Có thể nói tư duy khoa học lôgic và có biện chứng của con người là một yếu
tố rất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển xã hội loài người nói chung. Tư
duy ấy được đề cập đến ở nhiều ngành khoa học, một trong những ngành mà có thể
khẳng định không thể thiếu trong tư duy suy nghĩ của con người đối với sự phát
triển văn hóa, chính trị, kinh tế của bất kỳ xã hội nào quốc gia nào, đó là ngành
khoa học triết học. Triết học ra đời cách đây đã lâu, nhưng có thể khẳng định,
những thành tựu , những đóng góp, của nó đối với xã hội của nhân loại nói chung
không dừng lại ở đó mà trong tương lai và sự phát triển ổn định về mọi mặt không
thể không có ngành khoa học triết học được. Như vậy triết học là gì, và nó có khái
niệm như thế nào? Ta nên đi tìm hiểu một số ý kiến trong các công trình nghiên
cứu lớn.
Triết học xuất hiện đầu tiên ở một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân
loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Vì vậy, theo người Trung Quốc, triết học có
ý nghĩa là Trí bao hàm sự hiểu biết, sự nhận thức sâu sắc của con người về thế giới.
Theo tiếng Hy Lap, thuật ngữ triết học được cấu tạo bởi hai từ Philos và Sophia.
Philos có nghĩa là tình bạn, tình yêu, là khát vọng để vươn tới. Còn Sophia là sự
khôn ngoan, hiểu biết , là sự thông thái.
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5931 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Điều kiện ra đời và bước ngoặt cách mạng trong triết học mác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Điều kiện ra đời và bước ngoặt cách
mạng trong triết học mác
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
A.Phần mở đầu: ........................................................................................... Trang 2
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................ Trang 2
2. Đối tượng nghiên cứu đề tài ................................................................ Trang 3
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... Trang 3
B.Phần nội dung: ......................................................................................... Trang 3
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN CHỦ NGHĨA MÁC ........... Trang 3
1.1: Tiền đề kinh tế xã hội ........................................................................ Trang 4
1.2: Tiền đề lý luận .................................................................................. Trang 5
1.3: Tiền đề khoa học tự nhiên ................................................................. Trang 7
Chương 2; NHỮNG BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG TRIẾT HỌC
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC ............................................................................ Trang 8
2.1 Tiểu sử của C.Mác và Ph.Ăngghen ..................................................... Trang 9
2.1.1 Tiểu sử của C.Mác ..................................................................... Trang 9
2.1.2 Tiểu sử của Ph.Ănghgen .......................................................... Trang 10
2.2 Thực chất của bước ngoặt cách mạng do Mác và Ăngghen thực hiện Trang 10
2.2.1 Khái quát quá trình dẫn đến hình thành chủ nghĩa DVBC .............. Trang 10
2.2.2 Triết học Mác ra đời làm cho chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
thống nhất chặt chẽ .................................................................................... Trang 13
2.2.3 Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn ......................................... Trang 14
2.2.4 Sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử .................................. Trang 15
2.2.5 Thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng .................... Trang 16
2.2.6 Những thay đổi căn bản về tính chất, đối tượng và mối quan hệ của
Triết học với các ngành khoa học khác ........................................................ Trang 17
2.3 Vai trò của Triết học Mác đối với sự đổi mới ở nước ta ..................... Trang 18
C. Phần kết luận ........................................................................................ Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... Trang 21
2
A.Phần mở đầu:
1.Lí do chọn đề tài:
Có thể nói tư duy khoa học lôgic và có biện chứng của con người là một yếu
tố rất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển xã hội loài người nói chung. Tư
duy ấy được đề cập đến ở nhiều ngành khoa học, một trong những ngành mà có thể
khẳng định không thể thiếu trong tư duy suy nghĩ của con người đối với sự phát
triển văn hóa, chính trị, kinh tế của bất kỳ xã hội nào quốc gia nào, đó là ngành
khoa học triết học. Triết học ra đời cách đây đã lâu, nhưng có thể khẳng định,
những thành tựu , những đóng góp, của nó đối với xã hội của nhân loại nói chung
không dừng lại ở đó mà trong tương lai và sự phát triển ổn định về mọi mặt không
thể không có ngành khoa học triết học được. Như vậy triết học là gì, và nó có khái
niệm như thế nào? Ta nên đi tìm hiểu một số ý kiến trong các công trình nghiên
cứu lớn.
