Hội nhập kinh tếlà sựvận dụng của xu thếtoàn cầu hóa kinh tếphục vụ
yêu cầu vềkinh tế, chính trịcủa mỗi quốc gia. Các quốc gia muốn phát triển
được không thểtiếp tục thực thi chính sách đóng cửa kinh tế, mà cần phải hội
nhập nhưmột xu thếtất y ếu.Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tếthếgiới các
liên kết kinh tếcó vai trò hết sức quan trọng vì nó tạo ra khung khổpháp lý và
môi trường kinh doanh thuân lợi cho các nước. Đồng thời giúp các thành viên
tận dụng được lợi thếcủa mình. ACFTA (ASEAN – China free trade area –
khu vực mậu dịch tựdo Trung Quốc - ASEAN) là một liên kết kinh tếcó ý
nghĩa quan trọng với cảcác nước Đông Nam Á và Trung Quốc. So với các
nước ASEAN khác Việt Nam lại có thêm lợi thếvềvịtrí địa lý gần gũi, phong
tục tập quán có nhiều nét tương đồng, do đó có thểphát triển quan hệhợp tác
song phương trong nhiều lĩnh vực nhất là thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên, so với một sốnước khác trong khu vực chúng ta vẫn còn tồn
tại những yếu kém vềcơsởhạtầng, khoa học kỹthuật, nguồn nhân lực Do
đó đây là một cơhội lớn nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Hội nhập cũng là
một quá trình sẽtạo ra những sựcạnh tranh hết sức gay gắt, do đó các nước
phải có sựchuẩn bịkỹcàng vềmọi mặt: Từkinh tế, đến chính trị, đến việc
hoàn thiện cơchếchính sách pháp luật, và tăng cường nhận thức của doanh
nghiệp cũng nhưcủa người dân Vì vậy nghiên cứu những ảnh hưởng của
ACFTA đến dịch vụViệt Nam đồng thời tìm hiểu một sốgiải pháp cho sự
phát triển của thương mại dịch vụlà rất cần thiết.
37 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Định hướng phát triển và giải pháp cho thương mại dịch vụ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế là sự vận dụng của xu thế toàn cầu hóa kinh tế phục vụ
yêu cầu về kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Các quốc gia muốn phát triển
được không thể tiếp tục thực thi chính sách đóng cửa kinh tế, mà cần phải hội
nhập như một xu thế tất yếu.Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới các
liên kết kinh tế có vai trò hết sức quan trọng vì nó tạo ra khung khổ pháp lý và
môi trường kinh doanh thuân lợi cho các nước. Đồng thời giúp các thành viên
tận dụng được lợi thế của mình. ACFTA (ASEAN – China free trade area –
khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN) là một liên kết kinh tế có ý
nghĩa quan trọng với cả các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. So với các
nước ASEAN khác Việt Nam lại có thêm lợi thế về vị trí địa lý gần gũi, phong
tục tập quán có nhiều nét tương đồng, do đó có thể phát triển quan hệ hợp tác
song phương trong nhiều lĩnh vực nhất là thương mại dịch vụ .
Tuy nhiên, so với một số nước khác trong khu vực chúng ta vẫn còn tồn
tại những yếu kém về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực…Do
đó đây là một cơ hội lớn nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Hội nhập cũng là
một quá trình sẽ tạo ra những sự cạnh tranh hết sức gay gắt, do đó các nước
phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt: Từ kinh tế, đến chính trị, đến việc
hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, và tăng cường nhận thức của doanh
nghiệp cũng như của người dân… Vì vậy nghiên cứu những ảnh hưởng của
ACFTA đến dịch vụ Việt Nam đồng thời tìm hiểu một số giải pháp cho sự
phát triển của thương mại dịch vụ là rất cần thiết.
Đây là một đề tài rộng, do đó người viết chỉ có thể nghiên cứu dược một
số vấn đề cơ bản: Thực trạng của thương mại dịch vụ Việt Nam, Nội dung
cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong ACFTA, Tác động của
cam kết đối với sự phát triển thương mại dịch vụ Việt Nam, cuối cùng là đưa
ra một số giải pháp và kiến nghị mang tính chất gợi ý ban đầu đơn giản nhất.
