+ Tính hiệu quả ở đây được so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
+ Thuế hiệu quả được xem xét trên 2 góc độ:
- Hiệu quả Hành thu: Thể hiện tính hiệu quả của thuế là tổng số thuế thu được
là lớn nhất với chi phí hành chính thuế là th ấp nhất. Chi phí hành chính thuế bao
gồm các khoản chi phí trực tiếp quản lý của cơ quan thuế và những chi phí gián tiếp
do người nộp thuế gánh chịu; các khoản chi phí này phụ thuộc vào: tính phức tạp
hay đơn giản của hệ thống thuế, số lượng và mức độ phân biệt của thuế suất đối với
người nộp thuế cũng như cơ sở tính thuế, sự lựa chọn các loại thuế. Nói chung các
loại thuế có cơ sở tính thuế phức tạp, yêu cầu quản lý cao thường có chi phí hành
chính lớn.
- Hiệu quả so với Xã hội (hiệu quả về góc độ xã hội): Tính hiệu quả của thuế
thể hiện ở chỗ gánh nặng phụ trội do thuế tạo ra phải ở mức thấp nhất. Gánh nặng
phụ trội ở đây là phần tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu
được, còn được gọi là chi phí phúc lợi xã hội hoặc phần mất trắng.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4679 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh thuế và hiệu quả kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
ĐÁNH THUẾ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
I. GIỚI THIỆU
1. Quan điểm Thuế hiệu quả:
+ Tính hiệu quả ở đây được so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
+ Thuế hiệu quả được xem xét trên 2 góc độ:
- Hiệu quả Hành thu: Thể hiện tính hiệu quả của thuế là tổng số thuế thu được
là lớn nhất với chi phí hành chính thuế là thấp nhất. Chi phí hành chính thuế bao
gồm các khoản chi phí trực tiếp quản lý của cơ quan thuế và những chi phí gián tiếp
do người nộp thuế gánh chịu; các khoản chi phí này phụ thuộc vào: tính phức tạp
hay đơn giản của hệ thống thuế, số lượng và mức độ phân biệt của thuế suất đối với
người nộp thuế cũng như cơ sở tính thuế, sự lựa chọn các loại thuế. Nói chung các
loại thuế có cơ sở tính thuế phức tạp, yêu cầu quản lý cao thường có chi phí hành
chính lớn.
- Hiệu quả so với Xã hội (hiệu quả về góc độ xã hội): Tính hiệu quả của thuế
thể hiện ở chỗ gánh nặng phụ trội do thuế tạo ra phải ở mức thấp nhất. Gánh nặng
phụ trội ở đây là phần tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu
được, còn được gọi là chi phí phúc lợi xã hội hoặc phần mất trắng.
2. Mục tiêu:
Như quan điểm nêu trên về thuế hiệu quả, bài thuyết trình sẽ phân tích ở mức độ xã
hội: so sánh giữ thuế thu được và tổn thất xã hội mất đi do đánh thuế hay phần mất trắng.
Bài sẽ giúp các bạn phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố (thuế suất, độ co giãn của cung
cầu, tính chất thuế) trong từng loại thị trường (cạnh tranh và độc quyền) đến tốn thất xã hội
qua đó có thể định hướng việc điều chỉnh thuế hiệu quả.
Phạm vi phân tích thuế hiệu quả sẽ chủ yếu nhắm vào mức độ tổn thất của xã hội.
Về việc cân đối giữa tính hiệu quả của thuế và việc đảm bảo nguồn thu ngân sách sẽ được
phân tích rõ hơn trong phần thuế tối ưu của nhóm sau.
II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI ĐỐI TƯỢNG
Việc đánh thuế của chính phủ không đơn giản chỉ là sự phân phối lại thu nhập từ các
đối tượng nộp thuế vào trong tay nhà nứớc mà còn gây ra những tác động phụ trội làm suy
giảm hiệu quả chung của nền kinh tế. muốn biết những tác động hiệu quả của thuế diễn ra
theo chiều hướng nào, cần thiết phải phân tích những tác động của thuế với từng loại đối
tượng sau:
1. Thị trường cạnh tranh:
a. Tính chất thuế
** Thuế trực thu: Tác động của thuế nhập khẩu đối với người tiêu dùng và
người sản xuất
- Giả sử Dd là đường cầu về vải trong nước, Sd là đường cung của vải trong
nước. Trong tình trạng tự cung tự cấp, cân bằng cung cầu diễn ra tại điểm E( tại đó
giá là 25/m vải)
- Giả sử giá vải thế giới chỉ ở mức 10 với mức cung không hạn chế- thể hiện
bằng đường cung co giãn vô hạn Sw
- Trong điều kiên mậu dịch tự do không có bảo hộ thuế quan thì giá vải trong
nước cũng phải ở mức 10, lúc này nhu cầu vải tiêu dùng là 150 triệu m. Sản lượng
vải trong nước có thể cung cấp là 30 triệu m. Số lượng vải nhập khẩu là 120 triệu m.
