Dầu mỏ là ngành kinh doanh lớn nhất và toàn diện nhất thế giới. Ngành kinh doanh này, đã mở rộng tới mọi đối tượng, từ các nhà khoan dầu mạo hiểm, tới các tổng công ty nhà nước. Sự mở rộng của nó thể hiện sự phát triển của thương mại, thị trường, chiến lược kinh doanh, những thay đổi về công nghệ, các nền kinh tế quốc gia và quốc tế của thế kỷ XX. Có thể nói, dầu mỏ đã trở thành động lực phát triển của thế giới, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến động xã hội.
Với vai trò quan trọng đó, thời gian qua, giá dầu mỏ biến động đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nghiên cứu mặt lý luận của vấn đề này, bằng những kiến thức được học từ môn Kinh tế vi mô, đặc biệt là nội dung bài học về Cung, Cầu, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động thời gian qua”.
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, đưa ra những nhận định ban đầu về nguyên nhân khiến giá dầu biến động thời gian qua; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho bản thân, hoàn thành chương trình học tập môn Kinh tế vi mô tại trường Đại học Ngoại thương. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, so sánh tĩnh
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
Phần 1: Lý luận chung về cung, cầu
Phần 2: Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động thời gian qua.
16 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Dầu mỏ là ngành kinh doanh lớn nhất và toàn diện nhất thế giới. Ngành kinh doanh này, đã mở rộng tới mọi đối tượng, từ các nhà khoan dầu mạo hiểm, tới các tổng công ty nhà nước. Sự mở rộng của nó thể hiện sự phát triển của thương mại, thị trường, chiến lược kinh doanh, những thay đổi về công nghệ, các nền kinh tế quốc gia và quốc tế của thế kỷ XX. Có thể nói, dầu mỏ đã trở thành động lực phát triển của thế giới, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến động xã hội.
Với vai trò quan trọng đó, thời gian qua, giá dầu mỏ biến động đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nghiên cứu mặt lý luận của vấn đề này, bằng những kiến thức được học từ môn Kinh tế vi mô, đặc biệt là nội dung bài học về Cung, Cầu, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động thời gian qua”.
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, đưa ra những nhận định ban đầu về nguyên nhân khiến giá dầu biến động thời gian qua; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho bản thân, hoàn thành chương trình học tập môn Kinh tế vi mô tại trường Đại học Ngoại thương. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, so sánh tĩnh…
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
Phần 1: Lý luận chung về cung, cầu
Phần 2: Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động thời gian qua.
PHẦN 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG, CẦU
1. Cung
1.1. Khái niệm
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi.
1.2. Luật cung
Luật cung chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng cung: “với giả định các nhân tố khác không đổi, số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá tăng và ngược lại, khi giá giảm”.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
Cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung.
1.3.1. Trình độ công nghệ
Đường cung trong hình 1.1 ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở rộng hơn. Nhà sản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sản lượng nhiều hơn trước. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi mức giá. Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía phải. Sự dịch chuyển của đường cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trước, lượng cung cao hơn so với ban đầu.
1.3.2. Giá của các yếu tố sản xuất
Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên thị trường các yếu tố sản xuất như: lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v. Giá cả của các yếu tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Giá cả của các yếu tố đầu vào giảm xuống sẽ khiến cho các nhà sản xuất có thể sản xuất nhiều sản phẩm tại mỗi mức giá nhất định. Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Giá cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn khi sản xuất và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng.
1.3. 3. Các chính sách của Chính phủ
Các chính sách của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến cung của các doanh nghiệp. Những chính sách này có thể làm giảm cung (đánh thuế hàng hoá, dịch vụ) hay tăng cung (trợ cấp cho nhà sản xuất).
1.3.4. Kỳ vọng
Kỳ vọng là những dự đoán của người bán về diễn biến của các yếu tố: giá cả, thu nhập, thị hiếu… trong tương lai làm ảnh hưởng đến cung hiện tại. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm xuống và ngược lại, cung ít đi nếu giá sẽ tăng, khi các yếu tố khác không đổi. Nếu giá trong tương lai tăng lên, các doanh nghiệp sẽ dự trữ hàng hóa và trì hoãn việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tương lai. Nếu kỳ vọng tương lai là tốt, cung hiện tại sẽ giảm và ngược lại, nếu kỳ vọng tương lai là xấu, cung hiện tại sẽ tăng.
1.3.4. Số lượng người bán
Số lượng người bán phản ánh quy mô của thị trường. Thị trường có quy mô càng lớn, càng nhiều nhà cung cấp thì cung càng cao và ngược lại.
