Tiểu luận Đánh giá chất lượng Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật

Đi đôi với sự phát triển đất nước, hệ thống giáo dục ngày càng được đầu tư hơn; trong đó, thư viện cũng được chú trọng xây dựng và phát triển trong các trường học. Đặc biệt hơn, ở bậc Đại học, sinh viên tự học là chính nên việc có một môi trường học tập lành mạnh là điều hết sức cần thiết. Tuy vậy, thực tế, phần lớn chất lượng của thư viện tại các trường Đại học Việt Nam nói chung và trường Đại học Kinh tế – Luật nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài :“Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật”để tìm ra những mặt hạn chế và đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa chất lượng của Thư viện trường.Trong quá trình nghiên cứu,nhóm chúng tôi mắc phải một số lỗi do sự hiểu biết còn hạn hẹp cũng như phạm vi của đề tàikhá rộng nên rất mong nhận được sự góp ý từ thầy và các bạn sinh viên để chúng tôi hoàn thiện đề tài của mình hơn. Để đi sâu nghiện cứu đề tài “Đánh giá chất lượng Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật”, chúng tôi cần hướng đề tài của mình đến 4 nhóm mục tiêu quan trọng sau đây: - Thứ nhất, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu chất lượng cho thư viện đại học Kinh tế - Luật. - Thứ hai, xác định mức chất lượng của thư viện Đại học Kinh tế - Luật thông qua sự đánh giá của từng chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục- đào tạo. - Thứ ba, tìm ra những yếu tố tác động đến chất lượng thư viện, qua đó nhằm phát huy những mặt tốt và khắc phục những mặt còn hạn chế. - Và cuối cùng là đưa ra những kiến nghị, đề xuất thực tế từ góc nhìn của sinh viên.

pdf17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3255 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá chất lượng Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 1 Tiểu luận Đánh giá chất lượng Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 2 Lời mở đầu Đi đôi với sự phát triển đất nước, hệ thống giáo dục ngày càng được đầu tư hơn; trong đó, thư viện cũng được chú trọng xây dựng và phát triển trong các trường học. Đặc biệt hơn, ở bậc Đại học, sinh viên tự học là chính nên việc có một môi trường học tập lành mạnh là điều hết sức cần thiết. Tuy vậy, thực tế, phần lớn chất lượng của thư viện tại các trường Đại học Việt Nam nói chung và trường Đại học Kinh tế – Luật nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài :“Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật”để tìm ra những mặt hạn chế và đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa chất lượng của Thư viện trường.Trong quá trình nghiên cứu,nhóm chúng tôi mắc phải một số lỗi do sự hiểu biết còn hạn hẹp cũng như phạm vi của đề tàikhá rộng nên rất mong nhận được sự góp ý từ thầy và các bạn sinh viên để chúng tôi hoàn thiện đề tài của mình hơn. Để đi sâu nghiện cứu đề tài “Đánh giá chất lượng Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật”, chúng tôi cần hướng đề tài của mình đến 4 nhóm mục tiêu quan trọng sau đây: - Thứ nhất, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu chất lượng cho thư viện đại học Kinh tế - Luật. - Thứ hai, xác định mức chất lượng của thư viện Đại học Kinh tế - Luật thông qua sự đánh giá của từng chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục- đào tạo. - Thứ ba, tìm ra những yếu tố tác động đến chất lượng thư viện, qua đó nhằm phát huy những mặt tốt và khắc phục những mặt còn hạn chế. - Và cuối cùng là đưa ra những kiến nghị, đề xuất thực tế từ góc nhìn của sinh viên. Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 3 Tuy nhiên, để hoàn thành 4 nhóm mục tiêu đã đề ra, điều quan trọng nhất đối với đề tài là phải có phương pháp nghiên cứu. Dưới đây chúng tôi đã kết hợp các phương pháp cơ bản nhất, cụ thể: - Trước tiên, chúng tôi sử dụng phương pháp phát phiếu khảo sát để thu thập thông tin sơ cấp về sự đánh giá chất lượng thư viện của sinh viên đại học Kinh tế - luật. - Tiếp theo, các số liệu được phân tích dựa trên sự hỗ trợ của phần mềm excel, Eview và SPSS. - Cuối cùng, quan trọng nhất là phương pháp PATTERN (phương pháp chuyên gia). Chúng tôi sử dụng phương pháp này để trưng cầu ý kiến các chuyên gia về đánh giá các tiêu chí, từ đó cấu thành ý kiến chung của cả nhóm. Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT 1. Tổng quan Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật 1.1. Trường Đại học Kinh tế - Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật là trường thành viên của Đại học Quốc Gia TP.HCM được thành lập theo quyết định số 377/QĐ/TTg ngày 24 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường Đại học Kinh tế - Luật là Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG TP.HCM được thành lập ngày 06/11/2000 theo quyết định số 441/QĐ/ĐHQG/TCCB của Giám đốc ĐHQG TP.HCM. Trụ sở chính của Trường nằm trong khuôn viên rộng 16,3ha tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM. Trường Đại học Kinh tế - Luật là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến trong lĩnh vực: kinh tế, tài chính – ngân hàng, luật, kinh doanh và quản lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Sự lớn mạnh của Trường Đại học Kinh tế - Luật thể hiện qua đội ngũ cán bộ công chức, từ 12 CB, GV ban đầu, đến nay Trường Đại học Kinh tế - Luật có 215 CB, GV, NV cơ hữu của trường. Trong đó CBGD là 145 người, 95% CBGD có trình độ trên đại học ( 1 GS, 2 PGS, 1 TSKH, 32 TS, 101 ThS ). 1.2. Thư viện Trường Đại học kinh tế - Luật Dưới đây là số lượng các đầu sách của Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật Lĩnh vực Quốc văn Ngoại văn Giáo trình và tài liệu tham khảo Giáo trình và tài liệu tham khảo Số lượng nhan đề Số lượng bản Số lượng nhan đề Số lượng bản Kinh tế 1 280 10 740 482 702 Quản lý(tin học & quản trị kinh doanh) 461 3 764 178 245 Luật 706 6 234 189 223 Tổng cộng 2 447 20 738 849 1 170 Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 5 1.2.1. Chức năng - Quản lý về công tác thư viện. Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu thông tin, tạp chí giáo trình, tài liệu điện tử phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. - Tạo một môi trường học tập lành mạnh cho sinh viên trong trường. 1.2.2. Nhiệm vụ - Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện theo hướng hiện đại. - Tổ chức các loại hình hoạt động, quầy giới thiệu sách báo tạp chí, giáo trình kinh tế, luật, tư liệu thông tin kinh tế, luật, phục vụ cho các đối tượng bạn đọc trong trường. Cải t iến công tác phục vụ bạn đọc theo hướng văn minh, lịch sự. - Tổ chức quản lý lưu trữ và bảo quản các kho sách báo, tư liệu thông tin theo đúng qui định. - Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động thư viện; thống kê báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của Trường. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được Trường giao. 2. Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 2.1. Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng STT Hệ thống chỉ tiêu 1 Số lượng đầu sách 2 Chủng loại sách 3 Chât lượng sách (nội dung và hình thức) 4 Tài liệu tham khảo 5 Báo, tạp chí 6 Cơ sở vật chất 7 Mức độ yên tĩnh 8 Không gian đọc sách 9 Thái độ thủ thư 10 Chuyên môn nghiệp vụ 11 Thời gian phục vụ Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 6 Trên đây là danh mục hệ thống các chỉ tiêu được xây dựng để tiến hành khảo sát. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho 45 bạn sinh viên tại thư viện. Mục đích của công việc khảo sát này là muốn biết được mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu bên dưới đến chất lượng Thư viện do chính các bạn sinh viên của trường Đại học Kinh tế - Luật đánh giá. Từ đó, chúng tôi thu thập được dữ liệu sơ cấp để tiến hành xử lý số liệu. Mục đích của việc xử lý số liệu là để sàng lọc chỉ tiêu. Thông qua phần mềm Excel, SPSS và Eview, tiến hành xử lýsố liệu, những chỉ tiêu có sig.(P – value) bé hơn 0.05, tức có ý nghĩa, sẽ được chọn. Bên cạnh đó,kết hợp với những đánh giá, kinh nghiệm của nhómchúng tôi đã chọn ra được những tiêu chí bên dưới bảng: STT Hệ thống chỉ tiêu 1 Số lượng đầu sách 2 Chủng loại sách 3 Chất lượng sách (nội dung và hình thức) 4 Cơ sở vật chất 5 Không gian đọc sách 6 Thái độ thủ thư 7 Thời gian phục vụ Giải thích các chỉ tiêu: - Số lượng đầu sách: Tất cả số sách mà thư viện đã và đang lưu trữ. Phản ánh quy mô của một thư viện lớn hay nhỏ. - Chủng loại sách:cho biết mức độ đa dạng của các loại sách. Sách thuộc về những mảng lĩnh vực nào? Bao gồm: kinh tế, văn hóa, pháp luật, đời sống xã hội, khoa học tự nhiên, chính trị,…Thư viện trương Đại học Kinh tế - luật chỉ đào tạo 2 lĩnh vực kinh tế và pháp luật nên phần lớn chủng loại sách thuộc về 2 lĩnh vực này, số lượng sách thuộc về các mảng lĩnh vực khác tuy có nhưng không nhiều. - Chất lượng sách: nói lên chất lượng nội dung và chất lượng hình thức của sách. Sách hay về mặt nội dung và giấy chữ còn có thể đọc được. Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 7 - Cơ sở vật chất: bàn ghế, hệ thống máy lạnh, đèn điện, máy vi tính, kệ sách, cửa, sự kiên cố của phòng - Không gian đọc sách:Chỗ ngồi cho sinh viên, không gian yên tĩnh, mức độ ánh sang - Thái độ thủ thư:thái độ cư xử khi phục vụ sinh viên, bên cạnh đó, bao gồm cả kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: thao tác cho mượn/trả sách,quản lý sinh viên trong thư viện. - Thời gian phục vụ:có nghĩa là thời gian mở cửa và đóng cửa Thư viện, số giờ thư viện mở cửa một ngày, số ngày mở cửa trong tuần. 2.2. Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật Hội đồng chuyên gia (12 chuyên gia) đã tiến hành sắp xếp thứ tự quan trọng các chỉ tiêu chất lượng của Thư viện (từ thứ nhất đến thứ bảy), kết quả thu được như bảng 1: Bảng 1. Thứ tự sắp xếp mức độ quan trọng các chỉ tiêu chất lượng Thư viện STT Tên chỉ tiêu Thứ tự quan trọng 1 2 3 4 5 6 7 Số chuyên gia xếp 1 Số lượng đầu sách 2 2 4 0 2 2 0 2 Chủng loại sách 2 2 2 1 4 1 0 3 Chất lượng sách 3 3 0 2 2 1 1 4 Cở sở vật chất 3 3 2 0 4 0 0 5 Không gian đọc sách 0 0 2 2 0 5 3 6 Thái độ thủ thư 0 0 2 2 0 1 7 7 Thời gian phục vụ 2 2 0 5 0 2 1 Thông qua trọng số của các chỉ tiêu, chúng ta thấy rằng: Cơ sở vật chất (trọng số: 0.1815) có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng của một thư viện, vị trí tiếp theo là Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 8 số lượng sách đầu sách và chất lượng sách,… và chỉ tiêu có ít tầm ảnh hưởng nhất chính là thời gian phục vụ (trọng số: 0.08040). Trọng số của từng chỉ tiêu và thứ tự quan trọng: STT Tên chỉ tiêu chất lượng Trọng số Thứ tự quan trọng 1 Số lượng đầu sách 0.1667 2 2 Chủng loại sách 0.1607 3 3 Chất lượng sách 0.1667 2 4 Cơ sở vật chất 0.1815 1 5 Không gian đọc sách 0.1517 4 6 Thái độ thủ thư 0.0923 5 7 Thời gian phục vụ 0.0804 6 Tiếp theo, chúng tôi (12 chuyên gia) dùng 