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
Đề tài chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của ACFTA đến thương mại
dịch vụ Việt Nam. Tuy nhiên ta cũng biết Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm
1995, đây là một tổ chức kinh tế có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với các nước
Đông Nam Á nhưng cũng có những hạn chế do các nước này phần lớn là nước
nông nghiệp, và lại có cơ cấu kinh tế giống nhau nên chưa bổ sung được cho
nhau. Tham gia khu vực mậu dịch tự do ACFTA Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội
mới. Vì vậy ở đây sẽ chủ yếu đề cập đến những ảnh hưởng từ phía Trung Quốc
đối với Việt Nam trong khuôn khổ ACFTA. Trong đó thời gian: Kể từ khi
Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN ký hiệp định khung về hợp tác
kinh tế toàn diện vào 4/11/2001.
Phương pháp nghiên cứu: Thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, duy vật lịch
sử,…
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù chúng em đã hết sức cố gắng nhưng
không thể tránh khỏi những sai sót. Mong thầy giáo và các bạn quan tâm và
đóng góp ý kiến cho chúng em. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
CHƯƠNG MỘT
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỆT NAM
I- Các khái niệm cơ bản
Dịch vụ là kết quả Lao động xã hội mà sản phẩm tạo ra không tồn tại
dưới dạng hình thái vật chất, trong đó quá trình cung ứng và tiêu thụ dịch vụ
không thể tách rời nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Thương mại dịch vụ: là khái niệm chỉ các hoạt động thương mại trong
lĩnh vực dịch vụ, hay nói chính xác khái niệm dùng để nhấn mạnh khía cạnh
thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Người ta thường phân biệt Thương mại
dịch vụ và Thương mại hàng hóa. Thương mại dịch vụ chính là dịch vụ cung
ứng nhằm mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận (bảo hiểm, tài chính, ngân
hàng, khách sạn…)
Thương mại dịch vụ có thể phân chia căn cứ theo mục tiêu, gồm: dịch vụ
phân phối, dịch vụ sản xuất, dịch vụ cá nhân, dịch vụ xã hội. Phân loại theo
GATT gồm các nhóm ngành: dịch vụ môi trường, dịch vụ giáo dục, dịch vụ
phân phối, dịch vụ xây dựng, dịch vụ thông tin (viễn thông), dịch vụ kinh
doanh, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ văn hóa, giải trí,
dịch vụ vận tải.
II- Thực trạng thương mại dịch vụ Việt Nam
Ở Việt Nam, trước thời kì đổi mới, thương mại là một ngành ít phát triển
do thực hiện cơ chế quản lý hành chính mệnh lệnh, hàng hóa không được đưa
ra trao đổi trên thị trường mà thực hiện phân phối theo chế độ bao cấp, dịch vụ
do đó cũng không phát triển được. Trong thời kì này, nhà nước ta ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, vì vậy dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
cấu kinh tế. Các loại hình dịch vụ nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng
chỉ được thực sự phát triển sau khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa kinh tế.
Tuy dịch vụ nước ta vẫn chưa phát triển như ở một số nước trong khu
vực và trên thế giới, nhưng cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh
tế của nước ta, ngày nay nhà nước ta càng ý thức rõ hơn vai trò của dịch vụ
trong sự phát triển kinh tế. Dịch vụ ngày càng có những đóng góp lớn cho
GDP, tỷ trọng dịch vụ hiện nay ổn định trên dưới 40%. Dịch vụ cho dù chiếm
tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nếu như
năm 1995, tỷ trọng của dịch vụ trên GDP khoảng 42-43% thì năm 2000 chỉ
còn khoảng 38,73% và năm 2003 là 37,99%. Năm 2005 tỷ trọng dịch vụ của
nước ta vào khoảng 38.08% trong khi đó công nghiệp là 41.03%, nông lâm
nghiệp và thủy sản giảm xuống chỉ còn 20.09%. Tỷ trọng của các ngành dịch
vụ Việt Nam trong GDP là thấp hơn so với thế giới (Từ giữa thập kỷ 90 tỷ
trọng dịch vụ trong thương mại thế giới là 60% sản xuất và việc làm của toàn
cầu, riêng với Mỹ là 80%) và cả các nước đang phát triển trong khu vực như
Thái Lan, Malaysia, Phillipines. Theo kế hoạch, đến năm 2010, tỷ trọng dịch
vụ trong GDP chiếm 43-45% có nghĩa là mức tăng trưởng phải đạt 9-10%/năm
và cao hơn mức tăng trưởng GDP (khoảng 8 đến 8,5%). Năm 2004, tốc độ
tăng trưởng của dịch vụ là 7,47% và thấp hơn mức tăng trưởng GDP chung là
7,69%. .Tuy nhiên đến năm 2005 khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn
hẳn đó là 8,5%. Trong khu vực này các ngành có tỷ trọng lớn và thuộc lĩnh vực
dịch vụ kinh doanh như thương nghiệp; khách sạn, nhà hàng; vận tải, bưu điện,
du lịch; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đều có mức tăng cao hơn so với mức
tăng của từng ngành trong năm trước: Thương nghiệp năm nay tăng 8,3%
(năm 2004 tăng 7,8%); Khách sạn nhà hàng tăng 17% (năm 2004 tăng 8,1%);
Vận tải, bưu điện, du lịch tăng 9,6% (năm 2004 tăng 8,1%)...
