Trước thế kỷ 20, con người còn chưa để ý đến ảnh hưởng do chính họat động phát triển của xã hội tới môi trường. Ngày nay, với dân số lớn và kỹ thuật cao, ảnh hưởng của con người lên môi trường đã trở nên trầm trọng và lâu dài, tới mức toàn lục địa hay toàn cầu.Mỗi hoạt động của con người đều có tác động tới môi trường xung quanh theo chiều hướng thuận lợi hoặc không thuận lợi làm thay đổi căn bản, sâu sắc và rộng lớn tới các điều kiện thiên nhiên và môi trường. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn, chất lượng môi trường bị suy thoái .Ở những nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên môi trường càng mạnh. Rút kinh nghiệm của quá khứ, để giảm bớt sự tàn phá, các nước đều có những luật lệ bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện một dự án lớn, một trong những giai đoạn quan trọng là việc viết một Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) (Environmental Impact Assessment Report) (EIA). Khởi đầu từ nước Mỹ, sau đó hệ thống ĐTM đã được rất nhiều quốc gia ứng dụng. . Trong những năm gần đây, khái niệm đánh giá môi trường chiến lược, đặt trong việc xem xét ĐTM ở những bước đầu của việc thiết lập chính sách, trở nên phổ biến và thực tế.
Ở Việt Nam, từ đầu những năm 1983, chương trình về tài nguyên thiên nhiên đã bắt đầu nghiên cứu về ĐTM. Năm 1985, trong quy định về điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Hội đồng bộ trưởng nước CHXHCNVN đã quy định rằng trong xét duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế xã hội đều phải tiến hành đánh giá tác động môi trường. Với những việc nêu trên, ĐTM đã thực sự trở thành một yêu cầu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam với ý nghĩa là một công cụ xử lý một cách tích cực mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường.
Bản tiểu luận dưới đây trình bày sơ lược về lịch sử phát triển ĐTM. Tiếp đó trình bày bảng ĐTM theo phương pháp ma trận thực hiện cho dự án xây dựng
27 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5116 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường của phương pháp ma trận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ RỦI RO MÔI TRƯỜNG
ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN SỬ DỤNG
TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: THS. ĐINH BÁCH KHOA
Nhóm sinh viên thực hiện: Ngô Thị Việt Anh - QLMT K50
Nguyễn Thị Oanh - CNMT K50
Đoàn Bảo Châu - CNMT K50
Phùng Thị Điệp - CNMT K50
Đỗ Công Tùng - CNMT K50
Hµ néi - 10/2008
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………… 2
Phần 1 : Giới thiệu tổng quát
I/ Giới thiệu về ĐTM………………………………………………….. 4
1/ Sự ra đời và phát triển của ĐTM…………………………………... 4
2/ Nguyên tắc tổng quát trong quy trình làm ĐTM…………………... 6
3/ Một số định nghĩa về ĐTM……………………………………….. 9
II/ Đánh giá môi trường bằng phương pháp ma trận…………………..12
Phần 2 : Dự án ĐTM trong nhà máy dệ nhuộm tại công ty TNHH
Panko Bình Dương
I/ Công nghiệp dệt nhuộm……………………………………………..16
1/ Xuất xứ của dự án………………………………………………….16
2/ Cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt……………………….. 16
3/ Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt nhuộm…………………….. 16
II/ Các tác động từ quá trình triển khai và xây dựng dự án…………….20
1/ Tác động tới môi trường tự nhiên………………………………….20
2/ Tác động tới môi trường kinh tế xã hội…………………………… 23
3/ Đánh giá những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra……... 24
4/ Đánh giá về phương pháp sử dụng………………………………... 25
KẾT LUẬN…………………………………………………………….26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Trước thế kỷ 20, con người còn chưa để ý đến ảnh hưởng do chính họat động phát triển của xã hội tới môi trường. Ngày nay, với dân số lớn và kỹ thuật cao, ảnh hưởng của con người lên môi trường đã trở nên trầm trọng và lâu dài, tới mức toàn lục địa hay toàn cầu.Mỗi hoạt động của con người đều có tác động tới môi trường xung quanh theo chiều hướng thuận lợi hoặc không thuận lợi làm thay đổi căn bản, sâu sắc và rộng lớn tới các điều kiện thiên nhiên và môi trường. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn, chất lượng môi trường bị suy thoái .Ở những nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên môi trường càng mạnh. Rút kinh nghiệm của quá khứ, để giảm bớt sự tàn phá, các nước đều có những luật lệ bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện một dự án lớn, một trong những giai đoạn quan trọng là việc viết một Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) (Environmental Impact Assessment Report) (EIA). Khởi đầu từ nước Mỹ, sau đó hệ thống ĐTM đã được rất nhiều quốc gia ứng dụng. . Trong những năm gần đây, khái niệm đánh giá môi trường chiến lược, đặt trong việc xem xét ĐTM ở những bước đầu của việc thiết lập chính sách, trở nên phổ biến và thực tế.
