Tiểu luận Địa lý kinh tế Việt Nam

Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh,được sắp xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Lâm Đồng. Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Kon Tum có biên giới phía tây giáp với Lào và Campuchia. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak cao khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi nh ững dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam). Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt đ ộ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.

pdf27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Địa lý kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ 1 Tiểu luận Địa lý kinh tế Việt Nam Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ 2 Mục Lục Danh Sách Nhóm ............................................................................... Error! Bookmark not defined. Mục Lục ......................................................................................................................................... 1 Lời cảm ơn ..................................................................................................................................... 3 Nhận xét của Giảng viên ............................................................................................................... 4 Lời mở đầu ..................................................................................................................................... 5 Phần I: Thực trạng ................................................................................................................... 6  Nông nghiệp:........................................................................................................ 6  Công nghiệp: ........................................................................................................ 8  Dịch vụ: ............................................................................................................. 13 Phần II: Biện pháp ................................................................................................................... 16  Biện pháp tạm thời .................................................................................................... 16  Nông nghiệp:...................................................................................................... 16  Dịch vụ: ............................................................................................................. 17  Biện pháp chiến lược: ................................................................................................ 18 A – Phát triển bền vững là yêu cầu sống còn đối với Tây Nguyên. ................................... 18 B – Đất, Rừng và vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên. .............................................................. 20 C – Một tầng lớp trí thức mới cho Tây Nguyên. ............................................................... 22 D – Tổ chức nghiên cứu Tây Nguyên. .............................................................................. 24 Kết luận ........................................................................................................................................ 26 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................................... 27 Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ 3 Lời cảm ơn  Đại diện Nhóm Hạt Đậu Nhỏ, mình trưởng nhóm đầu tiên xin cảm ơn tất cả các thành viên trong nhóm đã cùng hợp tác để hoàn thành Tiểu luận môn Địa lý Kinh tế Việt Nam này.  Kế tiếp là cảm ơn Giảng viên. ThầyNguyễn Anh Tuấnđã một phần khách quan đem đến chủ đề này cho Nhóm thực hiện và những chỉ dẫn của thầy trên giảng đường.  Cuối cùng là xin cảm ơn nhà trường về mặt cơ sở vật chất và nhiều thứ liên quan khác. Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ 4 Nhận xét của Giảng viên ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ 5 Lời mở đầu Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh,được sắp xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Lâm Đồng. Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Kon Tum có biên giới phía tây giáp với Lào và Campuchia. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak cao khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viên cao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam). Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam. Với đặc điểm đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn. Với tài nguyên, và vị trí địa lý đặc thù như trên thì hiện nay thực trạng Tây Nguyên ra sao thì nhóm chúng em xin được dựa theo Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam và một số tài liệu liên quan để có thể trình bày khu vực này. Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ 6 Phần I: Thực trạng  Nông nghiệp: Tây Nguyên – một vùng đất đỏ ba – zan màu mỡ, thiên nhiên có nhiều ưu đãi rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh lớn. Và thực tế, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên luôn đóng vai trò chủ đạo của toàn ngành kinh tế, chiếm tới hơn 53,97% tỷ trọng toàn ngành kinh tế, thu hút với gần 80% số dân.Chỉ tính riêng năm 2007, mặc dù thời tiết diễn biến bất thường nhưng cả 3 vụ đều vượt kế hoạch với tổng diện tích gieo trồng cây ngắn ngày đạt 760.000ha, sản lượng lương thực đạt 1,9 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 383kg/năm. Tổng giá trị sản phẩm – GDP của khu vực này (tính theo giá hiện hành) đạt tới 22.885.577 triệu đồng (trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ đạt 8.160.902 triệu đồng, khu vực dịch vụ đạt 11.359.264 triệu đồng).Tốc độ tăng GDP là 11,05%, đóng góp tới 6,28% cho tốc độ tăng GDP của toàn xã hội. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,05 triệu đồng. Một số tỉnh trên địa bàn đã phát triển được nền nông nghiệp theo hướng chuyên canh lớn và từng bước hình thành được cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá ổn định theo hướng phát triển bền vững. Đến nay, diện tích trồng lúa trên toàn vùng luôn ổn định ở mức 205.208ha; ngô 107.564ha; sắn 106.909ha; mía 21.588ha; các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, tiêu 746.873ha. Ngoài ra hiện nay cây ca cao cũng dần dần chiếm được lòng tin của người dân Tây Nguyên, cho sản lượng cao. Tại Đắk Lắk đã hình thành những cánh đồng chuyên canh lúa nước hai vụ; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 868 nghìn tấn (thóc 317 nghìn tấn, ngô 550 nghìn tấn). Đắk Lắk trở thành địa phương có diện tích và sản lượng ngô dẫn đầu Tây Nguyên. Tỉnh Gia Lai, chỉ tính riêng vụ đông xuân này, tổng diện tích gieo trồng đạt trên 22.500ha, tăng gần hai lần so với vụ trước, năng suất bình quân đạt từ 6,5 - 7 tấn/ha. Tỉnh cũng đã hình thành ba vùng trọng điểm lúa nước ở các huyện Ayunpa, Phú Thiện và Ia Pa, với diện tích hơn 11.000ha. Trên những cánh đồng ở các vùng chuyên canh này bước đầu đã được cơ giới hóa trong sản xuất. Tỉnh mới thành lập Đắk Nông, vừa lo củng cố xây dựng hệ thống chính trị và cơ sở hạ tầng, vừa tập trung chỉ đạo quyết liệt phát triển nền nông nghiệp để bảo đảm đời sống cho nhân dân, đến năm 2007 tỉnh đã hình thành được vùng chuyên canh cà phê 70.000ha, sản lượng 122.000 tấn cà phê nhân; vùng trồng lúa 11.000ha, sản lượng 54.000 tấn; vùng trồng ngô 30.000ha, sản lượng 165.000 tấn… bình quân lương thực đầu người đạt 502kg, thu nhập bình quân xấp xỉ 10 triệu đồng/năm, tăng trưởng kinh tế hằng năm ở mức 15%, hộ nghèo chỉ còn 14% (toàn vùng là 18,9%)… Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ 7 Riêng đối với Kon Tum thì công cuộc đổi mới trong thời gian qua đã đem những kết quả trên nhiều mặt: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và sự tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì được tốc độ cao; một số loại cây trồng, vật nuôi được phát triển phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của từng vùng và có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Tỉnh đã đưa vào thử nghiệm một số loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt, làm đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp; thực hiện có kết quả các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khai hoang mở rộng diện tích canh tác. Diện tích lúa nước hai vụ cuối năm 2006 tăng gần 2 lần so với năm 2001. Chương trình trồng mới 5 triệu hec ta rừng nguyên liệu giấy, giao khoán quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm đã góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh lên đạt 65,4% (năm 2006). Nông, lâm sản của tỉnh Kon Tum cũng khá đa dạng, sản lượng tương đối lớn. Tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2010, diện tích cà phê đạt 20.000 ha (cà phê chè là 6.000 ha, cà phê vối là 14.000 ha), sản lượng khoảng 30.000 tấn. Cây cao su cũng là thế mạnh của tỉnh, phấn đấu đến năm 2010 đạt 35.000 ha, năng suất mủ khô đạt 15 tạ/ha (năm 2006 đạt 23.000 ha, năng suất mủ 9,8 tạ/ha). Ngoài ra, hoa màu (ngô, sắn,...) có sản lượng lớn, đáp ứng đủ công suất các nhà máy chế biến hiện có trên địa bàn. Song, do bất cập trong công tác quy hoạch, trong đầu tư hạ tầng và những hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật nên sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên hiện nay thiếu tính bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Khó khăn về khách quan là do thời tiết khắc nghiệt. Chỉ tính tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2007, hạn hán làm thiệt hại gần 12 nghìn héc-ta cây trồng vụ đông xuân, tiếp đến lũ lụt làm thiệt hại 20.295ha cây trồng vụ mùa, đã làm cho nông nghiệp ở Tây Nguyên trong năm qua tăng trưởng không cao so với các lĩnh vực khác.Một trong các nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp là hệ thống thủy lợi (hiện mới đáp ứng được nước tưới cho hơn 57% diện tích cây trồng) Mặc khác, do thiếu quy hoạch nên dẫn tới cơ cấu cây trồng không hợp lý, người dân luôn có tâm lý chạy theo giá cả nông sản để quyết định trồng cây gì, vì vậy cơ cấu cây trồng luôn bị đảo lộn, khi cà phê được giá thì người dân đua nhau mở rộng diện tích, chặt bỏ các cây trồng khác, cái vòng luẩn quẩn “trồng - chặt ” cứ liên tục xảy ra. Hiện tại do giá hồ tiêu đang ở mức cao, nên cây hồ tiêu được xem là cây trồng có giá trị kinh tế, người dân lại đổ xô vào mở rộng diện tích trồng cây này. Tây Nguyên hiện có hơn 13 nghìn héc-ta hồ tiêu với sản lượng hằng năm hơn 25 nghìn tấn. Theo Tiến sĩ Lê Ngọc Báu, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên, thì sản xuất hồ tiêu ở Tây Nguyên còn bất ổn ở chỗ, đa số người dân không am hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc, nên