Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý. Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt. Bài viết này muốn thuyết phục rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp. Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được. Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công.
Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh về các phương pháp sản xuất mà mình sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động mình. Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách nhiệm công dân” nhiều hơn. Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới “đạo đức kinh doanh”, mà còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quản trị” (management ethics) hiểu theo nghĩa là một nền đạo đức nằm ngay trong bản thân tổ chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên ngoài.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 22927 | Lượt tải: 11
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
A.MỞ ĐẦU
Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý. Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt. Bài viết này muốn thuyết phục rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp. Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được. Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công.
Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh về các phương pháp sản xuất mà mình sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động mình. Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách nhiệm công dân” nhiều hơn. Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới “đạo đức kinh doanh”, mà còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quản trị” (management ethics) hiểu theo nghĩa là một nền đạo đức nằm ngay trong bản thân tổ chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên ngoài.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần.
Khẳng đinh thương hiệu
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc có được sự sâu đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với người tiêu dùng song hành với sự "chiếm lĩnh thị phần"!
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Khái niệm đạo đức kinh doanh
Khái niệm: Đạo đức kinh doanh được hiểu là những chuẩn mực, nguyên tắc được xã hội cũng như giới kinh doanh thừa nhận, là những quy định về hành vi, quan hệ nghề nghiệp giữa các nhà quản trị với nhau, hay giữa các nhà quản trị với xã hội trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà quản trị xử sự một cách trung thực và có trách nhiệm với cộng đồng và với nhau
Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
Tính trung thực
Sự trung thực là một trong những chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Tronh kinh doanh không những phải trung thực ở những việc lớn, mà còn phải trung thực cả trong những việc nhỏ nhất. Câu tục ngữ Việt Nam “một sự bất tín, vạn sự bất tin”, muốn nhắn gửi tới các nhà quản trị không nên “tham bát bỏ mâm”, vì những món lợi nhỏ trước mắt của riêng mình mà quên đi lợi ích của người khác, để rồi làm mất đi uy tín và sự tin cậy của cộng đồng đối với công việc làm ăn lâu dài. Thứ nhất, trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Thứ hai, cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ hãng bằng cách gia tăng tinh thần trách nhiệm và lợi ích của các nhân viên, giảm biến động đội ngũ cán bộ, tăng năng suất lao động... Thứ ba, đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất. Cuối cùng, xử lý một cách bài bản những việc liên quan tới cổ phiếu và tài chính - chỉ có ứng xử thật đàng hoàng với luật pháp thì mới có thể tạo dựng tương lai lâu dài và bền chắc cho hãng.
Tôn trọng
- Đối với những người cộng sự và dưới quyền, nhà quản trị cần tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
-Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
-Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội
-Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
Các thương hiệu nổi tiếng thường là những thương hiệu của các nhà quản trị biết tôn trọng đạo đức kinh doanh
Giá trị và sự công bằng
-Trong mối quan hệ kinh doanh, sự khác biệt quan trọng giữa một quyết định quản trị thông thường với một quyết định hướng đạo đức thể hiện một mặt ở chỗ những thông lệ không còn được coi là cơ sở ra quyết định, mà người ra quyết định phải gánh vác trách nhiệm cân nhắc về giá trị và đảm bảo sự công bằng trong những hoàn cảnh không giống bất kỳ trường hợp nào đã gặp trước đó; mặt khác nhấn mạnh vào giá trị con người (giá trị tinh thần) khi ra quyết định. Vì vậy quan điểm về giá trị và triết lý đạo đức về sự công bằng luôn đóng vai trò cực kì quan trong trong các quyết định liên quan đến đạo đức
1.3. Ý nghĩa của việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh
*) Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội... Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lời phi pháp. Tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại ... khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức”.
Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển: “gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”.
*) Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.
Phần thưởng cho một doanh nghiệp có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế lớn hơn. Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công.
Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi sự tin tưởng và phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ. Nếu các nhân viên hài lòng thì khách hàng sẽ hài lòng; và nếu khách hàng hài lòng thì các nhà đầu tư sẽ hài lòng. Các khách hàng có xu hướng thích mua hàng của các doanh nghiệp liêm chính hơn, đặc biệt là khi giá cả của doanh nghiệp đó cũng bằng với giá của các doanh nghiệp đối thủ. Khi các nhân viên cho rằng tổ chức của mình có một môi trường đạo đức, họ sẽ tận tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn. Các doanh nghiệp cung ứng thường muốn làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp mà họ tin tưởng để qua hợp tác họ có thể xóa bỏ được sự không hiệu quả, các chi phí và những nguy cơ để có thể làm hài lòng khách hàng. Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và uy tín của các doanh nghiệp mà họ đầu tư, và các doanh nghiệp quản lý tài sản có thể giúp các nhà đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có đạo đức.
Hầu hết các doanh nghiệp đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới đều chú trọng vào phương pháp làm việc theo nhóm, quan tâm nhiều đến khách hàng, đề cao việc đối xử công bằng với nhân viên, và thưởng cho các thành tích tốt.
*) Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.
Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Môi trường đạo đức của doanh nghiệp rất quan trọng đối với các nhân viên. Đa số nhân viên tin rằng, hình ảnh của một doanh nghiệp đối với cộng đồng là vô cùng quan trọng . Sự cam kết làm các điều thiện, quan tâm đến nhân viên và tôn trọng nhân viên thường tăng sự tận tâm, trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức. Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các nhân viên. Các chương trình cải thiện môi trường đạo đức có thể là chương trình “gia đình và công việc” hoặc chia/bán cổ phần cho nhân viên.
*) Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng.
Các nghiên cứu và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các doanh nghiệp. Các khách hàng thích mua sản phẩm của các doanh nghiệp có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Khách hàng nói rằng họ ưu tiên những thương hiệu nào làm điều thiện nếu giá cả và chất lượng các thương hiệu như nhau. Các doanh nghiệp có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn. Điểm mấu chốt ở đây là chi phí để phát triển một môi trường đạo đức có thể có một phần thưởng là sự trung thành của khách hàng ngày càng tăng.
*) Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính. Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp, đây không còn là một chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh.
*) Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội. Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội.
1.4 Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở nước ta. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hoa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp... mới chỉ nổi lên khi VN thực hiện chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991. Trước đó, trong thời kinh tế kế hoạch tập trung những vấn đề này chưa bao giờ được nhắc tới. mọi hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ quy định của nhà nước nân những phạm tù trên là không cần thiết
Tuy nhiên, kể từ khi VN tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán.. và vì thế khái niệm đọ đức kinh doanh trỏ nên phổ biến hơn trong xã hội.
Sự phát triển của kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo tiền đề cho việc sản xuất ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, mở rộng và đa dạng hoá các mặt hàng và dịch vụ. Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO tạo điều kiện tham gia thị trường toàn cầu sẽ là động lực cho các Doanh nghiệp phấn đấu nhiều hơn nữa để tồn tại và phát triển, người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ. Bên cạnh những Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bền vững, quan tâm và giữ giá thương hiệu của mình, Doanh nhân vừa có Tâm vừa có Tài thì không ít các Doanh nghiệp hiện nay chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, sản xuất ở dạng “chộp giật” thậm chí làm giả nhãn, mác, giảm chất lượng lừa dối người tiêu dùng.
Tình trạng thực phẩm mất an toàn thường phổ biến trên thị trường gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng không biết ăn gì, uống gì? Khá phổ biến hiện nay, tình trạng dụng cụ đo không được kiểm định, taximét bị phá niêm chì để chỉnh lại đồng hồ, cột đo nhiệt liệu gắn thêm thiết bị điều chỉnh dung tích xăng, diezen... có thể một bộ phận nhỏ các Doanh nghiệp không thấy tác hại việc làm của mình, song đa số các Doanh nghiệp này đã mất hết “đạo đức”. Quyền và lợi ích người tiêu dùng đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng.
II. Trách nhiệm xã hội
2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội.
