Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời đầu những năm 2000. Thuật ngữ “Thị trường chứng khoán” xuất hiện khá mới mẻ đối với công chúng Việt Nam. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới, thị trường chứng khoán đă phát triển rất sôi động. Cho đến nay, thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vốn trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường, bổ sung cho các kênh huy động vốn khác.
Thị trường chứng khoán ở Việt nam quy mô còn nhỏ bé nhưng bước đầu đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh về thể chế cũng như cơ cấu, ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thực tế phát triển kinh tế và nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư cũng như các tổ chức huy động vốn. Đă có nhiều doanh nghiệp thực hiện việc huy động vốn qua kênh này. Có thể thấy mới chỉ hơn 10 năm phát triển đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có rất nhiều biến động, từ phát triển “thần kỳ” cho đến những lúc gần như rơi vào bế tắc, tuy nhiên, kênh huy động vốn qua thị trương chứng khoán vẫn giữ vững vai trò rất quan trọng đối với sự hoạt động của những doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp.
Bài tiểu luận em viết chủ yếu nghiên cứu về điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán với góc độ vĩ mô. Tập trung tŕnh bày về các cơ sở lư luận về thị trường chứng khoán và cách thức huy động vốn cũng như điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp qua kênh quan trọng này. Vì thế em đi sâu vào phân tích và chia ra bố cục bài như sau
Phần 1. Những vấn đề cơ bản về Thị trường chứng khoán, điều kiện và chức năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán của Doanh nghiệp
Phần 2. Điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam qua thị trường chứng khoán những năm gần đây (*)
Phần 3. Một số đề xuất cho phương thức huy động vốn của thị trường chứng khoán cho Doanh nghiệp trong tương lai
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA TÀI CHÍNH
* *
*
BÀI TIỂU LUẬN
ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giảng viên : Ths. Ngô Khánh Huyền
Sinh viên : Đồng Thị Thu Huyền
Mã sinh viên : A16586
Lớp : TTCK.3
Hà Nội 14/12/2012
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời đầu những năm 2000. Thuật ngữ “Thị trường chứng khoán” xuất hiện khá mới mẻ đối với công chúng Việt Nam. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới, thị trường chứng khoán đă phát triển rất sôi động. Cho đến nay, thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vốn trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường, bổ sung cho các kênh huy động vốn khác.
Thị trường chứng khoán ở Việt nam quy mô còn nhỏ bé nhưng bước đầu đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh về thể chế cũng như cơ cấu, ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thực tế phát triển kinh tế và nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư cũng như các tổ chức huy động vốn. Đă có nhiều doanh nghiệp thực hiện việc huy động vốn qua kênh này. Có thể thấy mới chỉ hơn 10 năm phát triển đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có rất nhiều biến động, từ phát triển “thần kỳ” cho đến những lúc gần như rơi vào bế tắc, tuy nhiên, kênh huy động vốn qua thị trương chứng khoán vẫn giữ vững vai trò rất quan trọng đối với sự hoạt động của những doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp.
Bài tiểu luận em viết chủ yếu nghiên cứu về điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán với góc độ vĩ mô. Tập trung tŕnh bày về các cơ sở lư luận về thị trường chứng khoán và cách thức huy động vốn cũng như điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp qua kênh quan trọng này. Vì thế em đi sâu vào phân tích và chia ra bố cục bài như sau
Phần 1. Những vấn đề cơ bản về Thị trường chứng khoán, điều kiện và chức năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán của Doanh nghiệp
Phần 2. Điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam qua thị trường chứng khoán những năm gần đây (*)
Phần 3. Một số đề xuất cho phương thức huy động vốn của thị trường chứng khoán cho Doanh nghiệp trong tương lai
Bài biết dựa trên mức độ tìm hiểu chưa được chi tiết và cách viết còn mang tính chất sinh viên nên có thể chưa được hoàn chỉnh về nội dung nên em mong nhận được những nhận xét và phản hồi từ phía cô và các bạn trong lớp để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
(*) Bài viết chủ yếu lấy các số liệu từ năm 2010 đến nay
Phần 1. Những vấn đề cơ bản về Thị trường chứng khoán, điều kiện và chức năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán của Doanh nghiệp
1. Bản chất và chức năng của Thị trường chứng khoán
1.1. Bản chất Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các họat động trao đổi các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Những xét về mặt bản chất thì:
- TTCK là nơi tập trung phân phối các nguồn vốn tiết kiệm
- TTCK là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia thị trường một cách trực tiếp. Qua kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đàu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, năng cao tiềm năng quản lý vốn.
