Tiểu luận Dạy và học a. tình hình chung của giáo dục đại học. b. giáo dục đại học ngoài công lập

Trong thế giới hiện nay, giáo dục đại học không chỉ thể hiện sự trưởng thành của người học về mức độ tri thức, mà còn là cơ hội để người học đạt được các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân và hiệu quả kinh tế. Đứng trên bình diện cá nhân, giáo dục đại học cải tiến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân chúng ta. Hơn thế nữa, giáo dục đại học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với xã hội nói chung. Nó mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết của chúng ta đối với các mức độ phức tạp của xã hội hiện đại, và nó cho phép chúng ta đóng góp vào sự giàu mạnh của cộng đồng và dân tộc. Giáo dục đại học không phải chỉ là lợi ích tư (private benefit), mà còn là lợi ích công vô cùng quí báu (public good). Giáo dục đại học có phát huy được hết tầm quan trọng nêu trên hay không phụ thuộc rất lớn và 2 yếu tố giảng dạy và học tập. Nội dung dưới đây sẽ tập trung đánh giá và phân tích yếu tố “dạy” trong giáo dục đại học, giới thiệu tóm tắt một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO, đồng thời cũng trích dẫn 9 nguyên tắc vàng trong giảng dạy đại học do tổ chức Society for Teaching and Learning in Higher Education (STLHE) xây dựng nên.

pdf30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dạy và học a. tình hình chung của giáo dục đại học. b. giáo dục đại học ngoài công lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜ NG ĐẠI HỌ C KHXH & NV LỚP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN ĐH- CĐ- KHÓA 19 -------------- Môn: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam PGS.TS. Phạm Lan Hương ĐỀ TÀI: DẠY VÀ HỌC A. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. B. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP. 1. Phạm Thu Hương 2. Nguyễn Xuân Quỳnh 3. Phan Thị Thanh Huyền 4. Lê Thanh Huyền Thơ 5. Phạm Thị Hà An 6. Doãn Thị Thanh Thuỷ 7. Nguyễn Thị Bích Trâm 8. Lê Thị Ngọc Tú 9. Dương Văn An 10. Nguyễn Thúy An 11. Bùi Diệp Xuân Anh 12. Võ Tuấn Anh 13. Nguyễn Thị Vân Anh 14. Nguyễn Trần Kiều Vân Dạy và học 2013 2 CHƯƠ NG 1: ĐÁNH GIÁ CHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Trong thế giới hiện nay, giáo dục đại học không chỉ thể hiện sự trưởng thành của người học về mức độ tri thức, mà còn là cơ hội để người học đạt được các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân và hiệu quả kinh tế. Đứng trên bình diện cá nhân, giáo dục đại học cải tiến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân chúng ta. Hơn thế nữa, giáo dục đại học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với xã hội nói chung. Nó mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết của chúng ta đối với các mức độ phức tạp của xã hội hiện đại, và nó cho phép chúng ta đóng góp vào sự giàu mạnh của cộng đồng và dân tộc. Giáo dục đại học không phải chỉ là lợi ích tư (private benefit), mà còn là lợi ích công vô cùng quí báu (public good). Giáo dục đại học có phát huy được hết tầm quan trọng nêu trên hay không phụ thuộc rất lớn và 2 yếu tố giảng dạy và học tập. Nội dung dưới đây sẽ tập trung đánh giá và phân tích yếu tố “dạy” trong giáo dục đại học, giới thiệu tóm tắt một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO, đồng thời cũng trích dẫn 9 nguyên tắc vàng trong giảng dạy đại học do tổ chức Society for Teaching and Learning in Higher Education (STLHE) xây dựng nên. 1.