Tiểu luận Đầu tư tài sản toàn cầu

Thị trường tài chính toàn cầu ngày càng năng động trong thời gian qua. Tài sản Hoa Kì đã giảm hơn một nửa trong tổng số thị trường vốn toàn cầu. Con số này đã giảm hơn 2/3 trong thập kỷ qua. Kết quả là nhà đầu tư bổ sung tài sản mang tính quốc tế vào trong danh mục để tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn và thúc đẩy việc đầu tư của họ. Cụ thể hơn, nhà đầu tư giảm rủi ro và tăng cường khả năng thu hồi vốn trong danh mục đầu tư nhờ vào việc bổ sung tài sản quốc tế vào danh mục đầu tư. Trước đây, các nhà đầu tư tài chính chưa chú ý nhiều đến đầu tư toàn cầu vì 3 lí do chính s au đây: 1.Nhà đầu tư chưa nhận thức được ích lợi . 2. Chi phí giao dịch khá cao. 3. Thông tin không đáng tin cậy. Sau thời gian dài, vấn đề về chi phí giao dịch và thông tin được cải thiện. Các nhà đầu tư đã tiến hành việc đầu tư tài sản tài chính mang tính chất quốc tế ngày càng nhiều hơn. Việc bổ sung tài sản mang tính quốc tế vào danh mục đầu tư không phải là không có rủi ro. Có nhiều rủi ro mà nhà đầu tư đối mặt là trên thị trường ngoại hối. Ví dụ như tính thanh khoản thị trường ở nơi mà Hoa Kì đầu tư không cao. Dù như vậy nhưng việc bổ sung tài sản đầu tư vào danh mục đầu tư vẫn có những “phần thưởng” tiềm năng hơn là rủi ro tiềm năng.

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đầu tư tài sản toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 Tiểu luận ĐẦU TƯ TÀI SẢN TOÀN CẦU ( Global Investments: Assets without Borders ) 1 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ PHÂN BỔ TÀI SẢN TOÀN CẦU: Thị trường tài chính toàn cầu ngày càng năng động trong thời gian qua. Tài sản Hoa Kì đã giảm hơn một nửa trong tổng số thị trường vốn toàn cầu. Con số này đã giảm hơn 2/3 trong thập kỷ qua. Kết quả là nhà đầu tư bổ sung tài sản mang tính quốc tế vào trong danh mục để tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn và thúc đẩy việc đầu tư của họ. Cụ thể hơn, nhà đầu tư giảm rủi ro và tăng cường khả năng thu hồi vốn trong danh mục đầu tư nhờ vào việc bổ sung tài sản quốc tế vào danh mục đầu tư. Trước đây, các nhà đầu tư tài chính chưa chú ý nhiều đến đầu tư toàn cầu vì 3 lí do chính sau đây: 1.Nhà đầu tư chưa nhận thức được ích lợi . 2. Chi phí giao dịch khá cao. 3. Thông tin không đáng tin cậy. Sau thời gian dài, vấn đề về chi phí giao dịch và thông tin được cải thiện. Các nhà đầu tư đã tiến hành việc đầu tư tài sản tài chính mang tính chất quốc tế ngày càng nhiều hơn. Việc bổ sung tài sản mang tính quốc tế vào danh mục đầu tư không phải là không có rủi ro. Có nhiều rủi ro mà nhà đầu tư đối mặt là trên thị trường ngoại hối. Ví dụ như tính thanh khoản thị trường ở nơi mà Hoa Kì đầu tư không cao. Dù như vậy nhưng việc bổ sung tài sản đầu tư vào danh mục đầu tư vẫn có những “phần thưởng” tiềm năng hơn là rủi ro tiềm năng. 2 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐẦU TƯ TOÀN CẦU: Tuy nhà đầu tư có thể quản lý rủi ro bằng cách tối thiểu hóa rủi ro nhất định của việc đầu tư, trừ những rủi ro hệ thống, rủi ro của thị trường, nhân tố không thể kiểm soát từ bên ngoài. Thị trường được đề cập ở đây là Hoa Kì. Khi nhà đầu tư tiến hành bổ sung tài sản mang tính quốc tế vào danh mục đầu tư, lúc này danh mục đầu tư sẽ bao gồm thêm cả thị trường Hoa Kì và thị trường nước ngoải. Vì vậy, hạn chế rủi ro thị trường là lợi ích quan trọng từ việc phân bổ tài sản toàn cầu vào danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Sở dĩ việc phân bổ tài sản mang tính quốc tế vào danh mục đầu tư hạn chế được rủi ro là vì giữa tài sản mang tính quốc tế và tài sản của Hoa Kì mang tính tương quan không hoàn hảo. Điều này đã được đề cập trong chương III, các tài sản không hoàn hảo, mối tương quan đồng thuận sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro và tăng cường sự thu hồi. Tương quan toản cầu khác nhau giữa các nước, một vài nước có mối tương quan cao với Hoa Kì, một vài nước thì không. Những nước phát triển có mối tương quan cao với Hoa Kì. Lợi ích lớn nhất từ việc bổ sung tài sản quốc tế vào danh mục đầu tư đến từ nước có mối tương quan thấp hơn Hoa Kì. Tuy nhiên, các nước kém phát triển hơn thường qui định luật chặt chẽ đối với việc rút vốn ra khỏi các nước này. Việc thu hồi tiềm năng càng cao thường đi kèm với rủi ro cao. 3. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ TOÀN CẦU: 3.1. Direct Investments: Đầu tư trực tiếp ĐTTT cho phép bạn mua tài sản thông qua một sàn giao dịch nước ngoài. Nhược điểm: - Thứ nhất là khó khăn rất lớn trong việc thu thập thông tin về ngành nghề và các công ty ở nhiều nước. 3 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 - Thứ hai, nhà đầu tư phải đối mặt với những luật lệ và hạn chế mới đặc trưng riêng của mỗi nước. Nhà đầu tư phải nghiên cứu về việc phân bổ tài sản toàn cầu và làm cách nào để đạt được một danh mục tốt nhất trên cánh đồng đầu tư bao la. - Thứ ba, phí giao dịch (hoa hồng và chênh lệch giá mua- bán) công với việc thông thương bằng ngoại tệ thường cao hơn, vì vậy làm giảm đi phần lợi nhuận thuần của NĐT. - Thứ tư, đánh giá tài sản ở nước ngoài để đầu tư thật sự là một thử thách các kỹ thuật phân tích. Sử dụng cùng một kỹ thuật phân tích không phải luôn luôn thích hợp. - Cuối cùng, việc chuyển đổi ngoại tệ cũng là một thử thách không nhỏ. 3.2. U.S Listed Foreign Investments: đầu tư vào những công ty nước ngoài được niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước. Phương pháp này có thể được tóm tắt là “đầu tư toàn cầu bằng cách đầu tư nội địa”. Thay vì mua tài sản ở nước ngoài thông qua sàn giao dịch nước ngoài, nhà đầu tư mua tài sản nước ngoài trực tiếp từ các Sàn giao dịch chứng khoán trong nước. Cổ phiếu của những công ty nước ngoài lớn thường được niêm yết và mua bán trên các sàn nội địa. Thực hiện đầu tư nước ngoài trên sàn giao dịch nội địa có nhiều thuận lợi hơn hẳn so với mua chúng trên sàn giao dịch nước ngoài: nhà đầu tư không phải giải quyết vấn đề tỷ giá và thông tin đầu tư thì luôn luôn đầy đủ. Để được niêm yết trên sàn giao dịch nước ngoài, các công ty phải tuân theo các Chuẩn mực kế toán chung đã được thông qua, hoặc là những hướng dẫn theo tiêu chuẩn GAAP. Do đó, nhà đầu tư có thể đánh giá tốt hơn và có những quyết định đầu tư tốt. 4 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 Nhược điểm lớn nhất của cách thức đầu tư này là rất nhiều những công ty nước ngoài lớn không được niêm yết trên sàn nội địa, điều này làm cho lựa chọn của nhà đầu tư bị hạn chế. 3.3. International Mutual Funds: Quỹ tương hỗ quốc tế  Quỹ hỗ tương quốc tế khá giống với quỹ hỗ tương của Mỹ: - Tập hợp từ các khoản đầu tư nhỏ lẻ của các nhà đầu tư cá nhân. - Được quản lý bởi các nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp.  