Nhìn lại những thành tựu đạt được hơn 30 năm, từ khi đất nước đổi mới, chúng ta những
người dân Việt không thể không tự hào. Những công trình mọc lên rầm rộ: những khu công
nghiệp, nhà máy, tòa nhà chọc trời như mang một hương sắc mới cho đất nước, mở ra
những triển vọng hé mở vào ngày mai tươi sáng. Tuy nhiên cũng đồng thời dự báo rằng
chúng ta phải đối mặt với những vấn đề khó khăn đã, đang và sẽ xảy ra. Với tốc độ phát
triển nhanh của đô thị hóa, mang lại bộ mặt mới cho đất nước cùng với đó là sự suy giảm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà hiện nay đang được các bài báo, trang mạng
bàn luận xôn xao, trong đó có vấn đề về hệ thống thoát nước. Thành phố Hồ Chí Minh, một
trong những thành phố tiêu biểu, dẫn đầu của nước Việt Nam, nơi chúng tôi đang sinh sống
và học tập đã chứng kiến rất rõ về vấn đề này. Ngập nước vẫn diễn ra thường xuyên, đặc
biệt những lúc triều cường, đã gây cản trở nhiều tiến độ các công trình và giao thông tại
thành phố, ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa
bàn thành phố. Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi những chuyên gia tài
năng tập sự đã chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả hệ thống thoát nước tại thành phố
HCM” nhằm đánh giá chất lượng hiệu quả của hệ thống thoát nước tại thành phố để từ đó
có cái nhìn đúng đắn về vấn đề, cũng như đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
của hệ thống thoát nước tại thành phố. Hi vọng rằng, đề tài này sẽ là một tư liệu tham thảo
bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn nạn thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5179 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá hiệu quả hệ thống thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Toàn
LỚP: K10407B
Thành phố Hồ Chí Minh
2012
1
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 2
Chương 1: XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................... 3
1.1 Quy hoạch tổng thể đô thị ................................................................................................ 3
1.2 Cơ sở hạ tầng hệ thống thoát nước ................................................................................. 4
1.3 Tốc độ đô thị hóa .............................................................................................................. 6
1.4 Khả năng quản lý của cơ quan chuyên trách ................................................................. 8
1.5 Khả năng tài chính ............................................................................................................ 9
1.6 Bề mặt bê tông hóa ......................................................................................................... 11
1.7 Ý thức người dân............................................................................................................. 12
1.8 Điều kiện tự nhiên........................................................................................................... 13
Chương 2: XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ VÀ HỆ SỐ MỨC CHẤT LƯỢNG..................... 16
2.1 Bảng tính............................................................................................................................... 16
2.2 Nhận xét ............................................................................................................................ 18
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................... 21
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 24
1
2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhìn lại những thành tựu đạt được hơn 30 năm, từ khi đất nước đổi mới, chúng ta những
người dân Việt không thể không tự hào. Những công trình mọc lên rầm rộ: những khu công
nghiệp, nhà máy, tòa nhà chọc trời…như mang một hương sắc mới cho đất nước, mở ra
những triển vọng hé mở vào ngày mai tươi sáng. Tuy nhiên cũng đồng thời dự báo rằng
chúng ta phải đối mặt với những vấn đề khó khăn đã, đang và sẽ xảy ra. Với tốc độ phát
triển nhanh của đô thị hóa, mang lại bộ mặt mới cho đất nước cùng với đó là sự suy giảm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà hiện nay đang được các bài báo, trang mạng
bàn luận xôn xao, trong đó có vấn đề về hệ thống thoát nước. Thành phố Hồ Chí Minh, một
trong những thành phố tiêu biểu, dẫn đầu của nước Việt Nam, nơi chúng tôi đang sinh sống
và học tập đã chứng kiến rất rõ về vấn đề này. Ngập nước vẫn diễn ra thường xuyên, đặc