Ở Việt Nam, từ đầu những năm 1983, chương trình về tài nguyên thiên nhiên đã bắt đầu nghiên cứu về ĐTM. Năm 1985, trong quy định về điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Hội đồng bộ trưởng nước CHXHCNVN đã quy định rằng trong xét duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế xã hội đều phải tiến hành đánh giá tác động môi trường. Với những việc nêu trên, ĐTM đã thực sự trở thành một yêu cầu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam với ý nghĩa là một công cụ xử lý một cách tích cực mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường.
Bản tiểu luận dưới đây trình bày sơ lược về lịch sử phát triển ĐTM. Tiếp đó trình bày bảng ĐTM theo phương pháp ma trận thực hiện cho dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm tại công ty TNHH Panko Vina tỉnh Bình Dương.
Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
I/ Giới thiệu về ĐTM
1 / Sự ra đời và phát triển của ĐTM
Những hoạt động của con người đã gây ra các nguồn ô nhiễm không khí chính: giao thông, công nghiệp, hoạt động đô thị, khai thác hầm mỏ và rất nhiều thứ khác. Để có thể kiểm soát những hoạt động này nhằm giảm sự ô nhiễm, rất cần thiết phát triển luật pháp và các quy tắc ban đầu là để cấm các hoạt động với những ảnh hưởng lớn đến môi trường, thứ hai là để đưa ra một dạng dự báo ảnh hưởng một dự án có thể có đối với môi trường, bằng cách so sánh những ảnh hưởng này với những tiêu chuẩn không khí. Đây chính là lý ro đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ra đời. Đó là một quá trình bao gồm định nghĩa, dự đoán, đánh giá và giảm nhẹ những ảnh hưởng sinh hoạt, xã hội và các khía cạnh liên quan của những hoạt động vì mục đích phát triển , từ đó đưa ra quyết định và cam kết. Mục đích của ĐTM là cung cấp cho các nhà ra quyết định những tư liệu khoa học cần thiết về những hậu quả môi trường của quá trình ra quyết định. Trước khi có những khái niệm cụ thể về ĐTM, việc đưa ra quyết định đối với các hoạt đông phát triển thường dựa vào việc phát triển tính khả thi, hợp lý, tối ưu các nhân tố kinh tế, kỹ thuật, các nhân tố về môi trường bị bỏ qua hoặc không chú ý đúng mực do không có các công cụ phát triển thích hợp. Thực tế ở trong quá khứ đã có rất nhiều những dự án lớn gặp phải khó khăn vì không xem xét đầu đủ mối quan hệ với môi trường xung quanh, một số dự án được coi là không bền vững vì làm suy thoái thiên nhiên, một số khác bị đinh chỉ do phát sinh những mặt chi không được dự tính trước. Do đó việc đảm bảo việc bảo vệ môi trường được quan tâm và kết hợp chặt chẽ với quá trình đưa ra quyết định, để lường trước và tránh, giảm thiểu hoặc bù đắp những ảnh hưởng tới môi trường, để bảo vệ sản xuất và sức chứa của hệ sinh thái và những quá trình sinh học, để đẩy mạnh phát triển bền vững và nắm bắt các cơ hội. Đó cũng chính là mục tiêu của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Đánh giá tác động môi trường là một công cụ lập kế hoạch, là một quá trình nghiên cứu được thực hiện để dự báo những hậu quả môi trường có thể gây ra từ một dự án phát triển quan trọng được dự kiến thực thi.
Lịch sử của ĐTM, xét là một công cụ hợp pháp, bắt đầu vào cuối năm 1969, khi NEPA (Tổ chức hành động vì môi trường quốc gia) có hiệu lực ở Mỹ. Từ đó, trong một quá trình truyền bá không ngừng, rất nhiều quốc gia và khu vực đã công nhận ĐTM như một công cụ quan trọng.
