Tiểu luận Đo lường và so sánh sức khỏe 3 thương hiệu Big C, CoopMart, Lottemart

Trong thời buổi kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Một doanh nghiệp không đủ sức xây dựng hình ảnh của công ty mình trong mắt người tiêu dùng với một hình tượng và màu sắc tích cực thì khó có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững trong môi trường khốc liệt và nhiều biến động nhừ ngày nay. Chính vì vậy, xây dựng và duy trì hình ảnh Thương Hiệu, linh hồn của một tổ chức là một điều hết sức cần thiết và cấp thiết ngay lúc này. Trong thời kỷ khủng hoảng, một doanh nghiệp có Thương Hiệu yếu rất khó khăn trong việc chóng đỡ trước những bất lợi từ thị trường như: suy giảm sức mua, người tiêu dùng khó khăn hơn trong lựa chọn sản phẩm (hầu hết sẽ lựa chọn những nhãn hiệu thực sự tin tưởng). Những khó khăn từ đối thủ cạnh tranh cũng như những thành viên trong chuỗi hoạt động sẽ khiến doanh nghiệp có Thương Hiệu yếu phải chật vật trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Trái lại, với một doanh nghiệp đã xây dựng được hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng và được khách hàng công nhận, với một Thương Hiệu mạnh có thể gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Với những sự gia tăng đó, góp phần giúp cho doanh nghiệp có điều kiện gia tăng thêm lợi ích cho khách hàng, đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, uy tín cũng như lợi thế trong đám phán với nhà cung cấp cũng như kênh phân phối. Hơn thế nữa, với khả năng mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp có Thương Hiệu chiếm ưu thế và triển vọng M&A cao hơn. Vì vậy việc xây dựng một Thương Hiệu và Đo lường sức khỏe của Thương Hiệu là một điều nên làm, nhưng cũng đòi hỏi nhiều cố gắng với nền tảng là sự nhận thức và khả năng của đội ngủ đầu tàu của doanh nghiệp.

docx57 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đo lường và so sánh sức khỏe 3 thương hiệu Big C, CoopMart, Lottemart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING BỘ MÔN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU TIỂU LUẬN Đề tài: ĐO LƯỜNG VÀ SO SÁNH SỨC KHOẺ 3 THƯƠNG HIỆU BIG C, COOPMART, LOTTEMART Giảng viên hướng dẫn: Ths. Vũ Quốc Chinh Nhóm thực hiện: Họ và tên Lớp 1. Lâm Vũ Linh TM2 2. Trần Huỳnh Hải TM2 3. Trần Văn Phước TM2 4. Đoàn Thanh Bình TM4 5. Trần Huỳnh Thuỳ Trang TM2 6. Trịnh Thị Thanh Thảo TM2 7. Nguyễn Như Quỳnh TM2 8. Nguyễn Thị Thanh Thuý TM2 Tp.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trong thời buổi kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Một doanh nghiệp không đủ sức xây dựng hình ảnh của công ty mình trong mắt người tiêu dùng với một hình tượng và màu sắc tích cực thì khó có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững trong môi trường khốc liệt và nhiều biến động nhừ ngày nay. Chính vì vậy, xây dựng và duy trì hình ảnh Thương Hiệu, linh hồn của một tổ chức là một điều hết sức cần thiết và cấp thiết ngay lúc này. Trong thời kỷ khủng hoảng, một doanh nghiệp có Thương Hiệu yếu rất khó khăn trong việc chóng đỡ trước những bất lợi từ thị trường như: suy giảm sức mua, người tiêu dùng khó khăn hơn trong lựa chọn sản phẩm (hầu hết sẽ lựa chọn những nhãn hiệu thực sự tin tưởng). Những khó khăn từ đối thủ cạnh tranh cũng như những thành viên trong chuỗi hoạt động sẽ khiến doanh nghiệp có Thương Hiệu yếu phải chật vật trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Trái