biệt những lúc triều cường, đã gây cản trở nhiều tiến độ các công trình và giao thông tại
thành phố, ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa
bàn thành phố. Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi những chuyên gia tài
năng tập sự đã chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả hệ thống thoát nước tại thành phố
HCM” nhằm đánh giá chất lượng hiệu quả của hệ thống thoát nước tại thành phố để từ đó
có cái nhìn đúng đắn về vấn đề, cũng như đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
của hệ thống thoát nước tại thành phố. Hi vọng rằng, đề tài này sẽ là một tư liệu tham thảo
bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn nạn thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
2
3
Chương 1: XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sau khi tìm hiểu thông tin về hệ thống thoát nước TP Hồ Chí Minh, nhóm chúng tôi
đã đề ra được tám chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hệ thống thoát nước như sau:
1.1 Quy hoạch tổng thể đô thị
Trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm Qui hoạch là gì? Qui hoạch, cũng gọi là qui
hoạch đô thị hay qui hoạch thành phố và vùng, là một lĩnh vực chuyên môn luôn biến đổi
và có tính mục đích nhằm năng cao chất lượng sống và hạnh phúc của con người và các
cộng đồng bằng việc tạo ra không gian sống thuận tiện, bình đẳng, tốt cho sức khỏe, hiệu
quả và hấp dẫn cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Qui hoạch là công cụ giúp các các nhà lãnh đạo trong xã hội, các doanh nhân và công
dân đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của con người.Qui
hoạch tốt giúp tạo ra những cộng đồng vĩ đại trong đó mọi người có nhiều lựa chọn tốt về
cách và nơi mà họ muốn sống.
Quy hoạch tổng thể TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây hơn
10 năm. Theo đó, ngoài việc hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng thành phố và thiết kế
đô thị khu trung tâm, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch cho các quận -
huyện.
Thành phố Hồ Chí Minh có độ dốc từ Bắc xuống Nam, cao ở phía Bắc (Đông Bắc và
Tây Bắc) và thấp dần xuống phía Nam, hướng thoát nước là Bắc -Tây bắc-Đông Bắc
xuống Nam-Đông nam-Tây Nam. Khu vực phía Nam (quận 7, Nhà Bè) này như túi chứa
nước cứu nguy cho toàn thành phố khi mưa to, triều cường và nước từ các sông Đồng
Nai, Sài Gòn đổ dồn về với lưu lượng lớn. Nếu xây nhà thì chỉ là thấp tầng, mật độ thưa
và giữ nguyên các kênh rạch, đầm hồ để đảm bảo an toàn cho thành phố Sài Gòn. Nhưng
rất tiếc là TP.HCM đã phát triển quá mạnh mẽ và quá nhanh về phía Nam, bắt đầu là khu
dân cư Phú Mỹ Hưng (khởi công 1996 với hơn 350 ha). Hệ quả của việc phát triển sai
3
4
hướng này là TP.HCM bị ngập nặng, lượng nước mưa và triều cường lúc trước được
chứa ở túi nước phía Nam Sài Gòn thì nay bị đẩy sâu vào trong nội địa làm cho gần như
toàn bộ thành phố bị ngập rộng và sâu, vào những lúc mưa đạt vào khoảng 70 mm gặp
thêm triều cường dâng cao là hết phương cứu chữa, nhiều nơi chưa bao giờ bị ngập thì
nay bị ngập nước với các cơn mưa chỉ ở mức trung bình như khu vực Ủy ban nhân dân
thành phố, đường Lê Thánh Tôn, thậm chí Củ Chi, Thủ Đức là nơi cao nay cũng bị ngập
nước. Hậu quả này không thể khắc phục được nữa và cũng chưa biết phải tính như thế
nào trong một dự báo là khoảng 62% diện tích của TP.HCM sẽ nằm dưới mặt nước biển
nếu như nước biển dâng lên 0.7 mét trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đó là do quá trình qui hoạch yếu kém và sai lầm dẫn đến việc ngập lụt càng ngày
càng nhiều hơn. Thay vì phát triển về vùng cao phía Đông - Đông Bắc thì TP HCM lại
chọn hướng ngược lại; các khu đô thị phía Nam Nhà Bè mọc lên tại các khu vực vùng
trũng trước đây là hồ chứa nước khiến Sài Gòn ngày càng ngập nặng: “Càng mở rộng đô
thị hiện đại ở vùng Nam Sài Gòn, Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, tức là đang ngăn đường
thoát nước của thành phố”…
Các công trình mọc lên trong 1 thời gian dài đã làm biến mất 47 con kênh, với tổng
diện tích hơn 16 ha, san lấp hơn bảy ha hồ Bình Tiên - một trong những hồ chứa nước
quan trọng nhất của khu vực. Cùng với đó, quá trình này cũng làm suy giảm diện tích cây
xanh, diện tích thấm bề mặt. Tất cả những nhân tố trên đã góp phần làm cho hệ thống
thoát nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trì trệ và quá tải, dẫn đến tình
trạng ngập lụt ngày càng cao.
