Tiểu luận Địa lý tự nhiên biển đông - Tài nguyên biển đông

Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Khác biệt về điều kiện tự nhiên từ Bắc đến Nam như sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, mức độ trao đổi môi trường với các vùng xung quanh, hình thái thềm lục địa đã tạo nên những nét đặc trưng của các hệ sinh thái giữa các vùng biển ở Việt Nam. Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển. Nguồn tài nguyên sinh vật biển quan trọng đã mang đến những ưu thế cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh. Trữ lượng hải sản đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, cơ cấu hải sản rất phong phú, có giá trị kinh tế cao có thể khai thác được hàng năm. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines.

pdf16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6755 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Địa lý tự nhiên biển đông - Tài nguyên biển đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÀI TIỂU LUẬN: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN BIỂN ĐÔNG Chủ đề: Tài nguyên Biển Đông 2 PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN VẤN ĐỀ: Biển Đông là một vùng biển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam nói riêng và các nước giáp Biển Đông nói chung. Biển Đông đối với những tài nguyên dồi dào đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của các quốc gia, do đó việc nghiên cứu tài nguyên biển là rất cần thiết. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Việc nghiên cứu tài nguyên trên Biển Đông đã được tiến hành từ rất lâu, nhiều tác giả đã nghiên cứu. Nhóm thực hiện chỉ đưa ra những nội dung cơ bản nhất với tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng: Bài tiểu luận nghiên cứu những loại tài nguyên chính trên Biển Đông. Nhiệm vụ: Khái quát một số loại tài nguyên chính, hiện trạng, vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận bước đầu tìm hiểu những loại tài nguyên chính của Biển Đông tiềm năng, hiện trạng và liên hệ với Việt Nam. 1.4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Bài tiểu luận sử dụng tài liệu bao gồm: cuốn “Địa lý nhiên Biển Đông” của tác giả Nguyễn Văn Âu, các báo cáo khoa học, mạng Internet… - Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp… 1.5. CẤU TRÚC BÀI TIỂU LUẬN: 3 Cấu trúc bài tiểu luận gồm ba phần: - Phần mở đầu - Phần nội dung - Phần kết luận II. PHẦN NỘI DUNG 2.1 TÀI NGUYÊN SINH VẬT: Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Khác biệt về điều kiện tự nhiên từ Bắc đến Nam như sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, mức độ trao đổi môi trường với các vùng xung quanh, hình thái thềm lục địa… đã tạo nên những nét đặc trưng của các hệ sinh thái giữa các vùng biển ở Việt Nam. Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển. Nguồn tài nguyên sinh vật biển quan trọng đã mang đến những ưu thế cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh. Trữ lượng hải sản đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, cơ cấu hải sản rất phong phú, có giá trị kinh tế cao có thể khai thác được hàng năm. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines. 4 Biển Việt Nam với dải bờ chạy dài trên 3260 km, diện tích trên 1 triệu km2, hàng năm đem lại nguồn lợi trên 2 triệu tấn trong số hơn 90 triệu tấn hải sản của thế giới, đồng thời cũng là hệ sinh thái rất đặc thù và được đánh giá là một trong 16 trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới. Đây là một điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển và ven biển trong hơn 50 năm qua. Hiện nay, trong xu thế cả thế giới đang vươn mạnh ra biển để khai thác tiềm năng sẵn có của đại dương, việc điều tra nghiên cứu môi trường và tài nguyên sinh vật biển Đông ngày càng khẳng định những ý nghĩa quan trọng với đất nước trong giai đoạn mới. Các nghiên cứu đã chứng minh nguồn