Tiểu luận Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố hội an – thành phố sinh thái

Thành phố Hội An là một thành phố du lịch trực thuộc tỉnh Quảng Nam, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ – CP. Tháng 12 năm 1999, UNESCO đ ã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới, bên cạnh đó thành ph ố Hội An còn biết đến với địa danh Cù Lao Chàm – Khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Những năm gần đây, tình hình kinh tế tại Hội An đã có bước chuyển biến tích c ực và đạt mức tăng trưởng khá cao so với bình diện chung của cả nước. Với cơ c ấu phát triển kinh tế toàn diện tr ên các lĩnh vực: Dịch vụ – Du lịch – Thương mại, Công nghiệp – Tiểu Thủ Công Nghiệp và Nông – Ngư nghiệp đ ã góp phần quan trọng trong việc tăng tổng sản phẩm nội địa GDP của thành phố, trong đó ngành Dịch vụ – Du lịch – Thương mại vẫn giữ được vai trò chủ đạo. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực của chính quyền và người dân Hội An trong việc phát triển kinh t ế, văn hóa, xã hội ở Hội An. Bên cạnh những thành công đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế thì hiện nay tại thành ph ố Hội An cũng tồn tại không ít các vấn đề môi trường đang cần được giải quyết như: sự quá tải của bãi rác Cẩm H à, ô nhiễm nước sông Hoài , ô nhiễm bụi. Trước tình hình đó, để giải quyết hài hòa giữa các vấn đề kinh tế và môi trường, ngày 02/4/2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã có Nghị quyết số 07 -NQ/TU về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thị xã Tam Kỳ và Thị xã Hội An đến năm 2010”, trong đó nêu rõ: “Cả hai thị xã đều phát triển theo hướng đô thị sinh thái”. Đến ng ày 15/12/2009, HĐND thành phố đã chính th ức ban hành Ngh ị quyết chuy ên đề số 11/2009/NQ -HĐND về “Xây dựng thành ph ố Hội An - Thành phố sinh thái”.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố hội an – thành phố sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG  ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỘI AN – THÀNH PHỐ SINH THÁI MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD : PGS.TS LÊ CUNG Lớp : K28.CMT.ĐN Người thực hiện : LÊ THỊ SƯƠNG Đà Nẵng, tháng 4/2014 1 ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỘI AN – THÀNH PHỐ SINH THÁI I. Lý do chọn đề tài Thành phố Hội An là một thành phố du lịch trực thuộc tỉnh Quảng Nam, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ – CP. Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới, bên cạnh đó thành phố Hội An còn biết đến với địa danh Cù Lao Chàm – Khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Những năm gần đây, tình hình kinh tế tại Hội An đã có bước chuyển biến tích cực và đạt mức tăng trưởng khá cao so với bình diện chung của cả nước. Với cơ cấu phát triển kinh tế toàn diện trên các lĩnh vực: Dịch vụ – Du lịch – Thương mại, Công nghiệp – Tiểu Thủ Công Nghiệp và Nông – Ngư nghiệp…đã góp phần quan trọng trong việc tăng tổng sản phẩm nội địa GDP của thành phố, trong đó ngành Dịch vụ – Du lịch – Thương mại vẫn giữ được vai trò chủ đạo. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực của chính quyền và người dân Hội An trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Hội An. Bên cạnh những thành công đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế thì hiện nay tại thành phố Hội An cũng tồn tại không ít các vấn đề môi trường đang cần được giải quyết như: sự quá tải của bãi rác Cẩm Hà, ô nhiễm nước sông Hoài , ô nhiễm bụi.… Trước tình hình đó, để giải quyết hài hòa giữa các vấn đề kinh tế và môi trường, ngày 02/4/2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã có Nghị quyết số 07 - NQ/TU về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thị xã Tam Kỳ và Thị xã Hội An đến năm 2010”, trong đó nêu rõ: “Cả hai thị xã đều phát triển theo hướng đô thị sinh thái”. Đến ngày 15/12/2009, HĐND thành phố đã chính thức ban hành Nghị quyết chuyên đề số 11/2009/NQ-HĐND về “Xây dựng thành phố Hội An - Thành phố sinh thái”. Trong giai đoạn đầu phát triển theo hướng Thành phố sinh thái, nhiều dự án đã được triển khai tại thành phố trong đó có chương trình “ Phân loại rác tại nguồn” 2 của dự án 3R. Chương trình tuy chưa thật sự được triển khai hoàn toàn nhưng bước đầu đã có những tiến triển khá tốt. Với nguyên tắc của phát triển bền vững là “Lấy con người làm trung tâm”, chương trình đã diễn ra với sự hợp tác, tham gia của đông đảo cộng đồng tại thành phố. Thông qua chương trình “Phân loại rác tại nguồn”, để xác định mức độ tham gia của cộng đồng, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái”. II. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, vận động cộng đồng người dân tham gia một cách tích cực hơn với tư cách là những “chủ thể” thật sự góp phần xây dựng thành công mô hình Thành phố sinh thái tại Hội An. III. Đối tượn g và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng Người dân trên địa bàn Thành phố Hội An. - Phạm vi nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu tại phường Minh An – Thành phố Hội An. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp điều tra - Phương pháp đo đạc thực tế - Phương pháp xử lý số liệu V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học Đề tài làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn về vai trò về sự tham gia của cộng đồng và xác định được sự sẽ chia trách nhiệm, lợi ích giữa nhà nước và 3 cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và mục tiêu giảm thiểu chất thải rắn nói riêng. Đề tài sau khi hoàn thành sẽ là một bài báo khoa học về đóng góp vào ngân hàng các đề tài, luận văn phục vụ có các nghiên cứu kế tiếp khi nghiên cứu về các vấn đề có sự tham gia của cộng đồng - Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần vào việc vận động và lượng hóa được mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái, mức độ tham gia này được thể hiện thông qua chương trình “Phân loại rác tại nguồn”. Từ đó, xác định vai trò quan trọng của cộng đồng cũng như nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa các cấp ban ngành của thành phố Hội An và cộng đồng là chìa khóa xây dựng thành công thành phố Hội An – Thành phố sinh thái. VI. Dự kiến kết quả đạt được - Tìm hiểu về thành phố Hội An với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và xu hướng phát triển. - Đánh giá sự hiểu biết của cộng đồng về hoạt động xây dựng thành phố Hội An - Thành phố sinh thái - Đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào dự án 3R, cụ thể thông qua chương trình “Phân loại rác tại nguồn”. VII. Dàn ý nội dung chính Chương 1. Tổng quan lý thuyết 1.1. Lý thuyết về quá trình đánh giá 1.1.1. Khái niệm đánh giá 1.1.2. Một số hình thức đánh giá 1.1.3. Các bước đánh giá cơ bản 1.2. Lý thuyết về “Sự tham gia của cộng đồng” 1.2.1. Sơ lược về cộng đồng 1.2.2. Sơ lược về “Sự tham gia của cộng đồng” 1.3. Xu thế Đô thị hóa và những vấn đề về Đô thị sinh thái 1.3.1. Sơ lược về vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam 1.3.2. Đô thị sinh thái và những vấn đề liên quan 4 1.4. Chất thải rắn và những vấn đề môi trường sinh thái 1.4.1. Khái niệm về chất thải rắn 1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và con người 1.5. Giới thiệu về thành phố Hội An 1.5.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của thành phố Hội An 1.5.2. Lịch sử hình, đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.5.3. Sơ lược về hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái Chương 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Mô tả về quá trình nghiên cứu 2.1.1. Mô tả về nội dung bảng hỏi 2.1.2. Mô tả về quá trình lấy mẫu rác 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 2.2.2. Nhận thức của người dân trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái 2.2.3. Kết quả khảo sát về chương trình “Phân loại rác tại nguồn” ở Phường Minh An Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái 3.1. Tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền 3.2. Huy động vốn đầu tư trang thiết cho các hoạt động bảo vệ môi trường 3.3. Tiếp tục triển khai, nhân rộng và nâng cao chương trình “Giáo dục môi trường” trong trường học 3.4. Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường dành cho cộng đồng 3.5. Nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ địa phương 3.6. Tiếp cận và khuyến khích xây dựng các mô hình kiến trúc xây dựng “sinh thái” tại thành phố 3.7. Hướng du lịch thương mại đến với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng 5 3.8. Khuyến khích và vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng phương pháp “ Sản xuất sạch hơn” VIII. Kết luận và kiến nghị IX. Tài liệu tham khảo X. Dự kiến kế hoạch thực hiện - Ngày 14/4/2014 – 28/4/2014: Lập đề cương chi tiết về ý tưởng nghiên cứu. - Ngày 2/5/2014 – 23/5/2014: Đi khảo sát tìm hiểu những nội dung liên quan đến khu vực nghiên cứu. - Ngày 24/5/2014 – 14/6/2014: Trao đổi với giáo viên hướng dẫn và tiến hành xây dựng bảng hỏi. - Ngày 15/6/2014 – 6/7/2014: Tiến hành đi phỏng vấn người dân trên khu vực nghiên cứu dựa trên bảng hỏi đã được xây dựng - Ngày 7/7/2014 – 10/7/2014: Nhập và xử lý số liệu từ bảng hỏi. - Ngày 11/7/2012 – 11/8/2014: Tiến hành đi phân loại rác, đo đạc lượng rác thải ra tại các hộ gia đình được chọn làm mẫu nghiên cứu. - Ngày 12/8/2014 – 19/8/2014: Nhập và xử lý số liệu từ kết quả thực tế về quá trình phân loại rác tại các hộ gia đình được chọn làm mẫu nghiên cứu. - Ngày 20/8/2014 – 6/9/2014: Phân tích, đánh giá kết quả thu được từ quá trình điều tra bảng hỏi và quá trình phân loại lượng rác thải thực tế của các hộ gia đình. - Ngày 7/9/2014 – 5/10/2014 : Viết báo cáo dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Ngày 6/10/2014 – 15/10/2014: Hoàn thành báo cáo và tham gia báo cáo khoa học. HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Thị Sương 6
Luận văn liên quan