1.2 Cơ sở hạ tầng hệ thống thoát nước
Thời gian gần đây, khi những cơn mưa to cộng với triều cường lịch sử, tình trạng
ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp, tăng cả về mực nước và thời gian
ngập. Những nguyên nhân được lý giải là do san lấp kênh rạch tràn lan, thi công cẩu thả,
tăng dân số... và quan trọng là hệ thống thoát nước đô thị yếu kém, chắp vá quá tải do
4
5
được xây dựng cách đây hơn 40 năm, phục vụ cho diện tích 35 km2 với 1,5 triệu dân.
Trong khi đó, số dân hiện nay đã là 8 triệu sống trên diện tích 2.095,6 km2.
Khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh rạch chính với tổng
chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành, bao
gồm:
· Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè;
· Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm;
· Hệ thống kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ;
· Hệ thống kênh Bến Nghé;
· Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật;
Độ dốc của phần lớn các kênh rạch này là rất nhỏ, đáy kênh bị lấp đầy bởi các vật
chất lắng đọng từ nước thải đô thị và rác rưởi ném từ các hộ dân cư sinh sống trên và ven
kênh rạch cũng như các ghe xuồng buôn bán trên sông, do đó khả năng thoát nước rất
kém. Có nơi, tuyến cống ở hạ lưu cao hơn phía thượng lưu dẫn đến không thoát nước
được. Các kênh rạch lại đang bị san lấp, mất dần do ý thức của người dân quá kém,
những tuyến cống mới xây dựng chắp vá, không có quy hoạch. Nét đặc trưng của hệ
thống kênh rạch thành phố là bị ảnh hưởng mạnh bởi thuỷ triều , một vài kênh còn bị ảnh
hưởng bởi nhiều hướng. Kết quả là các chất ô nhiễm tồn đọng lại trong kênh và đang bị
tích tụ dần. Sự ô nhiễm nước và tích tụ bùn lắng trên các kênh rạch này không chỉ làm
xấu cảnh quan đô thị , đặc biệt khu vực gần phía trung tâm thành phố , mà còn ảnh hưởng
không tốt đối với sức khoẻ cộng đồng.
Thực ra vào năm 2001, thành phố đã vay vốn Ngân hàng Thế giới nhằm cải tạo, làm
mới hệ thống thoát nước, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng. Nên hàng loạt dự án
thoát nước lớn với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng ra đời. Tuy nhiên, dự án xây dựng cống
thoát nước từ năm 2001. Những chiếc cống được lắp đặt vào thời điểm đó chỉ phù hợp
với triều cường đỉnh khoảng 1,32m. Còn hiện nay đỉnh triều cường lên tới gần 1,6m và
kết hợp mưa lớn nên cống thoát nước không thể vận hành kịp.