lợi hải sản Việt Nam phong phú đa dạng bao gồm khoảng trên 2.000 loài cá, gần 6.000 loài động vật đáy, 653 loài tảo, 5 loài rùa, 12 loài rắn biển... Trong đó, có một số nhóm sinh vật biển có giá trị kinh tế quan trọng như cá, tôm, mực… đã được xác định khu vực phân bố, trữ lượng và khả năng khai thác. Trữ lượng cá đáy và cá nổi khoảng 3,0-3,5 triệu tấn (chưa kể cá nổi di cư xa, cá sống ở ven các đảo...), với khả năng khai thác (exploitation potential) khoảng 1,5 – 1,7 triệu tấn. Bên cạnh đó, nghiên cứu đa dạng hóa về sản phẩm biển đang là hướng đi rất tích cực, nhằm giảm bớt áp lực lên các đối tượng khai thác truyền thống. Các loài thân mềm (ngao, nghêu, tu hài, hàu, vẹm, ốc hương…) đang được coi là đối tượng khai thác, nuôi trồng chỉ đứng sau cá. Đặc biệt trong một số năm gần đây, các nhà khoa học Viện KHCN VN đã tìm được nhiều chất có giá trị dược liệu quý từ các loài hải miên, da gai, san hô, sứa biển… Đây là hướng đi rất tích cực trong nghiên cứu, sử dụng hợp lý nguồn lợi sinh vật biển. Ngoài ra, việc thường xuyên nghiên cứu, biên tập Sách Đỏ Việt Nam cũng góp phần đáng kể vào việc bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển 5 2.2 TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 2.2.1 Tài nguyên khoáng sản dầu mỏ và khí đốt Biển Đông nằm trên 2 khu vực vành đai sinh khoáng lớn: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải là nơi hội tụ của những mỏ khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ. Nguồn gốc của sự phát sinh dầu mỏ là từ những xác chết của các sinh vật ở đáy biển,đặc biệt từ các thực vật bị chôn dưới đất. Các mỏ dầu khí Tập trung chủ yếu trong khu vực phía Nam biển Đông hơn vùng phía Bắc như ở các vùng duyên hải Hoa Nam,trong vịnh Bắc Việt, ngoài khơi Việt Nam,duyên hải Mã Lai-Brunei- Palawan,vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Biển Đông được coi là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mêkông, sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới. Ba mỏ dầu khí được thăm dò và có trữ lượng lớn là: Bạch Hổ ( 175-300 triệu thùng ), Đại Hùng ( 300-600 triệu thùng ), Rồng ( 100-150 triệu thùng ). Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia. Nước ta có thềm lục địa rộng lớn rộng khoảng 1 triệu km2 là nơi có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng để khai thác. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn 6 nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung Việt Nam. Các mỏ dầu và khí đốt tập trung trong các miền võng,với các bể trầm tích như: bể trầm tích sông Hồng, Hoàng Sa, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lay-Thổ Chu, Phù Khánh và Trường SaHiện trạng khai thái dầu khí ở Việt Nam Lợi thế của một quốc gia biển và một vùng thềm lục địa rộng lớn tiếp nối với hai đồng bằng ven biển (châu thổ sông Hồng và Cửu Long) rộng lớn, đã tạo ra cho Việt Nam những triển vọng và tiềm năng đa dạng về khoáng sản biển, đặc biệt là dầu khí ở thềm lục địa. Việc khai thác dầu khí vừa qua đã đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân với GDP xuất khẩu đứng đầu trong nhiều năm, nên luôn được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn. Dầu khí đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau năm 1984, ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc... Dầu khí được tập trung ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay, Thổ Chu, Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Trường Sa. Khoáng sản dầu khí đang được thăm dò với cường độ cao. Trữ lượng dầu đã được phát hiện vào khoảng 1.7 tỷ tấn và khí đốt vào khoảng 835 tỷ m3. Trữ lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và trữ lượng khí vào khoảng 4,000 tỷ m3. Sản lượng khai thác dầu thô ở Việt Nam hằng năm tăng 30%. Năm 1994, sản lượng khai thác đạt 7 triệu tấn và giá trị xuất khẩu khoảng 1 tỉ USD, năm 2001 sản lượng khai thác 