lại, với một doanh nghiệp đã xây dựng được hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng và được khách hàng công nhận, với một Thương Hiệu mạnh có thể gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Với những sự gia tăng đó, góp phần giúp cho doanh nghiệp có điều kiện gia tăng thêm lợi ích cho khách hàng, đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, uy tín cũng như lợi thế trong đám phán với nhà cung cấp cũng như kênh phân phối. Hơn thế nữa, với khả năng mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp có Thương Hiệu chiếm ưu thế và triển vọng M&A cao hơn. Vì vậy việc xây dựng một Thương Hiệu và Đo lường sức khỏe của Thương Hiệu là một điều nên làm, nhưng cũng đòi hỏi nhiều cố gắng với nền tảng là sự nhận thức và khả năng của đội ngủ đầu tàu của doanh nghiệp. Để có thể hiểu rỏ hơn về cách nhìn nhận cũng như đánh giá một Thương Hiệu trong tâm trí của khách hàng là như thế nào, cũng như Đo lường sức khỏe Thương Hiệu của doanh nghiệp ra sao? Có thật sự tốt, bền vững và đi đúng hướng? Vì vậy, nhóm đã tiến hành bài khảo sát để Đo lường sức khỏe của 3 Thương Hiệu: Big C, Coop Mart và Lotte Mart. Rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy. Chân thành cảm ơn Nhóm thực hiện ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ THƯƠNG HIỆU Thương hiệu là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về định nghĩa này. Đối với đề tài này, chúng tôi chọn một định nghĩa về thương hiệu như sau: Thương hiệu là tất cả những đặc trưng riêng biệt nào đó của sản phẩm tác động vào các giác quan của người khác (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) Cần phân biệt rõ hai định nghĩa đó là “Thương hiệu” và “Nhãn hiệu”. THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU Thương hiệu được doanh nghiệp xây dựng và người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng trên thị trường Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký với cơ quan chức năng và được luật pháp bảo vệ quyền sử dụng trên thị trường Khái niệm trừu tượng và tài sản vô hình Giá trị cụ thể và tài sản hữu hình Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng Hiện diện trên văn bản pháp lý Doanh nghiệp xây dựng, người tiêu dùng chấp nhận và tin tưởng Doanh nghiệp đăng ký, cơ quan chức năng công nhận Xây dụng do hệ thống tổ chức công ty Xây dựng trên hệ thống luật pháp quốc gia Là phần linh hồn của doanh nghiệp Là phần thân thể của doanh nghiệp Giá trị thương hiệu là gì? Có nhiều quan điểm về giá trị của thương hiệu, nhưng trong bài tiểu luận này chúng tôi xin sử dụng định nghĩa sau: Giá trị thương hiệu là tập hợp những giá trị liên quan đến thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ, qua đó tạo nên giá trị của doanh nghiệp và (hoặc) cho khách hàng của doanh nghiệp. Những yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu Sau đây là 5 yếu tố quan trọng để tạo ra tài sản thương hiệu: Sự biết đến thương hiệu, chất lượng cảm nhận, sự liên kết thương hiệu, tài sản có khác và sự trung thành với thương hiệu. Các yếu tố này khi kết nối lại dịch chuyển khách hàng từ trạng thái biết đến thương hiệu, đến thích thương hiệu, đến mua sản phẩm và trung thành với thương hiệu. Hình 1.2.11 Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu Sự nhận biết tên và biểu tượng của thương hiệu Nhận biết thương hiệu là một thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu. Nó đề cập đến khả năng của một