Tiểu luận Diễn biến và nguyên nhân đồng USD tăng giá trong năm 2009

- Thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán khác bằng ngoại tệ. Giao dịch ngoại hối là một hợp đồng trao đổi một loại tiền tệ này lấy một loại tiền tệ khác tại một tỷ giá và thời điểm trao đổi xác định. - Tỷ giá hối đoái là giá cả tương quan của đồng tiền này với 1 đồng tiền khác hay giá cả của tiền gửi tại ngân hàng nội địa (ghi bằng nội tệ) tính ra bằng tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài (tính ra bằng ngoại tệ). - Những nhân tố tác động đến tỷ giá về dài hạn: mức giá cả tương đối; thuế quan và cô-ta; ưu đãi đối với hàng nội hơn hàng ngoại và năng suất lao động. Trong ngắn hạn, tỷ giá bị chi phối bởi: lợi tức dự tính đối với tiền gửi trong nước và nước ngoài. Tỷ giá thay đổi do: thay đổi lãi suất thực tế nước ngoài (lãi suất thực tế nước ngoài tăng làm đồng nội tệ sụt giá); thay đổi trong tỷ giá tương lai dự tính (tỷ giá tương lai dự tính tăng lên sẽ làm đồng nội tệ tăng giá và ngược lại); thay đổi lãi suất thực tế trong nước (lãi suất thực tế trong nước tăng làm cho đồng nội tệ tăng giá và ngược lại); thay đổi trong cung tiền tệ (tăng cung tiền làm giảm giá đồng nội tệ). Tuy nhiên, trên hết, thị trường ngoại hối cũng là 1 thị trường và tỷ giá cũng tuân theo quy luật cung – cầu như mọi loại hàng hóa khác trên thị trường (giảm cung, tăng cầu ngoại tệ sẽ làm tăng giá đồng ngoại tệ, giảm giá đồng nội tệ). - Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá, kiểm soát lượng cung tiền, ổn định và kích thích nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương có thể mua, bán đồng nội tệ, từ đó giảm hoặc tăng dự trữ ngoại tệ, giảm hoặc tăng lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.

doc5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Diễn biến và nguyên nhân đồng USD tăng giá trong năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu: USD là đồng tiền của thương mại quốc tế, tỷ giá USD đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Để ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích xuất khẩu, tăng trưởng, trong nhiều năm Việt Nam đã và đang áp dụng chính sách tỷ giá cố định. Tuy vậy, trong năm 2009 vừa qua, giá USD liên tục tăng cao, Ngân hàng Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tỷ giá USD. Vậy diễn biến của sự việc như thế nào, đâu là nguyên nhân của nó? Để góp phần nghiên cứu về mặt lý luận vấn đề này, ứng dụng kiến thức môn học Tài chính-Tiền tệ vào thực tiễn, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Diễn biến và nguyên nhân đồng USD tăng giá trong năm 2009”. 1. Tổng quan về thị trường ngoại hối và tỷ giá - Thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán khác bằng ngoại tệ. Giao dịch ngoại hối là một hợp đồng trao đổi một loại tiền tệ này lấy một loại tiền tệ khác tại một tỷ giá và thời điểm trao đổi xác định. - Tỷ giá hối đoái là giá cả tương quan của đồng tiền này với 1 đồng tiền khác hay giá cả của tiền gửi tại ngân hàng nội địa (ghi bằng nội tệ) tính ra bằng tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài (tính ra bằng ngoại tệ). - Những nhân tố tác động đến tỷ giá về dài hạn: mức giá cả tương đối; thuế quan và cô-ta; ưu đãi đối với hàng nội hơn hàng ngoại và năng suất lao động. Trong ngắn hạn, tỷ giá bị chi phối bởi: lợi tức dự tính đối với tiền gửi trong nước và nước ngoài. Tỷ giá thay đổi do: thay đổi lãi suất thực tế nước ngoài (lãi suất thực tế nước ngoài tăng làm đồng nội tệ sụt giá); thay đổi trong tỷ giá tương lai dự tính (tỷ giá tương lai dự tính tăng lên sẽ làm đồng nội tệ tăng giá và ngược lại); thay đổi lãi suất thực tế trong nước (lãi suất thực tế trong nước tăng làm cho đồng nội tệ tăng giá và ngược lại); thay đổi trong cung tiền tệ (tăng cung tiền làm giảm giá đồng nội tệ). Tuy nhiên, trên hết, thị trường ngoại hối cũng là 1 thị trường và tỷ giá cũng tuân theo quy luật cung – cầu như mọi loại hàng hóa khác trên thị trường (giảm cung, tăng cầu ngoại tệ sẽ làm tăng giá đồng ngoại tệ, giảm giá đồng nội tệ). - Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá, kiểm soát lượng cung tiền, ổn định và kích thích nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương có thể mua, bán đồng nội tệ, từ đó giảm hoặc tăng dự trữ ngoại tệ, giảm hoặc tăng lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. 2. Diễn biến và nguyên nhân tăng giá USD trong năm 2009 2.1. Diễn biến Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, kinh tế tất cả các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phần lớn các nước áp dụng chính sách kích cầu và tiền tệ nới lỏng. Việt Nam áp dụng chính sách kích cầu và tiền tệ thắt chặt (vì năm 2008 Việt Nam vừa trải qua đợt lạm phát cao). Như vậy, về lý thì giá USD phải có chiều hướng đi xuống trong bối cảnh đồng USD đang mất giá trong rổ tiền tệ trên thị trường thế giới, lãi suất tiền gửi cơ bản của Mỹ xấp xỉ 0%, lãi suất tiền gửi của VND là 10%. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố liên tục tăng. Dĩ nhiên, giá USD trên thị trường tự do còn cao hơn nhiều. Tỷ giá USD năm 2009 (tổng hợp từ ngân hàng Vietcombank)   Tỷ giá USD      mua vào  bán ra   tháng 1  17380  17400   tháng 2  17465  17475   tháng 3  17480  17480   tháng 4  17710  17720   tháng 5  17784  17784   tháng 6  17785  17785   tháng 7  17802  17802   tháng 8  17815  17815   tháng 9  17825  17825   tháng 10  17842  17842   tháng 11  17862  17862   tháng 12  18482  18492     2.2. Nguyên nhân 2.2.1. Cung USD giảm Nguồn cung USD của Việt Nam chủ yếu nằm ở xuất khẩu, viện trợ ODA, du lịch, kiều hối và dự trữ ngoại hối của Chính phủ. - Trong năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, xuất khẩu, du lịch của Việt Nam đều giảm sút. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến hết tháng 11 năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài giảm 11,6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2008. Đây là 2 lĩnh vực quan trọng đem về nguồn USD cho Việt Nam, nhưng đều giảm sút, do đó, nguồn cung USD trên thị trường giảm. - Lượng kiều hối giảm nghiêm trọng, nhiều chuyên gia cho rằng, lượng kiều hối năm nay giảm 20% so với năm 2008, khó đạt mức ước lượng 5,8 tỷ USD mà Ngân hàng Nhà nước đề ra. Theo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh, lượng kiều hối chi trả qua các ngân hàng trên địa bàn 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt 2,6 tỉ đô la Mỹ, bằng 60% so với cùng kỳ (kiều hối của Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn một nửa của cả nước). Các ngân hàng phản ánh kiều hối về ít hơn, nhưng quan trọng hơn, người nhận không bán cho ngân hàng theo tỷ giá niêm yết. Họ nhận bằng ngoại tệ, sau đó gửi tiết kiệm ngoại tệ, hoặc mang ra mua bán trên thị trường tự do. - Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm. Ngày 19-6-2008, Thống đốc NHNN công bố dự trữ ngoại hối đạt 20,7 tỉ đô la Mỹ. Tại hội thảo “Khủng hoảng tài chính và giám sát an toàn vĩ mô” do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức ngày 15-10-2009 ở Hà Nội, các diễn giả trích dẫn số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết dự trữ ngoại hối giảm từ 23 tỉ đô la Mỹ vào cuối tháng 