Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường (DTM) của Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá lâu đời, nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh phía Bắc. Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang cơ cấu kinh tế thị trường, Bắc Ninh lại được biết đến như một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với chủ trương của UBND tỉnh là tới năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi Bắc Ninh thành một tỉnh công nghiệp. Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã liên tục đưa ra các chính sách mở cửa và nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư, cho tới nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã có mặt và đầu tư vào Bắc Ninh. Hiện nay, nhu cầu về kim loại màu trong nước để phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt là kẽm, kẽm oxit có nhiều ứng dụng: được sử dụng trong sản xuất cao su, công nghiệp chế biến dược mỹ phẩm, trong sản xuất thủy tinh, đồ gốm, trong công nghiệp xi mạ, làm vỏ pin, dập khuôn, kẽm oxit được sử dụng như chất liệu có màu trắng trong màu nước và sơn cũng như chất hoạt hóa trong công nghiệp ô tô. Xuất phát từ tình hình thực tế của thị trường và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động. Công ty TNHH kim loại màu Trường Thành tiến hành lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất kẽm oxit và kẽm thỏi tại KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh. Công ty đã được ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 21221.000336 ngày 24/12/2010. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất luôn có hệ quả xấu tới môi trường và sức khỏe người lao động cũng như dân cư xung quanh. Do vậy, để phát triển bền vững về kinh tế, giảm thiểu tác động về môi trường và đảm bảo sự hoạt động của dự án đúng pháp luật, Công ty TNHH kim loại màu Trường Thành tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành” trình UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thẩm định và phê duyệt.

doc90 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4501 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường (DTM) của Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá lâu đời, nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh phía Bắc. Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang cơ cấu kinh tế thị trường, Bắc Ninh lại được biết đến như một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với chủ trương của UBND tỉnh là tới năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi Bắc Ninh thành một tỉnh công nghiệp. Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã liên tục đưa ra các chính sách mở cửa và nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư, cho tới nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã có mặt và đầu tư vào Bắc Ninh. Hiện nay, nhu cầu về kim loại màu trong nước để phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt là kẽm, kẽm oxit có nhiều ứng dụng: được sử dụng trong sản xuất cao su, công nghiệp chế biến dược mỹ phẩm, trong sản xuất thủy tinh, đồ gốm, trong công nghiệp xi mạ, làm vỏ pin, dập khuôn, kẽm oxit được sử dụng như chất liệu có màu trắng trong màu nước và sơn cũng như chất hoạt hóa trong công nghiệp ô tô.... Xuất phát từ tình hình thực tế của thị trường và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động. Công ty TNHH kim loại màu Trường Thành tiến hành lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất kẽm oxit và kẽm thỏi tại KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh. Công ty đã được ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 21221.000336 ngày 24/12/2010. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất luôn có hệ quả xấu tới môi trường và sức khỏe người lao động cũng như dân cư xung quanh. Do vậy, để phát triển bền vững về kinh tế, giảm thiểu tác động về môi trường và đảm bảo sự hoạt động của dự án đúng pháp luật, Công ty TNHH kim loại màu Trường Thành tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành” trình UBND tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thẩm định và phê duyệt. 2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Căn cứ pháp lý Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành” của công ty TNHH Kim loại màu Trường Thành dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý sau: - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Luật tài nguyên nước ngày 21/06/1998. - Luật đầu tư năm 2005, được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 số 59/2005/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ngày 10/02/2009. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 04:2008/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng quy chuẩn Việt Nam về môi trường. - Công văn số 169/BQL-DDT ngày 31/03/2008 của BQL các Khu công nghiệp về việc ký hợp đồng cho thuê lại đất. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 2.2. Các căn cứ kỹ thuật - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2009. - Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án do Công ty TNHH Môi trường Tây Bắc phối hợp cùng trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 1/2011. - Cuốn Thuyết minh dự án: “ Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành” - Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Các tiêu chuẩn kèm theo được sử dụng bao gồm: a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí. - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với bụi và một số chất vô cơ. - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối bụi và các chất vô cơ. - QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 V/v ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh lao động. b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN 5949-1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép. c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động - TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công nghiệp và dân cư. d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước. - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo - Lê Huy Bá (2000), Độc học môi trường, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Ngọc Chấn (1998), Kỹ thuật thông gió, NXB Xây dựng, Hà Nội. - Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Văn Nhân; Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình quản lý môi trường nước, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM Các phương pháp được áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM: Phương pháp điều tra khảo sát; Phương pháp kế thừa; Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường; Phương pháp đánh giá nhanh. Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu. Quá trình điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công tác BVMT tại khu vực dự án, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm có sử dụng một số thiết bị được liệt kê trong bảng 1. Bảng 1. Bảng thiết bị phân tích môi trường I. Thiết bị hiện trường 1 Máy đo vi khí hậu TSI 9545 (Mỹ) 2 Máy đo tiếng ồn: Casella 231 (Anh) 3 Máy đo tốc độ gió 4 La bàn: Trung Quốc II. Thiết bị đo khí hiện trường 1 Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE Systems/Mỹ 2 Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Instruments III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước 1 TOA, Nhật Bản 2 HORIBA-T22, Nhật Bản 3 Máy cực phổ WATECH, Đức 4 Máy đo quang NOVA, Đức 5 Thiết bị đo BOD hãng VLEP, Đức 6 Máy DR 2800 7 Cân phân tích TE153S- Sartorius/Đưc 8 Các dụng cụ phân tích khác 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4.1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM CÔNG TY TNHH KIM LOẠI MÀU TRƯỜNG THÀNH Người đại diện: Ông Bùi Tuấn Anh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở chính: 344 đường Phúc Diễn, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.66831449 Fax: 04.37632572 Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM có trách nhiệm: - Cung cấp tài liệu gốc về Dự án; - Giới thiệu chung về Dự án bao gồm: Địa điểm, nội dung và quy mô đầu tư dự án, thời gian thực hiện và tổ chức thi công,… để cơ quan tư vấn lập kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, phục vụ cho việc đánh giá các tác động môi trường. 4.2. Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT Người đại diện: Ông Đào Văn Quý. Chức vụ: Giám Đốc. Trụ sở chính: Căn 44A, 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 04 2246 3668 Email : moitruongxanhviet@ gmail.com.vn Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong bảng sau: Bảng 2. Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện ĐTM. Số TT Họ và tên Học hàm, học vị Đào Văn Quý KS. Công nghệ hóa Nguyễn Thị Vân Th.S Hóa học Nguyễn Văn Phán KS. CN Môi trường Đinh Thị Vân CN. Môi trường Mai Thị Kim Anh CN. Môi trường Mai Thị Nhâm KS. Môi trường Phùng Văn Toán CN. Môi trường Hoàng Thị Tuyến CN. Môi trường Và các thành viên khác của Công ty TNHH Môi Trường & Công Nghệ Xanh Việt. Sau khi ký hợp đồng với Công ty TNHH Kim loại màu Trường Thành, Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt đã triển khai các công việc sau: + Thành lập tổ chuyên gia khảo sát, lấy mẫu và phân tích đánh giá hiện trạng môi trường; - Trên cơ sở các kết quả phân tích, tổ chuyên gia tư vấn nghiên cứu đánh giá các tác động ảnh hưởng đến môi trường. - Điều tra, thu thập các số liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực dự án. + Thành lập tổ chuyên gia nghiên cứu và phân tích các tác động của dự án, nhiệm vụ cụ thể: - Nghiên cứu qui mô, qui trình công nghệ của dự án; - Nghiên cứu và phân tích các chất thải đặc thù của qui trình công nghệ để xây dựng chuyên đề đánh giá tác động môi trường. - Từ các tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải, các chuyên gia đề xuất các biện pháp giảm thiểu và tính toán các công trình xử lý môi trường cần thiết trong quá trình dự án đi vào hoạt động; - Căn cứ Phụ lục 4: “ Cấu trúc và yêu cầu nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường” của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, chủ trì nhiệm vụ đã tổng hợp các kết quả phân tích, các chuyên đề, các tác động và các biện pháp giảm thiểu, biên soạn báo cáo để thông qua chủ đầu tư. CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN “NHÀ MÁY SẢN XUẤT HÀNG CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG THÀNH” 1.2. CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH KIM LOẠI MÀU TRƯỜNG THÀNH Người đại diện: Ông Bùi Tuấn Anh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở chính: 344 đường Phúc Diễn, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Công ty TNHH Kim loại màu Trường Thành được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 21221.000336 do Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 24/12/2010. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành của công ty TNHH kim loại màu Trường Thành được thực hiện tại KCN Đại Đồng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí tiếp giáp của dự án như sau: 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu và quy mô của dự án + Sản phẩm của dự án là kẽm oxit chất lượng cao và kim loại màu: - Sản xuất oxit kẽm từ nguồn nguyên liệu kẽm thỏi tinh 99% sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. - Sản xuất kim loại màu từ nguồn nguyên liệu là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất tôn mạ kẽm, kết cấu mạ kẽm, bao gồm: xỉ kẽm, bột xỉ kẽm, kẽm thỏi hàm lượng thấp,... + Với quy mô công suất là 2.900 tấn/năm khi đi vào sản xuất ổn định tương đương 242 tấn sản phẩm/tháng. Với Kẽm oxit: 100 tấn/tháng và kim loại màu 142 tấn/tháng. + Tổng vốn đầu tư: 35.436.868.000 đồng (Ba mươi lăm tỷ, bốn trăm ba mươi sáu triệu, tám trăm sáu mươi tám nghìn đồng). Bao gồm: Vốn cố định: + Tiền thuê mặt bằng dự án: 11.000.000.000 đồng + Mua máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ : 9.200.000.000 đồng + Phương tiện vận tải: 1.500.000.000 đồng + Thiết bị văn phòng: 400.000.000 đồng + xây dựng nhà máy: 9.000.000.000 đồng Vốn lưu động: 3.936.868.000 đồng Nguồn vốn: Vốn tự có và vốn vay. 1.4.2. Quy trình sản suất * Sơ đồ công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất oxit kẽm (ZnO) Thỏi kẽm tinh Lò nung chảy Lò oxy hóa Lò chưng hơi Kẽm thể hơi Bể làm lạnh Cân đóng gói ZnO chất lượng cao Nhiệt độ, khí thải T0, khí thải, CTR T0 Hình 1. Quy trình công nghệ sản xuất ZnO và dòng thải Thuyết minh công nghệ: Thỏi kẽm tinh 99% được nhập về kho từ các doanh nghiệp trong nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài sau đó cho vào lò nung chảy, tại đây nguyên liệu được nung nóng chảy ở nhiệt độ 419,50C rồi chảy đến lò chưng hơi. Tại lò chưng hơi với điều kiện nhiệt độ nhất định, Zn bốc lên thành kẽm hơi còn các tạp chất còn lẫn trong nguyên liệu là một số kim loại khó bay hơi như: Fe, Cu, Al,.. sẽ tích tụ tại đáy lò và sẽ được thu lại qua một cửa ra tại đáy lò. Kẽm thể hơi bay sang lò oxy hóa, tại đây kẽm thể hơi tham gia phản ứng cháy trong không khí ở điều kiện xác định tạo thành kẽm oxit. Thông qua việc điều chỉnh các điều kiện của phản ứng cháy (lượng không khí, độ ổn định nhiệt…), người ta có thể thay đổi cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý của ZnO ( tính bán dẫn, tính quang dẫn,…). Sau đó ZnO bay sang bể làm lạnh và kết tinh thành ZnO chất lượng cao. Quy trình công nghệ tinh chế kim loại màu Phôi kẽm Nhiệt độ, bụi, khí thải Sản phẩm không đạt Lò luyện CTR Bán thành phẩm Phân tích hàm lượng bán thành phẩm CTR Nhiệt độ, bụi, khí thải Lò tinh luyện Sản phẩm không đạt CTR Thành phẩm CTR Phân tích hàm lượng thành phẩm Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Hình 2. Sơ đồ công nghệ tinh chế kim loại màu Giải thích quy trình kỹ thuật: - Nguyên liệu ban đầu để sản xuất là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất tôn mạ kẽm, kết cấu mạ kẽm, bao gồm: xỉ kẽm, bột xỉ kẽm, kẽm thỏi hàm lượng thấp,…Trước khi đưa vào sản xuất đều phải phân tích, kiểm tra hàm lượng để phân loại trước khi cho vào lò luyện. Lò luyện sẽ cho ra phôi bán thành phẩm. Sau quá trình phân