Đây là dự án xây dựng khu dân cư đô thị nhằm ổn định chỗ ở cho cư dân tại đây cũng như tạo điều kiện thu hút cư dân các nơi khác tập trung về đây sinh sống và giao thương mua bán; đặc biệt là nhằm xây dựng bộ mặt đô thị của cửa khẩu quốc tế có đầu mối giao thông đường bộ quan trọng nối kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á với qui mô tầm cỡ đô thị loại 3 trong tương lai. Đây cũng là cơ sở thuận lợi cho việc quản lý và phát triển đô thị, đảm bảo mỹ quan và nâng cao điều kiện sống cho người dân vùng biên giới.
Các hạng mục chính của dự án là khu vực dân cư và khu vực trung tâm hành chính, thương mại; cùng các công trình phụ trợ khác.
Qui mô – dân số và cơ cấu sử dụng đất:
Dân số: 1.500 người.
Tổng diện tích dự án: 95.090,6 m2; bao gồm:
+ Diện tích đất ở xây dựng: 48.749,82 m2 (41,21%), gồm 84 lô nền biệt thự, 178 lô nền phố liên kế, 29 lô nền tái định cư.
+ Diện tích đất ở trồng cây xanh: 9.589,65 m2 (10,06%)
+ Diện tích giao thông: 38.947,09 m2 (40,95%)
+ Diện tích công trình công cộng: 4.787,81 m2 (5,04%)
+ Diện tích đê bao (taluy ngoài): 2.605,88 m2 (2,74%).
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường của dự án khu dân cư đô thị Cầu Đinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP. HCM
KHOA XÂY DỰNG
((( ( (((
BỘ MÔN
MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ CẦU ĐINH
GVHD : TS.TRẦN NGỌC TUẤN
NHÓM TH : Nhóm V
TP.Hồ Chí Minh ,T. 6.2010
TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC TP. HCM
KHOA XÂY DỰNG
((( ( (((
BỘ MÔN
MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ CẦU ĐINH
GVHD : TS.Trần Ngọc Tuấn
Danh sách nhóm V (XD.09.A2)
1.Huỳnh Ngọc Huệ MSSV: 09510302010
2.Trần Quốc Công 09510301944
3.Trần Trung Kiên 09510300673
4.Lê Quang Anh Tài 09510301236
5.Vũ Hữu Tâm 09510301263I. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Tên dự án:
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ CẦU ĐINH, THỊ TRẤN TỊNH BIÊN, HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG.
2. Chủ dự án:
+ Công ty TNHH Thái Hân
+ 100% vốn trong nước
+ Giám đốc: Đinh Văn Cầu
3. Vị trí địa lý của dự án:
Dự án nằm trong qui hoạch đã được phê duyệt Khu đô thị Nam Quốc lộ 91 và đường vào cầu Hữu Nghị thuộc thị trấn Tịnh Biên - huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang; khu đô thị Cầu Đinh ở phía nam trng tâm hành chánh huyện Tịnh Biên trong tương lai. Khu vực có vị trí tứ cận như sau:
+ Phía bắc là khu hành chánh huyện Tịnh Biên hiện hữu.
+ Phía nam giáp khu đất đồng ruộng, dân cư.
+ Phía tây giáp với kênh Vĩnh Tế, ven tuyến đường Hương lộ 17 bờ kênh từ Xuân Tô đi Hà Tiên.
+ Phía đông tiếp giáp với khu đất quốc phòng, núi Đất.
4. Nội dung chủ yếu của dự án:
Đây là dự án xây dựng khu dân cư đô thị nhằm ổn định chỗ ở cho cư dân tại đây cũng như tạo điều kiện thu hút cư dân các nơi khác tập trung về đây sinh sống và giao thương mua bán; đặc biệt là nhằm xây dựng bộ mặt đô thị của cửa khẩu quốc tế có đầu mối giao thông đường bộ quan trọng nối kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á với qui mô tầm cỡ đô thị loại 3 trong tương lai. Đây cũng là cơ sở thuận lợi cho việc quản lý và phát triển đô thị, đảm bảo mỹ quan và nâng cao điều kiện sống cho người dân vùng biên giới.
Các hạng mục chính của dự án là khu vực dân cư và khu vực trung tâm hành chính, thương mại; cùng các công trình phụ trợ khác.
Qui mô – dân số và cơ cấu sử dụng đất:
Dân số: 1.500 người.