Triết học xuất hiện đầu tiên ở một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân
loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Vì vậy, theo người Trung Quốc, triết học có
ý nghĩa là Trí bao hàm sự hiểu biết, sự nhận thức sâu sắc của con người về thế giới.
Theo tiếng Hy Lap, thuật ngữ triết học được cấu tạo bởi hai từ Philos và Sophia.
Philos có nghĩa là tình bạn, tình yêu, là khát vọng để vươn tới. Còn Sophia là sự
khôn ngoan, hiểu biết , là sự thông thái.
Cho đến nay đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng
những cách định nghĩa ấy, ít nhiều vẫn có những nội dung giống nhau là: Triết học
nghiên cứu thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa lại một hệ thống các quan
niệm về chỉnh thể đó. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin: Triết học là một
hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người, về vị trí vai trò của con người
trong thế giới ấy.
Lịch sử triết học đã trải qua nhiều thời kỳ và mỗi thời kỳ đều có những
trường phái khác nhau cùng phát triển. Trường phái triết học càng về sau thì luôn
phát triển và càng hoàn thiện hơn. Thực chất sự xuất hiện của triết học Mác là một
3
sản phẩm tất yếu của lịch sử, hợp quy luật, nó là kết tinh tất cả những giá trị cao quý
của tư duy triết học, văn học, khoa học tự nhiên, lịch sử nhân loại.
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, chủ nghĩa Mác tìm thấy vai trò to lớn của
quần chúng bị áp bức, vai trò quan trọng của thực tiễn cách mạng, biến thành những
động lực chủ yếu để thành công trong công cuộc cách mạng vô sản. Ngoài ra chủ
nghĩa Mác còn gắn liền với hoàn cảnh lịch sử mới, với cuộc đấu tranh của nhân dân
lao động và sự thay đổi cách mạng trên toàn thế giới, mang đến cho giai cấp vô sản
và chính đảng của nó có một thế giới quan thực sự khoa học.
2. Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Từ khi ra đời, chủ nghĩa triết học Mác đã làm thay đổi nhận thức nhiều mặt
trong xã hội, Từ kinh tế chính trị cho đến văn hóa. Bên cạnh đó con người nhận
thức về thế giới, về xã hội, về con người, về tôn giáo cũng có ít nhiều đổi so với
trước đây. Tất nhiên, việc tìm hiểu, phân tích, lý giải, đưa vào thực tiễn của sống ở
tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, có lẽ sẽ là công việc của rất nhiều người, ở
những thời đại khác nhau. Trong khuôn khổ nhỏ của đề tài “Điều kiện ra đời và
bước ngoặt cách mạng trong triết học mác”, một lần nữa người viết nhằm khẳng
định tính tích cực của nó trong hoàn cảnh phức tạp của nước ta hiện nay. Cũng từ
đó khẳng định, lập trường kiên định của cách mạng ta trong mọi hoàn cảnh.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Rất nhiều phương pháp nghiên cứu; như là sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu của triết học, phép biện chứng duy vật và phép biện chứng lịch sử,
kết hợp với việc phân tích lôgic, qui nạp, diễn dịch, nhận định tổng hợp để làm sáng
tỏ vấn đề.