trong năm 2007 có tới hàng trăm héc-ta tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt, thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đồng, hàng trăm hộ nông dân rơi vào cảnh lao đao. Mặt khác, do có tới Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ 8 80% diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên trồng bằng trụ gỗ khô, đây chính là nguyên nhân làm cho tình trạng chặt phá rừng ở Tây Nguyên thêm nóng bỏng.Cây cao su ở Tây Nguyên hiện được xem là cây làm giàu, nhưng khoảng 10 năm trước đây cây trồng này cũng đã bị ruồng rẫy do giá mủ xuống quá thấp.Còn đối với Kon Tum: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh 967.656 hecta, nhưng có tới hơn 1/4 diện tích đã bị thoái hoá, cần được cải tạo. Đất có độ dốc từ 150 đến trên 250 là 523.076 ha, chiếm 54,06%; diện tích đất nông nghiệp và khả năng nông nghiệp chỉ chiếm 16,44% diện tích tự nhiên, địa hình bị chia cắt, độ dốc tương đối lớn, dễ bị xói mòn, rửa trôi, mất đất, sa mạc hoá nếu kỹ thuật canh tác không hợp lý. Nguy cơ thiếu nước đang đe doạ nhiều vùng trong tỉnh, bình quân lượng nước trên đầu người ở tỉnh Kon Tum thấp hơn so với cả nước. Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thiếu vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Công tác quy hoạch và chỉ đạo thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên đất, nước, khí hậu. Sản lượng cà phê tương đối lớn (chủ yếu cà phê vối), nhưng chất lượng cà phê nhân không cao, do khi thu hoạch không được phân loại, khả năng chế biến còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp của nhân dân vùng sâu, vùng xa còn phổ biến là quảng canh và du canh. Công nghệ chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch còn lạc hậu, chất lượng nông sản thấp.Việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá về các giống cây trồng, vật nuôi bản địa chưa được tiến hành một cách đầy đủ, để từ đó có hướng lưu giữ và phát triển. Tình trạng bóc lột tài nguyên đất và trong lòng đất, rừng và động, thực vật rừng đã và đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý hiếm không thể tái tạo được. Ngoài ra, những tháng đầu năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm xảy ra liên tiếp (bệnh tai xanh ở lợn, bệnh lỡ mồm long móng ở trâu bò, bệnh cúm gia cầm…) làm chết và tiêu hủy rất nhiều gia súc gia cầm, gây thiệt hại về kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi.  Công nghiệp: Lợi thế vùng nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến Với lợi thế về nguồn tài nguyên đất để phát triển vùng nguyên liệu như: Cà phê, hồ tiêu, cao su, mía, mì, bắp… là điều kiện cần thiết để thúc đẩy, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông- lâm sản phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến ở Gia Lai phát triển mạnh, sớm hình thành nhiều vùng cung cấp nguyên liệu nông sản lớn, tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp tập trung, người dân có thu nhập cao và ổn định; hình thành các nhà máy chế biến có công suất lớn như nhà máy chế biến cao su, cà phê, hồ tiêu, gỗ tinh chế, tinh bột mì, đường. Đến năm 2010, ngành công nghiệp chế biến đạt tổng giá trị là 2.815,5 tỷ đồng và chiếm đến 57,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ 9 chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy. Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp. Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép. Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn. Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm. Với nguồn đá granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu. Đắk Lắk: Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp (trên 66%) và là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, cơ bản đáp ứng được yêu cầu chế biển sản phẩm nông, lâm nghiệp nhất là các loại nông sản xuất khẩu. Hiện tại, Đắk Lắk định hướng ưu tiên đầu tư và phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là trồng và khai thác các loại nông sản, cây công nghiệp; chế biến và xuất khẩu nông sản như mì, bắp… sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao… vì vậy nguồn thu từ ngành kinh tế nói trên mang lại cho tỉnh Đắk Lắk nguồn ngân sách rất lớn. Các ngành kinh tế như điện lực, xây dựng và ngành nghề khác như: y tế, giáo dục… cũng đã góp phần phát triển một cách toàn diện hoạt động kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, Đắk Lắk có vị trí giao thông thuận lợi nằm ở trung tâm Tây Nguyên, có hệ thống các quốc lộ nối liền với các tỉnh Tây Nguyên khác và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên ở vùng duyên hải Miền Trung; có sân bay Buôn Ma Thuột đi trực tiếp đến thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Đến nay, công nghiệp đã hình thành được một hệ thống khá đồng bộ gồm các ngành sản xuất và phân phối điện nước, khai thác mỏ, và đặc biệt là công nghiệp chế biến. Nhiều cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và tương đối hiện đại được xây dựng và đưa vào sản xuất như chế biến cà phê, đường mía, tinh chế gỗ, cán bông, sản xuất vật liệu xây dựng… Lâm Đồng: có nhiều tiềm năng về nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến. Nguồn nguyên liệu nông, lâm, khoáng sản phong phú về chủng loại, có thể tổ chức sản xuất thành những vùng chu
Luận văn liên quan