Tổng diện tích dự án: 95.090,6 m2; bao gồm:
+ Diện tích đất ở xây dựng: 48.749,82 m2 (41,21%), gồm 84 lô nền biệt thự, 178 lô nền phố liên kế, 29 lô nền tái định cư.
+ Diện tích đất ở trồng cây xanh: 9.589,65 m2 (10,06%)
+ Diện tích giao thông: 38.947,09 m2 (40,95%)
+ Diện tích công trình công cộng: 4.787,81 m2 (5,04%)
+ Diện tích đê bao (taluy ngoài): 2.605,88 m2 (2,74%).
Các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án:
- Chỉ tiêu sử dụng đất:
+ Đất dân dụng: 61 – 78 m2/người
+ Đất ở: 35 – 45 m2/người
+ Đất công trình: 3 – 4 m2/người
+ Đất công viên cây xanh: 7 – 9 m2/người
+ Đất giao thông: 16 – 20 m2/người
- Diện tích sàn nhà ở bình quân tối thiểu: 12 m2/người
- Mật độ dân cư: 17 người/ha
- Mật độ xây dựng khu nhà vườn (biệt thự): 60%
- Tầng cao xây dựng trung bình: 1 – 2 tầng
- Hệ số sử dụng đất: < 1
- Mật độ xây dựng khu nhà cố liên kế: 100%
Tầng cao: 3 tầng
Hệ số sử dụng đất: >= 2,5 lần
- Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
+ Cấp nước sinh hoạt: 120 lít/người/ngày đêm
+ Cấp điện sinh hoạt: 75 – 1500 kwh/người/năm
+ Thông tin liên lạc: 16 máy điện thoại/100 dân
+ Rác thải sinh hoạt: 0,7 – 1,2 kg/người/ngày
+ Thoát nước thải 100% nước cấp: tính theo số lượng dân cư.
Khu đất có địa hình song song với Hương lộ 17 theo trục Tây Bắc – Đông Nam, do đó, mặt chính của các ô cũng được bố trí theo hướng này để tránh nắng Tây. Các trục đường quy hoạch chung 1/2000 đã được duyệt D-E-F-số 3 và đường vòng phía núi Đất được thiết kế theo quy hoạch. Các đường nội bộ o phố số 1 và số 2 vuông góc với trục đường số 3, mật độ cây xanh khoảng lùi xây dựng kết hợp cây xanh đường phố đảm bảo mật độ 8%, các diện tích công trình công cộng được bố trí đan xen trong khu đất ở gồm: đất dự kiến xây dựng công trình công cộng phục vụ cho khu dân cư như Bưu cục, trạm y tế, câu lạc bộ hoặc văn phòng tự quản khu phố. Ngoài ra, đất công trình công cộng giữa các khu phố được bố trí làm Vườn chơi thiếu nhi, sân tập thể dục cho người cao tuổi và sinh hoạt cộng đồng, đảm bảo mật độ 5% trên tổng diện tích dự án.
Các dãy phố liên kế - phố tái định cư có diện tích 105 m2 (ngang 5 m, dài 25 m), khu nhà biệt thự có diện tích trung bình 375 m2 (ngang 15 m, dài 25 m) đảm bảo đúng định mức đất ở đô thị theo quy định.
BẢNG CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT
TT
PHÂN LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH
TỶ LỆ
Diện tích đất dự án
95.090,60 m2
100,00%
01
Đất ở phân lô
a. Diện tích đất ở xây dựng
39.160,17 m2
41,21%
b. Diện tích đất ở trồng cây xanh
9.589,65 m2
10,06%
02
Diện tích giao thông
38.947,09 m2
40,95%
a. Mặt đường:
22.001,91 m2
23,13%
b. Vỉa hè:
16.945,18 m2
17,82%
03
Đất công trình công cộng
4.787,81 m2
5,04%
04
Diện tích đê bao (taluy ngoài)
2.605,88 m2
2,74%
Trong diện tích dự án, một số hạng mục công trình được xây dựng để phục vụ cho việc thực hiện dự án:
- San lấp cát: 95.090,60 m2 với khối lượng cát san lấp 152.883,86 m3.
- Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt và một số công trình kèm theo như hố ga, hố thăm, miệng xả …. nước thải.
- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải trong khu thương mại. Nước thải từ khu vực này cần được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận chung.
- Xây dựng hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực, vỉa hè, cây xanh, dãy phân cách…
- Lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho các hộ dân trong khu vực thực hiện dự án.