- Giả sử nhà nước ban hành 1 loại thuế nhập khẩu với thuế suất 50% vào giá
trị vải nhập khẩu. Mỗi đơn vị sản phẩm vải nhập khẩu tăng 5/m, giá vải nhập khẩu là
15/m.(Điều này được minh họa bằng sự dịch chuyển đường Sw lên phái trên 1 đoạn
bằng mức thuế nhập khẩu thành đường T).
- Lúc này nhu cầu tiêu thụ vải giảm xuông còn 125, sản lượng sản xuất trong
nước tăng lên 45 triệu m, lượng vải nhập khẩu giảm xuống còn 80 triệu m.
Hình:
- Thuế nhập khẩu có tác động chuyển thu nhập từ người tiêu dùng sang ng
sản xuất.
- Thặng dư của người tiêu dùng trước thuế là diện tích 40,C,10; sau thuế là:
40,F,15. Như vậy phần 1,2,3,4 là phần giảm sụt thặng dư của người tiêu
dùng.
Đối với người sản xuất, thặng dư trước thuế là (7), sau thuế là (7)+(1). Vậy
phần (1) là phần tặng thặng dư của người sản xuất.
Phần (3) là phần thuế nhập khẩu mà nhà nước thu được.
Như vậy sự giảm sút thặng dư của người tiêu dùng chỉ được chuyển thành
tặng dư của nhà sản xuất (1) + số thuế nhà nước thu là (3). Còn phần (2), (4) là phần
mất trắng do thuế nhập khẩu gây ra hay còn gọi là gánh nặng phụ trội của thuế nhập
khẩu. Phần (2) liên quan đén việc tăng sản lượng sản xuất trong nước, thể hiện
lượng chi phí tăng thêm mà xã hội phải chịu cho việc thay thế lượng vải nhập khẩu.
Phần (4) liên quan đến việc giảm mức tiêu thụ của xã hội đối với mặt hàng vải. Sự
thay đổi hành vi của người tiêu dùng gây ra 1 sự suy giảm chung về mức hữu dụng
gọi là gánh nặng phụ trội đối với người tiêu dùng. Nói cách khác, thuế nhập khảu
Dd
Sw
Sd
E
C
T
150 125 45
10
15
40
30
1
4
3
2
7
F
C
Giá
Triệu m
gây ra sự suy giảm về mặt phúc lợi của toàn xã hội xét trên góc độ hiệu quả kinh tế
cục bộ.
** Gián thu: Thuế lương sẽ được phân tích ở phần sau.
b. Thuế suất
Tổn thất xã hội không chỉ xảy ra đối với thuế đánh vào hàng hóa mà còn xảy
ra đối với thuế đánh vào thu nhập.
b.1. Thuế tỉ lệ đánh vào cung
Không có sự khác biệt giữa thuế tuyệt đối và thuế tỉ lệ khi thuế đánh vào cung. Tổn
thất xã hội phụ thuộc vào số thuế và số giờ làm việc.
b.2. Thuế tỉ lệ đánh vào cầu
Không có sự khác biệt giữa thuế tuyệt đối và thuế tỉ lệ khi thuế đánh vào cầu. Tổn
thất xã hội phụ thuộc vào số thuế và số giờ làm việc
Tổn thất xã hội khi đánh thuế tỉ lệ vào cung hay cầu là như nhau.
b.3. Thuế tỉ lệ và cung không co giãn
b.4. Thuế tỉ lệ và cầu không co giãn
Thuế tỉ lệ khi cung không co giãn hoặc cầu không co giãn chỉ khác nhau: người mua
hoặc người bán chịu thuế hoàn toàn.
b.5. Thuế tỉ lệ và thuế lũy tiến
Chuyển sang thuế suất lũy tiến nghĩa là làm thu hẹp cơ sở đánh thuế (phần thuế áp
dụng cho người giàu chỉ bị đánh thuế dựa vào cơ sở thu nhập hẹp của người giàu). Nói
chung đánh thuế vào tất cả đối tượng ở mức thuế suất bằng nhau (thuế tỉ lệ) hiệu quả hơn
so với việc loại trừ một vài cá nhân không đánh thuế và đánh thuế vào các cá nhân có thu
nhập cao hơn với thuế suất cao để bù lại sự mất nguồn thu thuế (thuế lũy tiến). Hiệu quả bị
mất đi bằng việc đánh thuế vào một nhóm cá nhân có cơ sở thuế lớn là lớn hơn hiệu quả
giành được bằng việc loại trừ không đánh thuế một vài cá nhân có cơ sở thuế nhỏ.
