Đầu tư quốc tế hiện đang là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trong vòng
xoáy của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế xu hướng chung của đầu tư quốc tế ngày
nay là đa phương hoá quan hệ đầu tư và đa dạng hoá loại hình đầu tư.
Hiện nay, bên cạnh loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài -đang chiếm tỷ trọng
đáng kể trong tổng thu thuế và các khoản nộp ngân sách thì loại hình đầu tư gián
tiếp quốc tế cũng đang nổi lên với tỷ lệ quỹ đầu tư ngày càng nhiều, hay thị trường
chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn dần lên. Dòng vốn đầu tư gián tiếp quốc
tế này không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài
chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng
tính minh b ạch, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp
Tuy nhiên, để thu hút được và thực hiện có hiệu quả dòng vốn này thì Việt Nam
còn gặp khá nhiều khó khăn bởi những tác động của hoạt động đầu tư gián tiếp
quốc tế mang lại. Mặt khác dòng vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các
kênh huy động vốn nước ngoài khác.
Chính vì vậy, thúc đẩy thu hút đầu tư gián tiếp quốc tế ổn định và tương xứng với
tiềm năng, góp phần tạo động lực phát trin thị trường vốn và nền kinh tế Việt Nam
đang là vấn đề được các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp quan tâm.
Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề đầu tư quốc tế tại Việt Nam, trong bài viết sẽ trình
bày thành 4 chương :
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đầu tư quốc tế đầu tư
- Chương 2: Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam
- Chương 3: Thực trạng đầu tư gián tiếp quốc tế vào Việt Nam trong thời gian
qua
-Chương 4: Giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài trong mối
quan hệ với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đầu tư quốc tế gián tiếp - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 1
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
Tiểu luận
Đầu tư quốc tế gián tiếp. Thực
trạng và giải pháp tại Việt Nam
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 2
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ..................... 6
1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP QUỐC TẾ .............................................. 6
1.1 Đầu tư gián tiếp ...................................................................................... 6
1.2 Đầu tư gián tiếp quốc tế: ........................................................................ 6
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÂU TƯ GIÁN TIẾP QUỐC TẾ: ..................................... 6
3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀ
ĐẦU TƯ GIÁM TIẾP QUỐC TẾ .................................................................. 6
3.1 Đầu tư trực tiếp: ..................................................................................... 6
3.1.1. Theo quan điểm vĩ mô: ................................................................ 6
3.1.2. Theo quan điểm vi mô: ................................................................ 7
3.2 Đầu tư gián tiếp: ..................................................................................... 7
3.2.1. Theo quan điểm vĩ mô: ................................................................ 7
3.2.2. Theo quan điểm vi mô: ................................................................ 7
CHƯƠNG 2: QUY CHẾ VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIÁN TIẾP TẠI
VIỆT NAM ........................................................................... 8
1. QUY CHẾ VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN: ........................ 8
1.1 Các thuật ngữ: ........................................................................................ 8
1.2 Điều kiện thành lập: ............................................................................... 8
1.2.1. Về phương tiện vật chất (hữu hình) tối thiểu: ............................... 8
1.2.2. Về điều kiện đối với cá nhân, pháp nhân góp vốn: ....................... 9
1.2.3. Về điều lệ công ty, các quy trình về nghiệp vụ: ............................ 9
2. QUY CHẾ VỀ THÀNH LẬP QUỸ ĐẦU TƯ: ............................................... 9
3. QUY CHẾ VỀ NHÀ ĐÂU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC PHÉP MUA CỔ
PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆC NAM: ..................................... 10
3.1 Quy chế về nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu
của các ngân hàng thương mại Việt Nam: ............................................ 10
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 3
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
3.1.1. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh
vực ngân hàng: .......................................................................... 10
3.1.2. Quy chế về nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ
phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam: ........................ 11
3.2 QUY CHẾ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM .................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GIÁN TIẾP VÀO
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .............................. 15
1. QUY MÔ VÀ TIỀM NĂNG ........................................................................ 15
1.1 Tổng số vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư trực
tiếp vào Việt Nam: ............................................................................... 15
1.2 Tiềm năng to lớn của thị trường vốn Việt Nam đối với đầu tư
gián tiếp: .............................................................................................. 15
1.3 Tổng số vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư gián