B. Phần nội dung:
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Để ra đời chủ nghĩa Mác hay bất kỳ những trường phái triết học nào thì
cũng phải dựa trên những tiền đề khác nhau. Tất cả những biến động những thay
4
đổi trong xã hội ở từng chặng đường là cơ sở để ra đời chủ nghĩa Mác. Theo dòng
trải của lịch sử, Triết học Mác ra đời là sản phẩm tất yếu của thời đại, dựa trên cơ sở
những điều kiện lịch sử-xã hội nhất định cùng với những tiền đề lý luận và khoa
học sau đây
1.1 Tiền đề về kinh tế xã hội: Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ
XIX, do Karx Marx (1818-1883) và Engels (1820 – 1895) xây dựng nên. Vào thời
gian này ở các nước, Anh, Pháp, Đức, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ trên
cơ sở nền sản xuất bằng cơ giới do cuộc cách mạng công nghệ tạo ra. Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản cũng làm lộ rõ thêm mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó, đó là
mâu thuẫn giữa một bên là tính chất xã hội hóa và trình độ phát triển ngày càng cao
của lực lượng sản xuất (LLSX) với một bên là quan hệ sản xuất (QHSX)Tư Bản
chủ nghĩa ( TBCN ).Mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội, đó là mâu thuẫn
giữa giai cấp vô sản (GCVS) và giai cấp tư sản (GCTS). Đặc biệt khi giai cấp tư sản
đã xác lập được sự thống trị chính trị của mình thì họ trở thành lực lượng bảo thủ
làm cho mâu thuẫn giai cấp giữa GCVS và GCTS ngày càng gay gắt hơn.
Do vậy ở thời kỳ này phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh
mẽ và đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa như:
+ Cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Li-ông (Pháp) nổ ra năm (1831-
1834).Cuộc nổi dậy của công nhân TP Pari năm 1832.
+ Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Xi-Lê-Di (Đức) năm1844.
+ Ở Anh đã ra đời phong trào quần chúng đầu tiên của công nhân và được
gọi là “Phong trào hiến chương” năm (1830-1840).
Như vậy, trên vũ đài lịch sử đã xuất hiện một lực lượng chính trị xã hội mới
mẻ mặc dù còn mang tính tự phát, nhưng ngày càng mạnh mẽ, trở thành nhân tố
quan trọng của đời sống chính trị - xã hội, đó là giai cấp vô sản cách mạng. Trong
bối cảnh lịch sử ấy, các học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán của
Xanh-Xi-Mông, Phu-ri-ê, Ô-Oen lại không đáp ứng được yêu cầu của phong trào vô
sản, không thể hiện được những lợi ích căn bản của giai cấp vô sản trong sự nghiệp
giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ Tư bản chủ nghĩa. Phong trào đấu tranh
của giai cấp vô sản còn mang tính tự phát và thiếu tổ chức, do đó cần phải có một lý
5
luận tiên phong hướng dẫn và giác ngộ cho giai cấp công nhân về vai trò sứ mệnh
lịch sử của mình.
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận trước kia, và trực tiếp tham gia vào
phong trào đấu tranh của g/c công nhân, Mác và Ăng Ghen đã khái quát kinh
nghiệm đấu tranh của g/c công nhân, sáng tạo ra lý luận cách mạng của phong trào
vô sản; dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Có thể nói giai cấp vô sản đã tìm thấy ở
triết học Mác vũ khí tinh thần của mình, cũng giống như triết học Mác đã tìm thấy
giai cấp vô sản như là vũ khí vật chất của mình.
1.2 Tiền đề lý luận của triết học Mác
HÊ GHEN (1770- 1831) PHƠ -BÁCH (1804- 1872)
Triết học Mác ra đời do nhu cầu của sự khái quát tri thức nhân loại.Với tư
cách là một khoa học, triết học Mác đã kế thừa tất cả những tinh hoa di sản lý luận
quý báu mà loài người đã đạt được. Đặc biệt Mác-Ăng Ghen đã kế thừa chủ nghĩa
duy vật (CNDV) của Phơ-Bách và phép biện chứng của Hê-Ghen trong triết học cổ
điển Đức.
Công lao của Hê-Ghen là ở chỗ ông là người đã phê phán mạnh mẽ phương
pháp tư duy siêu hình. Ông là người đầu tiên đã diễn đạt được những quy luật của
phép biện chứng với tư cách là hệ thống lý luận. Nghĩa là ông coi toàn bộ giới tự
nhiên, lịch sử và tinh thần nằm trong quá trình liên hệ, vận động, phát triển tuân
6
theo quy luật. (Quy luật mâu thuẫn, QL lượng–chất, QL phủ định của phủ định).