- Lắp đặt hệ thống lưới điện.
II.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
*Vị trí địa lý: Huyện Tịnh Biên là huyện miền núi tiếp giáp với nước bạn Campuchia, được bao bọc bởi tuyến kênh chính là kênh Vĩnh Tế và vùng Bảy Núi. Phía Bắc, Tây Bắc giáp nước bạn Campuchia với tuyến kênh Vĩnh Tế ngăn cách; Phía Tây giáp huyện Tri Tôn cùng chia sẽ các dãy núi; phía Đông giáp thị xã Châu Đốc; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Châu Phú.
- Địa hình: Là một trong 3 huyện vùng núi của tỉnh An Giang, Tịnh Biên được coi là cửa khẩu đường bộ quan trọng nối từ Quốc lộ 91 của Việt Nam đến Quốc lộ 2 Campuchia dẫn đến thủ đô Phnompenh khoảng 120 km.
Khu vực dự án có cao độ hiện trạng bình quân theo Quốc lộ 91 là +7,1 m (cao độ quốc gia). Điểm cao nhất tại khu vực dự án là +8,7 m; điểm thấp nhất +5,15 m. Cao độ hiện trạng bình quân toàn khu vực dự án +5,9 m.
Toàn khu vực dự án hiện là đất ruộng và vườn tạp. Cao trình mặt đất tự nhiên chênh lệch nhiều. Lũ cao nhất tại khu vực là +4,62 m tại trạm thủy văn Xuân Tô - cầu Hữu Nghị. Địa hình có độ dốc trung bình theo các hướng sau:
+ Từ Đông sang Tây (điểm đầu khu hành chính trên Quốc lộ 91 đến điểm cuối khu hành chính trên Quốc lộ 91) là 0,6%.
+ Từ Bắc xuống Nam (điểm giữa khu hành chính giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đến đường đi Ba Chúc) là 0,63%.
Khu đất dự án khu đô thị Cầu Đinh có diện tích 95.090,6 m2 địa hình bán sơn địa hướng dốc tự nhiên của địa hình từ Bắc xuống Nam, từ Đông dang Tây chủ yếu là đất nông nghiệp ít ao mương trũng, có cao độ tự nhiên trung bình +5,4 m. Khi thực hiện dự án sẽ san lấp nền đạt cao trình +5,9 m ngang nền san lấp khu hành chính huyện tại vị trí giáp ranh, chiều cao san lấp trung bình của toàn bộ khu đất dự án Htb = 1,5 m.
- Thổ nhưỡng: Đất đai của huyện được hình thành do sự phong hóa và bồi đắp của các dãy núi. Đất hình thành từ lớp đá núi phong hóa có độ phì không cao, các chất trong đất cân đối, mang nhiều hạt nhỏ, đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt và sét, tầng đất dày phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Khí hậu- Thủy văn: Khu vực dự án không chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Cửu Long, trực tiếp là sông Hậu vào mùa lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 10; đỉnh lũ cao nhất năm 2000: 4,5 m.
Tịnh Biên nằm trong miền nhiệt đới gió mùa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa ấm áp tiếp nhận gió từ biển Đông thổi vào nên nhiều mây mưa. Mùa không tiếp nhận không khí từ miền bắc thổi vào nên hơi khô và lạnh vào ban đêm.
Có hai hướng gió chính:
- Từ tháng 5 đến tháng 10: chịu ảnh hưởng gió Tây – Tây Nam.
- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: chịu ảnh hưởng của gió Đông – Đông Nam.
Riêng tháng 11 và tháng 12, hướng gió chính không trùng với hướng gió thịnh hành và có gió bấc.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mưa nhiều, lượng mưa chiếm trên 85% cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 7 – 10% lượng mưa toàn năm.
- Điều kiện địa lý, địa chất:
Trong vùng dự án, những đặc điểm chung về điều kiện địa chất - địa chất công trình của khu vực Bảy Núi được ghi nhận như sau:
- Vùng phía nam, đá gốc lộ ra có thành phần chủ yếu là đá trầm tích cát kết, bột kết, các đá phun trào andesit xen kẹp các đá phiến silic. Phần trên được phủ bởi các lớp phong hóa với thành phần cát, bột, sét lẫn sạn sỏi, dăm tảng có kích thước không đồng đều, chiều dày thay đổi từ 1 đến 5 m. Phần dưới là đá gốc cứng chắc, nứt nẻ mạnh theo nhiều phương khác nhau. Các khe nứt có bề rộng nhỏ, nhiều chỗ là khe nứt kín lại bị lấp nhét bởi các vật liệu là sét lẫn sạn sỏi. Đã phát hiện ra đứt gãy có hướng tây bắc - đông nam với phương dịch chuyển về phía đông. Tại đây, các lớp cát kết bị dịch chuyển và các lớp bột kết bị vò nhàu mạnh.