khách hàng có thể nhận ra hoặc nhớ đến thương hiệu như một yếu tố cấu thành của một sản phẩm nhất định. Nhận biết thương hiệu giúp khách hàng trở nên quen thuộc với thương hiệu và giúp họ quan tâm đến nó tại thời điểm mua. Người mua thường chọn mua các thương hiệu mà mình đã biết kỹ càng vì họ cảm thấy yên tâm và an toàn hơn. Thông thường thì một thương hiệu được nhiều người biết đến sẽ đáng tin cậy hơn và chất lượng sẽ cao hơn. Vì vậy: Nhận biết thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến giá trị thương hiệu. Hình 1.2.1.11 Cấp độ sự nhận biết thương hiệu Không nhận biết thương hiệu Sự thừa nhận thương hiệu Nhớ lại thương hiệu Nằm trong tâm trí Những lợi ích mà sự nhận biết thương hiệu mang lại Hình 1.2.1.12 Lợi ích sự nhận biết thương hiệu Sự nhận biết thương hiệu Tin tưởng vào những liên tưởng khác có thể chắc chắn Sự thân mật đến ưa thích Tín hiệu thực chất/ sự cam kết Thương hiệu được đánh giá Sự cảm nhận về chất lượng của thương hiệu Liên quan trực tiếp chất lượng cảm nhận. Chất lượng cảm nhận là yếu tố căn bản của giá trị thương hiệu. Đây chính là nhận thức của khách hàng về toàn bộ chất lượng sản phẩm, là sự chênh lệch giữa tổng giá trị khách hàng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm. Cảm nhận chất lượng cao cung cấp cho khách hàng một lý do để mua thương hiệu,cho phép thương hiệu phân biệt chính nó từ đối thủ cạnh tranh, là cơ sở vững chắc để mở rộng thị phần bằng cách sử dụng chung một thương hiệu cho nhiều loại sản phẩm. Một thương hiệu sẽ có được nhận thức về chất lượng toàn diện đối với khách hàng mà không cần thiết phải dựa vào kiến thức với những giải thích chi tiết của nó về chất lượng. Sự nhận thức về chất lượng có thể cảm nhận theo nhiều dạng khác nhau từ những loại hình khác nhau của những ngành công nghiệp khác nhau. Sự cảm nhận chất lượng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định mua và sự trung thành thương hiệu, đặc biệt khi một người mua không được thúc đẩy hoặc có sự phân tích kỹ lưỡng. Ngoài ra, cảm nhận chất lượng có thể là cơ sở cho việc mở rộng thương hiệu. Giá trị đích thực của thương hiệu xuất phát từ người tiêu dùng, nếu họ có những cảm nhận tốt thì thương hiệu mới có giá trị cao. Khi nói về giá trị thương hiệu thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Thứ hai, giá trị tài chính là giá trị công ty, trong đó một số yếu tố tài chính (giá cả, doanh số…)có được từ hành vi tiêu dùng của khách hàng, họ chọn dùng thương hiệu của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, có một số thương hiệu có được những tình cảm rất tốt của người tiêu dùng nhưng họ lại không chọn dùng. Ngược lại, một số thương hiệu được chọn dùng thì người tiêu dùng lại không có tình cảm tốt. Trong hai trường hợp trên thì thương hiệu không mang lại nhiều giá trị cho tổ chức và vì thế không được định giá cao. Vấn đề ở đây là làm sao có thể khắc phục được các tình trạng trên? Khái niệm về giá trị cảm nhận sẽ mang đến lời giải đáp. Người tiêu dùng luôn chọn mua những sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cảm nhận cao nhất. Điều này có nghĩa là họ luôn suy xét giữa những lợi ích nhận được và chi phí mà họ phải trả cho từng thương hiệu. Họ không hoàn toàn chọn thương hiệu có giá cả thấp nhất khi những lợi ích mà họ mang lại thì không nhiều. Ngược lại, họ vui lòng chấp nhận một giá cao để được sử dụng những sản phẩm uy tín. Giá trị người tiêu dùng nhận được chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị nhận được và tổng chi phí phải trả. Tổng giá trị nhận được là những lợi ích mà người tiêu dùng mong đợi ở một sản phẩm hay dịch vụ. Tổng chi phí là tất cả những chi phí mà người tiêu dùng phải trả trong việc so sánh, mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ. Khi nói đến giá trị nhận được thì người ta luôn hàm ý đó chính là giá trị cảm nhận. Cùng một sản phẩm và dịch vụ thì giá trị nhận được hoàn toàn khác nhau đối với mỗi người. Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, nhận định khác nhau về mức độ quan trọng và chi phí họ phải trả cho sản phẩm và dịch vụ. Tóm lại, mỗi người tiêu dùng đều có sự đánh giá khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ - đó chính là giá trị cảm nhận. Giá trị cảm nhận là một khái niệm rất quan trọng đối với tổ chức. Một nhà sản xuất tin rằng khi họ tạo ra được sản phẩm tốt, giá cả phải chăng thì người tiêu dùng sẽ chọn mua. Tuy vậy, một sản phẩm tốt chỉ khi người tiêu dùng cho rằng nó tốt - một giá cả phải chăng chỉ được quan tâm khi mà người tiêu dùng cảm nhận rằng nó phù hợp với những lợi ích mà họ nhận được khi tiêu dùng sản phẩm. Ảnh hưởng đối với sự cảm nhận chất lượng? Mức độ cảm nhận chất lượng. Mức độ cảm nhận chất lượng đối với trường hợp dịch vụ. Chuyển giao chất lượng cao. Cam kết đối với chất lượng. Những dấu hiệu của chất lượng cao. Giá như một khẩu hiệu chất lượng. Làm cho cảm nhận thực tế phù hợp với chất lượng. Sự liên tưởng đến thương hiệu: Liên tưởng thương hiệu là bất cứ điều gì "liên kết" trong bộ nhớ của khách hàng về một thương hiệu. Đây là những lưu trữ trực tiếp hoặc gián tiếp trong bộ nhớ của khách hàng và được liên kết với các thương hiệu hoặc chủ sở hữu thương hiệu. Khách hàng sẽ liên tưởng đến ngay một hay một vài điểm đặc trưng của một thương hiệu nào đó khi thương hiệu này được nhắc đến. Liên tưởng thương hiệu tạo ra giá trị cho công ty và khách hàng của mình bằng cách: cung cấp thông tin; tạo ra thái độ và cảm xúc tích cực,cung cấp lý do để mua sản phẩm; phân biệt và định vị thương hiệu. Hình 1.2.1.31 Giá trị của việc liên tưởng thương hiệu Liên tưởng thương hiệu Giúp đỡ quá trình/khôi phục thông tin Sự phân biệt Từ lý do đến mua Tạo ra thái đội tích cực/những cảm tình Cơ sở cho việc mở rộng thương hiệu Thông qua đặc tính của thương hiệu, khách hàng có thể liên hệ giữa việc người tiêu dùng sản phẩm với những lợi ích chức năng hữu hình của thương hiệu hoặc có thể là những lợi ích cảm xúc vô hình. Liên tưởng thương hiệu có thể hình thành từ những khía cạnh khác nhau về đặc tính của một thương hiệu gồm: Thương hiệu như một sản phẩm Thương hiệu như một tổ chức Thương hiệu như một con người Thương hiệu như một biểu tượng Các loại hình liên tưởng đến thương hiệu Liên tưởng thương hiệu có nhiều hình thức. Một trong những cách phân biệt thương hiệu là dựa trên cấp độ trừu tượng và thông tin được khái quát và cụ thể hóa như thế nào trong các liên kết thương hiệu. Hình 1.2.1.32 Các loại hình liên tưởng thương hiệu Lớp sản phẩm Thương hiệu Những thuộc tính sản phẩm Lợi ích khách hàng Nước/ khu vực địa lý Những đặc điểm vô hình Sử dụng/ Sự chú ý Giá tương đối Sự nổi tiếng/ con người Tính cách/ cá nhân Những đối thủ cạnh tranh Tài sản có khác Khi công ty có hàng hóa chất lượng cao,giá cả hợp lý sẽ làm cho sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng được nâng cao lên từ đó làm cho giá trị thương tăng