17,01 triệu tấn đạt giá trị xuất khẩu 3,139 tỉ USD. Hiện nay, ngành dầu khí nước ta đang khai thác chủ yếu tại các mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rubi, Rạng Đông, Bunga Kekwa. Ngành dầu khí Việt Nam 7 đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động.Có nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam như tổng công ty dầu khí Việt Nam . Hoạt động kinh doanh dầu khí cũng từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa: hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và dịch vụ kĩ thuật như các dịch vụ căn cứ, tàu thuyền, sữa chữa thiết bị dầu khí, gia công chế tạo, xây lắp các đường ống dẫn dầu, bảo hiểm dầu khí, cung cấp lao động và dịch vụ sinh hoạt. Tuy nhiên hoạt động thăm dò, khai thác ở vùng biển nước sâu gặp rất nhiều khó khăn, kể cả khách quan và chủ quan. Trở ngại lớn nhất là về thiên nhiên như sóng to, gió lớn, nhất là hiện nay thời tiết có những diễn biến khó lường. Hơn nữa, hoạt động ở vùng nước sâu đòi hỏi phải có những máy móc thiết bị hiện đại, đủ khả năng đáp ứng với công việc tương ứng.. 2.2.2 Khoáng sản kim loại và phi kim loại Biển Đông nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, tập trung các sa khoáng biển kim loại hiếm, chủ yếu là thiếc,titan, ziricon, vonfaram, brom, sắt, đồng….Một số khoáng sản hòa tan khác với nồng độ thấp hơn : bạc , Uran , và Iot. Hiện nay biển Đông còn có nhiều kim loại nằm ngay trên đáy biển dưới dạng hạt đa kim. Thành phần chủ yếu là magan và sắt. Ngoài ra còn có niken, coban, nguyên tố phóng xạ uran, radi và các nguyên tố khác. - Muối : Biển Đông là biển nằm trong khu vực gần xích đạo nên có giờ nắng nhiều cán câu bức xạ mặt trời lớn thuận lợi cho sản xuất muối. Độ muối trên Biển Đông khá cao nên có thể nói rằng tài nguyên muối trên Biển Đông là rất lớn. Hàng năm các nước trong khu vực Biển Đông đều nhận được một nguồn lợi lớn từ muối biển không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu, Trung Quốc là một điển hình. 8 Ở Việt Nam, có khả năng khai thác 900 nghìn tấn muối/năm (tập trung ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận).Sản lượng muối tháng 1/2012 đạt khoảng 23.931 tấn. Theo thông tin từ Bộ NN và PTNT, lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất tính tới thời điểm 20/01 khoảng gần 93 nghìn tấn, bằng 42% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, miền Bắc tồn hơn 15 nghìn tấn, Miền Trung tồn hơn 38 nghìn tấn, ĐBSCL tồn hơn 39 nghìn tấn. Tháng đầu năm 2012, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.602 ha, trong đó diện tích muối thủ công đạt 11.638 ha; diện tích muối công nghiệp đạt 2.964 ha. Sản lượng muối tính đến 20/1 đạt khoảng 23.931 tấn (tăng 334% so với cùng kỳ năm 2011). Trong đó, muối sản xuất thủ công đạt 12.250 tấn, muối sản xuất công nghiệp đạt 11.681 tấn. Nước ta với 3260 km bờ biển, tiềm năng về muối là vô cùng lớn nhưng nước ta lại đang phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn muối mỗi năm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, nguyên nhân gây ra nghịch lý trên là bởi ngành muối trong nước thiếu quy hoạch, đầu tư một cách bài bản. Sản xuất muối cho đến nay vẫn dựa vào thủ công, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại, thiếu sản xuất tập trung…Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng cung muối trong năm 2012 sẽ vượt cầu. Vì vậy, trước mắt Bộ Công Thương nên công bố hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2012 là 102.000 tấn.Trong buổi đối thoại trực tuyến đầu năm 2012, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết nhập khẩu muối là việc buộc phải làm vì lượng muối sản xuất trong nước dù nhiều nhưng chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bình thường. Theo ông, muối trong nước có tạp chất cao, hàm lượng hóa chất chưa thể đáp ứng cho các ngành công nghiệp, y tế, hóa chất. Trước năm 