11-2008 xuống 17,3 tỉ đô la Mỹ vào cuối tháng 6-2009 (VietnamNet “Căng thẳng ngoại tệ” ngày 17-10-2009). Như vậy, trong vòng sáu tháng, dự trữ ngoại hối đã giảm 5,7 tỉ đô la Mỹ - một mức sụt giảm tương đối nhanh. Dự trữ ngoại hối giảm nên Chính phủ gặp khó khăn trong việc tác động vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá USD. 2.2.2. Cầu USD tăng - Nợ Chính phủ tăng cao: trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội lại đưa ra số liệu khác khi nhận xét: “Nợ Chính phủ tăng cao, năm 2008 khoảng 36,5% GDP, năm 2009 khoảng 40% GDP và năm 2010 chừng 44% GDP”. Nợ của Chính phủ ở đây, ngoài nợ nước ngoài, gồm cả nợ trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ tại thị trường nội địa. Nợ Chính phủ tăng cao khiến Chính phủ phải huy động USD trả các khoản nợ khi đến hạn, đẩy áp lực tăng giá USD. - Nhập siêu tăng cao, tăng thâm hụt thương mại làm tăng áp lực phá giá đồng VND. Theo Tổng cục Thống kê ước tính: nhập siêu 10 tháng đầu năm 8,78 tỉ đô la Mỹ; nhập siêu cả năm có thể vượt 10 tỉ đô la Mỹ. Do tăng thâm hụt thương mại, dòng USD chảy ra nước ngoài, các doanh nghiệp tăng cầu USD để trả nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu dự kiến vẫn cao do Chính phủ vẫn khuyến khích việc nhập khẩu máy móc thiết bị nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2009 là 17,8%-số liệu thống kê kinh tế đến hết tháng 11 năm 2009 của Tổng cục Thống kê). - Tăng trưởng tín dụng nóng góp phần quan trọng khiến giá USD ngày càng tăng. Ngày 06/11, Ngân hàng Nhà nước công bố, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 10/2009 đã lên tới 33,29%. Tăng trưởng tín dụng làm tăng lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế, tăng lạm phát, giảm lãi suất thực tế, làm giảm giá đồng VND. - Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường chứng khoán tụt dốc, một số nhà đầu tư thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam để bảo toàn vốn, làm tăng cầu ngoại tệ. Tháng 9/2009, quỹ đầu tư Indochina Capital Vietnam holdings limited đã quyết định thoái vốn khỏi Việt Nam và thanh lý toàn bộ tài sản trị giá gần 250 triệu USD đề đầu tư ở nước ngoài. 2.2.3. Đồng USD tăng giá do cuối năm tình hình kinh tế Mỹ chuyển biến tốt Ngày 29/10/2009, Bộ Thương mại Mỹ cho biết kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,5% trong quý 3/2009, sau 4 quý giảm liên tiếp. Ngày 4/12/2009, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 11/2009, nước này chỉ mất thêm 11.000 việc làm, con số thấp nhất kể từ đầu cuộc suy thoái. Các nhà kinh tế bất ngờ, do con số mà họ dự đoán trước đó cao gấp 10 lần, trên 125.000. Với kết quả khả quan này, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ rơi xuống chỉ còn 10%. Lâu nay, việc Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục duy trì lãi suất thấp ở mức kỷ lục gần như bằng 0% là để đối phó với tỷ lệ thất nghiệp cao. Nay tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm đáng kinh ngạc, khiến nhà đầu tư nghĩ đến khả năng FED sẽ tăng lãi suất cơ bản. Chỉ số Dollar Index, so sánh giá đôla Mỹ với 6 loại tiền tệ chủ chốt, tăng tới 1,7% điểm trong đêm 4/12/2009, mức tăng mạnh mẽ nhất kể từ đầu năm. Đồng yen của Nhật chốt cửa tuần ở mức giảm điểm lớn nhất kể từ năm 1999 so với USD. Trong suy thoái, nhà đầu tư tìm đến với vàng hoặc các loại tiền tệ khác như euro, yen như một kênh trú ẩn an toàn và đầu tư thay thế. Nay tín hiệu lạc quan trên thị trường lao động Mỹ nhen nhóm hy vọng rằng cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ 1930 đã kết thúc, lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, đẩy