Mỹ là nước đầu tiên phát triển một hệ thống đánh giá tác động môi trường. Khi Rachel Carson viết cuốn “Mùa xuân im lặng” xuất bản năm 1962, những nhận thức xã hội về các vấn đề môi trường ở Mỹ đã đạt được một tỷ lệ khá cao và phát triển mạnh vào cuối những năm 1960. Với nền tảng xã hội như vậy, tổ chức hành động vì môi trường quốc gia của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (NEPA) đã được lập ra và lần đầu tiên, việc xem xét đến ĐTM ở những dự án lớn được bắt buộc như một đạo luật. Ảnh hưởng của NEPA trong khái niệm của hệ thống ĐTM được mở rộng và thúc đẩy chính sách ĐTM ở rất nhiều nước châu Âu và chấu Á. Tiếp theo sáng kiến của Mỹ, rất nhiều nước bắt đầu cung cấp hệ thống ĐTM, ví dụ như Australia (1974), Thailand (1975), France (1976), Philippines (1978), Israel (1981) và Pakistan (1983).
Nhìn chung, ĐTM có ảnh hưởng hơn khi được thi hành càng sớm càng tốt, ví dụ như ở thời kỳ hình thành dụ án hay các đạo luật. Khi áp dụng, thời kỳ tiến hành ĐTM, phạm vi và những quá trình của nó thay đổi ở từng nước và từng tổ chức, và mỗi hệ thống có những đặc trưng riêng của họ.
Hoạt động của Liên hiệp quốc bắt đầu từ năm 1982, với sự thông qua của Hiến chương quốc tế về tự nhiên ở Hội đồng Liên hiệp quốc. Hiến chương chỉ ra rằng đánh giá tác động môi trường cần bảo đảm giảm những ảnh ưởng có hại đến tự nhiên, việc đánh giá tự nhiên cần bao gồm những yếu tố cơ bản của tất cả các kế hoạch và được công bố và thảo luận công khai. Chương trình quốc tế về môi trường (UNEP) đã tuân theo quy định này, thiết lập một hội đồng ĐTM cấp cao và đưa ra những hướng dẫn chung, kiểm tra những tiêu chuẩn và mẫu, và đến năm 1987 đưa ra “ Mục đích và quy tắc của Đánh giá tác động môi trường”. 13 quy tắc này tạo điều kiện giới thiệu hệ thống ĐTM ở những nước thành viên cũng như đẩy mạnh sự phát triển của các thủ tục ĐTM quốc tế trong trường hợp một số nước muốn mở rộng ranh giới ảnh hưởng đến các nước khác. Năm 1987, Hiệp đồng thế giới về môi trường và phát triển đã đưa ra bản báo cáo (thường được biết đến như báo cáo Bruntland). Nó đã nhấn mạnh vai trò của ĐTM trong việc đẩy mạnh phát triển bền vững. Nó cũng chỉ ra: “khi một dự án có ảnh hưởng lến đến môi trường, cần xem xét kỹ lưỡng ý kiến của cộng đồng, và quyết được cần được cồng đồng phê chuẩn, có thể bằng một cuộc trưng cầu ý dân”.
Điều luật 17 của Tuyên bố Rio 1992 về môi trường và phát triển là về ĐTM: “Đánh giá tác động môi trường, như một công cụ quốc gia, cần phải đám trách cho những hoạt động có thể có những ảnh hưởng có hại tới môi trường và là một phần của quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
2/ Nguyên tắc tổng quát trong quy trình làm ĐTM
a/Những dự án nào cần có ĐTM?
Bất cứ dụ án nào có thể ảnh hưởng vào môi trường đều cần phải có ĐTM. Để cụ thể, luật môi trường mỗi nước thường cho danh sách những loại dự án cần làm ĐTM ( cộng đồng Âu châu có hai danh sách, danh sách I cho các công trình "nguy hiểm" luôn luôn phải làm ĐTM (nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, nhà máy hóa học...), danh sách II cho các loại công trình khác làm hay không tùy trường hợp (quy mô to hay nhỏ, vị trí công trình, ...) . Luật Môi trường Việt Nam 2006 quy định chủ các dự án sau đây phải lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
b/ Môi trường là gì?