5
6
Thêm vào đó, nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn thành phố rất ít, chỉ mới có hai
nhà máy và mới được đưa vào hoạt động trong thời gian gần đây. Bình Hưng Hòa công
suất 30.000m³/ngày đêm và Bình Hưng công suất 141.000m³/ngày đêm. Cuối năm 2008,
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng ở huyện Bình Chánh mới chính thức vận hành với
tổng công suất 141.000 m3/ngày với tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu đô la Mỹ. Phần lớn
nguồn vốn xây dựng nhà máy vay từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
TP Hồ Chí Minh đang phát sinh khoảng 6 loại bùn thải: bùn thải từ hệ thống thoát
nước thải sinh hoạt đô thị, bùn thải từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp, bùn thải từ
các hoạt động nạo vét kênh rạch định kỳ, bùn thải từ bể tự hoại (bùn hầm cầu), bùn thải
từ các trạm/nhà máy xử lý nước cấp, bùn thải từ các công trường xây dựng. Tuy nhiên,
việc xử lý các loại bùn thải này đang rất khó khăn và còn nhiều bất cập. Và một vấn đề
lớn (nếu không nói là lớn nhất) hiện nay là TP Hồ Chí Minh không dự trù bất cứ khoản
kinh phí nào để xử lý các bùn thải phát sinh từ dịnh vụ công (bùn thải từ hệ thống thoát
nước và bùn thải hoạt động nạo vét kênh rạch). Vì vậy, bùn thải các loại trên thường “đổ
xá” để có chi phí thấp nhất mà không xử lý. Ước tính, chi phí xử lý các loại bùn trên
khoảng 300.000 đồng/tấn và trên dưới 1.000 tỷ đồng/năm.
1.3 Tốc độ đô thị hóa
Ta có bảng thống kê tốc độ tăng dân số của TP Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến 2010
như sau:
6
7
Ví dụ như tốc độ tăng dân số cao trong thời kỳ 2001-2005 (20,7% so với 11,4% của
thời kỳ 1996-2000 và 12,7% của thời kỳ 1991-1995) dẫn tới sự gia tăng đột biến (độ dốc
của đồ thị) của số lần mực nước vượt các mức cao độ trong thời kỳ 2006-2007. Sự gia
tăng dân số dẫn đến việc đô thị hóa tại vùng ven đô thị vốn trước kia sử dụng cho mục
đích nông nghiệp. Khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên một cách ồ ạt, trong
khi hệ thống thoát nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là đường bị ngập,
đường được nâng lên thì nhà ngập. Nâng nhà lên thì lại làm đường ngập.
Chính vì thế mà trên một đơn vị diện tích, dân số sẽ tăng, hạ tầng như cũ.
Số điểm ngập lại đang có xu hướng tăng lên tại khu vực ngoại vi thành phố. Điều đó cho
thấy tốc độ phát triển hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hóa.
Lấn chiếm kênh rạch thoát nước
Quá trình đô thị hóa đang và sẽ xóa sổ một đoạn hoặc toàn bộ kênh rạch của một
khu vực mà chưa thay vào đó một hệ thống thoát nước tương thích, hoặc nạn xâm chiếm
7
8
xây cất nhà cửa ven kênh rạch là một thảm học về sinh thái cho khu vực đó vì phần còn
lại của con kênh, con rạch bị san lấp, lấn chiếm sẽ bị thoái hóa do dòng triều bị chặn lại,
thay vì sóng triều tiến là sóng triều phản xạ nghịch hướng với hướng truyền triều nên tốc
độ giảm thiểu, lượng bồi lắng gia tăng, đáy kênh rạch nâng cao, lòng kênh bị thu hẹp,
chất ô nhiễm có điều kiện gia tăng.
Dần dần từ thoái hóa đến chết là số phận không tránh khỏi của các kênh, rạch đó. Cần
nhấn mạnh là, khi sông, kênh rạch bị xóa sổ hoặc bị thoái hóa đồng nghĩa với việc mất đi
nơi nhận nước thải tự nhiên rất quan trọng mà con người không thể tạo ra được với động
năng rất lớn của thủy triều và khả năng điều tiết, tự làm sạch của nước triều. Do tính chất
liên hoàn của hệ thống cống thoát nước và tính chất nối kếnh của kênh rạch, khi quá trình
đô thị hóa làm biến mất một dòng kênh hay rạch nào đó, như là một phản ứng dây chuyền,
sẽ ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, khả năng tiêu thoát nước. Ngập úng là điều tất yếu
xảy ra, bên cạnh những bất lợi khác cho môi trường sống của con người.