Điểm khác biệt chính là quỹ hỗ tương quốc tế tập trung vào các tài sản quốc tế, thay vì là các tài sản của Mỹ. Quỹ hỗ tương quốc tế sơ khai đầu tiên đã được thành lập vào cuối thập niên 1700 ở Hà Lan, đầu tư vào các trái phiếu chính phủ Nga và Mecklenburg, trái phiếu Ngân hàng Trung ương Vienna, trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha, trái phiếu Anh quốc, và các công cụ nợ hỗn hợp của Mỹ_Đan Mạch,…  Các ưu điểm của quỹ hỗ tương quốc tế: - Quản lý chuyên nghiệp. - Tính đa dạng hóa tức thì và khả năng thanh khoản cao đối với các nhà đầu tư. - Cho phép nhà đầu tư xây dựng một danh mục đa dạng hóa với một khoản đầu tư tương đối nhỏ. - Các chứng chỉ quỹ được định danh bằng USD, do đó giảm thiểu rủi ro giao dịch tiền tệ. (Chú ý rằng bản tiếng Anh này do một tác giả người Mỹ viết, do đó tác giả có thể nói rằng “Các chứng chỉ quỹ được định danh bằng USD, do đó giảm thiểu rủi ro giao dịch tiền tệ” là hàm ý đồng USD là đồng bản tệ nên không có rủi ro giao dịch tiền tệ).  Quỹ tương hỗ quốc tế có 2 khuyết điểm chính: 5 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 - Hầu hết các quỹ đều phân khúc theo vùng địa lý toàn cầu. Do đó, lợi nhuận từ việc đánh đổi rủi ro và tỉ suất sinh lợi sẽ bị hạn chế. Có thể khắc phục vấn đề này bằng cách đầu tư vào một nhóm các quỹ hỗ tương quốc tế có phân khúc đầu tư theo vùng khác nhau. - Khuyết điểm lớn nhất là chi phí quản lý và chi phí tham gia quỹ rất cao, có khi lên đến 2% một năm. Điều này tất yếu để duy trì hoạt động cũng như công tác nghiên cứu của quỹ. 3.4. International Closed-End Funds: Quỹ đầu tư quốc tế dạng đóng Quỹ này tương tự như quỹ hỗ tương (mutual funds_quỹ mở): là một quỹ đầu tư được quản lý chuyên nghiệp. Khác biệt ở chỗ: quỹ đầu tư quốc tế dạng đóng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và số lượng chứng chỉ quỹ cố định. Ưu điểm: - Nhà quản lý quỹ không cần nắm giữ một lượng lớn tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền của nhà đầu tư, do đó có thể dùng hoàn toàn số tiền này để đầu tư. - Trong thời kỳ thị trường chứng khoán suy thoái, các nhà quản lý quỹ ít chịu áp lực giải ngân các khoản đầu tư của mình. Điều này đặc biệt quan trọng với các quỹ có thị trường mục tiêu là các nước kém phát triển và các chứng khoán thanh khoản thấp. - Giá các quỹ dạng đóng được xác định hoàn toàn bởi cầu thị trường. Do đó, các nhà đầu tư có thể giao dịch các chứng chỉ quỹ ở mức chiết khấu (discount) hoặc mức thặng dư (premium) so với giá trị thị trường của các tài sản mà họ nắm giữ ( hay giá trị tài sản ròng_NAV). Do đó, các nhà đầu tư có thể kiếm lời từ đặc điểm này. Ví dụ, thị trường chứng khoán 6 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 Đức đang bị khủng hoảng. Các chứng chỉ quỹ quốc tế dạng đóng tại thị trường này sẽ giảm theo đà giảm của các chứng khoán Đức. Khi thị trường chứng khoán phục hồi, nhưng các nhà đầu tư vẫn thận trọng với các chứng chỉ quỹ này, làm lực cầu đối với các chứng chỉ quỹ thấp hơn so với lực cầu đối với các chứng