Môi trường không phải chỉ là thiên nhiên, sinh thái, mà còn là môi trường nhân tạo. Tức là ĐTM cũng cần phải đánh giá ảnh hưởng của dự án vào xã hội địa phương (nhà cửa, sinh sống, giải trí, giao thông, tiếng ồn, chất lượng đời sống nói chung của dân chúng), vào kinh tế (công ăn việc làm, thu hoạch của cả vùng), vào các giá trị văn hóa tín ngưỡng, nhất là các di tích lịch sử có thể có. Một ví dụ là việc xây tòa nhà Quốc hội Việt Nam đã phải tạm dừng lại khi đào bới thấy di tích Hoàng thành Thăng Long.
c/ ĐTM viết vào lúc nào?
Theo luật hầu hết các nước kể cả Việt Nam, chủ nhân dự án phải viết (thường là thuê một công ty chuyên môn viết, trừ những công ty lớn có đủ nhân viên chuyên môn) và trình ĐTM cùng với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Tuy nhiên, với những dự án lớn, các hoạt động đánh giá tác động môi trường phải được bắt đầu ở giai đoạn nghiên cứu tiền-khả thi để sớm nhận ra những tác động quan trọng nhất. Giai đoạn này gọi là Đánh giá Tác động Môi trường Sơ khởi chủ yếu là để nhận biết sớm những vấn đề quan trọng.
d/ Ai là người thẩm định ĐTM?
Bản ĐTM sẽ được đọc và thẩm định bởi chính quyền. Những dự án có tầm cỡ quốc gia thì sẽ do chính quyền trung ương (ở Việt Nam là bộ Tài nguyên và Môi trường hay bộ nào khác có thẩm quyền về dự án) thẩm định, những dự án có tầm cỡ địa phương thì do chính quyền tỉnh thẩm định.
Dân chúng trong vùng bị ảnh hưởng phải có quyền đọc và góp ý về ĐTM. Do đó, cần có một phần trong ĐTM để tóm tắt những luận điểm chính, bằng ngôn ngữ thường ngày, không dùng những ngôn ngữ kỹ thuật hay luật pháp mà chỉ có chuyên viên hay luật sư mới hiểu được. Phần ngôn ngữ thường ngày này là một khoản tối quan trọng của ĐTM Sự tham dự của công chúng trong lộ trình đánh giá tác dụng vào môi trường là một điều tối cần, vì chính họ là một thành phần của môi trường. Ngoài ra nó cũng ngăn ngừa kiểu làm lấy lệ hay tham nhũng trong việc cứu xét ảnh hưởng môi trường của dự án.
e/ Cấu trúc ĐTM
Tùy luật các nước có những đòi hỏi chi tiết hơi khác nhau về ĐTM nhưng những điểm chính thì không có gì khác biệt và đều có những phần sau đây:
(1) Dự án và những lựa chọn: Mục đích, các chi tiết kỹ thuật cụ thể của công trình (chẳng hạn nếu là nhà máy thì sẽ có những bộ phận gì, dùng vật liệu gì, tiêu bao nhiêu năng lượng, dùng bao nhiêu công nhân, mặt bàn ra sao, ....). Ngoài ra, cần cho biết những lựa chọn khác và so sánh chúng với dự án hiện tại. Chẳng hạn, nếu dự án là xây một cái cầu treo qua sông thì cần phải kể ra đầy đủ những biện pháp khác như xây kiểu cầu khác, hoặc xây ở chỗ khác, hoặc không xây cầu mà dùng phà, v.v. và cho biết tại sao không dùng những biện pháp đó. "Không làm gì" cũng là một biện pháp, và do đó cũng phải giải thích tại sao nên phát triển dự án này thay vì không làm gì, nếu không làm thì lợi và hại ra sao. Những so sánh này cần phải khách quan và khoa học chứ không được "một chiều" theo kiểu luật sư bào chữa cho thân chủ.
(2) Khung cảnh môi trường nền của dự án: tả rõ môi trường có thể bị ảnh hưởng. Đây không phải chỉ là môi trường thiên nhiên thường chiếm một mà còn cả môi trường con người: cảnh quan, văn hóa, di tích lịch sử, xã hội (đời sống xã hội của dân chúng, giải trí), kinh tế (công ăn việc làm, lợi tức cho địa phương và toàn quốc).
