Tiểu luận Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính

Thị trường tải chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá, nơi gặp gỡ của các nguồn cung về vốn qua đó hình thành nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tư bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên để tạo lập một môi trường sôi động của thị trường tài chính trên là cần sự kết hợp của nhiểu yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản:  Đối tượng của thị trường tài chính: bao gồm những nguồn cung và cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà Nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư.  Công cụ tham gia trên thị trường tài chính: đây là nguồn sống cho hoạt động của thị trường bao gồm các loại chứng từ có giá, như: công trái do Nhà Nước phát hành, chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu do các tổ chức tài chính phát hành, các dạng kỳ phiếu, séc,  Các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính: là những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và đặc biệt là các công ty môi giới

pdf53 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LTTCTT GVHD: TS Diệp Gia Luật 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH GVHD : TS DIỆP GIA LUẬT NHÓM : 5 LỚP : ĐÊM 3 KHÓA 22 TPHCM, THÁNG 12 NĂM 2012 1 LTTCTT GVHD: TS Diệp Gia Luật 2012 MỤC LỤC: ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ................................................... 3 PHẦN 1: THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ QUY ĐỊNH ĐIỀU TIẾT KHU VỰC TÀI CHÍNH ........................................................................................................... 3 I. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH......................................................................................... 3 II. THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ........................................................ 5 PHẦN 2: NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐIỀU TIẾT VÀ QUY ĐỊNH KHU VỰC TÀI CHÍNH ........................................................................................................................................ 16 I. Vì sao phải có quy định và phải điều tiết khu vực tài chính : ............................. 16 II. Các khó khăn gặp phải khi điều tiết và giám sát tài chính .................................. 16 III. Các hạn chế điều tiết và quy định của khu vực tài chính :............................... 17 IV. Những bất cập, hạn chế của hệ thống giám sát ngân hang Việt Nam............ 20 PHẦN 3: CÁC MÔ HÌNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH........................................... 28 2 LTTCTT GVHD: TS Diệp Gia Luật 2012 ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH PHẦN 1: THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ QUY ĐỊNH ĐIỀU TIẾT KHU VỰC TÀI CHÍNH I. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm, phân loại Thị trường tải chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá, nơi gặp gỡ của các nguồn cung về vốn qua đó hình thành nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, … hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tư bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên để tạo lập một môi trường sôi động của thị trường tài chính trên là cần sự kết hợp của nhiểu yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản:  Đối tượng của thị trường tài chính: bao gồm những nguồn cung và cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà Nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư.  