Giả sử có 2 công nhân: A có mức lương thấp, B mức lương cao.
Không có thuế, A làm việc H1 giờ và kiếm được tiền lương W1 như hình (a) trong
khi B có tiền lương cao cũng làm việc H1 giờ nhưng kiếm được W’1 như hình (b)
Giả sử chính phủ đánh thuế t1 vào tất cả tiền lương của người lao động (thuế tỉ lệ).
Thuế làm giảm thu nhập mà người lao động nhận được từ lao động, điều này làm giảm đi
tính sẵn lòng làm việc của họ. Đường cung lao động dịch chuyển từ S1 đến S2. Đối với A,
cung lao động giảm từ H1 đến H2, ở mức tiền lương trước thuế cao hơn W2, tạo ra tổn thất
xã hội bằng diện tích B+C. Tương tự đối với B, tổn thất xã hội là B’+C’.
Giả sử chính phủ chuyển sang áp dụng biểu thuế lũy tiến: thuế suất 0% với phần thu
nhập đầu tiên W1 và t2 (t2>t1) cho phần thu nhập tăng thêm.
Đối với A, do không có thuế, cung lao động sẽ dịch chuyển từ S2 về lại S1, tổn thất
xã hội = 0, tuy nhiên đối với B, do bị đánh thuế với mức thuế suất cao hơn ở phần thu nhập
>W1 nên cung lao động dịch chuyển đến S3, tổn thất xã hội lúc này là B’+C’+E’ lớn hơn
phần tổn thất được giảm B+C.
Ngoài ra, DWL=-1/2d*t2*W*H
Do đó, tổn thất xã gia tăng theo bình phương thuế.
Như vậy hệ thống thuế lũy tiến làm tăng tổn thất xã hội, không thúc đẩy người ta cố
gắng vươn lên để có thu nhập hợp pháp cao hơn, đồng thời tìm cách gian lận thuế giữa các
bậc để hưởng thuế suất thấp hơn. Thuế chỉ đánh vào một nguồn lực, thì tổn thất xã hội tăng
nhanh hơn. Bằng lôgíc này, hệ thống thuế hiệu quả nhất là hệ thống thuế trải dài gánh nặng
đánh thuế trên diện rộng, theo đó thuế suất và tổn thất xã hội được thu hẹp. Nguyên tắc
hướng dẫn cho đánh thuế hiệu quả là tạo ra “sân chơi rộng lớn” chứ không nên đánh thuế
cao vào một số nhóm người hoặc nhóm hàng hóa, còn một số đối tượng thì không.
Mặc dù việc đánh thuế lũy tiến vào thu nhập gây ra tổn thất xã hội lớn hơn, nó vẫn
được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới vì như thế sẽ giảm được sự phân hóa giàu
nghèo, người giàu sẽ đóng góp nhiều hơn cho người nghèo, tuy nhiên việc đánh giá hiệu
quả của nó tùy thuộc nhiều vào mức thuế suất.
c. Độ co giãn của cung cầu
Giống như co giãn theo giá cả của cung và cầu quyết định gánh nặng của thuế trong
số những người tham gia thị trường, thì chúng cũng quyết định tính không hiệu quả của
đánh thuế. Độ co dãn càng cao hàm ý những thay đổi càng lớn về số lượng và tổn thất xã
hội càng lớn .
Mọi người thường phản ứng với các kích thích. Khi chính phủ đánh thuế hàng hóa,
nó tạo ra kích thích người mua tiêu dùng ít hơn và người bán sản xuất ít hơn so với mức
cân bằng trong thị trường cạnh tranh. Khi mọi người phản ứng với các kích thích, làm cho
thị trường tái phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả và gây ra tổn thất xã hội.
Trường hợp 1: Cung ít co giãn
Khi cung ít co giãn, tổn thất gây ra bởi thuế nhỏ.
P
D2
D1
Q
S
WL rất nhỏ
Trường hợp 2: Cung tương đối co giãn
Khi cung tương đối co giãn, tổn thất gây ra bởi thuế lớn.