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG GIÁO DỤC DẠY HỌC ĐẠI HỌC Khái niệm: a. Dạy học Dạy học có thể được định nghĩa như là tập hợp các quá trình và các thủ tục được giảng viên sử dụng để tạo ra việc học tập. Obanya (1998) xem nó như là một quá trình đem lại những thay đổi tích cực trong học viên. b. Phương pháp dạy học Prégent (1990) định nghĩa phương pháp dạy học như là một cách tổ chức riêng các hoạt động sư phạm được thực hiện phù hợp với một số quy tắc nào đó để đưa sinh viên đạt tới mục tiêu cụ thể Dạy và học 2013 3 c. Giảng dạy trong giáo dục Đại học Thế giới Trong cuộc trao đổi với Sinh viên Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quản trị (CEMD), trường ĐH Kinh tế TP. HCM đã đưa ra cảm nhận của mình về phong cách giảng dạy của những người thầy của ông tại những trường đại học lớn của thế giới và những điểm chung ở họ như sau: “Thứ nhất, họ uyên thâm về tri thức nhưng luôn khiêm tốn, giản dị. Thứ hai, trung thực, thẳng thắn, nghiêm túc và đòi hỏi rất cao trong khoa học nhưng lại rất nhẹ nhàng và dễ gần gũi. Thứ ba, họ đều rất ân cần, chu đáo, lịch sự, rất tôn trọng và gần gũi với sinh viên. Và thứ tư, họ là tấm gương mẫu mực trong khoa học, giáo dục cũng như trong đời sống để chúng tôi noi theo” Bên cạnh năng lực sư phạm của bản thân các nhà giảng dạy, phương pháp giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng đến sự thành công trong giảng dạy, một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO đã và đang được áp dụng trong các chương trình cải cách và phát triển giáo dục tại các quốc gia trên thế giới. Dưới đây là bảng tóm tắt các phương pháp: STT TÊN PHƯƠ NG PHÁP MÔ TẢ TÓM TẮT LỢI ÍCH CHO NGƯỜI HỌC A. Giúp sinh viên học tập chủ động (Active Learning) 1. Động não (Brainstorming) - Giảng viên nêu vấn đề cần giải quyết, quy định thời gian và cách làm việc - Sinh viên làm việc cá nhân, liệt kê nhanh các ý tưởng. - Tư duy sáng tạo - Giải pháp và đề xuất 2. Suy nghĩ – Từng cặp – Chia sẻ (Think – Pair – - Giảng viên nêu vấn đề cần thảo luận, quy định thời gian và cách chia sẻ. - Cấu trúc giao tiếp Dạy và học 2013 4 Share) - Sinh viên làm việc theo cặp, lắng nghe và trình bày ý kiến, bảo vệ và phản bác. - Tư duy suy xét (critical thinking) 3. Bản đồ tư duy (Concept map) - Giảng viên nêu các khái niệm trọng tâm, các vấn đề cần thảo luận, kết nối với các kiến thức cũ và mới. - Sinh viên làm việc cá nhân hoặc nhóm, nhắc lại các khái niệm và các mối liên kết giữa chúng. - Tư duy hệ thống 4. Sử dụng các công cụ học tập mã nguồn mở (Open – source community – based tools for learning) - Giảng viên chuẩn bị các chủ đề, các quy định về sử dụng moodle hoặc forum. - Sinh viên tham gia trả lời các câu hỏi hoặc đặt các câu hỏi liên quan đến bài học. - Giao tiếp điện tử, đa truyền thông 5. Sử dụng thẻ “bùn” (Muddy Card) - Giảng viên chuẩn bị các thẻ trắng phát cho Sinh viên và thu lại để đánh giá mức độ hiểu các khái niệm của Sinh viên. - Giảng viên phản ánh kiến thức đã học, viết ra những điểm cảm thấy khó hiểu nhất - Kiến thức cơ bản - Kiến thức chuyên ngành 6. Tổ chức học tập theo nhóm (Group – based learning) - Giảng viên tổ chức lớp học theo nhóm và chuẩn bị các nhiệm vụ học tập. - Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ học - Kĩ năng làm việc theo nhóm - Kĩ năng giao tiếp Dạy và học 2013 5 tập và cùng hợp tác để thực hiện. 7. Dạy học dựa trên vấn đề (Problem-based