- Vùng phía đông, đất đá lộ ra có thành phần khác nhau rõ rệt: núi Phú Cường được cấu tạo bởi các đá trầm tích cát kết, bột kết, cuội kết... với cấu tạo xiên chéo, trong khi đá núi Đất lại được cấu tạo chủ yếu bởi loạt đá vôi có tuổi cổ nhất khu vực. Tại các điểm khai thác đá cho thấy chiều dày lớp phủ thay đổi từ 1 - 3 m với thành phần phong hóa từ đá gốc bao gồm cát, cuội, sỏi lẫn bột, sét, dăm, tảng. Đá gốc lộ ra bị nứt nẻ mạnh. Trong các đá trầm tích, khe nứt bị lấp nhét bởi sét bột lẫn sạn sỏi, còn trong đá xâm nhập xuất hiện các khe nứt hở rộng 1 - 3 cm theo nhiều hướng khác nhau, đôi chỗ bị xuyên cắt bởi các mạch thạch anh hoặc canxit. Tại đây cũng đã phát hiện được 2 đứt gãy có phương tây bắc - đông nam và tây nam - đông bắc. Các đứt gãy này có hướng dịch chuyển nhỏ và cắm về 2 hướng khác nhau là phía bắc và phía nam.
Nhìn chung, cấu trúc địa chất của vùng khá phức tạp, bao gồm các loại đất đá có nguồn gốc trầm tích, xâm nhập, phun trào khác nhau, bị các hoạt động kiến tạo làm cho uốn nếp, đứt gãy xảy ra mạnh mẽ. Trên mặt cắt, bề mặt của đá gốc rất không bằng phẳng và có sự thay đổi lớn theo chiều từ tây sang đông.
Địa chất công trình trong khu vực nhìn chung là tốt, cường độ chịu nén phần lớn đạt trên 1,5 kg/cm2. Tuy nhiên, ở một số khu vực ruộng trũng và dọc bờ kênh, cường độ chịu nén nhỏ hơn 1 kg/cm2, khi xây dựng phải chú ý gia cố móng.
- Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên:
Qua khảo sát chất lượng không khí tại tỉnh An Giang nói chung và khu vực Tịnh Biên nói riêng của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy: năm 2006, tại khu vực này vào mùa khô có nồng độ bụi trung bình 0,48 mg/m3, cao gấp 1.6 lần tiêu chuẩn môi trường (TCMT). Nồng độ chì 0,001 (g/m3, theo TCMT, trong không khí xung quanh không được phép có mặt loại khí này. Vào mùa mưa, nồng độ bụi cao hơn mùa khô, trung bình 2,8 (g/m3, cao gấp 9.3 lần TCMT, nồng độ khí chì mùa mưa cao hơn mùa khô, trung bình 0,002 (g/m3.
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án, chúng tôi tiến hành khảo sát, đo đạc nồng độ các chất ô nhiễm không khí, nước tại khu vực và vùng lân cận. Kết quả đo đạc cụ thể như sau:
- Hiện trạng môi trường không khí:
Để xác định hiện trạng không khí khu vực cơ sở, chúng tôi tiến hành thu mẫu không khí tại khu vực. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 1.
KẾT QUẢ ĐO CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC DỰ ÁN
Vị trí lấy mẫu
Bụi
mg/m3
SOx
mg/m3
NOx
mg/m3
Chì
(g/m3
Ồn
dBA
(TCVN 2008)
Trước cổng bến xe
0,27
0,18
0,022
<0,5
80 - 92
TCVN 5937 – 2005
0,3
0,35
0,2
0,5
75
Nhận xét: Qua kết quả phân tích, so với tiêu chuẩn, khu vực hoạt động của dự án bị ô nhiễm về tiếng ồn và nồng độ Chì ở mức độ nhẹ, chủ yếu là do ảnh hưởng hoạt động của các phương tiện giao thông.