1.3.5. Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác
Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các yếu tố: tình hình chính trị, khí hậu… Sự thay đổi của các điều kiện này có thể dẫn đến thay đổi lượng cung của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường. Thí dụ, điều kiện tự nhiên có thể là một yếu tố kìm hãm hay thúc đẩy việc sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp.
Tóm lại, sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung sẽ làm dịch chuyển đường cung. Người bán sẽ thay đổi lượng cung ở mỗi mức giá khi các yếu tố này thay đổi.
2. Cầu
2.1. Khái niệm
Cầu là số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn long mua với những mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định, giả định các yếu tố khác là không đổi. Chỉ khi nào người tiêu dùng có đủ hai yếu tố “mong muốn mua” và “có khả năng mua” thì cầu về hàng hóa mới xuất hiện. Thiếu một trong hai nhân tố này thì không có cầu.
2.2. Luật cầu
Luật cầu chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu: “người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa hơn nếu giá của nó giảm và ngược lại, với giả định các yếu tố khác không đổi”.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
2.3.1. Thu nhập của người tiêu dùng
Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều tăng. Xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, do đó, khi thu nhập tăng, cầu sẽ tăng và ngược lại, thu nhập giảm, cầu sẽ giảm.
2.3.2. Giá của các hàng hóa có liên quan
Hàng hóa liên quan đến hàng hóa đang nghiên cứu gồm: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa giống hoặc có cùng giá trị sử dụng với hàng hóa đang xét. Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), nếu các yếu tố khác là không đổi. Hàng hóa bổ sung là những hoàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa đang xét và thường được tiêu thụ cùng với nhau. Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu các yếu tố khác không đổi.
2.3.3. Dân số
Là số lượng người tiêu dùng, phản ánh quy mô tiêu dùng của thị trường. Thị trường có quy mô càng lớn, thì cầu càng cao và ngược lại. Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.
2.3.4. Kỳ vọng
Kỳ vọng là những dự đoán của người tiêu dùng về thay đổi trong tương lai của các yếu tố: giá cả, thu nhập, thị hiếu… làm ảnh hưởng đến cầu hiện tại. Nếu những thay đổi đó là có lợi, cầu hiện tại sẽ giảm. Ngược lại, nếu những diễn biến đó là bất lợi, cầu hiện tại sẽ tăng.
Tóm lại, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch chuyển khi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó thay đổi. Lượng cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố này thay đổi.
PHẦN 2
DIỄN BIẾN VÀ NGUYÊN NHÂN GIÁ DẦU THẾ GIỚI
BIẾN ĐỘNG THỜI GIAN QUA
2.1. Diễn biến giá dầu
Vào tháng 7-2008, giá dầu đã vượt qua mức tăng cao nhất mọi thời đại – 147,27 USD/thùng, điều mà cách đây vài năm không ai nghĩ tới.
Sau khi duy trì ở mức giá 20 USD/thùng gần suốt những năm 90, giá dầu bắt đầu tăng lên mạnh mẽ trong năm 2000, vượt qua cả mức kỷ lục trong giai đoạn 1977-1981 (sau khi đã được điều chỉnh theo lạm phát), vượt ngưỡng 100 USD và cuối cùng lập kỷ lục với giá 147,27 USD/thùng tháng 7-2008. Tháng 6-2008, Alexei Miller, Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Nga - Gazprom - đã tiên liệu rằng chẳng bao lâu nữa, giá dầu sẽ leo lên 250 USD/thùng. Cũng vào thời điểm đó, Chủ tịch Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Chakib Kelil đặt ra mức đỉnh điểm trong tương lai sẽ là 170 USD.
Tuy nhiên, khi lượng dầu tiêu thụ toàn cầu sụt giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế, giá dầu cũng đi xuống. Những tháng vừa qua, giá dầu rơi vào tình trạng không ổn định. Với việc nhu cầu về dầu sụt giảm ở hầu hết các nước phương Tây và tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số nền kinh tế đang lên của châu Á, giá dầu đang có khuynh hướng giảm xuống. Trong tuần đầu tiên của tháng 10/2008, giá dầu đã giảm 13% và đến ngày 7-10, giá dầu thô đã giảm xuống ̉ mức 88 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 8 tháng trước đó. Và dầu tiếp tục giảm giá, mức giá thấp nhất được ghi lại là hơn 30 USD/thùng (tháng 12/2008). Đến tháng 3/2009, giá dầu ở mức 43 USD/thùng.