learning) - Giảng viên xây dựng “vấn đề” có liên đến nội dung dạy học. - Sinh viên được giao giải đáp “vấn đề” trên cơ sở cá nhân hoặc nhóm. - Xác định và hình thành “vấn đề” - Đề xuất các giải pháp - Trao đổi, phán xét, cần bằng trong hướng giải quyết 8. Seminar (Student seminar) - Giảng viên chuẩn bị các chủ đề seminar có liên quan đến môn học. - Sinh viên chuẩn bị và trình bày seminar trên cơ sở cá nhân hoặc nhóm. - Khảo sát được các thông tin qua tư liệu điện tử - Kĩ năng thuyết trình 9. Sử dụng các công trình nghiên cứu trong giảng dạy (Teaching with research papers) - Giảng viên chuẩn bị các bài báo/báo cáo khoa học có liên quan đến nội dung dạy học. - Sinh viên được giao thực hiện những công việc dựa trên bài báo/báo cáo khoa học trên cơ sở cá nhân hoặc nhóm. - Khảo sát được thông tin qua các tài liệu in - Kĩ năng giao tiếp bằng viết 10. Phương pháp “đóng vai” (Role-play teaching) - Giảng viên chuẩn bị “kịch bản” có nội dung liên quan đến môn học. - Một số sinh viên được phân vai để thực hiện “kịch bản”. Số sinh viên còn lại đóng vai trò khán giả và người đánh giá. - Tư duy suy xét (critical thinking) - Nhận biết về kiến thức, kĩ năng và thái độ cá nhân của bản thân Dạy và học 2013 6 11. Sử dụng phim tư liệu trong giảng dạy (Teaching with videos) - Giảng viên chuẩn bị phim tư liệu có liên quan đến môn học và hệ thống các câu hỏi. - Sinh viên xem phim sau đó trả lời các câu hỏi trên cơ sở cá nhân hoặc nhóm. - Giao tiếp đa truyền thông 12. Giảng dạy thông qua thảo luận (Teaching through discussion) - Giảng viên chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến môn học. - Giảng viên hướng dẫn sinh viên đạt đến tri thức thông qua thảo luận chung trên lớp hoặc các nhóm nhỏ. - Kĩ năng giao tiếp - Kiểm tra giả thuyết và bảo vệ chính kiến B. Giúp sinh viên học qua trải nghiệm (Experiential learning) 13. Dạy học thông qua làm đồ án (Project- based learning) - Giảng viên chuẩn bị nội dung các đồ án môn học. - Sinh viên được giao thực hiên đồ án trên cơ sở cá nhân hoặc nhóm. - Lập giả thiết - Kĩ năng thiết kế – triển khai - Kĩ năng giao tiếp bằng viết - Kĩ năng thuyết trình 14. Nghiên cứu tình huống (Case study) - Giảng viên xây dựng “case” có liên quan đến nội dung dạy học. - Sinh viên được giao giải đáp “case” trên cơ sở cá nhân hoặc nhóm. - Đề ra các giải pháp - Ước lượng và phân tích định tính Dạy và học 2013 7 15. Mô phỏng (Simulations) - Giảng viên xây dựng các mô hình mô phỏng (phần cứng, phầm mền), giải thích các quy tắc, tình huống, giám sát mô phỏng khi nó thực hiện - Sinh viên thực hiện các mô phỏng và phản ánh lại trải nghiệm qua những bài báo cáo hoặc các bài tập - Kĩ năng mô hình hóa - Kĩ năng thử nghiệm khảo sát - Giao tiêp đồ họa 16. Học tập phục vụ cộng đồng (Service learning) - Giảng viên liên hệ cộng đồng và nối kết các vấn đề cộng đồng với các lí thuyết môn học, tổ chức hoạt động - Sinh viên tự nguyện tham gia, giải quyết vấn đề của cộng đồng, áp dụng các kiến thức được học - Vai trò và trách nhiệm đối với xã hội - Nhận biết được bối cảnh các tổ chức xã hội - Ham tìm hiểu và học tập suốt đời Ngoài các phương pháp giảng dạy cải tiến, Society for Teaching and Learning in Higher Education (STLHE) xây dựng 9 nguyên tắc vàng trong giảng dạy đại học và nhận được sự tán thành của những người đạt giải thưởng giáo dục quốc gia 3M, đó là: i) Nội dung giảng dạy: Giảng viên có trách nhiệm duy trì (hay đạt được) mức năng lực hiểu biết về chủ đề môn