2000, chúng ta là nước xuất khẩu muối, nhưng những năm gần đây do nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cần đến muối chất lượng cao, mà muối 9 trong nước không đáp ứng được. Nói cách khác là thị trường trong nước khát muối, và chúng ta đã phải nhập khẩu muối. - Cát : Cát trắng là một trong những khoáng sản chính ven biển Việt Nam, phân bố rải rác dọc bờ biển từ Bắc đến Nam. Hầu hết các mỏ cỡ lớn tập trung ở ven biển. Ước tính có 20 mỏ đã được tìm kiếm, thăm dò với trữ lượng lớn. Đa số các mỏ là cát thủy tinh. Một số mỏ cát có chất lượng tốt như Vân Hải, Cam Ranh có chất lượng cao để sản xuất pha lê và dụng cụ quang học. Cát ở Việt Nam chủ yếu có ở duyên hải miền Trung (1,1 tỉ tấn) với 6 mỏ lớn là Cửa Tùng (Quảng Trị), Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết. Cát ở Cam Ranh nổi tiếng có chất lượng tốt để sản xuất pha lê. Ở phía Bắc có quy mô nhỏ hơn (6 triệu tấn). Trong đó, cát ở Vân Hải (Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng tốt. Cát thủy tinh đã được khai thác phục vụ cho sản xuất trong nước nhưng một lượng lớn phục vụ xuất khẩu. Với trữ lượng rất lớn, việc khai thác hiện nay là chưa đáng kể. 2.2.3. Băng cháy: Người ta đã tìm thấy băng cháy ở nhiều đáy biển khắp các đại dương thế giới và cả ở những vùng băng tuyết phủ quanh năm (như Siberi của Nga) với trữ lượng đủ cung cấp cho toàn thế giới trong hàng trăm năm. Về hình dạng hydrat metan trông như tuyết hay băng nên có mang cái tên là “băng cháy”. Băng cháy hình thành trong điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp, nó được hình thành từ xác sinh vật biển trầm tích. Ở những vùng biển tích tụ hydrat metan thường ở độ sâu dưới 500m. Ngoài ra, độ muối là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự tích tụ và giữ sự ổn định của hiđrat metan. Người ta nói “hidrat metan” là nguồn nhiên liệu khổng lồ cho tương lai vì tiềm năng tài nguyên này rất lớn. Người ta dự báo trữ lượng hydrat metan khoảng 11.200 triệu tỷ m3. Những nghiên cứu gần 10 đây đã khoanh vùng những khu vực có triển vọng về băng cháy là những vùng đáy biển có độ sâu trên 500m, và Biển Đông là vùng biển nhiều tiềm năng vì độ sâu trung bình và độ muối đáp ứng được. Nếu khai thác hidrat metan thì đó sẽ là nguồn năng lượng cho thế giới trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nước nào khai thác hidrat metan ở quy mô công nghiệp. Nhưng triển vọng khoảng một vài chục năm tới khai thác công nghiệp không phải là dự báo thiếu cơ sở. Ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về hidrat metan. Nhưng đây là vấn đề lớn và Chính phủ hết sức quan tâm về sự có mặt băng cháy trong vùng biển nước ta. Báo Đà Nẵng ngày 6/6/2011 dẫn thông tin, các chuyên gia Nga đánh giá, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên băng cháy. Trên trang wed của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa tin ngày 13 tháng 3 năm 2012 cho biết tiềm năng khí hydrat của Việt Nam nằm thứ 4 trong nhóm có tiềm năng trung bình của châu Á, sau Philippines, Srilanka, Malaysia. Hiện chúng ta mới chỉ dừng ở việc “nghiên cứu, điều tra” mà chưa đi vào khai thác. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là thiếu nhân lực chuyên sâu. Trong khi than, dầu khí ngày càng cạn kiệt, người ta bắt đầu hướng sự chú ý đến băng cháy, nguồn năng lượng khổng lồ còn đang nằm sâu dưới đáy biển. Theo tính toán, toàn khu vực biển Đông sẽ đứng thứ 5 châu Á về băng cháy. Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho thấy, ở độ sâu từ 500m tính từ đáy biển là nơi có tiềm năng về băng cháy. Từ năm 2008, nước ta cũng có những nghiên cứu, đánh giá trữ lượng băng cháy. Tuy nhiên, việc nghiên cứu biển sâu từ 500 - 2.000m đang còn tương đối kém do chưa được trang bị đầy đủ thiết bị, công nghệ và còn thiếu nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu, điều tra cơ bản và thăm dò. 2.2.4. Sa khoáng: 11 Có nhiều ở Biển Đông. Titan là loại sa khoáng quý, được dùng trong trên 30 ngành công nghiệp khác nhau. Kim loại titan không độc, khó bị ăn mòn, hợp kim titan có độ bền vững gấp 3 lần so với hợp kim nhôm, khả năng chống rỉ sét cao không thua bạch kim nhưng lại nhẹ bằng một nửa thép. Vì vậy kim loại này được dùng nhiều trong lĩnh vực chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, đóng tàu, chế biến thực phẩm, vận tải đường sắt, kỹ thuật điện, sản xuất sơn, que hàn, sơn, men, y tế… Riêng trong thân vỏ ở một số loại máy bay, titan chiếm từ 25% đến 27%. Nhận thấy giá trị quý hiếm của kim loại này như vậy nên những năm sau này, các quốc gia gần Biển Đông không những không khai thác titan mà còn tích cực mua để dự trữ. Gần đây nhất là Trung Quốc tăng cường mua dự trữ lớn kim loại này. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, việc khai thác quặng sa khoáng ven biển phát triển khá mạnh mẽ và có hiệu quả cao ở rất nhiều khu vực ven biển Việt Nam. Tuy vậy, việc khai thác quặng sa khoáng ven biển hầu như chỉ tiến hành ở các diện tích lộ quặng tại các bãi bồi sát biển, việc điều tra đánh giá quặng sa khoáng chôn vùi hầu như chưa được tiến hành Theo số liệu của Hiệp hội Titan Thế giới, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên này chiếm tỷ lệ 1/5 trữ lượng thế giới. Loại khoáng sản này tập trung dọc bờ biển duyên hải miền Trung, còn được gọi là “cát đen”. Theo Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, riêng tại Bình Thuận, khoáng sản này chiếm 20% trữ lượng cả nước. Đây là nguồn tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban cho Bình Thuận. Mặc dù được xem là nguồn tài nguyên quý giá, nhưng loại sa khoáng này đang được bán với một giá rẻ như cát. Nhiều năm qua nạn đào đãi, mua bán trái phép loại sa khoáng này diễn ra ồ ạt. Trong khi đó, hàng năm Việt Nam phải nhập lại các sản phẩm được tinh chế từ sa khoáng này để sử dụng với một lượng lớn. 12 Dọc dải bờ biển nước ta có nhiều sa khoáng kim loại, đáng kể nhất là các sa khoáng ilmenit tập trung các vùng biển Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận với tổng trữ lượng khoảng 10 triệu tấn. Các khoáng vật đi kèm ilmenit là zircon, monaxit có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, công tác khai thác đã được phát triển mạnh ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định và Bình Thuận với sản lượng khai thác khoảng 100 ngàn tấn/năm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Ngoài ra, biển Việt Nam còn có nhiều loại khoáng sản khác như: đất hiếm, bùn đỏ, đất sét biển và nhiều loại kim loại quý hiếm khác. 2.3 TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN Biển Đông có nhiều vùng du lịch hấp dẫn không những đối với nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng trong khu vực, mà còn thu hút nhiều khách quốc tế trên thế giới. Địa lý bờ biển Đông đã tạo điều kiện kết hợp hài hòa các cảnh quan tự nhiên với cảnh quan xã hội. Tài nguyên du lịch Biển Đông đa dạng, giàu bản sắc cả về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân văn. Du lịch vẫn được xem là giấy thông hành của hoà bình. Các quốc gia giáp biển như: Việt Nam, Malaysia, Inđônêxia, Philippin... đã tận dụng ưu thế này nhằm phát triển một dịch vụ đem lại nguồn lợi khổng lồ và trở thành một trong những điểm đến hàng đầu về du lịch biển, đảo. Ở Việt Nam, du lịch biển cũng là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai thác tổng hợp để phát triển mạnh. Các bãi biển của Việt Nam phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, với bãi thoải, nước trong xanh, khí hậu ôn hòa, và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như vịnh Hạ 13 Long – hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, đang nằm trong danh sách đề cử kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Theo các chuyên gia du lịch, biển Việt Nam rất