2.2. Các quan niệm về trách nhiệm xã hội:
- Quan niệm thứ nhất:
• Chỉ có một trách nhiệm duy nhất, đó là giải quyết các vấn đề nguồn lực và năng lực hoạt động của tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động, hay là đạt được các mục tiêu mà nhà quản trị mong muốn đạt được trong phạm vi giới hạn của pháp luật cho phép
• Lợi ích xã hội được đảm bảo một cách tốt nhất gián tiếp qua hoạt động kinh tế, cụ thể là qua việc thu lợi ích và sử dụng (phân phối) lợi ích của tổ chức
- Quan niệm thứ hai:
• Trách nhiệm xã hội được thực hiện không phải chỉ bằng kinh tế, mà phải bằng hàng loạt các yếu tố ngoài kinh tế
• Quan điểm này coi trách nhiệm xã hội là sự thừa nhận một nghĩa vụ xã hội nằm ngoài phạm vi yêu cầu của luật pháp
*) Tổng hợp cả hai quan niệm trên, có thể rút ra kết luận sau đây:
- Các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế thì phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
- Các tổ chức phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong các lĩnh vực như:
• Bảo vệ môi trường sinh thái
• Bảo vệ sức khỏe con người
• An ninh, an toàn
• Quyền công dân
• Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Như vậy, các nhà quản trị sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mình và của tổ chức theo đòi hỏi, yêu cầu của pháp luật, trách nhiệm công dân, theo các chuẩn mực của đạo đức xã hội, theo tiếng gọi của lương tâm và theo truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc
- Có 2 mức thực hiện trách nhiệm xã hội:
+ Tuân thủ quy định, luật pháp của nhà nước (bắt buộc)
+ Thực thi một cách tự nguyện
2.3. Các lý do phải thực hiện trách nhiệm xã hội:
• Mỗi tổ chức là một bộ phận, là tế bào của một xã hội rộng lớn hơn. Giữa các bộ
phận, tế bào, các yếu tố của một tổng thể có tác động qua lại lẫn nhau
• Việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp nhà quản trị phát hiện và nắm bắt các thời cơ, cơ hội khi nó vừa mới xuất hiện, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro bất trắc xảy ra trong quá trình quản trị • Thực hiện trách nhiệm xã hội là vì chính quyền lợi của tổ chức nói chung và của nhà quản trị nói riêng
- Những khó khăn của nhà quản trị khi thực hiện trách nhiệm xã hội:
• Ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tổ chức
• Các nhà quản trị thiếu năng lực hiểu biết xã hội để giải quyết những vấn đề xã hội
• Làm phân tán và lỏng lẻo các mục tiêu chủ yếu của tổ chức nói chung và của nhà
quản trị nói riêng
• Việc tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị có thể không nhận được sự ủng hộ và chấp nhận của dư luận xã hội vì những lý do khác nhau.
- Tư tưởng cơ bản của vấn đề trách nhiệm xã hội là nhà quản trị phải lựa chọn cho mình một hệ thống ứng xử chiến lược và ứng xử tình thế để có thể:
+ Được môi trường chấp nhận
+ Đón được các cơ hội và hạn chế các rủi ro,
+ Tạo ra các cơ hội từ sự biến động của môi trường
2.4. Một số vấn đề nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp có ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội
Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập; tuy nhiên trên thực tế nhiều khi sự nhận thức và vận dụng rất khác nhau. Bởi vậy, để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau:
Một là, cần khẳng định rằng các bộ quy tắc ứng xử không thể thay thế và đứng trên luật quốc gia. Phần lớn các nội dung của bộ quy tắc ứng xử dựa trên các công ước là thông lệ quốc tế và luật quốc gia. Do vậy việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử ở bất cứ quốc gia nào phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện luật quốc gia, vấn đề quan trọng là đưa ra cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy định này.
Hai là, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Ba là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các bộ quy tắc ứng xử được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình.
Bốn là, việc thực hiện các quy định thể hiện trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của doanh nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện.
Năm là, nếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử được hiểu đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội chính là một việc làm mà các bên đều có lợi
*) Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn Luật pháp Lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Để định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô.
Thứ hai, cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới. Có thể thấy, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử, các doanh nghiệ