Công cụ tham gia trên thị trường tài chính: đây là nguồn sống cho hoạt động của thị trường bao gồm các loại chứng từ có giá, như: công trái do Nhà Nước phát hành, chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu do các tổ chức tài chính phát hành, các dạng kỳ phiếu, séc, …  Các chủ thể tham gia vào thị trường tài chính: là những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và đặc biệt là các công ty môi giới. Phân loại: Dựa trên nhiều tiêu thức phân loại mà có thể nhìn thị trường tài chính theo những cấu trúc khác nhau:  Nếu căn cứ vào thời gian vận động của vốn, hay nói cách khác là kỳ hạn thanh toán của các chứng từ giao dịch trên thị trường, thị trường tài chính được chia thành 2 loại: thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Trong đó, thị trường tiền tệ có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm, với hình thức tài trợ vốn đặc trưng là tài trợ gián tiếp thông qua các hoạt động ngân hàng 3 LTTCTT GVHD: TS Diệp Gia Luật 2012 thương mại – là những trung tâm tài chính giữ vai trò quan trọng trên thị trường này. Ngoài ra, các công cụ của thị trường tiền tệ là những khoản vay hay những chứng khoán đáo hạn trong vòng 1 năm và thường có độ an toàn tương đối cao. Khác với thị trường tiền tệ, thị trường vốn cung cấp tài chính cho những đầu tư dài hạn, với hình thức tài trợ trực tiếp các chủ thể có nhu cầu sẽ chủ động phát hành chứng khoán trên thị trường để huy động, các công cụ của thị trường vốn có thời gian đáo hạn lớn hơn 1 năm nên so với công cụ trên thị trường tiền tệ chúng có độ rủi ro cao hơn  Nếu căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường tài chính được chia thành 2 loại: thị trường các công cụ nợ và thị trường vốn cổ phiếu. Trên thị trường các công cụ nợ, người cần vốn đứng ở tư thế người đi vay sẽ cam kết trã lãi, kỳ hạn thanh toán và hoàn trả nợ gốc khi phát hành các công cụ nợ để huy động vốn. Trong khi đó, trên thị trường vốn cổ phần, người cần vốn thường là các doanh nghiệp kêu gọi sự liên kết vốn từ các nhà đầu tư tham gia với tư cách là đồng sở hữu sẽ cùng chia sẽ thu nhập ròng và tài sản của doanh nghiệp. Mỗi hình thức huy động có những lợi thế và rủi ro riêng, tùy theo những điều kiện khách quan nhất định mà các chủ thể phát hành cũng như những nhà đầu tư sẽ chọn loại thị trường thích hợp để tham gia  Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức, thị trường tài chính được chia thành 2 loại cơ bản: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp − Thị trường sơ cấp là nơi mà các chứng từ có giá được phát hành và bán cho người mua đầu tiên, nói cách khác, đây là thị trường cung ứng các công cụ tham gia trên thị trường tài chính. − Thị trường thứ cấp là nơi mua – bán những chứng từ có giá đang lưu hành, đáp ứng nhu cầu chuyển nhượng vốn đầu tư, từ đó, tạo nên tính thanh khoản cho các công cụ trên thị trường góp phần tăng sức thu hút đối với công chúng tham gia thị trường này. 2. Chức năng của thị trường tài chính a. Chức năng đưa vốn từ khu vực tiết kiệm đến khu vực đầu tư,dòng vốn này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các trung gian tài chính :  Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. Giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi. 4 LTTCTT GVHD: TS Diệp Gia Luật 2012  Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.  Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình.  Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước.  Thị trường tài chính cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu, đổi tiền. b. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán; c. Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp. II. THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Định nghĩa: Thất bại của thị trường là một thuật ngữ kinh tế học miêu tả tình trạng thị trường không phân bổ thật hiệu quả các nguồn lực. Thất bại thị trường tài chính là tình trạng khi đó thị trường tài chính không thực hiện được chức năng phân bổ nguồn lực của mình một cách hiệu quả. Biểu hiện của thất bại thị trường tài chính là bất ổn tài chính và khủng hoảng tài chính. 