tiếp vào Việt Nam: ............................................................................... 16
1.3.1. Phát hành trái phiếu ra nước ngòai: ............................................ 16
1.3.2. Đầu tư gián tiếp của tư nhân nước ngòai vào Việt Nam ............. 17
2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆT
NAM: ........................................................................................................... 19
2.1 Nhân tố ảnh hưởng tới vốn đầu tư gián tiếp quốc tế: ............................. 19
2.2 Tác động của đầu tư gián tiếp quốc tế nói chung: ................................. 20
2.2.1. Tác động tích cực ...................................................................... 20
2.2.2. Tác động tiêu cực ...................................................................... 20
2.3 Tác động của đầu tư gián tiếp quốc tế đối với Việt Nam....................... 20
2.3.1. Tác động tích cực ...................................................................... 20
2.3.2. Tác động tiêu cực ...................................................................... 22
Chương 4: GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM. .............................. 24
1. NHỮNG HẠN CHẾ CHỦ YẾU CẦN KHẮC PHỤC ĐỂ HẤP DẪN
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP QUỐC TẾ ĐỔ VÀO VIỆT NAM: ....... 24
2. PHÁT HUY NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ THU HÚT NGUỒN
VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI: ........................................ 25
3. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ: ..................................................... 27
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 4
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
3.1 Chuẩn hóa các giao dịch trên thị trường tiền tệ: .................................... 27
3.2 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường
tiền tệ: .................................................................................................. 28
3.3 Nâng cao vai trò của các ngân hàng thương mại trên thị
trường tiền tệ, như những người tạo lập thị trường. .............................. 28
3.4 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để phục vụ cho các giao
dịch trên thị trường tiền tệ và thu thập xử lý thông tin của thị
trường. ................................................................................................. 29
3.5 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo cán bộ
phục vụ cho hoạt động của thị trường tiền tệ. ....................................... 29
4. PHÁT TRIỂN MẠNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ........................... 30
4.1 Các giải pháp trước mắt: ...................................................................... 30
4.2 Các giải pháp lâu dài: ........................................................................... 32
4.2.1. Hoàn thiện từng bước môi trường pháp lý cho thị
trường chứng khoán . ................................................................. 32
4.2.2. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. .................. 32
4.2.3. Củng cố và phát triển công ty chứng khoán................................ 33
4.2.4. Nghiên cứu và sử dụng các giải pháp kỹ thuật theo
thông lệ quốc tế. ........................................................................ 34
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 36
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 5
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư quốc tế hiện đang là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trong vòng
xoáy của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế xu hướng chung của đầu tư quốc tế ngày
nay là đa phương hoá quan hệ đầu tư và đa dạng hoá loại hình đầu tư.
Hiện nay, bên cạnh loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài -đang chiếm tỷ trọng
đáng kể trong tổng thu thuế và các khoản nộp ngân sách thì loại hình đầu tư gián
tiếp quốc tế cũng đang nổi lên với tỷ lệ quỹ đầu tư ngày càng nhiều, hay thị trường
chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn dần lên. Dòng vốn đầu tư gián tiếp quốc
tế này không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài
chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng
tính minh bạch, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp…
Tuy nhiên, để thu hút được và thực hiện có hiệu quả dòng vốn này thì Việt Nam
còn gặp khá nhiều khó khăn bởi những tác động của hoạt động đầu tư gián tiếp
quốc tế mang lại. Mặt khác dòng vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các
kênh huy động vốn nước ngoài khác.
Chính vì vậy, thúc đẩy thu hút đầu tư gián tiếp quốc tế ổn định và tương xứng với
tiềm năng, góp phần tạo động lực phát trin thị trường vốn và nền kinh tế Việt Nam
đang là vấn đề được các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp quan tâm.
Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề đầu tư quốc tế tại Việt Nam, trong bài viết sẽ trình
bày thành 4 chương :
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đầu tư quốc tế đầu tư
- Chương 2: Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam
- Chương 3: Thực trạng đầu tư gián tiếp quốc tế vào Việt Nam trong thời gian
qua
-Chương 4: Giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài trong mối
quan hệ với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam.
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 6
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ
1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP QUỐC TẾ
1.1 Đầu tư gián tiếp
Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ
có giá trị khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài
chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động
đầu tư.