- TTCK thực chất là quá trình vẫn động của tư bản tiền tệ, chuyển tư bản tiền tệ từ tư bản sở hữu sang tư bản chức năng. Đây là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa.
Đặc điểm của TTCK là:
- TTCK gắn với hình thức tài chính trực tiếp.
- TTCK gắn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thông qua giá cả hình thành theo quan hệ cung cầu, tự do tham gia và rút khỏi thị trường, công khai thông tin ra công chúng.
1.2. Chức năng của Thị trường chứng khoán
Có nhiều quan điểm cũng như tiêu thức và cách đánh giá khác nhau về chức năng của TTCK, nhưng có thể thấy TTCK có những chức năng chính sau:
- Công cụ huy động vốn cho nền kinh tế
- Công cụ tăng tiết kiệm quốc gia
- Chức năng thanh khoản cho các chứng khoán
- Chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế
Trong đó, chức năng huy động vốn cho nền kinh tế là chức năng cơ bản và quan trọng nhất trong sự hoạt động của TTCK. Vì thế, khi phân tích chức năng của TTCK, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích chức năng này và là cơ sở cho những đánh giá về nguồn vốn huy động của doanh nghiệp Việt Nam qua TTCK ở những phần sau.
Về chức năng là công cụ cho huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, thông qua sự hoạt động của thị trường chứng khoán tạo ra một cơ chế chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thị trường chứng khoán cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các công ty sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới... Chức năng này được thực hiện khi công ty phát hành chứng khoán và công chúng mua chứng khoán. Nhờ vào sự hoạt động của thị trượng chứng khoán mà các công ty có thể huy động một lượng vốn lớn đầu tư dài hạn. Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Trong quá trình này thị trường đã có những tác động quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc dân bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của các công ty.
TTCK còn là công cụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh những hình thức phổ biến như liên doanh, đầu tư theo hợp đồng… Thông qua TTCK, các nhà đầu tư nước ngoài có thể quan sát, theo dõi và nhận định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, các tổ chức kinh tế trong nước. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì xu hướng huy động vốn thông qua TTCK càng phát triển. Điều này có được là do tính đa dạng, linh hoạt và chi phí thấp cảu TTCK so với việc huy động vốn gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian.
2. Điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp
2.1. Huy động vốn của doanh nghiệp
Vốn là mục tiêu mà doanh nghiệp nào hoạt động cũng muốn tăng trưởng tối đa nó, vì thế, khi doanh nghiệp muốn nguồn vốn của mình được tăng thêm, doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh tăng vốn như:
- Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư
- Huy động vốn khách hàng thông qua bán hàng và cung cấp dịch vụ một cách “thoải mái hơn”
- tăng vốn chủ sở hữu bằng phát hành cố phiếu của công ty cổ phần (CTCP)
- Phát hành trái phiếu công ty
- Liên doanh - liên kết trong và ngoài nước
- Các nguồn vốn tài trợ khác, của ngân sách Nhà nước, FDI….
Kênh huy động vốn nhanh nhất thường thấy ở các doanh nghiệp đó là huy động vốn qua các tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư. Nhưng việc phải chi trả cho những khoản phí chi phí cao ở kênh này đã khiến kênh huy động vốn bằng phát hành chứng khoán thực sự hiệu quả hơn đối với việc huy động vốn của các doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán giúp các công ty thoát khỏi các khoản vay có chi phí tiền vay cao ở các ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Hoặc chính thị trường chứng khoán tạo ra tính thanh khoản để cho công ty có thể bán chứng khoán bất kỳ lúc nào để có tiền. Như vậy, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá các h́ình thức huy động vốn và đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác (kể cả giá trị hữu h́ình và vô h́ình) thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Thị trường chứng khoán c̣n là nơi giúp các tập đoàn ra mắt công chúng. Thị trường chứng khoán chính là nơi quảng cáo tốt nhất về bản thân doanh nghiệp.
2.2. Điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu hoặc các chứng chỉ quỹ) ra công chúng.
Phát hành ra công chúng là quá trình trong đó chứng khoán được bán rộng rãi ra công chúng, cho một số lượng lớn người đầu tư, trong tổng lượng phát hành phải giành một tỷ lệ nhất định cho các nhà đầu tư nhỏ và khối lượng phát hành phải đạt được một mức nhất định.
Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho công ty có thể huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn huy động này không cấu thành một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái phiếu công ty… thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên mỗi phương thức huy động đều có những ưu nhược điểm riêng và nhà quản lý công ty phải cân nhắc, lựa chọn tuỳ từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp.
Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự chi phối của pháp luật về chứng khoán và phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán cấp phép. Những công ty phát hành chứng khoán phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự giám sát riêng theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Mỗi nước có những quy định tiêng trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng tuy nhiên để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường phải đảm bảo những yêu cầu chung:
- Đảm bảo có quy mô vốn tối thiểu
- Đảm bảo tính liên tục về hoạt động sản xuất kinh doanh
- Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi (hoạt động có hiệu quả trong một số năm)
- Có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
- Có phương án khả thi về việc sử dụng số vốn huy động
Ở Việt Nam việc quy định điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng được quy định tại điều 12 luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 ban hành ngày 29/06/2006. Trong đó, luật quy định các doanh nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu sau cho việc phát hành các loại chứng khoán như:
i. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
ii. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;
c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
iii. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm:
a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam;
b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này.
iii. Chính phủ quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác.
Riêng đối với cổ phiếu, điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng:
Theo quy định của Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất
- Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng Giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
Ngoài ra, để có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp cần phải tạo dựng được uy tín, danh tiếng trên thị trường, tạo được hình ảnh đẹp trong mắt công chúng. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc công bố thông tin: đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho người mua chứng khoán. Bản thân doanh nghiệp luôn phải tăng cường hiệu quả của chính mình, phải tăng cường việc quản trị công ty một cách minh bạch và phải bảo đảm yêu cầu niêm yết của thị trường vốn trong nước và quốc tế.
Phần 2. Điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam qua thị trường chứng khoán những năm gần đây
1. Thực trạng
Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, huy động vốn của TTCK qua 12 năm được 700.000 tỷ đồng. Với con số này, TTCK đã và đang được xem là kênh huy động vốn trung và dài hạn chính cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh ngân hàng khó khăn.
Kênh huy động vốn qua TTCK thực tế gặp phải nhiều rủi ro. Việc có 700.000 tỷ đồng trong 12 năm, TTCK Việt Nam đã không ít lần biến động mạnh. Năm 2007, khi TTCK đạt đỉnh cao của sự hoàng kim, nhiều nhà đầu tư đã xem TTCK như một “canh bạc” lớn, đổ xô đầu tư chứng khoán. Từ doanh nghiệp (DN), công chức, viên chức đến chị đầu bếp đều tham gia thị trường nhằm kiếm lời. Bước sang 2008, TTCK đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng, sự đi xuống chỉ là nhất thời, TTCK sẽ sớm trở lại thời hoàng kim. Vì thế, số lượng nhà đầu tư và các CTCK vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, TTCK tuột dốc không phanh, bất chấp các nhận định: thị trường sẽ sớm khởi sắc. Thực tế cho thấy, sự đi xuống của thị trường là tất yếu, khi việc làm giá và báo cáo tài chính của các DN niêm yết phần lớn là ảo. Chưa kể, tình hình kinh tế khó khăn đã kéo các DN niêm yết rơi vào khó khăn, nợ nần chồng chất. Hệ quả sự tăng trưởng nóng của tín dụng do sự cho vay dễ dãi, cùng với sự suy yếu của kinh tế đã làm TTCK liên tục đỏ sàn. Rõ ràng, TTCK tuy hoạt động 12 năm nhưng vẫn là ngành kinh doanh mới, chứa đựng nhiều khó khăn, rủi ro.
TTCK tuột dốc, khiến cho việc huy động vốn của DN cũng giảm theo. Con số phát hành thực tế trong năm 2010 chỉ đạt khoảng 5,7 tỉ cổ phiếu nhưng cũng đủ giúp doanh nghiệp thu về 47.000 tỉ đồng. Mặc dù vậy, các đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu vẫn có tỉ lệ thành công cao hơn so với đấu giá. Nửa cuối năm 2010, thị trường đã ghi nhận những phiên đấu giá thất bại của các công ty như Hồng Hà Dầu khí (PHH), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG). Tỉ lệ bán được so với lượng cổ phiếu đấu giá của PHH chỉ là 22,6% và PVG là 0,61%. Thậm chí, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) phải hủy kế hoạch đấu giá cổ phần do không có ai tham gia.
Tình hình huy động vốn qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cũng không mấy lạc quan. Điển hình, đợt IPO lớn nhất và được quan tâm nhất trong năm của PV Gas cũng chỉ đạt lượng đăng ký mua xấp xỉ 2/3 lượng chào bán.
Sự ảm đạm của thị trường khiến doanh nghiệp chỉ còn biết trông cậy vào cổ đông hiện hữu. Năm 2010 có đến 56% doanh nghiệp chọn phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, trong khi năm ngoái tỉ lệ này chỉ là 25%.