2. Nguyên nhân thất bại thị trường tài chính Nguyên nhân thất bại thị trường là do thông tin bất đối xứng dẫn đến lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức Một trong những giả thiết để có một thị trường hoàn hảo là kết cấu thông tin cũng phải hoàn hảo. Giữa các chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có thông tin đầy đủ như nhau về nhau và về đối tượng giao dịch. Trái với kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, kinh tế học Keynes cho rằng thị trường hiếm khi hoàn hảo và kinh tế học Keynes mới chỉ ra rằng phi đối xứng về thông tin chính là một nhân tố gây ra sự không hoàn hảo của thị trường. Theo họ, giữa các bên tham gia giao dịch có thể chênh lệch về mức độ nắm giữ thông tin. Tình trạng chênh lệch về thông tin có thể xảy ra từ trước khi giao dịch được bắt đầu, hoặc cũng có thể khi giao dịch bắt đầu diễn ra thì mới xảy ra. Trong trường hợp thứ nhất, thông tin bị che đậy. Còn trong trường hợp thứ hai, hành động của một phía giao dịch bị che đậy. Hậu quả của sự phi đối xứng thông tin theo trường hợp thứ nhất dẫn tới cái gọi là lựa chọn trái ý của phía giao dịch có ít thông tin hơn. Còn hậu quả của sự phi đối xứng thông tin theo trường hợp thứ hai dẫn tới cái gọi là rủi ro đạo đức ở phía giao dịch nhiều thông tin hơn và chê đậy hành vi của mình. Những hậu quả này chính là các thất bại thị trường. 5 LTTCTT GVHD: TS Diệp Gia Luật 2012 Nguyên nhân của tình trạng phi đối xứng về thông tin, theo Joseph Stiglitz, trước tiên là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau và thông tin của họ khi về cùng một đối tượng sẽ khác nhau. Thường thì các chủ thể kinh tế hiểu mình rõ hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tùy thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị trường. Lựa chọn nghịch: Xảy ra trước khi giao dịch diễn ra, khi những người có rủi ro cao lại là những người tích cực nhất trong việc tìm kiếm những khoản vay, trong khi đó những người cho vay lại lo lắng rằng người đi vay sẽ tạo ra một kết cục không mong muốn với vốn của mình vì không có đủ thông tin về người đi vay. Kết quả là họ sẽ hạn chế cho vay đối với những người có rủi ro cao và lẫn rủi ro thấp. Thị trường tài chính sẽ hoạt động không hiệu quả nếu có hiện tượng trên xảy ra. Rủi ro đạo đức: Rủi ro xảy ra khi giao dịch đã diễn ra, nó phát sinh bởi vì người đi vay có động cơ để đầu tư vào những dự án có rủi ro cao và điều này tốt cho người đi vay nếu dự án thanh công, nhưng người cho vay lại gánh chịu sự mất mát nếu dự án thất bại. Mâu thuẩn tiềm tang về lợi ích của người cho vay và người đi vay phát sinh những rủi ro về mặt đạo đức một lần nữa ngụ ý rằng nhiều người cho vay sẽ cho vay ít hơn những gì họ có thể, dẫn đến việc cho vay và đầu tư của họ không đạt được hiệu quả tối ưu. 3. Những bất ổn trong hoạt động của thị trường tài chính 3.1. Thị trường tài chính phát triển tự do cũng đồng thời là quá trình hình thành bong bóng thị trường. Giữa TTTC và thị trường hàng hóa hiện vật có những điểm khác biệt cơ bản. Trong thị trường hàng hóa hiện vật, giá cả khó biến động và các quyết định đầu tư thường cần một khoảng thời gian khá dài. Vận hành TTTC lại chỉ rõ, giá cả trên TTTC có thể vượt xa giá trị. Giá cả CK trên thị trường thứ cấp có thể vượt xa giá cả CK trên thị trường sơ cấp. Điều này liên quan đến các quyết định của nhà đầu tư. Nhà ÐT luôn có niềm tin mạnh mẽ vào thị trường sẽ mang lại cho họ lợi tức cao. Tham gia vào TTCK, là Các nhà ÐT đều có chung khát khao là mong muốn làm giầu nhanh nhất với nổ lực ít nhất. Niềm tin và nỗi khát khao lợi nhuận cao đã giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi rủi ro để dũng mãnh bước sâu vào thị trường. Rõ ràng phải có các nhà đẩu tư thì TTTC mới ra đời và phát triển, và hoạt động TTTC càng phát triển càng thúc đẩy luân chuyển vốn hiệu quả trong nến kinh tế. Tuy nhiên, TTTC chỉ thực sự hiệu quả khi nó còn kiếm soát được tất cả các yếu tố cấu thành thị trường. Nhưng khi thị trường phát triển đến mức dung nạp cả những nhà đấu tư "ngây thơ" chỉ biết kiếm lời từ thị trường. Khi mà tính chất bầy đàn đã chi phối các quyết định bán mua của các nhà đầu tư, thì tính hiệu quả của thị trường dần biến mất. Trên thị trường, các nhà đấu tư luôn hành động trên cơ sở một sự hiểu biết không đấy đủ, điều này làm cho giá cả thị trường thường thể hiện cái xu hướng chủ đạo hơn là thể hiện sự định giá đúng. Giá cả trên thị