Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hòa mình với nhịp chảy của thế giới trên mọi lĩnh vực, đất nước ta đã có những bước tiến dài rộng trên con đường phát triển và vươn mình “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Không chỉ đón nhận luồng vốn đầu tư dồi dào từ các nước trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam còn đề ra những dự định, chiến lược trong việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Đặc biệt, trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), rất nhiều doanh nghiệp đã cùng nhau ra “biến lớn”, liên tiếp đầu tư vào các mạng viễn thông trên mọi châu lục để mở rộng thị trường.
22 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 3596 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đầu tư quốc tế doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài - Cơ hội và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
=====000=====
TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Lớp : DTU308(2-1314).1_LT
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Thị Kim Oanh
Hà Nội - 02/2014
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang
Hà Nội, 2011
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hòa mình với nhịp chảy của thế giới trên mọi lĩnh vực, đất nước ta đã có những bước tiến dài rộng trên con đường phát triển và vươn mình “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Không chỉ đón nhận luồng vốn đầu tư dồi dào từ các nước trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam còn đề ra những dự định, chiến lược trong việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Đặc biệt, trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), rất nhiều doanh nghiệp đã cùng nhau ra “biến lớn”, liên tiếp đầu tư vào các mạng viễn thông trên mọi châu lục để mở rộng thị trường.
Nên hay không “đem chuông đi đánh xứ người” với tốc độ phát triển hiện nay của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam? Việc đầu tư ra nước ngoài mang lại những cơ hội cũng như thách thức như thế nào?Giải pháp nào khắc phục và cải thiện để duy trì sự phát triển bền vững trong chiến lược đầu tư này? Có thể nói, những câu hỏi trên luôn là nỗi trăn trở thường trực của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp, đồng thời thu hút sự quan tâm sâu sắc của mọi người dân. Nhận thức được sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề này, nhóm đã lựa chọn đề tài “Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức”.Đề tài được triển khai từ những lý luận cơ bản rồi tập trung đi vào phân tích, đánh giá tình hình thực tế.
Qua việc phân tích, đánh giá các vấn đề trên, đề tài sẽ đưa ra một cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam; đồng thời, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho mọi doanh nghiệp đang theo đuổi công cuộc “mở cõi” hiện nay. Tuy nhiên, với một vấn đề vĩ mô và còn nhiều bất cập, chắc chắn tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, nhóm rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo để có thể hoàn thiện đề tài của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
I - CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận:
Mọi hoạt động đầu tư trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng suy cho cùng là để thu lợi nhuận, vì vậy các nhà đầu tư luôn tìm kiếm những môi trường đầu tư hấp dẫn với các hoạt dộng đầu tư có hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro. Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư ra nước ngoài là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm 2 dòng:
(1) Thu hút FDI từ nước ngoài vào trong nước;
(2) Tiến hành đầu tư trực tiếp (ĐTTT) ra nước ngoài.
Thực tế đã cho thấy, FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. Một số nước đang phát triển dường như chỉ chú trọng thu hút FDI để phát triển nền kinh tế trong nước. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, khi một quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài càng nhiều,quốc gia đó sẽ càng mở rộng cơ hội vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu nhằm mở rộng thị trường, tạo thêm việc làm, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước.