1.4 Khả năng quản lý của cơ quan chuyên trách
Trước tiên là việc tổ chức quản lý đô thị chưa chặt chẽ:
Chưa có các quy định và thực hiện về mặt pháp luật đối với các tổ hợp vi phạm
gây tác hại đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
Chưa có sự kiểm ra, theo dõi các quy định về việc thực hiện xây dựng công
trình xử lý nước thải cực bộ ở các khu dân cư cũng như các cơ sở sản xuất, các
công trình xây dựng, khách sạn, bệnh viện.
Chưa có sự phối hợp giữa các ngành quản lý trong thành phố trong quá trình
đô thị hóa, cụ thể là việc xây dựng các công trình kiến trúc, cần phải phối hợp
việc xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là các công trình thoát
nước và xử lý nước thải.
Ngoài ra, việc tổ chức phân cấp quản lý hệ thống thoát nước hiện nay chưa được
thống nhất, do đó công tác duy tu, bảo dưỡng cũng như xây dựng mới phát triển không
đồng bộ ở các cấp của hệ thống.
8
9
Hiện nay, đa số các tuyến cống do Công ty Thoát nước Đô thị quản lý duy tu, nạo
vét. Với một hệ thống cống dày đặc, lan tỏa khắp thành phố, công việc duy tu gặp nhiều
trở ngại:
Công tác duy tu chỉ tiến hành vào mùa khô, trước khi mùa mưa đến. Với thời
gian ít ỏi, thì không thể nạo vét đầy đủ, sạch sẽ toàn bộ các tuyến cống. Khi đó
bùn cống lưu lại trong lòng cống và hầm ga, giảm diện tích mặt cắt nước,
không đủ để thoát nước.
Vào mùa mưa, lượng nước đổ vào cống nhiều, kéo theo rác trên mặt đường
làm bít tắc miệng thu nước hầm ga, nước không thể thoát vào đường cống.
Công nhân vớt rác tại điểm ngập vào thời điểm mưa khó xác định chính xác vị
trí miệng hầm ga để có thể vớt rác kịp thời.
Các yếu tố khách quan khác cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác duy tu
cống như: cống đặt giữa đường, không thể nạo vét vào ban ngày mà chỉ được
tiến hành vào buổi tối; nhân lực không đủ để thực hiện công tác (môi trường
làm việc độc hại, không nhiều công nhân chịu làm); nạo vét ngay trước khu
buôn bán, kinh doanh của các cá nhân, tập thể.
Cơ quan quản lý tổ chức đấu thầu chưa tốt, thủ tục rờm rà lại nhiều lần làm chậm tiến
độ thi công.
Vấn đề quản lý quy hoạch chưa đáp ứng nhu cầu, chủ yếu tập trung ở nội thành hoặc
các tuyến đường chính, vùng ngoại thành đường hẻm thì chưa được quan tâm đúng mức.