trường bị chi phối bởi các quyết định mua bán của các nhà ĐT như vậy cũng không còn là chỉ số phản ánh đẩy đủ các thông 6 LTTCTT GVHD: TS Diệp Gia Luật 2012 tin sẵn có, và do đó giá cả cũng không còn cung cấp những tín hiệu chính xác để phân bổ nguốn lực. Giá cả có thể bị đẩy lên rất cao để rồi sẽ bốc hơi rất nhanh. Ðó là hiện tượng bong bóng thì trường. Bong bóng hình thành khi giá hàng hóa tăng cao vượt xa hơn giá tri thực của nó gấp nhiều lẩn. Bong bóng hình thành đấy TTTC ngày càng đi dẫn vào trạng thái bất ổn. Khi bong bóng nổ kéo theo những tổn hại cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tế. Các nhà đấu tư chứng khóan Việt nam cũng đã có đấy đủ cảm xúc khi chứng kiến vụ nổ bong bóng chứng khóan trong giai đoạn khi mà TTCK VN phát triển nóng với chỉ số VN-INDEX đạt tới hơn 1000 điểm. Bong bóng giá tài sản trên TTTC còn được này sinh bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng đa dạng của các hàng hóa mới trên thì trường. Sự phát triển của TTCK luôn tạo động cơ làm xuất hiện các công cụ tài chính mới. Những công cụ này thường là kết quả của quá trình chứng khoán hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật công nghệ thông tin. Đó là những công cụ giúp nhà đầu tư giám bớt rủi ro để tiến đến đích lợi nhuận vững chắc hơn. Nhưng cái cách làm giảm bớt rủi ro của các công cụ tài chính mới này lại hàm chứa rủi ro nguy hiểm hơn. Cơ chế tạo rủi ro đó là khoản lợi nhuận có được khi thị trường ổn định sẽ hoàn toàn thuộc về người này, nhưng khi thị trường gặp trục trặc, những tốn thất mất mát lại được san sẽ cho nhiều người khác. Cơ chế này buộc các nhà đầu tư chứng khoán phải không ngừng bán, không ngừng mua, không ngừng đẩy giá đến định điểm để lợi nhuận họ kiếm được luôn là tối đa. Các nhà kinh tế gọi đó là rủi ro đạo đức. Bong bóng chứng khoán trên TTTC Mỹ được tạo ra từ việc mua bán các loại chứng khoản kiểu như vậy. Mọi quá trình hình thành bong bóng thường gắn với động cơ kiếm lời, gắn với niềm tin, hay đúng hơn là những sự kỳ vọng thái quá của nhà đầu tư. Bong bóng nổ kéo theo những tổn hại cho thị trường và cho toàn bộ nến kinh tế. Trong lĩnh vực tài chính, bong bóng hay xảy ra hơn, sức lây lan và mức độ tàn phá nghiêm trọnghơn, như một vũ khí hủy diệt hàng loạt tài chính mà Warren Buffe đã đặt tên. Bóng càng căng khi nổ sức công phá càng lớn và mức độ hệ lụy càng rộng. Việc tìm kiếm kẻ thổi bong bóng là điều không tưởng, bởi tất cả các lực lượng tham gia thì trường đã cũng đồng lòng làm căng quả bóng. Ðó là thất bại của thị trường tài chính:hình thành để phân bổ nguốn lực vốn hợp lý, nhưng trong quá trình phát triển chính những bộ phận cấu thành của thị trường đã đẩy thị trường rời xa chức năng của mình. Những gì thị trường có được đều không phản ánh được sự thật, thị trường đã tạo ra những phồn vinh giả tạo: sự phát triển kinh tế thật không cho phép các thành viên trong xã hội có được mức thu nhập như vậy, sản xuất không cho phép người tiêu dùng tiêu sài đến mức như vậy, lợi nhuận của các công ty phát hành chứng khoán không cao đến mức để các nhà ĐT hào phóng trả giá cao cho CK của họ đến như vậy.Và thì trường đã phải lùi về đúng vị trí của mình để mặc cho mọi thứ đổ vỡ. Như vậy, thị trường không có khả năng tự trở về trạng thái cân bằng như thuyết thị trường hữu hiệu, ngược lại: ngay trong quá trình vận hành suôn sẽ, thị trường đã có xu hướng tạo bongbóng. Thị trường tài chính không phải luôn là con đường hiệu quả cung cấp nguốn vốn khan hiếm cho những nơi sử dụngchúng hiệu quả nhất. 7 LTTCTT GVHD: TS Diệp Gia Luật 2012 3.2. Tự do hóa thị trường tài chính ảnh hưởng thế nào đến các ngân hàng thương mại? Về bản chất, hoạt động của NHTM khác xa với hoạt động đầu tư trên TTCK. Trong hoạt động, các ngân hàng thương mại luôn phải chứng tỏ khả năng sẵn sàng hoàn trả tiến gửi của khách hàng. Ðảm bảo tính thanh khoản mà vẫn tăng trường lợi nhuận cao đó là nguyên tắc trong kinh doanh NH. Ngân hàng thương mại là mộtchủ thể quan trọng trên TTTC. Sự an toàn của các NH đảm bảo sự phát triển ổn định vững