Sang năm 2011, sau 2 quý đầu năm, huy động vốn qua TTCK chỉ đạt hơn 6.500 tỷ đồng, bằng 40% so với cùng kỳ năm ngoái Nhìn lại từ đầu năm 2011, xu hướng thị trường chủ yếu là đi xuống, VN-Index từ mức 484,4 điểm (31/12/2010) giảm khoảng 13%, còn 428,3 điểm (6/7/2011). Tuy nhiên, từ quý III năm 2011, tình hình huy động vốn qua thị trường chứng khoán đã không còn thuận lợi như trước. Chỉ 81% doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đúng kế hoạch, còn lại phải điều chỉnh, hoãn, thậm chí phải hủy kế hoạch.
Rõ ràng, trái phiếu không phải là kênh dành cho mọi doanh nghiệp. Theo Công ty Chứng khoán HSC, chỉ 75 doanh nghiệp niêm yết phát hành trái phiếu trong năm 2010 và chủ yếu là các tên tuổi lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Vincom… Họ đã huy động được 75.954 tỉ đồng thông qua kênh này.
Năm 2012, TTCK Rơi xuống vực nhưng chưa tới đáy. Trên toàn thị trường hiện có tới gần 70% cổ phiếu được giao dịch dưới mệnh giá, nhiều cổ phiếu rẻ bằng một chén nước chè… nguội. Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM hiện có hơn 51 mã chứng khoán giao dịch có giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí có mã giá dưới 2.000 đồng/cổ phiếu. Sàn Hà Nội cũng không kém cạnh với la liệt cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá.
Thị trường không thể bật dậy cho dù HNX-Index đang ở vùng thấp lịch sử, còn VN-Index cũng ở mức thấp nhất trong nhiều tháng qua. Điều đáng nói là tính thanh khoản trên thị trường tiếp tục đứng ở mức rất thấp và thực sự vẫn đang thử thách sự kiên nhẫn đã sắp cạn kiệt của nhà đầu tư. Gần như trong toàn bộ tháng 11/2012, giá trị giao dịch khớp lệnh cổ phiếu trên cả 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đều quanh quẩn ở con số vài trăm tỷ, chưa bằng giá trị giao dịch của một cổ phiếu blue-chip hoặc một cổ phiếu đầu cơ thời sôi động.
Thời huy động vốn trên thị trường chứng khoán một cách dễ dàng đã là quá khứ...
Trước đây, nhà đầu tư (NĐT) chưa bao giờ có khái niệm mua cổ phiếu dưới mệnh giá, nhưng hiện nay có quá nhiều mã như thế; điều này cho thấy sự khó khăn của kinh tế và các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ. Quan trọng hơn là giá trị giao dịch trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng cùng với tâm lý nhà đâu tư chán nản vì thua lỗ kèo dài. Và chính sự suy giảm của TTCK đã khiến cho một số doanh nghiệp tuyên bố rút lui khỏi thị trường vì cho rằng thị trường không đáp ứng được là kênh huy động vốn trung và dài hạn cũng như thị trường đã đánh giá quá thấp đối với giá trị của doanh nghiệp...
Trên thực tế, việc huy động vốn của doanh nghiệp từ nửa cuối 2010 chịu rất nhiều bất lợi. Trước hết, những bất ổn vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỉ giá VND/USD tăng đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc lại kế hoạch tăng vốn. Bất ổn vĩ mô cũng là nguyên nhân quan trọng đẩy giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giảm sâu, làm đổ vỡ không ít kế hoạch huy động vốn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phải thừa nhận việc có quá nhiều doanh nghiệp muốn tăng vốn trong năm nay đã dẫn đến sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu. Trong khi nguồn cung cổ phiếu mới liên tục đổ vào thì dòng tiền trên thị trường lại tỏ ra hụt hơi. Tính trung bình, khối lượng giao dịch mỗi phiên của cả 2 sàn trong 11 tháng qua chỉ đạt khoảng 30,3 triệu cổ phiếu, với giá trị bình quân ước đạt 1.018 tỉ đồng. So với 42 triệu cổ phiếu và 1.400 tỉ đồng của năm 2009 thì thanh khoản của thị trường không những không được tiếp sức mà còn sụt giảm.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhà đầu tư mất niềm tin vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhưng chưa trả lời được cho cổ đông câu hỏi “nguồn vốn huy động sẽ được sử dụng như thế nào?”.
Một số doanh nghiệp nói một đằng làm một nẻo. Số khác dùng cụm từ “nâng cao năng lực tài chính, tái cơ cấu nguồn vốn” như một cách nói tránh cho việc dùng nguồn tiền huy động được để trả nợ ngân hàng, nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn, trước khi phát hành hơn 19,8 triệu cổ phiếu, Công ty