Tiểu luận Đánh giá nguốn vốn FDI với sự phát triển kinh tế Việt Nam

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài , bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng hỗ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các ngành khác, tiến tới đổi mới toàn bộ xã hội.” Sau hơn 20 năm tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nguồn vốn FDI đổ vào nước ta ngày càng nhiều và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước ở nhiều lĩnh vực, góp phần thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay FDI vào Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét giải quyết. Việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được, tìm ra những hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới là thực sự cần thiết, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Cũng từ những suy nghĩ trên nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 chúng em đã chọn đề tài “Đa ́ nh gia ́ nguô ̀ n vốn FDI cho sự pha ́ t triê ̉ n kinh tê ́ Việt Nam ” để tìm hiểu thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các tác động của nó đối với nền kinh tế nước ta.

pdf35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá nguốn vốn FDI với sự phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CAO HỌC KHÓA K19 …………………... .. …..………………. TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài: ĐÁNH GIÁ NGUỐN VỐN FDI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GVHD : PGS_TS Vũ Thị Minh Hằng SVTH : Nguyễn Lƣơng Ngân Cao Đình Bền Mai Thị Chín Trần Nguyễn Băng Dƣơng Phạm Văn Dũng Dƣơng Minh Dũng Thạch Tố Kim Thái Thị Hồng Minh Lê Văn Đại Nguyễn Thị Kim Ngân Nguyễn Thị Kim Phƣợng Cao Thị Xuân Tâm THÁNG 1 NĂM 2010 SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 1 Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng LỜI MỞ ĐẦU Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng hỗ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các ngành khác, tiến tới đổi mới toàn bộ xã hội.” Sau hơn 20 năm tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nguồn vốn FDI đổ vào nước ta ngày càng nhiều và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước ở nhiều lĩnh vực, góp phần thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay FDI vào Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét giải quyết. Việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được, tìm ra những hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới là thực sự cần thiết, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Cũng từ những suy nghĩ trên nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 chúng em đã chọn đề tài “Đá nh giá nguồn vốn FDI cho sự phá t triển kinh tế Việt Nam ” để tìm hiểu thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các tác động của nó đối với nền kinh tế nước ta. SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 2 Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP............................... trang 1 1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................ trang 1 2. Đặc điểm của FDI ........................................................................................... trang 1 3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................................... trang 2 3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh ......................................................................... trang 2 3.2 Doanh nghiệp liên doanh ................................................................................ trang 2 3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ............................................................. trang 2 4. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ................................................ trang 2 4.1 Các yết tố điều tiết vĩ mô ................................................................................ trang 2 4.1.1 Các chính sách. ............................................................................................ trang 2 4.1.2 . Luật đầu tư ................................................................................................. trang 3 4.1.3 . Môi trường kinh tế ..................................................................................... trang 3 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng khác ............................................................................. trang 3 5. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế ........................................................ trang 3 5.1 Những ảnh hưởng tích cực của FDI ................................................................ trang 3 5.1.1 . Nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế...................................................... trang 3 5.1.2 . Chuyển giao công nghệ mới ....................................................................... trang 4 5.1.3 . Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ...................................................................... trang 4 5.1.4 . Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế ........................................... trang 4 5.1.5 . Một số tác động khác .................................................................................. trang 4 5.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của FDI ................................................................ trang 5 5.2.1. Sự chuyển giao công nghệ .......................................................................... trang 5 5.2.2 Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư ...................................... trang 5 5.2.3 Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp ................... trang 5 5.2.4 Những mặt trái khác .................................................................................... trang 5 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG FDI TẠI VIỆT NAM ........................................... trang 6 1. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại Việt Nam ................................................ trang 6 1.1 Tình hình chung của vốn đầu tư FDI tại Việt Nam.......................................... trang 6 1.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI ................................................... trang 10 1.2.1 Theo đối tác đầu tư .................................................................................. trang 10 SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 3 Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng 1.2.2 Theo hình thức đầu tư ............................................................................... trang 12 1.2.3 Theo cơ cấu ngành nghề ............................................................................ trang 13 1.2.4 Theo cơ cấu lãnh thổ ................................................................................. trang 15 1.2.5 Một số dự án tiêu biểu tại Việt Nam .......................................................... trang 17 1.2.5.1 Cầu Mỹ Thuận ........................................................................................ trang 17 1.2.5.2 Khu đô thị - Đại Học Quốc Tế Berjaya ................................................... trang 18 1.2.5.3 Công viên phần mềm Thủ Thiêm ............................................................ trang 18 2. Đánh giá tình hính thu hút vốn FDI trong những năm qua .............................. trang 19 1.1 Những thành tựu – nguyên nhân ................................................................... trang 19 1.2 Những hạn chế - nguyên nhân ...................................................................... trang 20 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI & MỤC TIÊU CHO NĂM 2010 ... trang 23 A.Các giải pháp chính ........................................................................................ trang 23 1.Nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................... trang 23 2. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................................... trang 23 3.Cải tiến các thủ tục hành chính ........................................................................ trang 23 4.Mở rộng hình thức thu hút FDI .................................................................. trang 25 B.Các giải pháp hỗ trợ................................................................................... trang 25 1.Cải tiến quy chế đầu tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam ...................................................................................................................... trang 25 2.Thực hiện các biện pháp đảm bảo đầu tư .................................................... trang 26 3.Chính sách đất đai ...................................................................................... trang 26 4.Chính sách thuế và ưu đãi tài chính ............................................................ trang 27 5.Về chính sách công nghệ ........................................................................... trang 28 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO: SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 4 Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP 6. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư quốc tế, đặc trưng bởi quá trình di chuyển vốn từ nước này qua nước khác. Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn, nhằm mục đích thu lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư trên cơ sở tuân theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu:  Hợp đồng hợp tác kinh doanh.  Doanh nghiệp liên doanh.  Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 7. Đặc điểm của FDI Nguồn vốn FDI có những đặc điểm sau: - Hoạt động FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà còn có cả công nghệ, kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, sản xuất, năng lực Marketing, trình độ quản lý... - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu vào vốn pháp định tuỳ theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ở từng nước, để họ có quyền trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài càng cao thì quyền quản lý, ra quyết định càng lớn. - Kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của nhà đầu tư. - Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Thông thường các chủ đầu tư này trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. - Nguồn vốn FDI được sử dụng theo mục đích của chủ thể đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Nước tiếp nhận đầu tư chỉ có thể định hướng một cách gián tiếp việc sử dụng vốn đó vào những mục đích mong muốn thông qua các công cụ như: thuế, giá thuê đất, các quy định để khuyến khích hay hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một lĩnh vực, một ngành nào đó. - Mặc dù FDI vẫn chịu sự chi phối của Chính Phủ song có phần ít lệ thuộc vào quan hệ chính trị giữa các bên tham gia hơn so với ODA. - Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ nước ngoài cho nước chủ nhà. SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 5 Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng 8. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 3.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Là văn bản ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (gọi là bên hợp danh) để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủ nhà trên cở sở quy định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên, mà không thành lập một pháp nhân mới. 3.2. Doanh nghiệp liên doanh Là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn điều lệ. Phần góp vốn của bên nước ngoài không được ít hơn 30% vốn pháp định. 3.3. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài Là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo quy định, pháp luật của nước sở tại. Ngoài ra còn có các hình thức khác như: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) nhằm khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4. Những nhân tố ảnh hƣởng tới thu hút vốn FDI 4.1. Các yết tố điều tiết vĩ mô 4.1.1. Các chính sách. - Yếu tố chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận đầu tư góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà đầu tư. - Chính sách thương nghiệp có ý nghĩa đặt biệt đối với đầu tư trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu.Mức thuế quan ảnh hưởng tới giá hàng xuất khẩu, hạn mức (quota) xuất nhập khẩu thấp và các hàng rào thương mại khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Yếu tố này làm cho thủ tục xuất khẩu phức tạp thêm. - Chính sách thuế và ưu đãi: được áp dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. - Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 6 Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng. 4.1.2. Luật đầu tƣ Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là: - Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm. - Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài. - Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất... Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. - Quyền sở hữu được bảo vệ, gồm cả quyền của người phát minh sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa và bí mật thương nghiệp… Vì vậy hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lí tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. 4.1.3. Môi trƣờng kinh tế: Với điều kiện của từng nước mà các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào từng khu vực với từng dự án cho phù hợp với điều kiện của nước đó, như: GDP, GDP/đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nghành. Đây là điều kiện quan trọng cho dự án của các nhà đầu tư tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, một nền kinh tế với GDP quá thấp sẽ là rào cản cho các nhà đầu tư. Bên cạnh, cơ chế kinh tế ( kinh tế quốc dân, kinh tế thị trường) cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chấp nhận vốn đầu tư cũng như quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài. 4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng khác - Yếu tố hàng đầu là đặc điểm của thị trường bản địa. - Đặc điểm của thị trường nhân lực, công nhân lao động là mối quan tâm ở các lĩnh vực cần nhiều lao động. - Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. - Cơ sở hạ tầng phát triển. 5. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế 5.1. Những ảnh hƣởng tích cực của FDI 5.1.1. Nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 7 Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng - Là một trong những nguồn quan trọng để bù đấp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư. - Là cơ sở tạo ra việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật tăng năng suất lao động… Từ đó tăng thu nhập, khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận đầu tư. - Làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài và thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI. - Tạo ra tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác như ODA, NGO, và kích thích thu hút vốn đầu tư trong nước. - Giảm thiểu rủi ro đầu tư của các doanh nghiệp trong nước khi liên doanh với các đầu tư nước ngoài. 5.1.2. Chuyển giao công nghệ mới Về lâu dài FDI có thể mang lại lợi ích cho các nước nhận đầu tư, đó là thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao. Khi đầu tư, chủ đầu tư mang vào nước nhận đầu tư vốn bằng tiền, vốn hiện vật như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ hiện đại, kỹ sảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến, năng lực tiếp cận thị trường, kỹ năng kinh doanh qua các chương trình đào tạo... thúc đẩy các nước nhận đầu tư đào tạo kỹ sư nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh. 5.1.3. Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Thực tế cho thấy các nước thực hiện kinh tế mở, biết tranh thủ và phát huy tác dụng các nhân tố bên ngoài thành nhân tố bên trong thì sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Mức tăng trưởng thường nhờ vào tăng đầu tư, số lao động được sử dụng tăng, năng suất lao động cũng tăng lên. 5.1.4. Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế FDI góp phần thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhanh chóng: - Làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư. - Làm phát triển trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều ngành, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động của các ngành này và làm tăng tỷ trọng của nó. - Làm phát triển một số ngành, nhưng sẽ làm mai một một số ngành. - Giúp Việt Nam mở rộng thị phần nước ngoài, làm nền kinh tế theo hướng của một nền kinh tế hàng hóa, tiến đến công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 5.1.5. Một số tác động khác - Góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước từ việc thu thuế của các đơn vị đầu tư… SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 8 Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng - Cải thiện cán cân quốc tế cho nước nhận đầu tư. - Tạo điều kiện về vốn và kỹ thuật để khai thác, sử dụng các tiềm năng lao động, ở các nước nhận đầu tư có lực lượng lao động dồi dào, giúp giải quyết nạn thất nghiệp. 5.2. Những ảnh hƣởng tiêu cực của FDI 5.2.1. Sự chuyển giao công nghệ - Nhận sự chuyển giao công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu, khó tính được giá trị thực của máy móc này, gây thiệt cho việc chia lợi nhuận cho nước nhận đầu tư. - Gây tổn hại đến môi trường sinh thái, do luật môi trường ở các nước nhận đầu tư còn lỏng lẻo. - Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao nên sản phẩm các nước nhận đầu tư khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. 5.2.2. Phụ thuộc về kinh tế đối với các nƣớc nhận đầu tƣ Thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài để tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác nên càng dựa vào đầu tư trực tiếp càng phụ thuộc kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển. 5.2.3. Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp - Để thu hút FDI, nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như giảm thuế, giảm tiền cho thuê đất, nhà xưởng, và các dịch vụ trong nước…, làm giảm lợi ích của nước nhận đầu tư. - Sản xuất hàng hóa không thích hợp như: thuốc lá, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng… 5.2.4. Những mặt trái khác - Có trường hợp đầu tư để hoạt động tình báo gây rối an ninh chính trị. - Các nhà đầu tư vào những nơi có lợi nhất, gây nên mất cân đối giữa các vùng nông thôn và thành thị. SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 9 Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG FDI TẠI VIỆT NAM 1. T
Luận văn liên quan