tích bán thành phẩm, những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang lò tinh luyện. Những sản phẩm không đạt yêu cầu về hàm lượng bán thành phẩm sẽ được quay lại lò luyện để tái sản xuất. Lò tinh luyện sẽ cho ra sản phẩm đạt hàm lượng 99%. Những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ quay lại lò tinh luyện để tiếp tục cho ra thành phẩm. 1.4.3. Các hạng mục xây dựng của dự án Tổng diện tích khu đất xây dựng : 14.747 m2. Trong đó: - Diện tích xây dựng: 2.872 m2. +Xưởng sản xuất: 2.299 m2. + Nhà văn phòng 2 tầng: 208,5 m2. + Nhà ăn : 167,6 m2. + Nhà bảo vệ, trạm bơm : 30 m2. + Nhà để xe máy của công nhân viên : 108 m2. + Khu vệ sinh của công nhân: 36 m2. + Bãi để xe ô tô. + Trạm cân điện tử 60 tấn. + Trạm biến áp. + Bể nước ngầm. - Diện tích sân đường : 2.874 m2: + Sân đường bê tông xi măng: 2.537 m2. + Đường cấp phối: 337 m2. - Sân bóng đá Mini: 555 m2. - Diện tích cây xanh, thảm cỏ: 9.001 m2( 61%). - Mật độ xây dựng chiếm: 19,5 %. - Hệ số sử dụng đất: 0,21. 1.4.4. Danh mục máy móc, trang thiết bị dùng cho dự án Bảng 1.1. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án STT Danh mục máy móc Số lượng Tình trạng Xuất xứ 1 Lò nung chảy 1 Mới Trung Quốc 2 Lò chưng hơi 1 Mới Trung Quốc 3 Lò oxy hóa 1 Mới Trung Quốc 4 Lò luyện 2 Mới Trung Quốc 5 Máy phân tích hàm lượng thành phẩm 3 Mới Trung Quốc 6 Cân định lượng 2 Mới Trung Quốc 7 Máy khâu bao 1 Mới Trung Quốc 8 Máy in 1 Mới Trung Quốc 9 Xe đẩy tay 5 Mới Trung Quốc 10 Máy bơm nước 4 Mới Trung Quốc 11 Máy phát điện 2 Mới Trung Quốc 12 Xe ô tô 10 Mới Trung Quốc 13 Máy biến áp 1 Mới Trung Quốc 1.4.5. Nhu cầu về nguyên vật liệu, điện, nước và nhân lực Nhu cầu về nguyên liệu dùng cho sản xuất Bảng 1.2. Danh mục nguyên liệu trong sản xuất STT Tên nguyên liệu Đơn vị Khối lượng 1 Thỏi kẽm tinh Tấn/tháng 101 2 Xỉ kẽm, bột xỉ kẽm, kẽm thỏi hàm lượng thấp Tấn/tháng 180 Nhu cầu về điện, nước, nhiên liệu Bảng 1.3. Nhu cầu điện nước và nhiên liệu cho sản xuất Stt Tên nhiên liệu, năng lượng sử dụng Đơn vị Số lượng tb/tháng Nguồn cung cấp 1 Điện Kwh 23.000 KCN Đại Đồng 2 Dầu đốt Tấn 15 - 3 Than Tấn 100 Quảng Ninh 4 Nước m3 90 KCN Đại Đồng Nhu cầu về lao động: Khi nhà máy đi vào hoạt động chính thức cần khoảng 200 lao động - Lao động có trình độ đại học: 20 lao động - Lao động có trình độ cao đẳng: 100 lao động - Lao động phổ thông: 80 lao động. 1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án Tiến độ thực hiện của dự án: - Tháng 12/2010 đến tháng 3/2011 hoàn thiện thủ tục hành chính liên quan đến việc hình thành và hoạt động của dự án. - Tháng 04/2011 khởi công xây dựng nhà máy. - Tháng 04/2011 – hết tháng 8/2011 xây dựng xong nhà máy và các hạng mục liên quan. - Tháng 09/2011 – 11/2011 lắp đặt máy móc thiết bị và chạy thử. - Tháng 12/2011 hoạt động chính thức. Thời gian hoạt động của dự án là 48 năm kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đầu tư. CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Tiên Du là huyện nằm liền kề với thành phố Bắc Ninh đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Trong huyện có 2 trục đường chính đó là đường quốc lộ 1A và 1B chạy qua cho nên rất thuận tiên cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Diện tích: 95,7km2. Dân số: 124.831 người . Ðơn vị hành chính: 1 thị trấn và 15 xã Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 10,8%/năm Bình quân lương thực: 484 kg/người/năm Tiên Du là một huyện ở Bắc Ninh nằm ở phía Nam thành phố Bắc Ninh, phía Bắc sông Đuống. Tiên Du tiếp giáp với thị xã Từ Sơn ở phía Tây Nam, giáp với Quế Võ ở phía Đông và cũng có tiếp giáp một chút với huyện Yên Phong ở phía Tây (phía Tây xã Phú Lâm tiếp giáp với phía Đông xã Đông Thọ, huyện Yên Phong). Trung tâm hành chính của huyện là thị trấn Lim. Tiên Du cơ bản là huyện đồng bằng châu thổ. Tuy nhiên, vẫn có một số đồi thấp trên địa bàn của huyện. Sông Đuống là ranh giới tự nhiên (dài 12 km) giữa Tiên Du với huyện Thuận Thành. 2.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m. Do khu vực dự án nằm trongvùng Châu thổ sông Hồng nên tính chất của đất là đất cát pha lớp đất thịt dầy 0,3 – 0,4 m. Tầng trên chủ yếu đất pha sét có cường độ chịu tải trung bình 1 – 1,1 k/c2. 2.1.3. Khí hậu KCN Đại Đồng, huyện Tiên Du nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông nhưng chủ yếu có 2 mùa chính. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 07, 08 và 09; hướng gió chủ đạo theo hướng Đông Nam. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, tháng 01 tháng 02 thường có mưa phùn cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh, gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc, đặc trưng các yếu tố kh
Luận văn liên quan