7 chỉ tiêu trên để đánh giá chất lượng của 3 Thư viện: Thư viện Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Thư viện trung tâm Đại học Quốc Gia TP.HCM theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10) như trong bảng 2: Bảng 2. Đánh giá chỉ tiêu chất lượng của 3 Thư viện STT Tên ch tiêu cht lng Đim đánh giá (Đim trung bình) ĐH Kinh tế - Luật ĐH KHTN ĐH QG TP.HCM 1 Số lượng đầu sách 5 6 8 2 Chủng loại sách 4 5 9 3 Chất lượng sách 7 7 8 4 Cơ sở vật chất 8 7 9 5 Không gian đọc sách 8 7 8 6 Thái độ thủ thư 6 6 8 7 Thời gian phục vụ 5 5 9 Dựa vào kết quả đánh giá của các chuyên gia, chúng tôi phân tích bảng số liệu và tính toán hệ số chất lượng và hệ số mức chất lượng của 3 Thư viện trên. Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 9 - Hệ số chất lượng Hệ số chất lượng Ka Đại học Kinh tế - Luật Đại học KHTN Đại học QG TP.HCM 6.0745 6.1281 8.4939 - Hệ số mức chất lượng: Hệ số mức chất lượng Kma Đại học Kinh tế - Luật Đại học KHTN Đại học QG TP.HCM 0.60745 0.61281 0.84939 Từ việc tính toán các hệ số trọng lượng, hệ số chất lượng và hệ số trọng lượng, trên cơ sơ sở đó chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách chi tiết nhất về mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến chất lượng của Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật. 2.3. Phân tích, đánh giá hệ thống chỉ tiêu chất lượng của Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 2.3.1. Phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu chất lượng của Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật Trong các chỉ tiêu được đưa vào nghiên cứu, “cơ sở vật chất” là chỉ tiêu ảnh hưởng lớn nhất nhất đến chất lượng của Thư viện (trọng số 0,1815) và chỉ tiêu ít ảnh hưởng nhất là “thời gian phục vụ” (trọng số 0,0804): - “Cơ sở vật chất”: là chỉ tiêu có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Thực tế khảo sát cho thấy cơ sở vật chất của Thư viện Đại học Kinh tế – Luật đượcđánh giá ở mức điểm rất cao 8/10 điểm, ( cao hơn so với Thư viện Đại học Khoa học tự nhiên) điều này cũng dễ hiểu bởi Trường vừa được xây dựng hoàn tất và đi vào hoạt động cách đây hơn 2 năm. Thư viện có hệ thống bàn ghế, máy vi tính, máy lạnh, hệ thống đèn, điện mới, đạt Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 10 chuẩn. Bàn ghế của Thư viện được thiết kế phù hợp với sinh viên, kết hợp với hệ thống cắm điện được bố trí hợp lí; máy lạnh tốt, không khí mát mẻ, dễ chịu không chỉ đem đến một không gian đọc sách lí tưởng mà còn là nơi thư giãn sau những giờ học căng thẳng cho sinh viên. Máy vitính hiện đại, có lắp đặt mạng, thuận tiện cho việc tra cứu tài liệu và đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên. Mặc dù vậy, vì mới được xây dựng nên Thư viện vẫn còn một số mặt hạn chế như số lượng bàn ghế còn ít, tối đa phục vụ được 120 chỗ ngồi, trong khi nhu cầu sử dụng Thư viện là rất lớn( bao gồm cả sinh viên năm 2, 3 và 4). Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải của Thư viện vào giờ nghỉ giải lao giữa các buổi học. Máy tính tuy hiện đại nhưng số lượng máy còn rất ít, 6 máy tính. Cơ sở vật chất của Thư viện trường là chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của Thư viện, được đánh giá cao, chất lượng của thư viện vì thế mà được nâng cao hơn. - Tiếp theo là chỉ tiêu “Số lượng đầu sách”(trọng số 0,1667). Đây là yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến chất lượng của Thư viện. Theo đánh giá chung, tổng số đầu sáchchỉ có gần 22.000 bản trên các lĩnh vực kinh tế, luật, và quản lý (tin học và quản trị kinh doanh); vì quy mô thư viện trường còn nhỏ nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu đọc sách của hơn 7000 sinh viên thuộc 12 ngành trình độ đại học, 400 học viên cao học, nghiên cứu sinh của 6 chuyên ngành sau đại học. Giả sử, chỉ có sinh viên sử dụng thư viện, mỗi sinh viên chỉ mượn 3 quyển sách, cả thư viện hoàn toàn không còn một quyển sách nào. Đó là lí do với chỉ tiêu này thư viện chỉ đạt 5/10. Vì là yếu tố có ảnh hưởng thứ hai đến chất lượng của thư viện nhưng đạt số điểm trung bình nên làm cho chất lượng thư viện giảm xuống. - “Chất lượng sách” là chỉ tiêu có trọng số ngang bằng với chỉ tiêu “Số lượng đầu sách” 0,1667, cùng đồng hạng hai về mức độ ảnh hưởng đến chất lượng Thư viện. Xét về tổng thể, phần lớn sách của Thư viện là những sách xuất bản gần đây nhất nên hình thức của sách như bìa, giấy, độ rõ nét vẫn còn tốt và được đánh giá cao. Tuy nhiên, về mặt chất lượng nội dung của sách thì các chuyên gia nhận định rằng: lượng sách mới còn ít, các loại sách hay, đang bán chạy trên thị trường thì thư viện vẫn chưa có nên chỉ Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 11 tiêu này đạt 7/10. Chỉ tiêu này góp phần tích cực đến nâng cao chất lượng cho thư viện lên mức khá. - Chỉ tiêu có mức ảnh hưởng thứ ba đến chất lượng của Thư viện là “Chủng loại sách” với trọng số 0,1607.Trường có hai chuyên ngành Luật và Kinh tế nên chủng loại sách chủ yếu tập trung vào hai mảng kiến thức này. Tuy nhiên với mức độ năng động của sinh viên các ngành kinh tếvà nhu cầu kiến thức xã hội cao, chủng loại sách tập trung vào 2 chuyên ngành trên không thể gọi là đa dạng được. Thậm chí đối với các sách chuyên ngành thì theo khảo sát, nhiều sinh viên còn cho rằng: Thư viện không có nhiều giáo trình mà các thầy cô yêu cầu, sinh viên thường phải đi mua hay photo ở các nhà sách ngoài thay vì mượn thư viện. Nếu so sánh thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật với Thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thì vẫn còn kém xa rất nhiều cả về quy mô tổ chức, cơ sở vật chất và mức độ đa dạng các loại sách. Chính vì vậy chỉ tiêu này chỉ được chúng tôi đánh giá 4/10 điểm, gây ảnh hưởng đến mức chất lượng tổng thể của thư viện. - Xếp ở vị trí thứ tư là Chỉ tiêu “không gian đọc sách” (trọng số 0,1517).Như đã đề cập ở chỉ tiêu cơ sở vật chất hệ thống máy lạnh của thư viện hoạt động tốt nên không khí mát mẻ, thoải mái, dễ chịu, ánh sáng tự nhiên của thư viện vừa phải, hệ thống đèn điện hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu khi cần thiết. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất ở đây là quy mô trường không lớn, còn thiếu các phòng học nên diện tích dành cho thư viện còn nhỏ, dẫn đến không gian đọc sách chật hẹp trong những giờ cao điểm, thậm chí là không còn chỗ cho nhiều bạn sinh viên. Khoảng cách ghế gần sát nhau nên gây khó khăn khi di chuyển, tạo nên nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến không gian yên tĩnh để đọc sách và học tập. Chính vì thế chỉ tiêu này chỉ đạt mức điểm trung bình 5/10 điểm, làm giảm chất lượng của thư viện. - Chỉ tiêu tiếp theo là “thái độ phục vụ của thủ thư”.Theo đánh giá chung của sinh viên thì Thủ thư có thái độ phục vụ tận tình, vui vẻ, chuyên môn nghiệp vụ thành thạo, giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong quá trình mượn cũng như trả sách nên chúng tôi đánh giá cao về chỉ tiêu này (8/10). Dù vậy, theo báo cáo của phòng ban này lên cấp trường, Thư viện vẫn còn thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ, cơ hội mở Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 12 rộng kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ Thư viện chưa nhiều. Hiện tại, phòng biên mục-xử lý nghiệp vụ chung với kho sách, ảnh hưởng đến sự tập trung của nhân viên làm chuyên môn nghiệp vụ. - Chỉ tiêu ít ảnh hưởng nhất là “thời gian phục vụ” (trọng số 0.0804). Thời gian hoạt động của thư viện là từ 8h-16h, từ thứ hai tới thứ sáu, theo giờ hành chính. Tuy nhiên, trên thực tế thì sinh viên bắt đầu học vào lúc 7h và kết thúc vào 17h10, đặc biệt năm học này sinh viên bắt buộc phải học luôn cả ngày thứ 7 nên nhu cầu sử dụng thư viện rất lớn vào những mốc thời gian ngoài khung giờ làm việc nhưng thư viện chưa đáp ứng được. Điều này khiến cho nhiều sinh viên sử dụng thư viện cảm thấy rất bất tiện và không hài lòng. Đó cũng chính là lý do chỉ tiêu này chỉ đạt 6/10 điểm. 2.3.2. Phân tích, đánh giá hệ số mức chất lượng của Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật Sau khi tính toán, chúng tôi thu được kết quả: hệ số mức chất lượng Kma của Thư viện các trường đại học Kinh Tế - Luật, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và Thư viện Trung Tâm (ĐH Quốc Gia TP.HCM) lần lượt như sau: Hệ số mức chất lượng Kma Đại học Kinh tế - Luật Đại học KHTN Đại học QG TP.HCM 0.60745 0.61281 0.84939 Kết quả thu được từ 3 thư viện thuộc hệ thống Đại Học Quốc Gia TP.HCM cho thấy phần lớn đánh giá của sinh viên đối với thư viện là tốt, trong đó Thư viện Đại học Kinh Tế-Luật là đối tượng nghiên cứu chính đạt được hệ số Kma 0,60745 –mức chất lượng trung bình, thấp hơn cả thư viện Đại học Khoa học tự nhiên Kma 0.61281, và thấp hơn rất nhiều so với Thư viện trung tâm của Đại học Quốc gia Kma 0.84939. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, thư viện còn những hạn chế cần khắc phục để chất lượng ngày càng cao hơn. Đánh giá chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 13 3. Đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 3.1. Những hạn chế trong Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật Những mặt tích cực mà một Thư viện mang lại là điều không thể bàn cải.Trong phần này, chúng tôi không liệt kê ra những ưu điểm của nó vì một lẻ hiển nhiên bất kỳ Thư viện nào cũng giống nhau về mặt ưu điểm, và chúng tôi cũng đã đưa ra trong quá trình phân tích ở trên. Các Thư viện chỉ khác nhau về mặt tổ chức, những hạn chế, thiếu sót là mục tiêu mà chúng tôi muốn hướng đến để tìm ra những giải pháp, đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng yếu kém đang tồn tại và đồng thời nâng cao chất lượng Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật. Những mặt hạn chế như sau: - Số lượng đầu sách: 12 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, con số gần 22.000 bản sách như vậy là quá ít so với thời gian tồn tại của một ngôi trường Đại học, hơn nữa đó lại là một trường kinh tế. - Chủng loại sách: phần lớn sách trong Thư viện tập trung ở 3 mảng kiến thức: kinh tế, quản lý (tin học và quản trị kinh doanh) và pháp luật. Những thể loại khác là chưa nhiều. - Chất lượng sách: nội dung và hình thức. Những quyển sách có giá trị thì vẫn chưa có nhiều, phần nhiều là sách có nội dung ở mức độ bình thường. - Cơ sở vật chất: Thư viện đang quá tải. Mật độ sinh viên trên 1m2 là quá nhiều, số lượng bàn ghế, máy vi tính không đáp ứng hết nhu cầu sinh viên vào những giờ cao điểm (thời gian nghỉ trưa). Tình trạng ngồi bệt xuống sàn nhà là quá phổ biến hiện nay ở Thư viện. Một vấn đề nữa là thư viện chưa có máy in biên lai, thực tế là rất nhiều sinh viên mượn sách và bị trễ ngày trả. Khi được hỏi ý kiến thì những sinh viên này cho biết do khi mượn sách thì thủ thư không có biên lai để chứng nhận ngày mượn và
Luận văn liên quan