khoán mà quỹ nắm giữ. Theo thời gian, mức độ quan tâm của các nhà đầu tư tăng dần và họ bắt đầu mua chứng chỉ quỹ, làm cho mức chiết khấu giảm. Những nhà đầu tư nào tận dụng cơ hội tăng của các chứng khoán Đức bằng cách mua chứng chỉ quỹ quốc tế dạng đóng sẽ được hưởng lợi gấp đôi từ việc tăng NAV và giảm mức chiết khấu. Ngày nay, nhiều quỹ đóng quốc tế giao dịch tại mức chiết khấu cao, đôi khi lên đến 20%. Ngoài ra, không có gì ngạc nhiên khi xem xét mức chiết khấu và thặng dư trong nhiều năm. Nhược điểm: - Hầu hết các quỹ này có mục tiêu đầu tư tương đối cao, và thường tập trung vào chỉ một quốc gia hoặc một vùng cụ thể. Do đó, các quỹ này không phải là lựa chọn tối ưu để bổ sung vào các tài sản quốc tế trong danh mục đầu tư đa dạng hóa. Giải pháp là ta có thể đầu tư vào một số lượng đáng kể các chứng chỉ quỹ dạng đóng quốc tế đại diện cho các quốc gia khác nhau, nhằm đạt được vị thế phân phối tài sản toàn cầu đúng nghĩa. 3.5. Stocks of global mega-corporations: Cổ phiếu của những tập đoàn toàn cầu lớn) Đây là phương pháp mua chứng khoán của những tập đoàn toàn cầu trong nước mà không trực tiếp mua chứng khoán nước ngoài. Bởi vì khi những tập đoàn hoạt động trên toàn cầu, những tập đoàn đó sẽ bị 7 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 ảnh hưởng bởi những quốc gia nơi mà chúng hoạt động. Ví dụ, nếu một tập đoàn có một nhà máy tại nước A và sự bất ổn tại nước này làm ngưng trệ hoạt động kinh doanh, thì tập đoàn này sẽ bị ảnh hưởng thông qua sự sụt giảm lợi nhuận. Điều này lần lượt làm giảm lợi nhuận của từng thành viên đến một mức độ nào đó. Theo lý thuyết, phượng pháp này có vẻ logic. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng cổ phiếu của những tập đoàn toàn cầu Mỹ cũng thay đổi rất giống những tập đoàn chỉ hoạt động trong nước (nonglobal corporations) . Do đó, phương pháp này đóng góp rất ít trong cách thức kiếm lời từ việc đầu tư tài sản toàn cầu. 3.6. American Depository Receipts (ADRs): Biên nhận ký thác Mỹ ADRs là loại chứng khoán được phát hành bởi các ngân hàng trung ương lớn của Mỹ. Mỗi ADRs đại diện cho 1 quyền sở hữu tiền lãi của một số lượng cố định cổ phiếu của 1 cty nước ngoài. Lợi ích chính của ADR là chúng có thể được mua bán trên sàn chứng khoán Mỹ hay trên sàn OTC, tùy thuộc vào việc cty nước ngoài này có đăng ký với Ủy ban chứng khoán Mỹ - SEC hay ko. Do đó, ADR được quy định bằng USD và loại trừ được rủi ro tỉ giá. Chúng có thể được mua hay bán như là chứng khoán của Mỹ và cổ tức của chúng được thanh toán bằng USD. Do ADR đuợc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư có thể mua bán, giao dịch nhanh hơn. Không giống như việc mua trực tiếp trên các sàn giao dịch nước ngoài, A DR có thể được giao dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng như bất kỳ giao dịch thông thường của cổ phiếu Mỹ, nhà đầu tư ít gặp rắc rối hơn trong quá trình giao dịch Hiện nay ở Mỹ có hơn 1.500 ADR sẵn sàng để đầu tư. Mặc dù ADR được phát hành từ năm 1920, nhưng chúng chỉ trở nên ngày càng 8 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 phổ biến trong những năm gần đây. ADR trở nên phổ biến chủ yếu là do lãi suất cao và sự tham gia của các công ty nước ngoài – những người coi ADR như một kênh tăng vốn, tăng và