1.2 Đầu tư gián tiếp quốc tế:
Cũng là các khoản đầu tư gián tiếp nhưng do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
để phân biệt với đầu tư trong nước do các nhà đầu tư trong nước thực hiện, cũng
thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu…định chế tài chính trung gian như đầu tư
gián tiếp nói chung.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÂU TƯ GIÁN TIẾP QUỐC TẾ:
- Đầu tư gián tiếp quốc tế là đầu tư tài chính thuần tuý trên thị trường tài chính hay
nói cách khác là chỉ đầu tư bằng tiền
- Thông qua các thị trường tài chính để chuyển ra nước ngoài
- Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của dự án mà họ bỏ vốn
đầu tư.
3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀ
ĐẦU TƯ GIÁM TIẾP QUỐC TẾ
Theo mức độ tham gia quản lý của các nhà đầu tư vào đối tượng bỏ vốn, đầu tư
quốc tế có thể xem xét theo những quan điểm khác nhau tuỳ theo vị trí của nhà đầu
tư:
3.1 Đầu tư trực tiếp:
3.1.1. Theo quan điểm vĩ mô:
Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vốn và kỹ thuật vào nước nhận đầu tư; tổ chức
sản xuất kinh doanh, trên cơ sở thuê mướn, khai thác các yếu tố cơ bản ở nước sở
tại (như tài nguyên, sức lao động, cơ sở vật chất…)
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 7
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
3.1.2. Theo quan điểm vi mô:
Chủ đầu tư góp vốn với tỷ lệ đủ lớn, trực tiếp tham gia vào quản lý, điều hành đối
tượng bỏ vốn.
3.2 Đầu tư gián tiếp:
3.2.1. Theo quan điểm vĩ mô:
Nước chủ nhà nhận vốn từ nước ngoài dưới hình thức vay vốn hoặc nhận viện trợ
của một tổ chức quốc tế hoặc một nước nào đó. Nước chủ nhà sử dụng vốn vay để
phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và kinh tế xã hội quốc gia, sau một thời
gian phải hoàn trả cả gốc và lãi dưới hình thức tiền tệ hay hàng hoá. Hoặc chính
phủ bán trái phiếu ra nước ngoài để huy động ngoại tệ từ nước ngoài. Nói cách
khác đầu tư gián tiếp là một hình thức đầu tư của chính phủ.
Nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào
tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong FDI.
3.2.2. Theo quan điểm vi mô:
Chủ đầu tư góp vốn với tỷ lệ nhỏ, họ không được quyền tham gia trực tiếp vào
việc điều hành, chi phối hoạt động của đối tượng mà chỉ đơn thuần là góp vốn để
được nhận một phần lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 8
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
CHƯƠNG 2: QUY CHẾ VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
GIÁN TIẾP TẠI VIỆT NAM
Nội dung:
- Quy chế về thành lập công ty chứng khoán
- Quy chế về thành lập quỹ đầu tư.
- Quy chế về nhà đầu tư nướng ngoài được phép mua cổ phiếu của các ngân
hàng thương mại Việt Nam, của các công ty Việt Nam.
1. QUY CHẾ VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN:
Ngày 24-4-2007 Bộ Tài chính đã có quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán thành lập
tại Việt Nam.
1.1 Các thuật ngữ:
Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh
doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới
chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu
tư chứng khoán.
Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty chứng khoán, công ty quản
lý quỹ, công ty quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư thực hiện các nghiệp vụ theo quy
định tại Điều 60, Điều 61 Luật Chứng khoán.
Người hành nghề chứng khoán là người làm việc tại các vị trí nghiệp vụ
chuyên môn trong công ty chứng khoán và có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán
do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
1.2 Điều kiện thành lập:
1.2.1. Về phương tiện vật chất (hữu hình) tối thiểu:
Theo quyết định, điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng
khoán gồm: Có trụ sở đảm bảo các yêu cầu: quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu
một năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m2,
có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao
dịch phục vụ khách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần
mềm thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin
để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền
mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty
chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán...
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 9
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
1.2.2. Về điều kiện đối với cá nhân, pháp nhân góp vốn:
Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn
điều lệ thực góp ban đầu của công ty chứng khoán. Phần vốn góp ban đầu của cổ
đông sáng lập, thành viên sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng ba 3
năm kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển
nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và phù hợp với điều lệ công ty. Báo cáo tài chính năm gần nhất tính
đến thời điểm cam kết góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải được kiểm toán
bởi một công ty kiểm toán độc lập.