- Hiện trạng môi trường nước:
Hoạt động của dự án chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt từ kênh Vĩnh Tế. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước khu vực được trình bày ở bảng dưới đây.(TCVN 2008)
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
Chỉ tiêu
Đơn vị
M1
TCVN
pH
pH units
6,81
6 - 8,5
SS
mg/l
2
20
PO43-
mg/l
3,48
4
N-NO3
mg/l
1,2
10
N-NH3
mg/l
1,74
0,05
Coliform 37(C
MPN/100ml
1,7 x 102
5 x 103
BOD
mgO2/l
1,82
< 4
Ghi chú: M1: Nước cấp đô thị
Qua kết quả phân tích cho thấy: Đối với nước cấp dùng cho sản xuất, chỉ có hàm lượng N-NH3 vượt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong mức cho phép.
- Hiện trạng môi trường đất:
Khu vực Tịnh Biên, đất có nguồn gốc phong hóa từ vùng đồi núi Bảy Núi và bồi đắp ven đê tự nhiên, với mức độ bồi tích phù sa mạnh mẽ tạo nên, có tuổi từ thời Holocene. Đất có màu nâu tươi và độ dày trên 100 cm. Thành phần chủ yếu là đất thịt hay sét pha thịt, tầng sâu có thể có cát pha. Đất chặt, cứng, hơi ẩm, giàu dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt, không chứa độc chất gây hại cho cây trồng. Đất chủ yếu sử dụng để sản xuất nông nghiệp, dọc theo Quốc lộ 91 dùng vào mục đích thổ cư.
- Hiện trạng môi trường sinh vật:
Môi trường trong khu vực thuộc hệ sinh thái nông nghiệp vùng bình nguyên bán sơn địa.
- Về thực vật: chủ yếu là cây lương thực, rau màu, các loại cây ăn trái và cây che bóng mát. Các loại cây quý hiếm rất ít hoặc hầu như không có.
- Về động vật: Theo nhận xét sơ bộ, trong vùng chủ yếu là động vật nuôi như heo, bò, gà, vịt… ở mức độ chăn nuôi gia đình là chủ yếu. Động vật hoang dã rất ít hầu như không có.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
a. Điều kiện về kinh tế:
- Giao thông: Cùng với phát triển thủy lợi, mạng lưới giao thông nội đồng và các tuyến giao thông chính của huyện không ngừng được nâng cấp, cải tạo ngày một tốt hơn, trong đó có trục giao thông chính trên bộ là tuyến Quốc lộ 91 từ Châu Đốc đi xuyên khu vực dự án và lên đến Campuchia. Ngoài ra còn có tuyến Hương lộ 17 (nhựa) đi Ba Chúc; lòng đường khoảng 5 – 7 m chạy dài qua khu quy hoạch ở hướng Tây.
Mạng lưới giao thông thủy thuận lợi cho lưu thông, giao lưu hàng hóa trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, TP HCM, Campuchia, tạo điều kiện phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Điện: Huyện có mạng lưới điện Quốc gia từ năm 1990, từ trạm 110(35)/15KV Châu Đốc đến, thuộc mạng cấp điện chung của tỉnh An Giang. Đến nay đã phủ điện đến các trung tâm xã, thị trấn, các vùng dân cư tập trung. 100% cơ sở công nghiệp được cung ứng đủ công suất điện cho sử dụng, 70% diện tích canh tác đã được bơm tưới, tiêu bằng điện. Đến cuối năm 2004 toàn huyện có 97% hộ có sử dụng điện cho sinh hoạt .
- Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu điện - Thông tin liên lạc được mở rộng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân dân. Đến nay ngành đã phát triển được 4 bưu cục trong đó 3 bưu cục xã, với gần 9.000 máy điện thoại, mật độ sử dụng điện thoại bằng 5% dân số, bình quân 4,5 hộ dân có 1 máy điện thoại.
b. Điều kiện về xã hội:
Toàn huyện có 141.113 người trong tuổi lao động, chiếm 47,95% dân số. Trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 126.437 người chiếm 89,6 % ; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chiếm 10,40%. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng còn thấp, có trên 96% lao động thủ công, đơn giản; tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp chiếm 15%; thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 60%.
Năm 1998, huyện được công nhận phổ cập Tiểu học; đang khẩn trương tập trung thực hiện phổ cập Trung học cơ sở, dự kiến đến năm 2005 hoàn thành trong toàn huyện.