Trong một năm, dầu mỏ lập một biểu đồ hình chóp nón: Nếu như giai đoạn đầu năm đến ngày 11/7/2008 lập kỷ lục về tốc độ và mức độ leo thang chưa từng có trong lịch sử (đạt ngưỡng 147,27 USD/thùng) thì nửa năm còn lại, nó cũng chứng tỏ sự xuống dốc một cách kỳ lạ, loại bỏ hoàn toàn mọi dự báo của các chuyên gia hàng đầu thế giới. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng giá dầu biến động?
2.2. Nguyên nhân giá dầu biến động
2.2.1. Giai đoạn tăng giá
Nguyên nhân của giá dầu cao dễ thấy nhất đối với nhiều người là chiến tranh I-rắc, rối loạn ở Trung Đông, Venezuela, Nigeria… Tuy nhiên, nguyên nhân thực tế phức tạp hơn nhiều.
Vấn đề giá dầu thô tăng theo thời gian là một khuynh hướng không thể đảo ngược, liên quan đến tình trạng cạn kiệt nguồn khai thác vì dầu thô là nguồn tài nguyên không tái tạo được. Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra các cuộc tranh luận gay gắt về tình trạng cạn kiệt dầu. Trong những năm gần đây, các mỏ mới, lớn, phát hiện càng ngày càng ít dần, trong khi các mỏ đang khai thác đang đi vào giai đoạn đỉnh điểm hoặc chuyển sang giai đoạn kết thúc. Theo thông báo của Trung tâm phân tích tình trạng cạn kiệt dầu (ODAC) có trụ sở ở London, thì năm 2000 có 13 mỏ mới được phát hiện với trữ lượng 500 triệu thùng trở lên, năm 2001 giảm xuống còn 6, năm 2002 phát hiện 2 mỏ và năm 2003 chỉ có 1 mỏ thuộc tầm cỡ nói trên. Các mỏ có trữ lượng trên 500 triệu thùng cung cấp đến 80% sản lượng dầu tiêu thụ trên thị trường thế giới, do đó hiện tượng cạn kiệt dầu trở thành một nguy cơ đối với toàn cầu.
Trường phái bi quan cho rằng, sản lượng đỉnh điểm của thế giới sẽ xảy ra vào khoảng 2007-2015 và trường phái lạc quan thì cho rằng, thời điểm đó sẽ vào khoảng 2020-2030. Sau thời kỳ đỉnh điểm sẽ là thời kỳ cạn kiệt. Như vậy, sự khác nhau của 2 trường phái chỉ là thời điểm sớm hay muộn, còn bản chất hiện tượng không có gì khác nhau. Ngày nay, người ta phải đi tìm các mỏ nhỏ, mỏ biên, mỏ ở vùng nước sâu hoặc điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, công nghệ càng hiện đại, vận chuyển càng xa càng đắt tiền, nên giá thành thùng dầu mỗi ngày một tăng cao.
Bên cạnh nguyên nhân nói trên thì một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng, đó là nhu cầu dầu khí của tất cả các nước ngày một tăng cao. Các nước công nghiệp hoá vẫn chiếm phần lớn trong tổng tiêu dùng dầu lửa (các nước OECD chiếm tới 57%). Tuy nhiên, theo IMF, trong vài năm qua, sự gia tăng nhanh chóng về mức cầu từ các thị trường mới nổi đặc biệt là các nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ… là tác động chính khiến giá dầu tăng. Những nước này cần năng lượng cho công nghiệp hoá, đồng thời dân chúng giàu có hơn thì nhu cầu về năng lượng cũng tăng, đặc biệt là nhu cầu về ô tô. Năm 2003, lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc ở mức dưới 25 triệu thùng, tuy nhiên, đến năm 2007, nó đã đạt mức 200 triệu thùng. Hơn nữa, các nước này chỉ có rất ít sáng kiến để tiết kiệm năng lượng, do kết quả của việc các chính phủ tiếp tục giữ giá năng lượng thấp một cách giả tạo và thiếu sự kiểm soát về môi trường. Theo IMF, năm 2007, chưa đến một nửa trong số 43 nước mới nổi và đang phát triển đã cho phép tăng giá năng lượng, đẩy cầu về dầu trong các nước này tăng lên.
Mặt khác sự gia tăng cần thiết nguồn cung đang bị cản trở bởi các nhân tố, như: rủi ro về địa chính trị, dự án kéo dài, sự thiếu hụt lao động và trang thiết bị, chi phí thăm dò, những thách thức về công nghệ để hút dầu ở các giếng dầu mới và tăng quốc hữu hoá về dự trữ dầu. Trước khi đạt được sự gia tăng thực tế, các nguồn mới phải được tìm thấy để bù đắp cho sự suy giảm sản xuất ở các giếng dầu cũ. Các nhà máy cũ phải nâng cấp hoặc xây dựng mới, công nghệ phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, chi phí đầu tư xây dựng đường ống dẫn hoặc đóng mới các tàu chở dầu hiện đại càng đẩy giá xăng dầu lên cao.