Trường hợp 3: Cầu ít co giãn:
Với đường cầu không co dãn, có sự thay đổi lớn về giá cả thị trường
người tiêu dùng gánh chịu thuế hoàn toàn, nhưng ít thay đổi về lượng .
S
D
WL
rất lớn
P
Q
Q
P
S
D
S’
WL
rất nhỏ
S’
Trường hợp 4: Cầu tương đối co giãn
Với đường cầu co dãn, giá cả thị trường thay đổi, người cung gánh chịu thuế
nhiều hơn giảm đi về mặt lượng tạo ra sự mất trắng.
2. Thị trường độc quyền:
a. Tính chất của thuế:
Các nhóm độc quyền là giữa hai thái cực độc quyền và cạnh tranh ví dụ như (thị
trường hàng không, thị trường cho thuê xe, thị trường đường sắt), mỗi nhóm này tác động
vào nhóm kia một cách có chiến lược. Nếu một nhóm thay đổi giá cả hay sản lượng của
nhóm mình, thì các nhóm khác cũng thay đổi giá cả và sản lượng của họ, nhưng rất khó
đoán các phản ứng này. Như vậy, nhóm độc quyền có những đường cầu mà chỉ có họ mới
có thể đoán được .
Không có lý thuyêt kinh tế nào hoàn hảo và được đông đảo các nhà khoa học chấp
nhận về hành vi của hãng trong nhóm độc quyền và như vậy khó có thể đưa ra những dự
đoán chính xác về phạm vi ảnh hưởng của việc đánh thuế trong trường hợp này. Nếu một
nhóm tăng giá sẽ lập tức mất thị phần, vì các nhóm đều có sách lược tăng giá thích hợp mỗi
khi có một loại thuế mới. Trong trường hợp này, tất cả đều tăng giá đồng loạt và như vậy
gánh nặng thuế sẽ chuyển sang cho người tiêu dùng.
S
D1
D2
P
Q
WL rất
lớn
b. Thuế suất
Trước khi Chính phủ đánh thuế: Do doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc
quyền tối đa hóa lợi nhuận tại MR= MC nên đã sản xuất ở mức sản lượng thấp hơn và giá
bán cao hơn so với trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tổn thất xã hội là phần diện tích
nằm dưới đường cầu, trên đường chi phí biên… Đây là phần tổn thất do độc quyền gây ra.
Đối với các nhà độc quyền, ảnh hưởng của thuế tỉ lệ và thuế tuyệt đối khác nhau
hoàn toàn.
b.1. Thuế tuyệt đối đánh vào cầu
b.2. Thuế tỉ lệ đánh vào cầu
b.3. Thuế tương đối đánh vào cung
Khi chính phủ đánh thuế (theo sản lượng) làm cho đường chi phí trung bình và chi
phí biên tăng đúng bằng mức thuế. Khi đó, đường MC và AC đều dịch chuyển lên trên một
đoạn đúng bằng mức thuế, do đó, sản lượng cân bằng mới sẽ giảm, giá bán tăng lên -> điều
này làm trầm trọng hơn mức thiệt hại mà độc quyền gây ra cho xã hội. Như vậy, tổn thất xã
hội sau khi chính phủ đánh thuế gồm: tổn thất do độc quyền và tổn thất do thuế.
b.4. Thuế tỉ lệ:
c. Độ co giãn
Thứ nhất: Đường cung hay doanh thu biên (MR) càng dốc thì sự thay đổi giá và sản
lượng khi đánh thuế càng nhỏ. Nếu đường MR thẳng đứng thì không có sự thay đổi về sản
lượng và giá; lúc này người sản xuất chịu toàn bộ thuế.
Thứ hai: Nếu đường MR nằm ngang, thì mức độ chịu thuế của người sản xuất và
người tiêu dùng phụ thuộc vào dạng của đường cầu .
Kết luận:
Xét trong mối cân bằng toàn bộ, tác động của thuế về mặt hiệu quả không phải lúc
nào cũng diễn ra theo hướng tiêu cực.
Nếu sự phân bổ nguồn lực xã hội trước khi có thuế không đạt trạng thái cân bằng tối
ưu thì có thể nhờ tác động của thuế mà xã hội lại tiến gần hơn với điểm tối ưu. Trong
trường hợp này thuế thực chất không phải chỉ gây ra tác động tiêu cực mà còn có thể có tác
động tích cực đến tính hiệu quả chung của nền kinh tế.