học, không chỉ trong những lĩnh vực mà người đó quan tâm mà trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến những đối tượng hay mục tiêu của khoá học. Tính phù hợp của nội dung khoá học hàm ý rằng những gì thật sự được dạy trong khoá học này là theo đúng những mục tiêu đã được nêu ra và chuẩn bị đầy đủ cho sinh viên theo học các khoá tiếp theo. Tính tiêu biểu của nội dung khoá học hàm ý rằng, đối với các chủ đề Dạy và học 2013 8 có những quan điểm hay những cách giải thích khác nhau thì phải thừa nhận và xem xét các quan điểm có tính chất tiêu biểu. để đạt được năng lực về nội dung giảng dạy, giảng viên phải chủ động cập nhật các lĩnh vực nội dung liên quan đến những khoá học mà mình giảng dạy; nắm được nội dung của các khoá học mà sinh viên phải học trước khi theo học khoá này cũng như các khoá học sử dụng khoá học hiện tại như là yêu cầu tiên quyết; và phải cung cấp một lượng phù hợp những kiến thức tiêu biểu về các chủ đề và quan điểm quan trọng. ii) Năng lực sư phạm Bên cạnh việc hiểu biết về chủ đề môn học, giảng viên còn phải có kiến thức và kĩ năng sư phạm phù hợp, bao gồm khả năng truyền đạt mục tiêu, lựa chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả, tạo cơ hội cho sinh viên thực hành và đưa ra ý kiến phản hồi, quan tâm đến sự đa dạng trong thành phần sinh viên. Nếu việc nắm vững một kĩ năng nhất định (ví dụ, phân tích phê phán, thiết kế các thí nghiệm) là một trong số các mục tiêu của khoá học và sẽ được xem xét trong đánh giá và cho điểm sinh viên, thì giảng viên tạo đầy đủ cơ hội cho sinh viên thực hành và nhận ý kiến phản hồi về kĩ năng này trong quá trình học. Nếu các sinh viên hay nhóm sinh viên có những kiểu học khác nhau thì giảng viên phải nắm rõ được những điểm khác nhau này và nếu có thể thì thay đổi kiểu dạy của mình cho phù hợp. Để duy trì năng lực sư phạm, giảng viên phải tích cực cập nhật các phương pháp giảng dạy nhằm giúp sinh viên học các kiến thức và kĩ năng phù hợp và tạo ra các cơ hội giáo dục bình đẳng cho các nhóm sinh viên khác nhau. điều này đòi hỏi giảng viên phải đọc nhiều tài liệu giáo dục tổng quan hay chuyên ngành, tham dự hội thảo, hội nghị và thử nghiệm các phương pháp giảng dạy khác nhau trong một khoá học nhất định hay với một nhóm sinh viên nhất định. iii) Xử lí các chủ đề nhạy cảm Giảng viên ngay từ đầu thừa nhận một chủ đề nào đó là nhạy cảm và giải thích tại sao cần phải đưa nó vào chương trình học. Ngoài ra, giảng viên nêu rõ cách nhìn nhận của mình về vấn đề và so sánh quan điểm đó với những cách tiếp cận hay cách lí giải khác, từ đó giúp sinh viên hiểu tính phức tạp của vấn đề và những khó khăn trong việc đạt tới một kết luận “khách quan” duy nhất. để tạo một môi trường cởi mở và an toàn cho thảo luận trong lớp, giảng viên mời tất cả sinh viên nêu quan điểm của mình về Dạy và học 2013 9 vấn đề này, nêu ra các quy định nền tảng để thảo luận, tôn trọng sinh viên thậm chí cả khi cần phải bày tỏ ý kiến bất đồng và khuyến khích các sinh viên tôn trọng nhau. Một ví dụ về chủ đề nhạy cảm là trường hợp một bộ phim có chiếu các cảnh lạm dụng trẻ em trong một lớp tâm lí học phát triển mà không báo trước. Nếu một bộ phim như vậy có giá trị sư phạm, thì sự bực bội và khó chịu của sinh viên có thể được giảm đến mức tối thiểu nếu giảng viên nói trước với sinh viên về nội dung của bộ phim, giải thích tại sao bộ phim được đưa vào chương trình học, và tạo cơ hội cho sinh viên trao đổi cảm nghĩ của