Nhưng khi trình bày các quy luật của phép biện chứng, Hê-Ghen lại cho rằng: các
quy luật ấy cũng chỉ là sản phẩm của sự sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Do đó phép
biện chứng của Hê-Ghen là phép biện chứng duy tâm. Hệ thống triết học của Hê-
Ghen là hệ thống triết học duy tâm. Vì vậy, để xây dựng nên phép biện chứng duy
vật Mác – Ăng Ghen đã phê phán tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hê-
Ghen, các ông đã kế thừa, tiếp thu những mặt tiến bộ trong phép biện chứng ấy để
hình thành phép biện chứng duy vật. Như vậy, Phép biện chứng của Mác không
những là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng mà còn đối lập với phép
biện chứng của Hê-Ghen.
Chủ nghĩa duy vật của Phơ-Bách đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành
thế giới quan khoa học của Mác, Ăng-Ghen. ->Các ông đã đánh giá cao Phơ-Bách
trong việc phê phán tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm. Đặc biệt là khi đấu tranh chống
chủ nghĩa duy tâm, Phơ-Bách đã khôi phục lại vị trí xứng đáng cho triết học duy
vật. Nhưng chủ nghĩa duy vật của Phơ-Bách vẫn mang tính trực quan siêu hình và
duy tâm về xã hội.
Vì vậy, để xây dựng hệ thống triết học duy vật biện chứng, Mác – Ăng Ghen
đã trực tiếp kế thừa những quan điểm duy vật tiến bộ của triết học Phơ-Bách; đồng
thời các ông cũng khắc phục tính trực quan, siêu hình và duy tâm về lịch sử của nó,
thay vào đó những kết luận có tính khoa học trên cơ sở khái quát mhững thành tựu
của khoa học đương thời.
Như vậy, Triết học cổ điển Đức trước hết là phép biện chứng của Hê-Ghen
và chủ nghĩa duy vật của Phơ-Bách là nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của
triết học Mác.
* Ngoài sự chín muồi của điều kiện kinh tế - xã hội, của tiền đề lý luận; để
triết học duy vật biện chứng ra đời còn phải nói đến vai trò của Mác – Ăng Ghen,
những vĩ nhân có bộ óc thiên tài. Các ông vừa là những nhà khoa học có tri thức
khoa học sâu sắc, có lý tưởng cách mạng nồng cháy mà còn là những người có tài
năng về tổ chức thực tiễn. Chính nhờ tham gia trực tiếp vào vào hoạt động thực tiễn,
tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân; Mác – Ăng Ghen
7
đã có bước chuyển biến quyết định từ chủ nghĩa duy tâm triết học sang chủ nghĩa
duy vật biện chứng, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ
nghĩa. Đó cũng là điều kiện để triết học Mác ra đời.
1. 3 Tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác
Để triết học Mác có thể ra đời được ngoài những điều kiện kinh tế, xã hội
còn phải có những tiền đề về khoa học tự nhiên cho phép khắc phục không những
quan điểm duy tâm mà cả quan điểm siêu hình về thế giới để hình thành thế giới
quan duy vật biện chứng. Thời kỳ này có ba phát minh vĩ đại, đóng vai trò quan
trọng cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ba phát minh đó là:
* Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
* Học thuyết về cấu tạo tế bào của cơ thể sống.
* Thuyết Tiến hóa của Đác-Uyn.
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Do nhà vật lý học người
Đức là RôBéc May-e phát minh năm (1842–1845). Sự phát minh ra định luật bảo
toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh rằng: các hình thức vận động khác
nhau của vật chất không tách rời nhau, mà giữa chúng có sự liên hệ, chuyển hóa lẫn
nhau trong những điều kiện nhất định. Nghĩa là không có sự mất đi của năng lượng,
mà chỉ có sự chuyển biến không ngừng của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Định luật này là cơ sở khoa học cho quan điểm biện chứng về thế giới.