chắc của TTTC quốc gia. Vì thế, các giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực quan trị rủi ro của từng ngân hàng, mà còn phải có những áp đặt, những quy định cứng rắn hơn từ phía NHTW, cũng như các quy định pháp quy mang tính toàn cầu. Các quy định về tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hay những yêu cấu của Basel l, đặc biệt chức năng người cứu cánh cuối cùng của NHTW đối với NHTM đã nói lên điều đó. TTTC càng được tự do, hoạt động NHTM càng được nới lỏng,t rong khi đáng lẽ phải càng được kiếm soát chặt hơn. Cuộc khủnghoàng tài chính Mỹ cho thấy, quan điểm đề cao khả năng tư điều chỉnh của TTTC luôn gắn liến với việc đề cao năng lực tự điều chỉnh của mỗi ngân hàng. Ớ Mỹ, sau khung hoảng 1929-1933, đáng lẽ các quy định ngặt nghèo trong hoạt động cho các NH, được thể hiện ở Ðạo luật Glass-Steagal, phải luôn được cùng cố, thì dưới thời Tống thống Ronald Reagan mọi việc diễn ra ngược lại. Hầu như mọi giới hạn từng áp đặt cho các ngân hàng trong thời kỳ đại khủng hoảng đã được gỡ bỏ đến dần dần. Sự buông lỏng mang tính đột phá là việc thay thể "bức tường lửa" này bằng Đạo luật Glanm-LeachBliley (1999), mà thực chất là sự xóa nhòa ranh giới ngân hàng đầu tư và NHTM. Các NH Mỹ đã được thả sức trong lĩnh vực đẩu tư CK đầy mạo hiếm. Các NH được trao quyền tự do nhiều hơn để thỏa mãn cơn khát lợi nhuận. Các NH có nhiều cách để chuyển những khoản nợ xấu nằm ngoài bảng quyết toán tài sản.Với sự hỗ trợ của thuật chứng khoản hóa, theo đó các món nợ của khách hàng, đang lẽ phải được NH thường xuyên quan tâm để đảm bảo khả năng hoàn trả lại cho NH thì lại luôn được chuyển hóa thành các Chứng khoán bán mua dễ dàng cho các nhà đấu tư phố Wall. Với cơ chế này, rủi ro dường rời xa khỏi NH, trong khi ngân hàng có cơ hội thu lợi nhuận vừa hấp dẫn vừa nhanh chóng.Sự nới lỏng hoạt động kinh doanh ngân hàng như vậy đã tiếp sức để bong bóng tài sản lớn dần. Sức hút của TTCK đã đẩy các NHTM rơi vào tình thế càng hoạt động càng vi phạm, càng năng động càng đi đến phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của quản trị NHTM. Khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ là kết quả của sự nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay một cách liều lĩnh chưa từng có. Người ta có thể vay nhà mà không cần phải có tiền đặt cọc và không gặp phải một rào cản nào từ phía người cho vay. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận không mệt mỏi, gắn liến với việc lao sâu vào kinh doanh chứng khoán, các NHTM và các định chế tài chính tham gia kinh doanh chứng khoán đã mắc một cái bẫy nguy hiểm đó là đòn bẩy tài chính tăng cao. Hệ số "đòn bẩy tài chính" được đo bằng tỉ lệ Tài sản có trênVốn. Nó phản ảnh tình hình sử dụng vốn vay để tài trợ cho tăng trưởng tài sản của ngân hàng. Nó cũng là chỉ số đo lường mức độ rủi ro của NH trước sự giảm giá tài sản và các khoản nợ. Tất cả những buông lỏng trên đã làm cho tín dụng tăng trường 8 LTTCTT GVHD: TS Diệp Gia Luật 2012 nóng. Điều này cũng nguy hiểm như tăng cung tiền. Sự sụp đố hệ thống tài chính và nguy cơ lạm phát là không tránh khỏi. 4. Vai trò của chính phủ Khi bàn về vấn đề vai trò của chính phủ đối với hoạt động của TTTC, các nhà kinh tế thường dẫn hình ảnh khá đặc sắc của Keynes khi ông nói rằng nến kinh tế cần cả thị trường và chính phủ cũng như khi vỗ tay người ta cần phải vỗ bằng hai tay. Nhưng thể nào là phải vỗ tay bằng cả hai tay? Một cách hiếu thịnh hành cho đến nay là chính phủ chỉ can thiệp khi thị trường bất lực. Sự can thiệp của chính phù là nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường.Theo cách hiếu này thì đường như người ta vẫn có thể vỗ bằng một tay. Chỉ khi vỗ một tay mà gặp trục trặc, Chẳng hạn, vỗ không kêu nữa hay kêu không rõ nữa thì mới phải bổ sung thêm tay kia(!).Những bất ổn vốn có của TTTC trong quá trình vận động phát triển cho thấy tính không hợp lý của cách hiểu này. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ đã cho thấy rõ cần phải xem lại vai trò của chính phủ đối với TTTC. Có thể nói,