Mặt khác việc xây dựng hệ thống thoát nước còn mang tính cục bộ, không theo quy
họach thống nhất của ngành
1.5 Khả năng tài chính
Nguồn vốn chủ yếu sử dụng để xây dựng vận hành sửa chữa nâng cấp hệ thống thoát
nước thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức tài
chính khác trong và ngoài nước hỗ trợ ( ODA, IDA,…). Bên cạnh đó, là các nguồn vốn
9
10
của các tổ chức công ty tư nhân đấu thầu đầu tư vào các dự án thoát nước thành phố,
ngân sách riêng của địa phương, và các loại phí thoát nước thu từ cá nhân và doanh
nghiệp trong thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hơn 15 năm (từ 1975-1990), mức độ đầu tư cho công tác thoát nước ít được
chú trọng, ngân sách dành cho ngành thoát nước rất ít so với nhu cầu, hệ thống thoát
nước không được bảo trì và nâng cấp đúng mức nên xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết
bị chuyên ngành thô sơ, lạc hậu chủ yếu các hoạt động đều thực hiện bằng thủ công, hiệu
quả thấp và hao phí nhân lực. Giai đoạn 1990-1995 thành phố bắt đầu có sự quan tâm
hơn đối với công tác thoát nước tuy nhiên vẫn còn tính chất bao cấp trong ngành, chi phí
hoạt động vẫn được cấp từ nguồn ngân sách, nhưng do khả năng ngân sách có hạn, kinh
phí hàng năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Từ năm 2000 đến nay, số tiền mà ngân
sách Nhà nước đầu tư vào công tác thoát nước là không nhỏ. Theo số liệu từ Bộ Xây
dựng, trong vòng 5 năm gần đây, Chính phủ đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD, tức là gần
18.000 tỷ đồng cho công tác thoát nước tại các đô thị lớn.
Theo Nghị định 88, các hộ sử dụng nước sạch, thải nước bẩn phải nộp một khoản phí
thoát nước bằng 10% kinh phí mua nước sạch. Khoản phí này được quy định chuyển về
ngân sách Trung ương 50%, để lại địa phương 50% để nâng cấp hệ thống thoát nước.
Khoản kinh phí này rõ ràng là không đủ để chi phí cho việc duy trì hoạt động thoát nước
đô thị trong điều kiện đô thị ngày càng phát triển, dân số đô thị tăng nhanh cơ học và ý
thức trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong vấn đề thoát nước ngày càng xuống cấp.
Theo lãnh đạo Tổng công ty cấp nước Sài Gòn, nếu tính đến năm 2015, số vốn TP
HCM cần cho ngành cấp thoát nước là 700 triệu USD, có nhiều dự án đang chờ vào nhà
đầu tư. Trong khi đó, nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước đang “khát” vốn.
Nguồn vốn cho các dự án cấp thoát nước từ trước đến nay chủ yếu là vốn ODA và ngân
sách Nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao tại các đô thị, việc huy
động nguồn vốn tư nhân vào hoạt động này đang trở nên cấp thiết. “Hiện nhu cầu vốn là
rất lớn, nhưng ngân sách Nhà nước lại rất hạn chế. Do vậy, định hướng trong thời gian tới
là phải huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
10
11
Tuy nhiên, trong nước, hoạt động cấp thoát nước lại chưa “hấp dẫn” các nhà đầu tư.
Nguyên nhân là do tư nhân đầu tư vào cấp thoát nước không được hưởng nhiều ưu đãi
như các công ty công, không được vay vốn ưu đãi.Đại diện Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn còn cho biết, nhiều vấn đề về thuế, giá nước… trong đầu tư PPP vẫn chưa rõ ràng,
khiến nhà đầu tư còn e ngại khi quyết định đầu tư.
Ngoài ra, giá nước sạch bị hạn chế bởi khung giá trần, vốn đầu tư dự án lớn, trong
khi đó khả năng thu hồi vốn lại rất thấp, thu phí thoát nước khó khăn, nên các nhà đầu tư
chưa mặn mà.
Theo ông Lân, để thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án cấp
thoát nước trong thời gian tới, cần phải có những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư.
Cụ thể, sửa đổi Nghị định 131/2006/NĐ-CP theo hướng có sự tiếp cận của các thành
phần kinh tế tư nhân với nguồn vốn, nhằm phát huy khả năng huy động vốn của các
thành phần kinh tế tư nhân. Ngoài ra, giãn các thủ tục kiểm soát thu chi ngân sách Nhà
nước đối với nguồn vốn viện trợ, trao quyền nhiều hơn cho các chủ dự án. Đặc biệt, phải
ban hành quy chế chính thức và bổ sung lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải đô thị vào
lĩnh vực đầu tư theo hình thức “ đối tác công tư “(PPP).
1.6 Bề mặt bê tông hóa