Hoạt động của các nhà đầu cơ cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần đẩy giá dầu lên cao. Hoạt động đầu cơ thường làm cung - cầu của thị trường bị mất cân đối giả tạo. Giá dầu tăng trong vài năm qua đã thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng như của các tổ chức lao vào lĩnh vực này. Từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tín dụng, lượng tiền chảy vào hàng hoá đã tăng mạnh mẽ, các quỹ tiền tệ bơm hàng tỉ USD vào thị trường tài chính và năng lượng. Nguồn tiền đầu tư từ các quỹ hưu trí và bảo hiểm đổ vào hàng hóa, trong đó có dầu mỏ, cũng đã tăng vọt. Theo giới phân tích, trong bối cảnh thị trường tín dụng căng thẳng, một phần nguồn vốn từ thị trường này đã được chuyển sang đầu tư vào năng lượng và hàng hóa. Các nhà giao dịch dầu lửa hiện nắm giữ trên 286.000 hợp đồng dầu được giao hàng ở Cushing. Tuy nhiên, chỉ có một phần rất nhỏ - 2% trong số này - có ý định thực sự nhận dầu thô. Phần lớn trong số họ thậm chí chẳng biết Cushing nằm ở đâu trên bản đồ, mục đích của họ chỉ là để bán lại hợp đồng để kiếm lời. Theo đánh giá của các ngân hàng quốc tế, hoạt động đầu cơ chiếm 20% nguyên nhân làm tăng giá dầu trên thế giới.
Đồng USD suy yếu cũng được cho nguyên nhân khiến giá dầu tăng phi mã. Sự mất giá của đồng USD so với những đồng tiền mạnh khác thúc đẩy việc mua bán hàng hóa vì các nhà đầu tư đánh giá tài sản bằng đồng USD là khá rẻ. Sức mua của đồng đôla giảm, làm cho tổng nguồn thu OPEC giảm. Các nhà lãnh đạo OPEC cho rằng, dù giá dầu hiện nay trên thế giới tăng nhưng dưới tác động của lạm phát và suy yếu của đồng đôla thì so với lợi nhuận công ty thu được là không lớn. Một số nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư đã sử dụng giá dầu để đối phó với đồng USD suy yếu.
Một nguyên nhân khác nữa là kỳ vọng của các nhà sản xuất về việc giá dầu tiếp tục tăng giá. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, Chính phủ các nước đều ấn định mức lãi xuất thấp. Tuy nhiên, xét cho cùng, lãi suất thấp dẫn tới giá hàng hóa và tài sản cao, như các trường hợp “bong bóng” địa ốc và bất động sản đã chứng minh. Theo nhà kinh tế học Jeffrey Frankel của Đại học Havard: mức lãi suất hiện nay không đủ để bù đắp cho tốc độ lạm phát, nghĩa là lãi suất thực âm. Kết quả, lợi nhuận từ việc bơm một thùng dầu khỏi lòng đất, bán thùng dầu đó và sử dụng khoản tiền thu được để đầu tư thường thấp hơn so với số tiền có thể thu được bằng cách cứ để dầu nằm yên trong lòng đất và đợi giá tăng cao hơn mới khai thác.
2.2.2. Giai đoạn giảm giá
Những dự đoán dầu tiếp tục tăng giá gần như lập tức mất giá trị khi dầu thô hạ xuống gần 40 USD/thùng vào tháng 1/2009. Vậy vì lý do gì, chỉ trong 4 tháng, dầu mất gần 70% giá trị và lùi sát 30 USD/thùng - thấp nhất trong 5-7 năm gần đây?