+ Thuyết tế bào: Chủ yếu do hai nhà bác học người Đức là: Slây-Đen và Sa-
Van-Nơ xây dựng năm (1838–1839), đã xác định rằng: Cơ thể thực vật và động vật
đều do tế bào tạo thành. Học thuyết này chỉ rõ sự thống nhất bên trong của sinh vật,
chỉ ra con đường phát triển, tiến hóa phổ biến của cơ thể sống. Vì vậy, nó góp phần
8
quan trọng vào sự khẳng định quan niệm duy vật biện chứng về tính thống nhất của
sự sống trong những biểu hiện phong phú, đa dạng, muôn vẻ của nó.
+ Thuyết Tiến hóa: Do Đác-Uyn, nhà bác học người Anh xây dựng vào
năm 1859. Thuyết này đã chứng minh một cách khoa học rằng: thế giới thực vật và
động vật là kết quả tất yếu của một quá trình tiến hóa lâu dài, trong đó các sinh vật
phức tạp bậc cao đã hình thành từ các sinh vật giản đơn, bậc thấp; không phải theo
ý định của thượng đế mà là do áp lực của quy luật chọn lọc tự nhiên. Học thuyết
này cũng góp phần khẳng định quan điểm DVBC về thế giới.
Học thuyết nói trên không những khẳng định mối liên hệ vận động, phát triển
của các dạng vật chất sống mà còn đập tan luận điểm cho rằng: chúa sáng tạo ra
muôn loài, thượng đế sáng tạo ra con người.
Như vậy: các phát minh khoa học nói trên đã đặt cơ sở vững chắc cho quan
điểm biện chứng về thế giới. Đồng thời sự phát triển của khoa học tự nhiên cũng đòi
hỏi phải có những khái quát mới về lý luận triết học, phải xây dựng phép biện
chứng duy vật với tính cách là một khoa học thật sự, giúp cho khoa học tự nhiên
phát triển.
Chương 2:
NHỮNG BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG TRIẾT HỌC
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng là một tất yếu
khách quan, nó bắt nguồn từ những nguyên nhân kinh tế, xã hội và sự phát triển của
ĐẮC – UYN và học thuyết về sự tiến hóa của các loài 1859
9
tư tưởng nhân loại trước đó. Khái quát kinh nghiệm của phong trào công nhân và
những thành tựu của khoa học tự nhiên, kế thừa có phê phán những tư tưởng triết
học trước đó, Mác và Ăng-Ghen đã thực hiện bước ngoặt cách mạng trong triết học,
dẫn đến sự ra đời của triết học Mác
2.1: Tiểu sử của C.Mác và Ph.Ăngghen
2.1.1: Tiểu sử của C.Mác
- C. Mác sinh ngày 5 / 5 / 1818 và mất 14 / 3 / 1883. Sinh ra trong một gia
đình luật sư, Mác học luật tại trường Đại học Bon
(1835/1836) và trường Đại học Béclin
(1836/1841). Tại trường Đại học tổng hợp Béclin,
Mác đã nghiên cứu triết học và lịch sử. Sự hình
thành thế giới quan duy vật của Mác là một quá
trình đầy khó khăn phức tạp vì bản thân Mác
không phải là là người cách mạng và cộng sản
“bẩm sinh”. Ông sinh ra trong một gia đình trí
thức tư sản và nền học vấn tư sản đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông. Trước khi làm
quen với Triết học Hêghen vào năm 1837, thậm chí Mác là một tín đồ Kitô ngoan
đạo. Ở thời kỳ trung học Mác đã có những bài viết ca ngợi chúa Kitô. Tất nhiên
niềm tin tôn giáo của Mác được hiểu nghĩa là bản tính con người khao khát hướng
tới cái thiện .
- Năm 1837 C. Mác đến với triết học của Hêghen và tham gia vào phái
Hêghen trẻ, tách ra từ phái Hêghen vào năm 1835 đại diện cho phái tư sản cấp tiến,
họ phê phán thần học và chế độ phong kiến ở Đức, chuẩn bị tư tưởng cho cuộc cách
mạng tư sản Đức năm 1848.