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
Tỷ trọng dịch vụ trong GDP
48
37.4
50.3153.02
51.54
51.45 41.4
41.0
38.5
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
C«ng nghiÖp
N«ng nghiÖp
DÞch vô
Trị giá xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2005 ước tính đạt 9,3 tỷ USD, tăng 6%,
trong đó xuất khẩu dịch vụ 4,26 tỷ USD, tăng 7,2%; nhập khẩu dịch vụ 5,04 tỷ USD,
tăng 5%.
Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ (BOP)
-2000
-1000
0
1000
2000
3000
4000
19
92
19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
C¸n c©n dÞch vô
NhËp khÈu dÞch vô
XuÊt khÈu dÞch vô
Linear (C¸n c©n
dÞch vô )
Nguồn: Thống kê IMF (tháng 12/2003)
Hiện nay ngành dịch vụ thu hút được khá nhiều đầu tư của toàn bộ nền
kinh tế(72%), trong khi đó đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo chỉ chiếm
20% cơ cấu đầu tư của toàn xã hội. Dù vậy tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào ngành
dịch vụ còn thấp. Cơ cấu đầu tư vào dịch vụ nước ta hiện nay cũng thay đổi, tỷ
trọng đầu tư vào những ngành như du lịch, tài chính, ngân hàng, ngày càng
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
tăng. Năm 2003 những ngành dịch vụ có tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu kinh
tế của Việt Nam bao gồm dịch vụ thương nghiệp (phân phối, sửa chữa...)
chiếm 14,5% GDP, dịch vụ xây dựng (6%), các dịch vụ khác như tài chính,
viễn thông có tỷ trọng thấp hơn khoảng 2-3%...
Dịch vụ cũng là một ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động
nước ta. Đối với một đất nước mà 80% dân số còn phụ thuộc vào sản xuất
nông nghiệp như nước ta, mà nông nghiệp lại là một ngành phụ thuộc nhiều
vào thời tiết và giá cả lại không ổn định thì ngành dịch vụ có vai trò quan trọng.
Nước ta hiện nay có khoảng 38 triệu lao động, trong đó 24,1% lao động trong
ngành dịch vụ, 65,3% lao động trong ngành nông nghiệp, 10% trong công
nghiệp. Do đó việc phát triển dịch vụ là tất yếu.
Tuy vậy dịch vụ nước ta vẫn còn một số hạn chế:
Dịch vụ nước ta là một lĩnh vực mới, nhỏ lẻ, thương mại dịch vụ còn rất hạn
chế. Trước thời kỳ đổi mới dịch vụ bị coi nhẹ và đến nay vẫn để lại hậu quả
nặng nề trong nhận thức của người dân và ngay cả trong cơ chế chính sách, hệ
thống pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng không đồng đều.
So với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới thì tỷ trọng dịch vụ của
Việt Nam còn thấp.
Năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ còn thấp.
Do trình độ phát triển còn thấp song song với nhận thức chưa đầy đủ về
dịch vụ nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng. Bởi đây vẫn được coi là
một ngành “phi vật chất” không tạo ra của cải cho xã hội.