đa dạng hóa thành phần cổ đông, tạo ra và đẩy mạnh việc hổ trợ cho hàng hóa và dịch vụ của họ ở thị trường Mỹ. Mặc dù ADR được giao dịch bằng USD, giá của chúng cũng bị gián tiếp ảnh hưởng bởi dao động của thị trường ngoại tệ. Nhìn chung, khi đồng USD mạnh hơn so với các đồng ngoại tệ khác thì hiệu suất đầu tư sẽ thấp nhất. Ngược lại. khi đồng USD yếu hơn so với các đồng ngoại tệ khác thì hiệu suất đầu tư sẽ cao hơn. Hơn nữa, do rất khó để dự đoán biến động tỉ giá trong tương lai, đầu tư vào ADR cũng có thể coi là nhà đầu tư đối mặt với rủi ro rất lớn do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô không lường trước được. Một bất lợi của ADR là một số tập đoàn lớn không theo tiêu chuẩn US GAAP. Điều này tạo ra nhiều thách thức khi đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư. Một bất lợi khác là không phải tất cả các tập đoàn nước ngoài đều có ADR. Vì vậy, NĐT có ít lựa chọn hơn khi sử dụng hình thức đầu tư này. Hiện nay ở Việt Nam chưa có hình thức đầu tư này Theo xu hướng tòan cầu hóa gia tăng trong thời điểm hiện tại thì có thể nói tương lại của ADR rất u ám. Tại sao? Lý do là các hình thức đầu tư khác sẽ trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn trên thi trường quốc tế. Ví dụ như số lượng cổ phiếu nước ngoài niêm yết trên thị trường CK chắc chắn sẽ tăng lên theo thời gian. Bởi vì các ngân hàng trung ương sẽ không tham gia vào hình thức này phí giao dịch sẽ giảm. Thêm vào đó, số lượng và chất lượng thông tin của các công ty nước ngoài tăng lên sẽ tạo sự dễ dàng và tin cậy cho việc đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư. 9 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 3.7. International Index Investments: Đầu tư vào chỉ số quốc tế Đây có thể được xem là hình thức đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư muốn phân bổ tài sản toàn cầu. Đầu tư vào chỉ số quốc tế giúp có được một thị trường rộng lớn và mức độ đa dạng hóa cao với chi phí cực thấp. Cách thức giao dịch của phương thức đầu tư vào chỉ số quốc tế trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ cũng tương tự như cách giao dịch cổ phiếu của các công ty niêm yết đại chúng. Tuy nhiên, Cổ phiếu đầu tư vào chỉ số quốc tế không phải là cổ phiếu của một công ty mà chúng là cổ phiếu của một danh mục đầu tư được thiết kế để theo dõi sát sao biểu hiện của chỉ số thị trường, được thiết kế để theo dõi một thị trường cụ thể và là một công cụ tốt để đạt được hiệu quả đầu tư sinh lợi đối với các thị trường và phân khúc mục tiêu. 4. RỦI RO ĐẦU TƯ TÀI SẢN TOÀN CẦU: Những khoản đầu tư quốc tế thường mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn các khoản đầu tư của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng một khoản đầu tư quốc tế điển hình cũng bao hàm rủi ro gia tăng. Dù vậy, những khoản đầu tư quốc tế vẫn lý tưởng vì nó có tương quan không hoàn hảo với các khoản đầu tư của Hoa Kỳ và do đó nó làm gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của bạn. Những khoản mục đầu tư quốc tế có khuynh hướng rủi ro hơn khoản mục đầu tư của Hoa Kỳ bởi những lý do sau: 4.1. Currency Fluctuation: Rủi ro tỷ giá Tỷ giá giữa đô la Mỹ với các đồng ngoại tệ thay đổi dựa trên cung cầu thị trường tiền tệ. Do đó, biến động tỷ giá có