Các nhà đầu tư trên toàn thế giới sau khi đã có chỗ đứng nhất định ở thị trường trong nước sẽ luôn có tham vọng tìm kiếm những thị trường ngoài nước rộng lớn và có nhiều tiềm năng để mở rộng thị trường hoạt động.Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Viễn thông, điều này cũng không phải là ngoại lệ.Môi trường đầu tư trong nước tarất rộng lớn nhưng vô cùng cạnh tranh, đòi hỏi sự bứt phá liên tục để duy trì sự phát triển và trường tồn của doanh nghiệp.Các nhà đầu tư viễn thông đều đồng quan điểm rằng, nếu chỉ tập trung phát triển trong nước thì doanh nghiệp sẽ không thể lớn mạnh được. Bởi vậy, chiến lược đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là một bước đi đúng đắn, tất yếu, khi các nhà đầu tư đã nghiên cứu kĩ càng môi trường đầu tư tại từng quốc gia và có một chiến lược cụ thể, rõ ràng cho từng bước đi của mình. Việc nghiên cứu tình hình đầu tư của những doanh nghiệp này giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược hoạt động, những thuận lợi và khó khăn cũng như dự đoán những xu thế mới của mảng đầu tư đang phát triển mạnh mẽ này.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đầy, làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ.Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình khi đầu tư ở các nước láng giềng hay đối tác quen thuộc như Lào, Campuchia hay Nga.Theo Bộ Công Thương, điều đáng mừng là giờ đây các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã vươn ra những khu vực xa hơn như các nước khu vực châu Phi, Châu Mỹ, thậm chí cả những nước kinh tế phát triển như Australia, Mỹ, Singapore, Nhật Bản… với tổng số là 59 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đặc biệt, trong ngành viễn thông Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.Xu hướng này thể hiện quanhững bước tiến dài của các tập đoàn nổi tiếng FPT, VNPT, Viettel; đồng thời cũng thể hiện qua kế hoạch đầu tư đầy tham vọng trong thời gian tới MobiFone.Việc hiện thực hóa giấc mơ “ra biển lớn” của các doanh nghiệp Việt Nam đã không còn là chuyện xa vời mà trở thành một chiến lược phát triển quan trọng của tất cả các doanh nghiệp lớn.Ví dụ điển hình nhất là FPT trong 3 năm qua đã đạt mục tiêu đầu tư ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, và sau 15 năm đi ra quốc tế, tập đoàn này đã hiện diện ở 17 quốc gia trên toàn cầu. Còn với Viettel, con số này là 6 quốc gia ở 3 châu lục.MobiFone thì cho biết, mạng di động này có tham vọng vươn ra thị trường nước ngoài để trở thành 1 trong 10 mạng di động hàng đầu châu Á. MobiFone dự kiến đầu tư ra nước ngoài và phục vụ cho thị trường khoảng 200 triệu dân. Những dự định của các nhà đầu tư Việt Nam ở thị trường quốc tế hẳn sẽ không chỉ dừng lại ở những con số này mà sẽ còn vươn xa hơn nữa.
II - TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VIỆT NAM:
Những thành tựu và cơ hội
Theo số liệu báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, đã có 719 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 12,87 tỷ USD tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong năm 2012, có 84 dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,41 tỷ USD tại 25 quốc gia và vũng lãnh thổ, vốn thực hiện đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2011.
Cũng theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, trong năm 2012, một số dự án ở lĩnh vực dầu khí, viễn thông và cao su của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở các nước đã bước đầu gặt hái kết quả và mức lợi nhuận chuyển về nước lên tới 430 triệu USD. Trong đó, các dự án thuộc nhóm ngành viễn thông đóng góp lớn vào số lãi trên như: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đạt tổng doanh thu từ đầu tư nước ngoài là 734 triệu USD, tăng trưởng 41% so với năm 2011 và lợi nhuận chuyển về Việt Nam đạt 77 triệu USD, gấp 4 lần so với năm 2011; doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT trong năm 2012 đạt trên 90 triệu USD, tăng trưởng 30% so với năm 2011.
Chúng ta có thể quan sát bảng số liệu sau để thấy rõ hơn vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong những năm qua.
TỔNG HỢP ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH
Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 20/3/2013 Số liệu cập nhật nhất ngày 19/02/2014 từ trang tin chính thức của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đại diện cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông của Việt Nam hiện nay có 2 tập đoàn lớn: FPT và Viettel. Dưới đây là 1 số thành tựu cụ thể của 2 tập đoàn này thu được trong những năm qua từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
Tập đoàn FPT
Hiện FPT đã có mặt tại 13 quốc gia khác nhau trên thế giới, bao gồm: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Lào, Singapore. Trong giai đoạn 2014-2016, tập đoàn FPT đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 400 triệu USD tại thị trường toàn cầu, hướng tới doanh thu 1 tỷ USD trong thời gian tiếp theo.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Thế Phương- Phó Tổng giám đốc FPT: “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của FPT đã đạt được kết quả khả quan. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của FPT năm 2012 đạt 90 triệu USD, tăng trưởng trên 30% so với năm 2011”.
Nhằm xúc tiến đầu tư vào châu Phi, tập đoàn FPT và Công ty 21st Century của Nigeria đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác chiến lược trong lĩnh vực viễn thông, giáo dục và sản xuất thiết bị.
Tại Campuchia, FPT đã xây dựng kết nối mạng đường trục đến đường biên giới, từ đó cung cấp dung lượng cho các nhà khai thác tại Campuchia và hiện cung cấp gần 50% băng thông quốc tế đến thị trường này.
Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
Năm 2012, Viettel trở thành 1 trong 30 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất toàn cầu và có thị trường quốc tế hơn 110 triệu dân (gồm Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique, Cameroon, Haiti và Peru), kinh doanh có lãi ở 4 nước với gần 10 triệu thuê bao.