(3) Tác dụng của công trình lên môi trường: phần này là một danh sách các tác dụng mà dự án có thể có lên môi trường. Danh sách này cần đầy đủ và khách quan. Tất cả những hoạt động chi tiết liên quan đến dự án phải được liệt kê, trong các giai đoạn: xây dựng, hoạt động, và dọn dẹp sau khi ngừng hoạt động. Sau đó, tác động của từng hoạt động lên các thành tố môi trường được xem xét và dánh giá. Các thành tố môi trường cần được xem xét gồm các thành tố thiên nhiên và con người, như đã nói ở trên.
(4) Những biện pháp chủ dự án sẽ dùng để khắc phục hay giảm tới mức tối thiểu những tác động xấu của dự án.
(5) Kết luận - tóm tắt các điểm chính để chứng minh rằng tác động lợi nhiều hơn là hại.
Để liệt kê đầy đủ các tác động ở khoản (3) mà không sơ sót, một trong những phương pháp hay dùng là Leopold matrix (ma trận Leopold, hay có thể gọi là bảng tác động môi trường). Theo cách này, người ta làm một cái bảng liệt kê các hoạt động ở hàng trên cùng và những thành tố môi trường dọc cột đầu tiên, rất tỉ mỉ (chẳng hạn, môi trường thiên nhiên được chia làm đất, nước, không khí, động vật, thực vật...). Sau đó, đánh giá sơ lược tác động của mỗi hoạt động lên mỗi thành tố vào ô tương ứng bằng một vài con số: tốt hay xấu, mạnh hay nhẹ, dài hay ngắn, xác xuất lớn hay nhỏ. Sau đó, dựa lên bảng này, tả kỹ những tác động, đánh giá sự trầm trọng và khoảng thời gian tác động cũng như tầm quan trọng của thành tố môi trường bị ảnh hưởng. Một dự án lớn có thể có hàng trăm hoạt động và hàng trăm thành tố môi trường cần xét tới (tổng cộng là nhiều ngàn tác động có thể có), nhưng số tác động cần lưu ý thì ít hơn.
Ngoài những khoản kể trên, cũng cần có một đoạn tóm tắt và một đoạn để xác định những vấn đề quan trọng nhất. Vì tác dụng lên môi trường có thể có rất nhiều, mà thời gian quyết định có cho làm hay không thì giới hạn, nên cần tập trung chú ý vào những tác dụng chính, tức là những tác dụng lớn vào những thành tố quan trọng. Do đó, cần có một phần để xác định những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu tỉ mỉ hơn. Chẳng hạn, nếu làm một dự án trong một khu thắng cảnh du lịch thì ảnh hưởng lên thiên nhiên, cảnh quan sẽ rất là quan trọng. Nếu xây phi trường thì vấn đề tiếng ồn và giao thông sẽ quan trọng. Nếu xây trong thành phố cổ như Huế hay Hà nội thì di tích lịch sử cần được chú ý. Xây trong khu đông dân cư thì ảnh hưởng vào cư dân cần chú ý.
f/ Vai trò của công chúng
Vì dân chúng là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất về phương diện môi trường, nên một trong những nguyên tác căn bản trong luật môi trường quốc tế là công chúng vùng ảnh hưởng phải có cơ hội bàn luận và bày tỏ ý kiến, và chủ dự án phải tích cực tìm hiểu ý kiến của dân chúng. Nguyên tắc này được ghi rõ ràng trong các tài liệu và luật lệ của Hội Đánh Giá Tác động Môi Trường Quốc Tế
3/ Một số định nghĩa về ĐTM
a/ Theo tổ chức hớp tác và phát triển kinh tế ( OECD)
“ Tuyên bố về chính sách môi trường” của OECD năm 1974 là tài liệu quốc tế thống nhất đầu tiên về ĐTM. Tuyên bố này là những hoạt động tiếp nối Hội thảo của Liên hiệp quốc về Môi trường con người 1972. Nó đã xác định phương hướng cho luật pháp môi trường ở những nước thành viên OECD.
Năm 1983 một nhóm đặc biệt “ Uỷ ban Ad Hoc vè đánh giá môi trường và hỗ trợ phát triển” được lập ra dưới Uỷ ban môi trường để kiểm tra các quá trình ĐTM, phương pháp và cách tiến hành trong khi vẫn giữ quan hệ gần với Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC).
b/ Theo cộng đồng các nước châu Âu - EU
Chỉ thị của EU liên quan đến ĐTM được đưa ra năm 1985. Chỉ thị này đòi hỏi một định nghĩa về ĐTM rõ ràng để thực thi đối với những dự án với ảnh hưởng môi trường quan trọng và những nước thành viên. Hệ thống ĐTM được giới thiệu chính thức năm 1988. Từ 1985, sự cung cấp ĐTM ở các nước EU đã được tiến hành tập trung ở các nước thành viên.