thể làm tăng hoặc giảm thu nhập thuần khoản đầu tư quốc tế ngay cả khi giá trị thị trường của khoản đầu tư đó không thay đổi trong suốt thời gian nắm giữ. Ví dụ: Nhà đầu tư Hoa kỳ mua 1 tài sản thương mại của Canada giá 500,000 CAD. Một năm sau, giá trị của tài sản đó vẫn giữ nguyên 10 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 500,000 CAD, và CAD lúc này đã giảm giá trị so với USD. Nếu nhà đầu tư bán tài sản này, giá trị tài sản bằng USD sẽ giảm => thu nhập giảm. 4.2. Political Risk: Rủi ro chính trị Rủi ro chính trị nói đến sự không chắc chắn về các quyết định chính trị, các chính sách, sự kiện, và các điều kiện của nước ngoài sẽ ảnh hưởng bất lợi đến giá trị khoản mục đầu tư vào quốc gia đó. Rủi ro chính trị dưới nhiều hình thức như là hợp đồng thương mại, hàng rào thuế quan, nền kinh tế bất ổn, chiến tranh, khủng bố, hoặc thiếu minh bạch thông tin tài chính … 4.3. Lack of Liquidity: Rủi ro thiếu tính thanh khoản Điều này thường thấy ở các nước kém phát triển vì quy mô thị trường nhỏ, và cung cầu thị trường thấp. trong thực tế, đôi khi trên thị trường có rất ít hoặc không có nhu cầu đầu tư vào tài sản nhà đầu tư cần bán. Do đó, nhà đầu tư buộc phải thanh lý khoản đầu tư của mình với giá thấp hơn nhiều so với giá kì vọng của nhà đầu tư, ngay cả khi nó gây thiệt đến thu nhập thuần của khoản đầu tư.. 4.4. Merging of Asset Correlations: Rủi ro kết hợp những tài sản tương quan Nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập, do đó tạo ra mối tương quan giữa các nước với nhau. Ngày nay, gần 50% vốn hóa thị trường toàn cầu và 40% doanh số toàn cầu được cho là do các công ty đa quốc gia tạo ra. Xu hướng này sẽ chỉ trở nên rõ rệt hơn khi các tập đoàn toàn cầu gia tăng cường hoạt động toàn cầu của họ, hoặc thông qua tăng trưởng hữu cơ hoặc thông qua việc mua lại công ty nước ngoài. Sự gia tăng những mối tương quan dẫn đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro từ việc đầu tư tài sản toàn cầu sẽ giảm xuống. Mối 11 Đầu Tư Tài Chính TCNH CH9 – Nhóm 06 tương quan không hoàn hảo là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận trong khi vẫn có thể giảm thiểu rủi ro. 5. SỰ PHÂN BỔ VÀO DANH MỤC ĐẦU TƯ TÀI SẢN TOÀN CẦU Sự phân chia đầu tư vào tài sản quốc tế tuỳ thuộc vào mức độ phân chia rủi ro của bạn. Các nhà đầu tư kỳ vọng vào lợi nhuận cao thì họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao, họ có thể phân bổ phần lớn vào danh mục đầu tư tài sản quốc tế có thể chiếm gần tới 50% trong danh mục đầu tư của họ. Trái lại, một số nhà đầu từ có mức độ rủi ro thấp và họ chấp nhận lợi nhuận thấp thì họ phân bổ một lượng ít hơn chiếm từ 5%-15% vào danh mục đầu tư tài sản quốc tế. Vì sự rủi ro mà danh mục đầu tư đòi hỏi phải phân tích, đánh giá thận trọng hơn. Cho dù chúng ta có thể thực hiện được những công việc đó chúng ta vẫn phải cần đến việc tư vấn một cách một cách chuyên nghiệp. 6. SỰ LỰA CHỌN ĐẦU TƯ Sự lựa chọn đầu tư phụ thuộc vào mục tiêu và tình hình tài chính của bạn. Theo sự đề xuất của quỹ Index, danh mục chỉ bao gồm giá thấp và đa dạng hoá cao cùng với tầm quan trọng của quỹ trao đổi thương mại. Vì vậy, khuyến khích bạn đánh giá và ra quyết định cho sự lựa chọn đầu tư phù hợp dựa trên quỹ Index. 12
Luận văn liên quan