mình về bộ phim đó. iv) Tất cả vì sự phát triển của sinh viên Trách nhiệm bao trùm của giảng viên là góp phần vào sự phát triển trí tuệ của sinh viên, ít nhất là trong lĩnh vực chuyên môn của mình, và tránh những việc như lợi dụng và phân biệt đối xử làm ảnh hưởng đến sự phát triển của người học. Trách nhiệm cơ bản nhất của giảng viên là thiết kế việc giảng dạy làm sao để thúc đẩy việc học, khuyến khích khả năng tự quyết và tư duy độc lập ở sinh viên, đối xử với sinh viên bằng sự tôn trọng và đề cao phẩm giá, tránh các hành động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh viên. Việc thiếu trách nhiệm đối với sự phát triển của sinh viên thể hiện trong trường hợp giảng viên lên lớp mà không chuẩn bị đầy đủ, không thiết kế được cách giảng dạy hiệu quả, buộc sinh viên phải chấp nhận một giá trị hay một quan điểm nào đó, hoặc không thảo luận về các cách diễn giải lí thuyết khác nhau. Ví dụ, điều này có thể xảy ra khi một sinh viên kém yêu cầu viết thư giới thiệu để theo học ở cấp cao hơn, hay khi một sinh viên có khiếm khuyết về khả năng học tập đề nghị xin được giúp đỡ mà việc này lại đòi hỏi phải điều chỉnh những tiêu chuẩn cho điểm hay điều kiện tốt nghiệp thông thường. Giảng viên lúc đó phải cân nhắc tất cả những trách nhiệm mâu thuẫn nhau, có thể tham khảo ý kiến các cá nhân khác để đưa ra một quyết định hợp lí. v) Xử lí mối quan hệ với sinh viên Dạy và học 2013 10 Giảm tối đa xung đột lợi ích, giảng viên tránh có những mối quan hệ kép (dual- role relationships) với sinh viên vốn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh viên hoặc dẫn tới việc giảng viên thật sự thiên vị hay bị cho là thiên vị sinh viên. Trách nhiệm của giảng viên là giữ những mối quan hệ của mình với sinh viên tập trung vào các mục đích sư phạm và yêu cầu về mặt học thuật. Các mối quan hệ kép có thể gây rắc rối khác bao gồm: chấp nhận vai trò giảng dạy (hay chấm điểm) cho một người trong gia đình gần gũi, bạn thân, khách hàng, bệnh nhân, hay đối tác trong công việc; thân mật thái quá đối với sinh viên hay nhóm sinh viên bên ngoài lớp học; cho sinh viên mượn tiền hay vay tiền từ sinh viên; tặng quà hay nhận quà; yêu cầu sinh viên tham gia vào một phong trào chính trị mà giảng viên này ủng hộ. Ngay cả khi giảng viên tin rằng mình giữ được sự công tâm trong những tình huống như trên, việc các sinh viên khác cho rằng có sự thiên vị cũng đã tai hại về mặt giáo dục. Nếu giảng viên thật sự có mối quan hệ kép với sinh viên, ngay cả khi đã cố gắng không để điều đó xảy ra, thì giảng viên đó phải có trách nhiệm thông báo với người giám sát càng sớm càng tốt để sắp xếp người khác hướng dẫn hoặc đánh giá kết quả học tập cho sinh viên này. vi) Bảo mật Điểm số, phiếu điểm danh và các trao đổi cá nhân được xem là những thông tin mật, và chỉ được công bố nếu có sự đồng ý của sinh viên, hoặc vì những mục đích học thuật chính đáng, hay nếu có các cơ sở hợp lí để tin rằng việc công khai những thông tin đó sẽ có ích cho sinh viên hay sẽ ngăn được mối nguy hại đối với người khác. Nguyên tắc này nghĩa là sinh viên có quyền hưởng mức độ bảo mật trong mối quan hệ với giảng viên ngang với mức bảo mật trong quan hệ luật sư - khách hàng hay bác sĩ - bệnh nhân. Vi phạm nguyên tắc bảo mật trong quan hệ giảng viên - sinh viên có thể làm sinh viên mất lòng tin ở giảng viên và giảm động lực học tập. Bất kỳ quy định hay chích sách nào được áp dụng liên quan đến việc bảo mật các thông tin của sinh