Dân tộc chủ yếu là người kinh chiếm 98% còn lại là người Hoa và Khmer. Toàn huyện có 53.818 hộ sinh sống, huyện mang đậm nét của một vùng tôn giáo, trong đó có 84,2% hộ theo đạo Phật với khoảng 121.000 tín đồ chiếm 52% dân số. Các tôn giáo khác: Công giáo 1,9%, Cao Đài 2,2%, Hồi giáo 1% và các tôn giáo khác là 0,7%.
Huyện có di tích lịch sử, di tích văn hoá, cửa khẩu quốc tế... và là một trong những điểm đến du lịch chính trong tỉnh, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt khách đến thăm và mua sắm.
c. Điều kiện tự nhiên và môi trường.
*Vị trí địa lý: Huyện Phú Tân được bao bọc bởi bốn phía là sông ngòi, kênh rạch. Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Tân Châu có kênh Vĩnh An nối liền sông Tiền với sông Hậu với chiều dài 17 km; Phía Tây giáp huyện Châu Phú ngăn cách bởi sông Hậu chiều dài 39 Km; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp ngăn cách bởi sông Tiền; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Chợ Mới có nhánh Vàm Nao dài 7 km nối liền sông Tiền với sông Hậu.
- Địa hình: Do được bao bọc bởi 4 phía sông ngịi cho nên huyện Phú Tân như một cs lao nổi, mang tính chất địa hình của vsng cồn bãi. Dãi đất ven sông Tiền, sông Hậu cao và thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình biến thiên từ +1.0 đến +2.0 m.
- Thổ nhưỡng: Đất đai của huyện được hình thành do sự bồi đắp của 3 con sông: sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao. Đất hình thành từ chất phs sa lắng đọng, là loại đất phs sa trẻ có đặc tính tốt, độ phì nhiêu cao, các chất trong đất cân đối, mang nhiều hạt nhỏ, đất có thành phần cô giới chủ yếu là thịt và sét, tầng đất dày phs hợp với nhiều loại cây trồng.
- Khí hậu- Thủy văn: Sông Tiền và sông Hậu chịu ảnh hưởng của chế độ dịng chảy sông Cửu Long và chế độ thủy triều vsng biển Đông, kết hợp với mưa và lưu lượng dịng chảy ở thượng nguồn, nước lũ về đồng thường bắt đầu vào tháng 6, diễn biến đỉnh lũ xãy ra từ tháng 8 đến tháng 10. Khí hậu chia làm 2 msa, msa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11, msa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Điều kiện địa lý, địa chất:
- Điều kiện về khí tượng - thủy văn:
- Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên:
III.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đây là dự án xây dựng hoàn chỉnh một khu dân cư, thương mại cho Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Các nguồn gây ra các tác động đến môi trường đất, nước, không khí đến các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học và các điều kiện kinh tế xã hội phát sinh trong 3 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn san lấp mặt bằng – giải phóng mặt bằng, giai đoạn xây dựng các công trình và trong suốt quá trình dự án đi vào hoạt động.
1. Giai đọan tiền thi công
Giai đoạn san lấp mắt bằng – giải phóng mặt bằng gây ra các tác động tạm thời. Qui mô và khối lượng tác động không nhiều. Chất thải tạo ra trong giai đoạn này chủ yếu là xà bần và đất đá từ các công trình bị phá hủy. Trong giai đoạn này cũng tác động đến dân cư sống trong khu vực thực hiện dự án.
*Ảnh hưởng đến môi trường đất: việc đập phá các công trình làm xáo trộn bề mặt đất, làm thay đổi đặc tính lý - hóa, kết cầu, độ chặt và độ giữ nước của đất. Các máy móc thi công công trình, hoạt động đào bới, bơm cát … là các hoạt động gây tác động mạnh đến môi trường đất
*Ảnh hưởng đến môi trường nước: nước bơm cát, nước sinh hoạt của công nhân xây dựng là các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước thường có hiện tượng ô nhiễm cục bộ do nước thải không có đường thoát ra bên ngoài.
* Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế - xã hội: một số người dân trong khu vực bị ảnh hưởng do việc di dời và chuyển đổi kế sinh nhai. Họ không còn ruộng đất để canh tác nông nghiệp và phải làm các công việc khác. Một số người có thể có công ăn việc làm, một số khác không thể có việc làm ngay và đó là gánh nặng cho xã hội. Cần chú ý đế nguồn tác động này. Để giải quyết vấn đề này cần sự cộng tác của nhiều ngành liên quan, trong đó ban quản lý dự án đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi ngành nghề cho các đối tượng này.
* Ảnh hưởng đến cảnh quan: một