Tại Lào, Viettel là nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất trong lĩnh vực viễn thông. Chỉ sau chưa đầy 2 năm đầu tư vào mạng di động Unitel (liên doanh của Viettel và Lao Asia Telecom), nhà mạng này đã trở thành công ty số 1 của Lào cả về thị phần thuê bao cũng như hạ tầng mạng.
Nước láng giềng Campuchia cũng là một địa chỉ đầu tư rất thành công của Viettel. Cũng rót vốn vào đây vào lúc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang thời kỳ khốc liệt nhất, Metfone (thương hiệu của Viettel) đã trở thành nhà cung cấp có hạ tầng mạng lớn nhất và chỉ 2 năm sau đã chiếm vị trí số 1 về thị phần thuê bao.
Bên cạnh đó, bất chấp trận động đất làm hơn 300.000 người chết ở Haiti, Viettel đã khai trương mạng di động chỉ trong vòng hơn 1 năm xây dựng. Vào ngày khai trương 7/9, Natcom (liên doanh mà Viettel chiếm 60% vốn) đã trở thành hãng di động có hạ tầng mạng lớn nhất, với số trạm thu phát sóng lên tới gần 1.000 trạm - nhiều hơn 30% so với nhà cung cấp lớn nhất trước đó là Digicel thực hiện trong 6 năm.
Đặc biệt, một trong những thị trường thành công nhất của Viettel tại nước ngoài là Mozambique với thương hiệu Movitel.Viettel xúc tiến đầu tư vào Mozabique từ năm 2008, đến tháng 11/2012 được cấp giấy phép và đi vào hoạt động từ tháng 5/2012. Sau nửa năm, vào tháng 11/2012, Movitel đã được trao giải “ Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông cho khu vực nông thôn châu Phi ”. Chỉ sau một năm, vào tháng 5/2013 doanh thu của Movitel đạt 113,5 triệu USD với 2 triệu thuê bao. Movitel được đánh giá là dự án đầu tư hiệu quả nhất của Việt Nam vào châu Phi.
Viettel đang đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có thị trường quy mô 300 - 500 triệu dân. Nếu đạt được con số này, Viettel sẽ đạt doanh thu từ thị trường nước ngoài lớn gấp 3 - 5 lần thị trường trong nước và trở thành một trong 10 doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Hiện Viettel đã đầu tư tại 6 nước thuộc 3 châu lục: Châu Á (Việt Nam, Campuchia, Lào), Châu Mỹ (Haiti, Peru) và Châu Phi (Mozambique) với doanh thu năm 2011 gần 6 tỉ USD và 60 triệu thuê bao đang hoạt động. Tại những nước đã kinh doanh, Viettel là doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng lớn nhất ngay tại thời điểm khai trương.
Những khó khăn và hạn chế
Khó khăn chung
Tuy nhiên, một thực tế là dù tất cả các nhà đầu tư đều có tham vọng nhưng không phải ai cũng có thể khai thác tốt và thu được lợi nhuận từ những thị trường ngoài nước. Nguyên nhân là do việc đầu tưra nước ngoài không hề đơn giản nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kĩ lưỡng môi trường đầu tư và những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi quyết định dốc vốn vào đầu tư.
Một doanh nghiệp khi quyết định đầu tư ra nước ngoài phải xem xét, nghiên cứu không chỉ các vấn đề liên quan tới vốn, tình hình cung - cầu và giá cả thị trường mà sự khác biệt về tự nhiên, văn hóa, xã hôi, thủ tục pháp lí, rào cản ngôn ngữ, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, thói quen làm việc…cũng là những khó khăn mà mọi nhà đầu tư phải vượt qua khi quyết định đầu tư vào một thị trường quốc tế.
Đối với các nhà đầu tư Viễn thông của Việt Nam, khi hiện thực hóa giấc mơ mang tên tuổi của mình đến với thế giới, họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cụ thể là:
Đối với trong nước:
* Về luật pháp, chính sách:
Thủ tục hành chính phức tạp,không rõ ràng: Thể chế chính sách đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa thực sự hoàn chỉnh, thường đi chậm so với thực tế, do đó chưa có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Quản lý hoạt động này còn nhiều bất cập, từ khâu quản lý tiền đầu tư đến khâu hậu kiểm. Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư được cố gắng cấp phép trong vòng 30-45 ngày, còn doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài thường gặp các thủ tục rườm rà, kéo dài đôi khi làm lỡ cơ hội đầu tư.