Do sự yếu kếm của dịch vụ thương mại đã cho phép một số nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài sớm có cơ hội đặt chân và bành trướng thị phần tại Việt Nam.
Đặc biệt là một số ngành như viễn thông, phân phối (hệ thống siêu thị nước ta
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
hoạt động còn kém hiệu quả, chưa cạnh tranh được với siêu thị của nước
ngoài).
Các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ hoạt động còn kém hiểu quả, công
tác thống kê, so sánh chưa được quan tâm, chưa có nhận thức đúng đắn về
thương mại dịch vụ theo GATS.
III- Tiềm năng phát triển một số ngành dịch vụ ở nước ta trong khuôn
khổ ACFTA:
1) Dịch vụ du lịch:
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch, do có nhiều cảnh
quan tự nhiên, nhiều di tích lịch sử....Du lịch cũng là ngành giúp tăng cường
giao lưu văn hóa, giải trí...Do vậy xu hướng của người dân thế giới hiện nay
dùng một khoản không nhỏ để dành cho hoạt động du lịch, nhất những nước
như Nhật Bản. Du lịch đóng góp không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc dân của
mỗi nước. Du lịch càng phát triển càng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp
phần vào việc xóa đói giảm nghèo. Năm 2003, thu nhập từ dịch vụ du lịch của
Việt Nam đạt khoảng 1,3 tỷ USD, năm 2005 đạt 2,1 tỷ USD, chiếm khoảng
4,9%GDP của Việt Nam. Việt Nam, năm 2000 đã tăng lên 150.000 lao động
và lao động gián tiếp ước khoảng 330.000 lao động. Số lượng khách quốc tế
đến Việt Nam ngày càng tăng, năm 2005 ước tính đạt 3,47 triệu lượt người,
tăng 18,4% so với năm trước, trong đó khách đến du lịch 2,04 triệu, tăng
28,9%; thăm thân nhân 505,3 nghìn lượt người, tăng 8,1%; vì mục đích khác
427,6 nghìn lượt người, tăng 20,5%; riêng khách vào vì công việc 493,3 nghìn
lượt người, giảm 5,4%. Khách đến Việt Nam từ Mỹ tăng 22,4%; từ Hàn Quốc
tăng 36,1%; từ Nhật Bản tăng 20%, từ Đài Loan tăng 11,5%; từ Cam-pu-chia
tăng 105,4%; từ Ô-xtrây-li-a tăng 13%, từ Pháp tăng 21,5%. Đáng chú ý là
trong năm nay, khách vào tăng mạnh (trên 50%) ở một số nước có tỷ trọng
không lớn như từ Xin-ga-po, Thái Lan, Nga, Tây Ban Nha. Riêng khách đến
từ CHND Trung Hoa chiếm tỷ lệ cao nhất trong số khách đến, nhưng lại giảm
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
3,3% so với 2004(từ 30% năm 2004 xuống còn 26,7% năm 2005).Hiện nay
lượng khách du lịch vẫn tiếp tục tăng nhanh.
Tuy nhiên du lịch Việt Nam phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững,
hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch phong phú của đất nước, khả
năng cạnh tranh còn rất hạn chế. Dịch vụ du lịch đang ở giai đoạn đầu của sự
phát triển, điểm xuất phát quá thấp so với du lịch Trung Quốc và nhiều nước
trong khu vực. Hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, chưa
được đầu tư tôn tạo. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch còn yếu kém,
thiếu đồng bộ. Hệ thống pháp luật về du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ. Hiện
nay nhà nước đang có những chính sách cải cách về pháp luật để cải thiện vấn
đề trên.
Việt nam và các nước trong ACFTA có vị trí địa lý gần gũi, đặc biệt với Trung
Quốc chúng ta còn có sự gần gũi về phong tục tập quán, văn hóa, truyền
thống... Do đó việc giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc tồn tại hết sức tự nhiên.
Du lịch trong nội bộ khu vực chi phí lại không cao. Mạng lưới giao thông giữa
các nước hiện nay rất thuận lợi cũng là một yếu tố quan trọng.
Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của Việt Nam phong phú và đa
dạng, có nhiều điểm du lịch tự nhiên hấp dẫn như Vịnh Hạ Long, động Phong
Nha và có các di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới như
Hội An, Cố Đô Huế. Việt Nam có hệ sinh thái động - thực vật rừng đa dạng.
Đặc biệt, Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực dồi dào,
người dân mến khách và bản sắc văn hoá đậm đà. Mặt khác chúng ta lại có
đường bờ biển dài rộng. Chính những điểm mạnh đó đã giúp du lịch Việt Nam
tăng trưởng nhanh chóng.
Nhu cầu về dịch vụ du lịch tăng mạnh: Thu nhập người dân tăng đã thúc
đẩy du lịch trong nước và nước ngoài phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, khách du lịch Trung Quốc và các nước ASEAN khác sang Việt Nam ngày
càng tăng mạnh.
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
Tuy chúng ta còn yếu kém về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, và trình độ quản lý,
nhưng trong khuôn khổ ACFTA sẽ giúp ta có cơ hội cải thiện những vấn đề
trên.
2) Dịch vụ vận tải :
Vận tải đóng một vai trò trọng yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội
và là ngành thu hút nhiều lao động nhất của hai nước. Việt Nam tập trung ưu
tiến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và xây dựng luật pháp về giao
thông vận tải, đã tạo thuận lợi cho dịch vụ vận tải phát triển. Hệ thống tiêu
chuẩn bước đầu đáp ứng chuẩn mực quốc tế.
Hiện nay ngành vận tải có những thành tựu đáng chú ý :Vận chuyển
hành khách: năm 2005 ước tính đạt 1267,4 triệu lượt hành khách và 53,3 tỷ
lượt hành khách.km, so với năm trước tăng 7,5% về lượt khách và tăng 11,8%
về lượt khách.km, trong đó vận chuyển bằng đường bộ và đường không tăng
khá hơn, riêng vận chuyển hành khách bằng đường sắt giảm 1,3% về số lượt
khách và chỉ tăng 4,7% về số lượt khách.km so với năm 2004. Vận chuyển
hàng hoá: năm 2005 ước tính đạt 324,2 triệu tấn và 81,1 tỷ tấn.km, so với năm
2004, tăng 7,3% về tấn và tăng 6,7% về tấn.km. Vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển tăng 5,7% về tấn và tăng 6,3% về tấn.km; vận chuyển bằng đường
bộ tăng 8,3% và tăng 9,2%...; riêng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt giảm
0,4% về tấn.
Mặc dù trong năm 2005 giá xăng dầu tăng cao, gây áp lực tăng cước phí
vận tải, nhưng các ngành vận tải đã có nhiều cố gắng đáp ứng nhu cầu sản xuất
và đi lại của dân cư, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trật tự an toàn
giao thông trong năm vẫn là vấn đề đáng quan tâm và cần được tiếp tục khắc
phục.
Riêng với Trung Quốc Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, có thể tham
gia tốt vào hệ thống giao thông giữa khu vực vận tải Vân Nam, Tứ Xuyên,
Quảng Tây. Hiện nay ASEAN là đối tác lớn thứ năm của khu vực. Tính riêng
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
tỉnh Vân Nam, quan hệ với ASEAN chiếm 85% tổng kim ngạch của toàn tỉnh.
Ngoài ra nước ta còn có biên giới trên bộ với Lào, Campuchia, cũng rất thuận
lợi cho giao thông vận tải. Đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận
tải chiếm vị trí hàng đầu trong đầu tư phát triển kinh tế. Việt Nam cũng như
các nước ACFTA có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ vận tải,
nhất là Việt Nam, nằm trên tuyến vận tải biển quốc tế Đông Tây, tuyến này
chiếm 85% lượng vận chuyển hàng hóa thế giới.
Thế mạnh của Việt Nam là lao động trong ngành dịch vụ vận tải dồi dào,
giá nhân công rẻ. Bước đầu tích lũy được kinh nghiệm trong việc cung cấp
dịch vụ quốc tế; các quy định về đầu tư phát triển dịch vụ vận tải đã thông
thoáng hơn. Tuy vậy, lợi thế về lao động vẫn bị hạn chế do trình độ cán bộ về
tiếng Anh và hiểu biết pháp lý về hội nhập và kinh nghiệm hợp tác đa phương
chưa cao. Tính chủ động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải còn
hạn chế, còn có tư tưởng ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, năng lực cạnh
tranh còn thấp.