giá USD tăng trở lại. Tại thị trường tự do trên phố Hà Trung sáng 5/12/2009, giá USD ở mức 19.500VNĐ/1 USD. 2.2.4. Kỳ vọng về tỷ giá khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ USD Doanh nghiệp và người dân đều biết nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đương đầu với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế đều giảm sút, thậm chí một số lĩnh vực còn giảm sút rất mạnh. Do đó tạo nên tâm lý lo ngại sự mất giá mạnh của VND dẫn đến găm giữ ngoại tệ. Các nhà xuất khẩu và các công ty có nguồn thu ngoại tệ đều găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, vốn huy động ngoại tệ từ dân cư tăng mạnh, khiến đô la huy động dư thừa, đô la thương mại thiếu hụt. Đến tháng 10-2009, vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng Á Châu đạt 1 tỉ USD, gấp đôi so với năm 2008, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Giới ngân hàng ước tính hiện lượng ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp và vốn huy động ngoại tệ của tất cả các tổ chức tín dụng khoảng 18-20 tỉ USD. Nhiều ngân hàng phải đem ngoại tệ huy động gửi ở nước ngoài. Cho dù USD đang mất giá so với các ngoại tệ mạnh và đồng nội tệ của hầu hết các nước Đông Nam Á, nó vẫn lên giá so với VND cả trên phương diện tỷ giá do NHNN công bố hàng ngày và trên thị trường tự do. 2.2.5. Một số nguyên nhân khác - Hoạt động đầu cơ: nắm được tâm lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra các tin đồn thất thiệt, thậm chí còn tự tạo ra các đợt sóng trên thị trường ngoại tệ để mua bán kiếm lời. - Lạm phát ở của Việt Nam tăng cao mấy năm gần đây, đẩy giá đồng VND xuống thấp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức lạm phát ở Việt Nam trong thời gian 2004- 2009 lần lượt là 9,5%, 8,4%, 6,6%, 12,6%, 19,89%, 6,91%. Chỉ số lạm phát tăng cao khiến lãi suất thực tế của VND giảm. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát của Mỹ luôn ở mức thấp hơn 5%, có năm còn ở mức âm (dưới 0%), do suy thoái kinh tế. Vì vậy, đồng VND giảm giá tương đối so với USD. - Ngoài ra, còn có yếu tố khách quan. Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm nhiều giải pháp đồng bộ chống khủng hoảng, trong đó có nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhưng cũng có một thực tế là khi  tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4% đã đưa mặt bằng lãi suất vay VND thực tế của doanh nghiệp và dân cư xuống 5 - 6% (một số trường hợp còn thấp hơn). Mặt bằng lãi suất này cũng bằng mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ hiện hành của hệ thống ngân hàng thương mại. Điều này vô hình chung đã khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng VND nhằm mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thay vì vay vốn bằng ngoại tệ (hiệu quả kinh tế như nhau lại không bị rủi ro về biến động tỷ giá). Kết luận: Tỷ giá USD đã, đang và sẽ luôn là 1 biến số kinh tế vĩ mô quan trọng. Thời gian qua, tỷ giá USD liên tục tăng cao đã thu hút sự quan tâm của các ngân hàng, các doanh nghiệp, người dân và các học giả kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, em đã cố gắng bám sát lý luận được trang bị ở môn Tài chính-Tiền tệ, từ đó đưa ra một số nhận định về nguyên nhân của tình trạng giá USD tăng cao thời gian qua. Nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, tài liệu tản mạn, đồng thời vấn đề em nghiên cứu không phải là dễ. Vì vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em hy vọng rằng vấn đề này sẽ được tổ chức nghiên cứu ở phạm vi rộng lớn và sâu sắc hơn./.
Luận văn liên quan