Tổn thất xã hội đo lường sự không hiệu quả khi đánh thuế. Mức tổn thất được quyết
định bởi sự thay đổi về số lượng hàng hóa khi đánh thuế (mức thay đồi này phụ thuộc vào
độ co giãn theo giá của cung và cầu sẽ được phân tích trong mục sau), những thay đổi này
phản ánh số lượng hàng hóa lẽ ra mang lại hiệu quả cho xã hội (do lợi ích biên đem lại lúc
này vẫn lớn hơn chi phí biên phải bỏ ra) nhưng lại không được thực hiện.
3. Ai là người chịu gánh nặng thuế?
+ Gánh nặng thuế chính thức(quan điểm luật pháp): được đo bằng số thu thuế theo
luật định. Người chịu gánh nặng thuế chính thức là người nộp trực tiếp tiền thuế cho chính
phủ.
Ví dụ: đối với thuế thu nhập cá nhân thì chủ thể đóng thuế là người chịu gánh nặng
thuế theo quan điểm luật pháp
+ Gánh nặng thuế thực sự (quan điểm kinh tế): được đo bằng sự thay đổi nguồn lực
sẵn có của các tác nhân kinh tế dưới tác động của thuế. Gánh nặng thuế thực sự không tùy
thuộc ai là người chịu thuế theo luật định vì có sự chuyển dịch thuế, Người chịu gánh nặng
thuế theo quan điểm kinh tế là người không có khả năng dịch chuyển thuế.
Ví dụ: Trong điều kiện cầu co giãn đối với giá thì người tiêu dùng cuối cùng là một
trong những bên chịu thuế thực sự.
4. Chuyển dịch thuế:
Thuế có thể chuyển dịch vì nó làm thay đổi giá cả liên quan. Thuế sẽ chuyển dịch về
phía trước cho người tiêu dùng thông qua tăng giá. Thuế sẽ chuyển dịch về phía sau cho
chủ sở hữu các yếu tố sản xuất bằng cách giảm lương, lợi nhuận.
Có sự khác biệt khi đánh thuế vào phía cung hay vào phía cầu ?
Kết luận: không có sự khác nhau khi đánh thuế vào cung hay vào cầu.
+ Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự dịch chuyển thuế? Độ co giãn cung, cầu
ΔPD/T=ES/(ES-ED)
+ Khi cầu không co giãn đối với giá hoặc cung co giãn đối với giá thì người tiêu
dùng chịu gánh nặng thuế nhiều hơn.
+ Khi cầu co giãn đối với giá hoặc cung không co giãn đối với giá thì người sản xuất
chịu gánh nặng thuế nhiều hơn.
Kết luận về phân bổ gánh nặng thuế:
Gánh nặng thuế thực sự không phụ thuộc vào ai là người chịu thuế theo luật định.
Việc đánh thuế vào phía cung hay phía cầu cho kết quả giống nhau về số thu thuế và
phân bổ gánh nặng thuế
Phía nào (cung hay cầu) có độ co giãn nhỏ hơn sẽ chịu gánh nặng thuế nhiều hơn
Phân chia gánh nặng thuế không phụ thuộc vào thuế suất
III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THUẾ HIỆU QUẢ
1. Các tiêu chí đánh giá hệ thống thuế hiệu quả :
Mục đích chính của chiến lược cải cách thuế phải là tối đa hóa nguồn thu, trong khi
vấn đề công bằng và phúc lợi xã hội còn được giải quyết thông qua chính sách chi tiêu của
chính phủ.
Để đánh giá một hệ thống thuế mới người ta thường đặt ra ba tiêu chí:
+ Hệ thống thuế có hiệu quả kinh tế hơn hay không?
+ Hệ thống thuế có công bằng về mặt xã hội hơn không?
+ Hệ thống thuế có tạo nhiều nguồn thu ngân sách ròng hơn không?
Trong khi những tiêu chí đánh giá vẫn không đổi thì điều gì là tốt nhất sẽ thay đổi
theo thời gian phụ thuộc vào cấu trúc thu chi ngân sách của quốc gia, tức là một hệ thống
thuế có tính động thay vì tĩnh.
Cụ thể hơn, các câu hỏi sau đây được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của một hệ
thống thuế (theo nghiên cứu “Các nguyên tắc thuế: từ Adam Smith đến Barack
Obama“ của ACCA - Hiệp hội Kế toán Công chứng Vương quốc Anh):
+ Các doanh nghiệp được xem như một đơn vị độc lập trong việc khai thuế
GTGT và các loại thuế khác chỉ phải nộp tờ khai thuế một lần cho các loại thuế?