3) Dịch vụ phân phối
Tiềm năng về phát triển thị trường dịch vụ phân phối : ACFTA là một
thị trường lớn, đầy tiềm năng với hơn hai tỷ người, rất thuận lợi cho dịch vụ
phân phối. Hiện cả nước có khoảng 170 siêu thị, trung tâm thương mại và hơn
600 cửa hàng tự chọn. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún,
vốn ít và công nghệ quản lý và điều hành hạn chế, lại ít kinh nghiệm về thị
trường, doanh số của siêu thị lớn nhất VN hiện nay cũng chỉ đạt khoảng 200 tỷ
đồng/năm. Nhưng trong khuôn khổ ACFTA cũng là một cơ hội để ta cạnh
tranh và cải thiện những khiếm khuyết trên.
Tiềm năng về ứng dụng công nghệ thông tin: Hình thức trong lĩnh vực
này với rất nhiều tiện ích, tiết kiệm thời gian và chi phí ngày càng thu hút được
sự quan tâm của khách hàng. Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
có nền công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng và đã bắt đầu phát triển ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trao đổi, phân phối.
4) Dịch vụ viễn thông:
Mật độ điện thoại ở nước ta còn thấp (mới đạt 12% vào cuối 2004),
trong khi năng suất và hiệu quả kinh doanh viễn thông chưa cao....Tuy nhiên
có thể tăng nhanh vào những năm tiếp theo: dự báo đến 2010, thị trường viễn
thông sẽ phát triển như sau: mật độ điện thoại đạt 24-26 máy/100 dân, trong đó
cố định là 14 máy/100 dân, di động là 18 máy/100 dân, mật độ Internet sẽ đạt
13 thuê bao/100 dân, trong giai đoạn từ nay đến 2010, tốc độ tăng trưởng viễn
thông và Internet sẽ cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của nền
kinh tế.
Tiềm năng và triển vọng phát triển dịch vụ viễn thông của Việt Nam còn
rất lớn. Chính sách của Việt Nam cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế đã được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông. Để tăng cường
năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước, Việt
Nam đã ban hành các chính sách tạo cho doanh nghiệp quyền tự chủ về giá
cước, các quy định về kết nối, xây dựng Quỹ dịch vụ phổ cập để tách bạch
hoạt động kinh doanh và công ích... từng bước đáp ứng yêu cầu theo thông lệ
và qui tắc của quốc tế.
Tiềm năng về đầu tư trực tiếp cung cấp dịch vụ: Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng cao trong gần 20 năm qua nhưng quy mô mạng lưới viễn thông
Việt Nam còn nhỏ so với các nước khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn
thấp, bảng so sánh cho thấy năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp khi
so với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Đầu tư nước ngoài có vai
trò quan trọng trong sự phát triển của viễn thông ở Việt Nam, tuy vậy vẫn chưa
có sự đầu tư từ Trung Quốc. Trung Quốc đến nay mới tham gia cung cấp thiết
bị (tổng đài, truyển mạch, các thiết bị đầu cuối...). Tuy nhiên, cùng với quá
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế
trình hội nhập, Việt Nam cam kết mở rộng các hình thức đầu tư khác thì rất có
thể sẽ mở ra những cơ hội đầu tư mới cho các doanh nghiệp Trung Quốc
Tiềm năng hợp tác xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng thông tin khu
vực: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dung lượng viễn thông quốc tế,
Việt Nam và các nước ACFTA đã và đang tham gia nhiều chương trình phát
triển cở sở hạ tầng thông tin khu vực, như các dự án xa lộ thông tin tiểu vùng
Mekong, mạng thông tin Châu Á, chương trình băng rộng Châu Á, mạng cáp
quang đất liền nối Trung Quốc và các nước ASEAN, mạng cáp quang nối Việt
Nam với Hồng Kông, Thái Lan...
Tiềm năng về phát triển và ứng dụng công nghệ: Trung Quốc,
Singapore, Thái Lan… là những nước đang có trìn