1.2.3. Về điều lệ công ty, các quy trình về nghiệp vụ:
Công ty chứng khoán muốn thành lập phải có dự thảo điều lệ công ty đã được các
cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua, phương án
hoạt động kinh doanh trong ba 3 năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề
nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy
trình quản lý rủi ro theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. QUY CHẾ VỀ THÀNH LẬP QUỸ ĐẦU TƯ:
Ngày 15-05-2007 Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC về
“Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ”:
Theo quy chế này, Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
chứng khoán sau đây: Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng
khoán; Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm vốn kinh doanh dành cho hoạt động đầu tư tài
chính của Công ty phải là từ nguồn vốn thực góp của Công ty, không bao gồm các
nguồn vốn vay, vốn ủy thác hoặc vốn chiếm dụng từ các tổ chức, cá nhân khác.
Quy chế này cũng đã đưa ra các quy định khá cụ thể vể điều kiện được cấp phép
thành lập và hoạt động của Công ty quản lý quỹ. Cụ thể là, để được cấp Giấy phép
thành lập và hoạt động, Công ty quản lý quỹ phải có quyền sử dụng trụ sở Công ty
thời hạn tối thiểu 1 năm và trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm an
toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của Công ty; Công ty quản lý quỹ, công ty quản lý
quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt
Nam phải có vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam.
Đồng thời, Công ty Quản lý quỹ phải đảm bảo có đủ số lượng nhân viên có Chứng
chỉ hành nghề quản lý quỹ theo phương án kinh doanh, trong đó tối thiểu phải có 5
nhân viên được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ tại trụ sở chính,..
Về điều kiện tài chính đối với cổ đông, thành viên góp vốn, Quy chế này quy định:
Các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn thành lập Công ty quản lý quỹ chỉ được
phép sử dụng vốn của chính mình, không bao gồm các nguồn vốn ủy thác đầu tư,
vốn chiếm dụng từ các cá nhân, tổ chức khác. Đối với trường hợp cổ đông, thành
Đầu tư quốc tế gián tiếp: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam
Nhóm1 – Cao học Thương Mại K15 Trang 10
GV hướng dẫn: GS-TS.Võ Thanh Thu
viên góp vốn là tổ chức, nguồn vốn góp phải là nguồn vốn hợp pháp và được tổ
chức kiểm toán độc lập xác nhận. Các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải
cùng nhau đăng ký mua, góp vốn sở hữu ít nhất 20% vốn điều lệ của Công ty quản
lý quỹ và cam kết nắm giữ toàn bộ phần vốn góp hoặc số cổ phần đó trong thời hạn
ít nhất 3 năm sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp
chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác...
Về nhà đầu tư nước ngoài, Quy chế này quy định: công ty quản lý quỹ có trách
nhiệm đảm bảo việc đầu tư tài sản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong
hoạt động quản lý danh mục đầu tư, hoạt động quản lý quỹ thành viên có nhà đầu
tư nước ngoài tham gia, tuân thủ theo các quy định pháp luật về hạn chế tỷ lệ sở
hữu, trực tiếp hoặc gián tiếp, tại các doanh nghiệp Việt Nam.
3. QUY CHẾ VỀ NHÀ ĐÂU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC PHÉP MUA CỔ
PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆC NAM:
3.1 Quy chế về nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu của
các ngân hàng thương mại Việt Nam:
3.1.1. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực
ngân hàng:
Về tham gia cổ phần, Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ
chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam
được cổ phần hoá như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam.
Đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm
giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi ngân hàng thương mại cổ
phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi
luật pháp của Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam.
Về danh mục hạn chế đầu tư nước ngoài
được khống chế ngay tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006. Những
lĩnh vực này gọi là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Có 14 lĩnh vực trong đó có ngân
hàng, bảo hiểm, viễn thông, các dịch vụ liên quan đến tài chính, hàng hải, quảng
cáo, kinh doanh bất động sản... được quy định hạn chế đối với nhà đầu tư nước
ngoài. Những lĩnh vực này hoàn toàn phù hợp với cam kết của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) cũng như trong hiệp định song ph