+ Người nộp thuế có phải giải trình về thuế cho nhiều cơ quan thuế ở các cấp
khác nhau?
+ Qui mô số lượng tờ khai thuế và số lượng các biểu mẫu mới, sửa đổi có hợp lý
không?
+ Người nộp thuế có thể lựa chọn khai thuế trên giấy và khai thuế điện tử
không?
Bên cạnh đó, tính hiệu quả của hệ thống thuế còn bị chi phối bởi sự bóp méo của thị
trường trước đó. Sự bóp méo trước đó nghĩa là sự thất bại của thị trường (ngoại tác, canh
tranh không hoàn hảo…) xảy ra trước khi chính phủ đánh thuế.
2. Thiết kế :
Dựa trên các tiêu chí đánh giá nêu trên mà định hướng chính sách thuế như sau :
Đứng trên phương diện hiệu quả kinh tế, việc cải cách thuế phải dựa trên
nguyên tắc mức thuế suất thấp và cơ sở thuế rộng.
Do mất mát xã hội vô ích tỷ lệ với bình phương thuế suất nên một mức thuế
suất thấp hơn sẽ làm giảm tổn thất phúc lợi xã hội.
Thuế suất giảm còn làm giảm các hành vi trốn, tránh thuế thông qua các hoạt
động dịch chuyển thu nhập hay chuyển giá - những hành vi làm thất thu thuế, tăng chi
phí quản lý và tuân thủ thuế.
Đồng thời, còn có một số nguyên tắc như :
Đánh thuế hiệu quả là tạo ra “sân chơi rộng lớn” chứ không nên đánh thuế
cao vào một nhóm người hoặc nhóm hàng hóa, còn một số đối tượng thì không . Tức
là : nên đánh thuế vào tất cả đối tượng ở múc thuế suất bằng nhau (theo tỷ lệ) hiệu
quả hơn so với việc loại trừ một vài cá nhân không đánh thuế và đánh thuế vào các
cá nhân có thu nhập cao hơn với thuế suất cao để bù lại sự mất nguồn thu thuế (thuế
lũy tiến)
Một chính sách bằng phẳng hóa thuế sẽ tạo ra một hệ thống hiệu quả theo
nguyên lý: cố định tương thuế suất cố định thời gian chứ không nên tăng thuế cao
trong một khoảng thời gian va giảm thấp thuế trong một khoảng thời gian khác.
3. Cải cách thuế ở Việt Nam - Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng
Mục tiêu :
+ Phấn đấu trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt tỷ lệ huy động thu ngân sách Nhà nước
khoảng 23 - 24% GDP, trong đó, tỷ lệ động viên từ thuế, phí, lệ phí khoảng 22 - 23% GDP;
tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm từ 16% - 18%/năm.
+ Đến năm 2020 Việt Nam là một trong 4 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á có
mức độ thuận lợi về thuế (thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế). Trong đó, phấn đấu
đạt 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% doanh nghiệp đăng ký thuế,
khai thuế qua mạng internet; 80% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan
thuế cung cấp…
+ Vấn đề thông tin tuyên truyền nội dung này sao cho đa dạng hơn và sâu rộng hơn
bằng nhiều giải pháp để các tuyên truyền viên cấp quận, phường, xã nắm chắc nội dung,
qua đó thông tin tuyên truyền sẽ dễ dàng hơn.
Cải cách chính sách thuế :
+ Giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm
bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%. Nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản
một mức thuế suất GTGT (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu). Việc áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau hiện nay tuy có tạo một chút công
bằng nhưng nó lại gây phiền hà và tạo cơ hội phân loại sai các dịch vụ chịu thuế, dễ gây ra
tình trạng trốn thuế.
+ Đối với các mặt hàng thuộc diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu, bia, ô tô…sẽ
xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế nhằm điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc
tế. Đồng thời, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp để thu
hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy; đơn
giản hóa chính sách ưu đãi thuế.
+ Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Ban hành mới luật phí, lệ phí thay cho Pháp lệnh
phí, lệ phí hiện hành và thuế môn bài sẽ được chuyển thành lệ phí quản lý hoạt động kinh
doanh hàng năm.
Cải cách về quản lý thuế :
+ Đẩy mạnh, thực hiện nghiêm các nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ
tục hành chính, trong đó có thủ tục hành chính thuế.
+ Chẳng hạn, hiện nay cục thuế đã áp dụng hình