Các cơ quan đại diện của Nhà nước ở nước ngoài như Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, cơ quan Thương vụ chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Một số cơ quan đại diện ở nhiều nước không nắm rõ được số lượng các dự án, các khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng không chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Đây là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tư lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ hoặc xung đột với nhau khi giải quyết những khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước sở tại.
Bất hợp lý trong việc quy định mức vốn đầu tư: Nghị định 22/CP quy định doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp chỉ được phép đầu tư ra nước ngoài dưới 1 triệu USD bao gồm cả máy móc, nhà xưởng, thiết bị công nghệ, còn DNNN nếu đầu tư ra nước ngoài từ trên 1 triệu USD phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ là không hợp lý, vì thực tế năng lực tài chính, công nghệ ... của một số doanh nghiệp Việt Nam đã lớn hơn thế rất nhiều. Hiện có nhiều nước nghèo hơn Việt Nam đang cần vốn, cần công nghệ của các nước giàu và có những chính sách ưu tiên, ưu đãi rất hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nhưng các nước giàu lại không chú ý đến họ.
* Về quản lý nhà nước
Hạn chế trong nhận thức: Việt Nam cũng như các nước mới hội nhập thường chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài hơn là đầu tư ra nước ngoài. Hiện còn nhiều ý kiến cho rằng khi trong nước còn thiếu vốn thì đầu tư ra nước ngoài sẽ làm giảm sút vốn đầu tư trong nước, từ đó Nhà nước chưa có chính sách, biện pháp cụ thể khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài;
Khó khăn về vay vốn, chuyển tiền, chuyển lợi nhuận: Hiện rất hiếm ngân hàng thương mại chấp nhận cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài vay vốn, vì thứ nhất, họ không có cơ chế quản lý nguồn tiền vay khi không có văn phòng đại diện ở quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư; thứ hai, cơ chế quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước hiện chưa quy định về quản lý đồng tiền đầu tư ra nước ngoài. Theo quy định, các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài chỉ được huy động vốn tự có để đầu tư, chỉ được sử dụng vốn vay đầu tư ra nước ngoài nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về hiện cũng là những vấn đề bức xúc của nhiều doanh nghiệp.
Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước.
Ở một số dự án thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc.
* Về doanh nghiệp nước ta:
So với các tập đoàn quốc tế khác thì các nhà đầu tư của Việt Nam đã muộn hơn từ 10- 20 năm, và còn rất non trẻ về cả tiềm lực kinh tế lẫn kinh nghiệm; khó khăn về rào cản về ngôn ngữ, văn hoá; khó khăn trong việc xin được giấy phép viễn thông, cạnh tranh mạnh tại thị trường đầu tư, xu hướng doanh thu đang giảm nhanh...
Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế.
Các doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu tư ra nước ngoài.
Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước (Ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập).
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (Ví dụ tại LB Nga, Lào).
Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng (Ví dụ tại Lào).
Sự khác biệt về văn hóa và thói quen sinh hoạt, cách thức làm việc tại các quốc gia khác cũng là một thách thức mà các nhà đầu tư gặp phải. Đối với các công ty viễn thông, ngoài sự khác biệt về ngôn ngữ, việc làm cho các nhân viên nước ngoài thích ứng với văn hóa làm việc của công ty cũng không phải chuyện dễ dàng và cũng thường mất nhiều thời gian. (Ví dụ : Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, bộ máy nhân viên Viettel đã quyết định vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân viên bản xứ).
Khó khăn riêng
Đầu tư vào viễn thông, về cơ bản là sự đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Bên cạnh những khó khăn chung mà mọi công ty hay tập đoàn đều gặp phải khi "đem chuông đi đánh xứ người" thì các tập đoàn và công ty viễn thông Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn đặc thù. Đây là rào cản không hề nhỏ, ảnh hưởng tới quá trình phát triển và tăng trưởng bền vững của đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực Viễn thông.
Khi nhìn vào dòng chảy chính của ngành viễn thông hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp và sáp nhập. Hiện thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng được dự báo là trong vòng vài năm tới con số trên sẽ chỉ còn hai chữ số. Do vậy sẽ có khoảng 600 nhà mạng dần biến mất vì không còn thị phần, không còn thuê bao. Bản chất doanh thu của nhà mạng đến từ số lượng thuê bao thực. Những xu thế này trực tiếp liên quan đến nhà đầu tư Việt Nam, vì nếu không đầu tư nước ngoài, không mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể tiếp tục thành công như ở thị trường trong nước. Nếu không lớn mạnh, không có một lượng thuê bao lớn thì sẽ nằm trong số 600 nhà mạng đó.
Khi nhìn ra các nước xung quanh, các thị