- Từ 1839 C. Mác nghiên cứu lịch sử triết học cổ Hy Lạp, triết học thời kỳ
cận đại. Tháng 4/1841 ông nhận bằng tiến sĩ. Trong luận án tiến sĩ Mác còn chịu
ảnh hưởng tư tưởng duy tâm của Hêghen, đề cao không đúng vai trò ý thức con
người, đồng thời cũng manh nha tư tưởng về phép biện chứng giữa tồn tại và tư
duy.
10
- Mác đối lập với Hêghen và phái Hêghen trẻ trong quan niện về vai trò của
phép biện chứng và triết học nói chung. Ông coi nhiệm vụ của triết học là phục vụ
cuộc đấu tranh chính trị, phục vụ sự nghiệp giải phóng người lao động. Phép biện
chứng phải có nhiệm vụ phá bỏ hiện thực cũ lỗi thời, hạn chế.
2.1.2: Tiểu sử của Ph.Ănghgen
Ph. Ăngghen sinh ngày 28 /11/ 1820 và mất 5/8/ 1895. Sinh ra trong một
gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Bácmen (Đức).
Ông chỉ học hết trung học và theo cha làm một số
công việc kinh doanh mà ông không thích và cho
là việc “xấu xa”. Trong khi làm việc kinh doanh
ông đã kiên trì con đường tự học, nuôi ý làm khoa
học và hoạt động cách mạng cải tiến xã hội
- Năm 1839 Ph. Ăngghen nghiên cứu triết
học của Hêghen và tham gia vào phái Hêghen trẻ.
Tháng 3/1839 Ăngghen đăng bài báo “Những bức thư từ Vêsphali” thể hiện lập
trường dân chủ cách mạng của mình. Qua bài báo này ông phê phán bọn chủ xưởng
sùng đạo, bày tỏ thiện cảm với công nhân. Tuy nhiên, lúc này Ăngghen vẫn chưa
hiểu bản chất của giai cấp công nhân như một giai cấp cách mạng nhất trong các
giai tầng bị bóc lột của xã hội hiện đại.
- Năm 1841, Ăngghen tới Béclin làm nghĩa vụ quân sự, ông tham gia phái
Hêghen trẻ. Cũng trong năm này ông nghiên cứu tác phẩm nổi tiếng của Phơbach
“Bản chất đạo cơ đốc”- một tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến đến thế giới quan của
ông.
- Từ 1842 Ph.Ăngghen nghiên cứu kinh tế chính trị học cổ điển Anh và
phong trào công nhân. Từ đó Mác và Ăngghen vẫn đứng trên lập trường của chủ
nghĩa duy tâm trong việc giải quyết các vấn đề triết học và trong quan điểm chính
trị là nhà dân chủ cách mạng
2.2: Thực chất của bước ngoặt cách mạng do Mác và Ăngghen thực hiện.
2.2.1 Khái quát quá trình dẫn đến hình thành chủ nghĩa duy vật biện
chứng:
11
Sự hình thành thế giới quan khoa học của Mác và Ăngghen là quá trình hợp
quy luật, là nhu cầu khách quan của lịch sử trước hết là lịch sử đấu tranh của giai
cấp công nhân. Quá trình này gắn bó chặt chẽ với nhau giữa lập trường chính trị và
quan điểm triết học. Hoạt động luận của Mác và Ăngghen gắn liền với thực tiễn
cách mạng làm cho hai ông chuyển từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm sang lập
trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ lập trường chính trị dân chủ cách mạng
sang lập trường chính trị cộng sản chủ nghĩa. Quá trình hình thành triết học mác
cũng không tách rời tình cảm sâu sắc của Mác và Ăngghen đối với những người
lao động bị áp bức, tình cảm đó là yếu tố quan trọng hình thành thế giới quan khoa
học của hai ông. Mác và Ăngghen cũng kế thừa và phê phán di sản lý luận của nhân
loại, nghiên cứu tiếp thu những thành tựu khoa