM CP An Bình thì tăng cao lãi suất nhưng chủ yếu ở kỳ hạn ngắn: 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần,…Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 4 tuần lên tới 7,8%/năm. Tiếp theo, một phản ứng dữ dội hiếm thấy và cũng được coi là rất nguy hiểm khi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm… Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình thường. Thị trường “căng“ đến mức ngày 22/2/2008 NHNN phải bơm thêm 6.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số NHTM trúng thầu, với lãi suất tới 13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008. Tính tổng cộng chỉ trong 1 tuần, NHNN phải bơm ra tới 39.000 tỷ đồng, mức hỗ trợ thanh khoản chưa từng có trong lịch sử can thiệp của NHNN từ trước đến nay, bằng trên 50% so với mức 61.133 tỷ đồng mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn của cả năm 2007. Tuy nhiên hầu như chỉ có các NHTM Nhà nước, một số ít NHTM cổ phần quy mô lớn, một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có điều kiện đang sở hữu tín phiếu NHNN và Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu đô thị TP.HCM,… thì mới có cơ hội vay với khối lượng lớn vốn đó, còn phần đông các NHTM cổ phần thì không. Do đó các NHTM cổ phần quy mô nhỏ và trung bình phải đi vay lại trên thị trường liên ngân hàng khoản vay của các NHTM đó với lãi suất từ 30% đến 43%/năm, gấp 2 – 3 lần lãi suất “họ” vay được của NHNN. Không phải làm gì, các NHTM Nhà nước kiếm được các khoản lãi lớn. Một tình trạng vốn chạy lòng vòng đẩy lãi suất lên cao trong nền kinh tế hiện nay, rõ ràng tác động tiêu cực chung đến tăng trưởng GDP, đến hiệu quả nền kinh tế và tính an toàn của hệ thống NHTM. Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8, người ta chứng kiến tình hình nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh tăng lãi suất huy động cả VND và USD. Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 6 Các ngân hàng thương mại nhà nước và các công ty tài chính tuy không tuyên bố tăng lãi suất, nhưng cũng chào mời các loại chứng từ có giá với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn và khuyến mãi kèm các giải thưởng. 3.Nguyên nhân của việc tăng lãi suất: Chúng ta hãy xem xét từ thực tiễn ở Hà Nội và TP HCM (hai địa bàn chiếm đến 70% tổng vốn huy động và hơn 50% dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng). Đến cuối tháng 7-2006, số dư vốn huy động từ các tổ chức kinh tế-xã hội và dân cư của các tổ chức tín dụng Hà Nội đạt trên 175.000 tỷ đồng nhưng dư nợ cho vay chỉ gần 92.000 tỷ đồng. Còn tại TP HCM, liên tục trong bảy tháng đầu năm hoạt động tăng trưởng tín dụng trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các năm trước đây trong khi huy động vốn tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tỷ lệ sử dụng vốn cho vay trực tiếp nền kinh tế trên vốn huy động của các ngân hàng thương mại tại TP HCM hiện chỉ trên 80% (trước đây có lúc lên trên 90%). Nhìn vào hiện tượng trên thì có vẻ đúng là lãi suất tăng không phải do sức ép cung-cầu vốn, nhưng tại sao không cần vốn mà các ngân hàng vẫn tăng lãi suất huy động. Có thể đưa ra một số lý giải sau: - Cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng thương mại chưa vững chắc : Phần lớn vốn sử dụng để cho vay của các ngân hàng là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Tiền gửi tiết kiệm tuy phải trả lãi suất cao hơn nhưng đặc điểm của nguồn này có tính ổn định, vững chắc. Hiện nay, 55,4% vốn huy động của các ngân hàng thương mại ở Hà Nội là của các tổ chức kinh tế-xã hội và các định chế tài chính (không phải các tổ chức tín dụng). Tỷ lệ này ở TP HCM là 51%. Bên cạnh đó, tiền gửi của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổng công ty lớn (từ hàng chục đến hàng ngàn tỷ đồng) cũng đều là nguồn vốn không kỳ hạn hoặc ngắn hạn, bất cứ lúc nào cũng bị rút đột ngột. Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 7 Một chi nhánh Ngân hàng Công thương trên địa bàn Hà Nội có hơn 3.000 tỷ vốn huy động, trong đó 1.000 tỷ là tiền gửi ngắn hạn của một tổng công ty nhà nước. Ngân hàng này luôn nơm nớp lo nếu vì lý do nào đó tổng công ty này rút số tiền trên thì ngay lập tức nguồn vốn huy động của chi nhánh này giảm 1/3 và hậu quả của nó đối với việc cân đối vốn thì ai cũng rõ. - Tác động từ việc tăng lãi suất của FED : Đến ngày 29-6-2006 FED tăng lãi suất cơ bản lên mức 5,25%/năm, đây là lần tăng thứ 17 trong vòng hai năm qua kể từ tháng 6/2004. Lãi suất của thị trường tài chính của các nước luôn tác động lẫn nhau. Lãi suất huy động ngoại tệ trong nước lần lượt tăng theo các lần điều chỉnh của FED. Hiện lãi suất huy động USD kỳ hạn 12 tháng cao nhất của ngân hàng thương mại đã đến mức 5,1%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất ngoại tệ tăng gây sức ép lên lãi suất nội tệ. Nhiều ngân hàng lo ngại người dân sẽ chuyển từ gửi nội tệ sang ngoại tệ khiến ngân hàng thiếu hụt vốn nội tệ nên cũng phải tăng lãi suất nội tệ lên ở mức tương đối có lợi cho người gửi tiền để duy trì nguồn vốn này. - Sức ép cạnh tranh và mở rộng kinh doanh: Chúng ta đều biết tiền gửi là đầu vào sống còn trong hoạt động của ngân hàng. Sức ép cạnh tranh để giữ và phát triển nguồn vốn là rất gay gắt. Một số ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội cho biết tại thời điểm này tuy không thiếu vốn nhưng họ vẫn phải tăng lãi suất huy động vì sợ khách hàng rút tiền sang các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn. Theo lời của một phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần th ì cứ chi nhánh nào có nguồn tiền gửi từ tổ chức kinh tế- xã hội và dân cư lớn, chi nhánh đó lỗ vì lãi suất huy động cao, cho vay lại khó khăn, vốn thừa vẫn phải trả lãi cho tiền gửi. Nhưng tính chung cả hệ thống thì h ọ vẫn phải tăng lãi suất vì sụt giảm tiền gửi không những hoạt động tín dụng trở nên bấp bênh mà còn mất khách hàng với những nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. - Bù đắp cho rủi ro trong hoạt động tín dụng Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong chặng đầu của tiến trình hội nhập, rủi ro tín dụng ngày càng tăng. Tỷ lệ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 thể hiện trên bản cân đối của các ngân hàng thương mại hiện phần lớn ở mức dưới 5%/tổng dư nợ, nhưng các khoản nợ nhóm 2 (các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 8 khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại...) đang có xu hướng tăng. Một vài ngân hàng thương mại Nhà nước tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 đã trên mức 20%/tổng dư nợ cho vay. Theo phản ánh của một số ngân hàng, các khoản cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước đang có dấu hiệu tiếp tục tăng do khối xây dựng, giao thông đã hết thời hạn cơ cấu lại nợ nhưng vẫn không thanh toán được nợ. Nợ xấu cũng xuất hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu nhạy cảm với những biến động của thị trường. Bên cạnh đó nợ đọng trong cho vay lĩnh vực bất động sản cũng không phải là ít... Tình hình này có thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng tiếp tục tăng cường thu hút tiền gửi để bù đắp phần vốn đang nợ đọng và bảo đảm khả năng thanh khoản của mình. Trong hệ thống ngân hàng của Việt nam tuy cũng có lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhưng lãi suất liên ngân hàng vẫn cao hơn cả hai lãi suất này trong giai đoạn các NHTM thiếu thanh khoản như hiện nay. Nguyên nhân chỉ có thể là NHNN đã không thực hiện tốt chức năng của mình. Trong phát biểu của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, ông cho biết NHNN đang theo dõi tình hình thanh khoản của các NHTM rất chặt chẽ và sẵn sàng bơm tiền ra nếu có dấu hiệu bất ổn. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao NHNN không thực hiện chức năng này một cách bình đẳng với tất cả các NHTM thông qua thị trường mở, cho vay tái cấp vốn. Trên thực tế rất nhiều NHTM nhỏ không được tham gia vào hoạt động thị trường mở của NHNN và còn khó khăn hơn nữa khi muốn được vay vốn với lãi suất tái cấp vốn trực tiếp từ NHNN. Nguyên nhân của trở ngại này chính là mục tiêu thắt chặt tiền tệ mà Chính phủ đã yêu cầu NHNN thực hiện nhằm chống lại lạm phát gia tăng. Lập luận của NHNN là nếu thực hiện đầy đủ chức năng thì với nhu cầu thanh khoản hiện tại trong hệ thống ngân hàng Việt nam, NHNN sẽ phải bơm ra một lượng tiền mặt rất lớn và điều này sẽ làm cung tiền gia tăng làm cho tình hình lạm phát sẽ tồi tệ hơn. Do vậy NHNN sẽ chỉ cung cấp thanh khoản với lãi suất nằm trong khoảng 11% đến 13% cho NHTM nào có nguy cơ khủng hoảng thật cao. Còn các NHTM khác dù có thiếu thanh khoản nhưng chưa đến mức bị khủng hoảng sẽ phải tự thân vận động bằng cách vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn nhiều. Bởi vậy các NHTM hiện tại, đặc biệt là các NHTM cổ phần nhỏ không biết chắc mình có được NHNN ưu ái không nếu tình hình thanh khoản trở nên tồi tệ Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 9 hơn, phải chạy đua lãi suất huy động khi cái trần 12% vừa được gỡ bỏ để tránh phải vay vốn từ thị trường liên ngân hàng mà lãi suất có lúc đã vượt 20%/năm. Lãi suất huy động sẽ tiếp tục bị đẩy lên cho đến khi nào các NHTM vượt qua tình trạng thiếu thanh khoản hoặc cho đến khi NHNN can thiệp bằng các biện pháp hành chính. II. Ảnh hưởng và hệ lụy tới các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế: Lãi suất tiền đồng liên tục tăng rất mạnh trong những ngày qua, trong khi đó lãi suất đồng USD lại giảm mạnh và dự báo còn giảm. Diễn biến trái phiếu trên thị trường tiền tệ đang khiến các chuyên gia kinh tế đưa ra nhiều dự báo không mong đợi. 1.NHTM bước vào cuộc đua tăng lãi suất khốc liệt nhất Trong những ngày gần đây hàng loạt ngân hàng thương mại (NHTM) công bố tăng lãi suất huy động vốn Đồng Việt Nam với mức lãi suất tăng khá, tăng thêm từ 0,12% - 0,48%/năm so với trước đó. Tuy nhiên, mức tăng lớn nhất vẫn thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần, kể cả các NHTM cổ phần quy mô còn khiêm tốn mới chuyển từ nông thôn lên đô thị, như SHB, An Bình,…đến các NHTM hạng trung bình khá như: SeABank, VPBank, Phương Nam, Phương Đông, NHTM CP Sài Gòn… và ngay cả những NHTM cổ phần có thương hiệu khá hay quy mô lớn, như: Eximbank, Techcombank, Đông Á, ACB,…Từ ngày 18-2-2008, Eximbank thực hiện việc tăng lãi suất lớn nhất, với mức tăng thêm tới 0,84%/năm so với mức lãi suất trước đó, kỳ hạn 6 tháng lên tới 9,0%/năm. Thực ra cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn nội tệ - Đồng Việt Nam (VND) diễn ra từ đầu tháng 1-2008 và đợt thứ hai diễn ra từ đầu tháng 2-2008, tức gần 2 tuần trước Tết nguyên đán Mậu Tý, nhưng rộ lên, lan rộng ở hầu hết các NHTM và thực sự nóng lên kể từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay. Hiện nay lãi suất huy động vốn VND tăng cao nhất của một số NHTM cổ phần lên tới 0,85%/tháng hay 10,20%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, lên tới 0,80%/tháng, hay 9,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng,…Lãi suất huy động vốn VND kỳ hạn 12 tháng của NHTM CP Sài Gòn lên tới 9,72%/năm, tương đương 0,81%/tháng; của Techcombank lên tới 9,6%/năm. Thậm chí lãi suất huy động của nhiều Quỹ tín dụng nhân dân kỳ hạn 12 tháng lên tới 0,90%/tháng, hay 10,80%/năm. Trường ĐH Ngoại Thương Tiểu luận Tài chính - Tiền tệ Nhóm SV thực hiện lớp Anh 3 – TCQT B – K46 10 Một số NHTM bên cạnh việc tăng lãi suất còn đưa ra một số hình thức huy động vốn hấp dẫn khác, như: quay số dự thưởng với trị giá các giải thưởng bằng hiện vật lên tới hàng tỷ đồng, triển khai hình thức gửi tiền với lãi suất linh hoạt, khách hàng được rút tiền bất kỳ lúc nào có nhu cầu nhưng được hưởng lãi suất có kỳ hạn, lãi suất luỹ tiến theo số tiền gửi,… Đặc biệt đánh vào tâm lý khách hàng trong điều kiện chỉ số giá tăng cao, từ ngày 18-2-2008, có ngân hàng còn đưa ra hình thức huy động vốn VND: “Lãi suất bù lạm phát”. Ngoài lãi suất thông thường, khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng được ngân hàng này cam kết bù một phần hoặc toàn bộ chênh lệch giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát thực tế, nhằm đảm bảo cho khách hàng gửi tiền được hưởng lãi suất không bị thiệt khi lạm phát tăng cao. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cạnh tranh tăng lãi suất huy động vốn VND nói trên? Hiển nhiên là do tình trạng thị trường tiền tệ nóng lên, vốn VND khan hiếm. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Chỉ có một số thời điểm nóng nhất Ngân hàng Nhà nước đưa ra đấu thầu hơn 10.000 tỷ đồng - 17.000 tỷ đồng. Lãi suất cho vay qua đêm một số thời điểm lên tới 20%/năm, thậm chí tới 30%/năm. Ngày 15-2-2008, trên 10 NHTM tham gia đấu thầu lãi suất khoản vay kỳ hạn 1-2 tuần từ NHNN với lãi suất trúng thầu lên tới 30%/năm, tăng cao so với mức 25%/năm ngày trước đó. 2.Cung tiền Đồng sẽ còn giảm: Trước Tết Nguyên đán Mậu Tý, thời điểm cuối tháng 1-2008, lãi suất thị trường liên ngân hàng đã lên tới 27%/năm. Một mức lãi suất chính bản thân các NHTM cũng không ngờ tới và lúc bí quá buộc lòng “bấm bụng“ phải vay
Luận văn liên quan