Sau đó, do những khác biệt trong cách thức tiến hành đánh giá của các nước, một dự luật đã được xem xét lại vào tháng 12 năm 1995 trong cuộc gặp thượng đỉnh các bộ trưởng bộ Môi trưởng. Dự luật này đã có hiệu lực vào tháng 1 năm 1998. Năm 1993, trong Kế hoạch hành động vì môi trường lần 5 _ Hướng tới sự nhận thức về phát triển bền vững”, hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược đã được đề xuất ra với . Nỗ lực bảo vệ môi trường từ những bước đầu tiên của những nhà soạn luật tới những bước cuối cùng của việc thực thi dự án.
Năm 1998 cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã ký kết với Hoa kỳ / Hội đồng kinh tế cho hiệp định châu Âu về đánh giá thông tin, sự tham gia của cộng đồng trong việc đưa ra quyết định và đánh giá sự thực thi luật pháp ( Hiệp định Larhus). Theo Kofi Annan, Hiệp định “là dự án tham vọng nhất trong lĩnh vực dân chủ môi trường được đặt dưới sự ủng hộ của Liên hiệp quốc.
c/ Tổ chức ngân hàng thế giới -world Bank
“Luật và thủ tục môi trưởng” của Ngân hàng thế giới được ban hành năm 1984 đã chỉ ra sự thống nhất của việc nghiên cứu môi trường từ những bước đầu tiên của việc định hình và chuẩn bị cho một dự án. Năm 1989 Ngân hàng thế giới xuất bản Chỉ thị hoạt động: liên quan đén ĐTM để giới hạn phương pháp và thủ tục cho việc tiến hành ĐTM đốivới những dự án của WB, và hướng dẫn “ Nguồn đánh giá môi trường” với mục đích cung cáp những hướng dẫn phù hợp. Nó trở thành một chỉ thị hoạt động độc lập 4.01 vào năm 1991 và được duyệt lại vào năm 1998. Tháng 1 năm 1999, tài liệu biên soạn OP (Operational procedures), BP (Bank procedures) và GP (Good practices) được xuất bản, là 3 loại chỉ thị hoạt động.
Trong những năm gần đây, hoạt động ĐTM trong luật hành chính và những mức độ lập dự án đã được nhiều quốc gia đánh giá đúng, ví dụ như Canada, Hà Lan, Đan Mạch và dựa trên khái niệm của Đánh giá môi trường chiến lược, có thể thấy được nhiều hành động. Trong EU, Kế hoạch hành động môi trường lần 5 - Hướng tới sự nhận thức về phát triển bền vững (1993) là một kế hoạch chỉ ra sự hợp nhất của bảo vệ môi trường hoặc đánh giá trong luật hành chính và dự án của EU. Thủ tục đánh giá môi trường ở những dự án cơ bản và dự án thực hiện được xuất bản năm 1996 và đang được kiểm tra.
Ngoài ra, khi Nghị quyết của Nghị viện về luật ĐTM được thông qua ở Nhật, những phần tiếp theo cũng được bổ sung như một nghị quyết. “Để đảm bảo việc đánh giá môi trường được đặt lên hàng đầu trong việc lập kế hoạch và làm luật, nghiên cứu về đánh giá môi trường chiến lược cần được thực hiện và cần có những cân nhắc cụ thể để thiết lập hệ thống đánh giá môi trường chiến lược một cách linh hoạt, dựa trên xu hướng quốc tế và tình hình Nhật Bản.
Sự phát triển của ĐTM
Trước 1970
Xem xét dự án dựa trên phân tích kỹ thuật và kinh tế
Xem xét có giới hạn đến những hậu quả về mặt môi trường.
Nửa giữa 1970s
NEPA giới thiệu ĐTM năm 1970 ở Hoa Kỳ
Những nguyên tắc cơ bản: hướng dẫn, các quá trình bao gồm sự yêu cầu tham gia của cộng đồng
Những phương pháp luận căn bản cho phân tích ảnh hưởng được phát triển (vd: ma