viên đều phải được công bố đầy đủ cho sinh viên từ đầu học kỳ. vii) Tôn trọng đồng nghiệp Dạy và học 2013 11 Trong những tương tác giữa đồng nghiệp với nhau liên quan đến việc giảng dạy, mối quan tâm bao trùm là sự phát triển của sinh viên. Nếu có thể thì những bất đồng giữa đồng nghiệp với nhau liên quan đến việc giảng dạy nên được giải quyết riêng và không để ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh viên. Nếu giảng viên nghi ngờ đồng nghiệp của mình không đủ năng lực hay vi phạm đạo đức giảng dạy thì người này có trách nhiệm tìm hiểu vấn đề này một cách thấu đáo và tham khảo ý kiến riêng với đồng nghiệp đó trước khi có bất cứ hành động nào khác. Cần tránh biểu hiện cụ thể của việc không tôn trọng đồng nghiệp là khi trong lớp học, giảng viên đưa ra những nhận xét không có lí do xác đáng nhằm hạ thấp năng lực của một giảng viên khác. viii) Đánh giá sinh viên Cách thức đánh giá và các tiêu chuẩn cho điểm phải được thông tin rõ ràng đến sinh viên khi bắt đầu khoá học, và không được làm khác đi so với những điều đã thông báo, trừ những trường hợp đặc biệt. Những bài thi, bài luận, và bài tập của sinh viên được cho điểm cẩn thận và công bằng thông qua một hệ thống chấm điểm hợp lí mà sinh viên có thể hiểu được. Bằng những phương tiện phù hợp với quy mô lớp học, giảng viên cung cấp cho sinh viên nhận xét chính xác và kịp thời về việc học của sinh viên một cách thường xuyên trong suốt khóa học, kèm theo giải thích về cách cho điểm và những gợi ý mang tính xây dựng về việc làm thế nào để sinh viên có thể học tốt hơn. Tương tự, giảng viên cần giữ sự công tâm và khách quan khi viết thư giới thiệu sinh viên. ix) Tôn trọng nhà trường Vì những lợi ích đối với sự phát triển của sinh viên, giảng viên đại học ý thức và tôn trọng các mục tiêu, chính sách và tiêu chuẩn giáo dục của cơ sở nơi mình giảng dạy. Giảng viên chia sẻ trách nhiệm tập thể, cùng làm việc vì lợi ích của nhà trường nói chung, đề cao những mục tiêu và tiêu chuẩn giáo dục của trường, tuân thủ những chính sách và quy định liên quan đến việc giáo dục sinh viên. Dạy và học 2013 12 Không thực hiện nguyên tắc tôn trọng nhà trường thực hiện ở việc tham gia quá mức vào các công việc bên ngoài trường đại học mà gây xung đột với những trách nhiệm giảng dạy đại học; và không nhận thức được hoặc không tuân thủ những quy định của nhà trường về việc cung cấp đề cương khoá học, về sắp xếp lịch thi, hay về các hành vi học thuật sai trái. Những nguyên tắc này là một tập hợp những nguyên tắc đạo đức căn bản xác định trách nhiệm nghề nghiệp của các giáo sư đại học trong vai trò giảng viên, được xây dựng dưới dạng những hướng dẫn chung, những tiêu chuẩn lý tưởng, hay những kỳ vọng. Chúng cần phải được xét đến trong khi thiết kế và phân tích công việc giảng dạy, cùng với những điều kiện và hoàn cảnh liên quan khác; những nguyên tắc này không phủ nhận quyền tự do học thuật, mà thay vào đó, nó mô tả những cách khác nhau để thực hành quyền tự do học thuật một cách có trách nhiệm. d. Giảng dạy trong giáo dục đại học Việt Nam Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định việc đầu tư cho giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức giữ một vị trí rất quan trọng. Đây chính là yếu tố then chốt, mang tính quyết định đưa đất nước đi lên như cha ông ta đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước suy’’. Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam hiện
Luận văn liên quan