Các chuyên gia kinh tế đều thống nhất cho rằng kinh tế thế giới chững lại khiến nhu cầu về dầu giảm mạnh. Theo nghiên cứu của Bernstein Research, “những số liệu gần đây cho thấy, có lẽ rốt cuộc chúng ta cũng chạm mức cầu phủ định.” (Cầu phủ định đối với một mặt hàng là khi người tiêu thụ không có nhu cầu và cũng không muốn mua mặt hàng đó). Trong báo cáo công bố ngày 8/3/2009, World Bank dự báo kinh tế và thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng âm trong năm 2009, lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2. Trong đó, các quốc gia đang phát triển sẽ thâm hụt từ 270 đến 700 tỷ USD trong năm nay. Do tác động trực tiếp từ khủng hoảng tài chính thế giới, những nước có nguồn cầu số 1 thế giới phải cắt giảm tiêu thụ như Mỹ, Trung Quốc khiến nhu cầu dầu tuột dốc không phanh. Điều này đã khiến giá dầu giảm ở các nước thuộc OECD, bắt đầu từ Mỹ, nền kinh tế hàng đầu và là nơi tiêu thụ ¼ sản lượng dầu thế giới. Theo thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, nhu cầu về dầu lửa trong quý I/2008 của Mỹ giảm 800.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2007, tương đương với 1% sản lượng khai thác hàng ngày trên thế giới và là mức sụt giảm kỷ lục kể từ năm 1982. Theo một nghiên cứu khác, nước Mỹ sẽ tiêu thụ ít đi 430.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm nay, tổng quãng đường mà dân Mỹ chạy xe cũng đã giảm 15,5 tỷ km so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Khelid, Bộ trưởng Năng lượng Algeria kiêm Chủ tịch Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhu cầu dầu mỏ sụt giảm thời gian gần đây xuất phát từ lượng tiêu thụ dầu đã giảm mạnh tại các thị trường lớn như Mỹ và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã giảm đi khoảng 3 triệu thùng/ngày. Theo báo cáo của IEA, tổng nhu cầu dầu của toàn thế giới năm 2008 khoảng 86,5 triệu thùng/ngày (giảm 240.000 thùng/ngày) và sang năm 2009 cũng chỉ ở mức 87,2 triệu thùng/ngày (giảm 440.000 thùng). Rõ ràng, tình hình kinh tế suy thoái dẫn đến nhu cầu về dầu giảm là nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm xuống.
Bên cạnh đó, chính sách bỏ trợ giá xăng dầu ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu nhất châu Á, buộc người tiêu dùng phải tiết kiệm hơn, góp phần làm giảm nhu cầu tiêu thụ.
Mặt khác, các nhà phân tích thị trường đều dự báo khi giá dầu tăng quá cao, các nước sẽ buộc phải áp dụng chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn, đẩy mạnh khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm bớt phụ thuộc vào dầu lửa. Có thể kể ra rất nhiều nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế dầu mỏ: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, cồn sinh học … Đa số các quốc gia công nghiệp đã cam kết trong Nghị định thư Kyoto là trong 5 năm tới sẽ tăng thành phần năng lượng tái sinh lên đến 5% tổng số năng lượng tiêu thụ. Hiện nay, việc phát triển năng lượng thay thế đang được coi là chính sách "ưu tiên" trong Nhà Trắng, 1 trong 3 “thay đổi” lớn mà ông Obama hứa đem đến cho nước Mỹ trong nhiệm kỳ của mình là giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu lửa, tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo đến năm 2030, sản lượng điện khai thác từ gió sẽ chiếm tới 20% nguồn cung cấp năng lượng của Mỹ. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ còn dự kiến sẽ đưa loại cồn etylic mới trở thành nguồn năng lượng thực sự, có sức cạnh tranh để thay thế dầu mỏ trong vòng 6 năm tới.
Yếu tố thứ ba là đồng USD tăng giá. Dầu mỏ và nhiều loại hàng hóa khác thường được định giá bằng USD. Khi đồng USD yếu, trị giá hàng hóa đương nhiên tăng lên, và kết quả ngược lại nếu đồng USD mạnh. Đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác thời gian gần đây cũng khiến giá dầu "hạ nhiệt". Giá USD có xu hướng tăng lên sẽ làm giảm sự hấp dẫn của mặt hàng dầu mỏ đối với các nhà đầu tư.
Giá dầu giảm còn do sự ổn định nguồn cung của các nước OPEC và xuất hiện thêm một số nguồn cung khác ngoài OPEC. Các Bộ trưởng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kết thúc cuộc họp thường kỳ tại Viên (Áo) ngày 11/9/2008, quyết định tiếp tục duy trì chính sách ổn định thị trường bằng việc giữ nguyên hạn ngạch sản xuất dầu của khối APEC ở mức 28 triệu thùng/ngày. Đây là mức sản lượng cao trong 25 năm qua. Ngày 15/3/2009, Hội nghị Bộ trưởng OPEC tiếp tục cam kết duy trì hạn ngạch xuất khẩu dầu thô như hiện nay. Các bộ trưởng OPEC cho rằng, giá dầu mỏ như vừa qua không tác động lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, vì vậy OPEC không có ý định thay đổi chỉ tiêu sản lượng. Ông Ali Naimi, Bộ trưởng Bộ dầu lửa của Ảrập Saudi - nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, tuyên bố: “Các kho dự trữ đang ở tình tr