lên,ngoài ra các tài sản khác khác trong công ty sẽ làm cho khách hàng cảm nhận tốt,an tâm về công ty hơn. Hình 1.2.1.41 Các loại tài sản khác của thương hiệu Sự trung thành đối với thương hiệu Sau khi tiếp cận, sử dụng dễ dàng sản phầm của công ty và khách hàng cảm thấy hài lòng về chất lượng cũng như dịch của công ty thì kết quả là Lòng trung thành thương hiệu: lòng trung thành là cốt lõi của giá trị thương hiệu. lòng trung thành thương hiệu là thước đo sự bó của khách hàng đối với thương hiệu.Một khi sự trung thành thương hiệu cao thì khách hàng trung thành cao ít có khả năng chuyển thương hiệu khác,sự tồn tại của khách hàng trung thành làm giảm cơ hội cho đối thủ cạnh tranh ,làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí trong việc tìm kiếm lôi kéo khách hàng vì chi phí cao mà hiệu quả thấp.Ngoài ra khách hàng trung thành mang lại cho công ty một lợi ích khác thông qua việc giới thiệu các sản phẩm của công ty đến các khách hàng khác Lòng trung thành thương hiệu có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu Hình 1.2.1.51 Lợi ích của sự trung thành thương hiệu SỰ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU Giảm chi phí Marketing Đòn bẩy thương mại Thu hút khách hàng mới: Tạo ra lòng trung thành đối với thương hiêu Cam kết đối với khách hàng mới Thời gian làm việc phản lại sự đe doạ đối với những nguy cơ cạnh tranh Tại sao cần phải nghiên cứu giá trị thương hiệu của doanh nghiệp? Nghiên cứu về giá trị thương hiệu công ty giúp lãnh đạo, nhà quản lý nắm bắt rõ hơn về giá trị thương hiệu và các thành phần của chúng., mối quan hệ giữa các thành phần giá trị thương hiệu và hiệu ứng của thái dộ người tiêu dùng đối với các chương trình quảng cáo và khuyến mãi vào các thành phần của giá trị thương hiệu. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp bộ phận marketing và chăm sóc khách hàng của công ty nắm bắt được những thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu cũng như cách đo lường chúng. Từ đó công ty có cơ sở để xây dựng các chương trình quảng cáo,khuyến mãi có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu cho công ty Một hệ thống đo lường thương hiệu tốt sẽ giúp bạn trong việc: - Đo lường tài sản thương hiệu ở nhiều khía cạnh khác nhau qua từng thời kỳ. - Cung cấp được thông tin về lý do của sự thay đổi tài sản thương hiệu. - Đo lường và so sánh sự tiến triển của thương hiệu so với các mục tiêu đã định. - Đưa ra định hướng để hoàn thiện giá trị tài sản thương hiệu. - Cung cấp những cơ hội, đe dọa hay điểm mạnh điểm yếu của định vị thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. - Đưa ra được định hướng trong việc tái định vị thương hiệu. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 3 SIÊU THỊ BIG C, COOPMART, LOTTEMART Siêu thị Coopmart Lịch sử hình thành: Với xu thế mở cửa phát triển và hội nhập mức sống của người dân được nâng lên, đặc biệt là người dân sống tại Tp HCM do đó nhu cầu mua sắm văn minh, lịch sự đã được hình thành trong mọt bộ phận dân cư từ đầu những năm 1990. Đến năm 1994-1995, tại thành phố này đã xuất hiện một vài siêu thị tự chọn như Maximark, Citimark với quy mô không lớn và giá cả còn cao, trước tình hình đó Saigon Co-op quyết định chuyển hướng chiến lược từ tập trung xuất nhập khẩu và đầu tư sang hoạt động bán lẻ với hình thức siêu thị tự chọn. Siêu thị co-opmart Cống Quỳnh được ra đời đầu tiên vào ngày 9/2/1996 đã phá vỡ tâm lý siêu thị là “siêu giá” người tiêu dùng trong giai đoạn này, thu hút nhiều khách hàng và hoạt động có hiệu quả. Từ đó đến nay, hệ thống siêu thị Co-op Mart không ngừng phát triển lớn mạnh. Thông tin chi tiết: Thông tin Tên đầy đủ: thành viên của Liên hiệp HTX Thương Mại Tp. Hồ Chí Minh Tên viết tắt: Co.opmart Trụ sở chính tại 199-205 Nguyễn Thái Học, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp.HCM Điện thoại: (84-8) 38.360.143 - Fax: (84-8) 38.370.560 Website: www.co-opmart.com.vn Ngành nghề kinh doanh Phân phối bán Loại hình doanh nghiệp Co.op Mart là hệ thống siêu thị do Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM thành lập với 100% vốn là do các xã viên đóng góp nên. Vì thế, có thể nói Co.op Mart là hệ thống siêu thị của Việt Nam 100%. Những cột mốc quan trọng: Siêu thị đầu tiên ra đời vào năm 1996, tại số 189C Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM. Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định hướng xây dựng chuỗi  siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Saigon Co.op Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời. Tiếp theo nhiều siêu thị Co.opmart được ra đời tại các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Nam và miền Trung Năm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị phía Bắc đầu tiên trong hệ thống, nâng tổng số siêu thị lên 50 trên cả nước. Năm 2012, hệ thống siêu thị Co.opmart thay đổi bộ nhận diện. Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu mới Co.opmart Qua quá trình 2 năm chuẩn bị với sự tư vấn của nhà tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu thế giới, công ty Landor, hình ảnh mới của Co.opmart được tiếp nối từ sắc đỏ và xanh thân quen được chuyển hóa thành sắc hồng thắm biểu trưng cho tâm huyết, sắc xanh dương đậm của niềm tin mạnh mẽ và sắc xanh lá tươi mới đầy năng động.  Hình ảnh trái tim được cách điệu từ chữ Co.op của phong trào hợp tác xã sẽ là biểu tượng cho sự tận tâm phục vụ cùng với bản chất nhân văn cao đẹp của tinh thần hợp tác xã. Không bao giờ tự hài lòng với bản thân, luôn khát khao hướng tới những tầm cao mới song vẫn duy trì giá trị cốt lõi của mình là thân thiện và tin cậy, bộ nhận diện thương hiệu và các trải nghiệm mua sắm mới đều xuất phát từniềm đam mê tận tâm phục vụ. Mạng lưới phân bổ Hiện nay, Co.opmart có tổng cộng 59 siêu thị phân bổ khắp nơi trên cả nước, cụ thể: Đông Nam Bộ (6 siêu thị) Miền Bắc (3 siêu thị) Miền Trung (11 siêu thị) Tây Nam Bộ (12 siêu thị) Tây Nguyên (3 siêu thị) Tp Hồ Chí Minh (24 siêu thị) Tầm nhìn, cam kết và giá trị văn hóa Tầm nhìn Với lòng tận tâm phục vụ và khát khao vươn lên, Co.opmart khẳng định Thương hiệu siêu thị dẫn đầu tại Việt Nam và phát triển ra khu vực, nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng và cộng đồng. Cam kết Co.opmart gắn bó và chăm sóc khách hàng bằng sự tận tâm và thấu hiểu. Chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợi ích thiết thực cho khách hàng và cộng đồng Giá trị văn hóa Tận tâm phục vụ. Sự tận tâm của chúng tôi xuất phát từ niềm đam mê phục vụ và sự thấu hiểu khách hàng sâu sắc Liên tục cải tiến Chúng tôi không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình để mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng Khát khao vươn lên Chúng tôi khát khao vươn lên hướng đến sự hoàn hảo nhằm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng Hướng đến cộng đồng Chúng tôi luôn hướng đến sự phát triển bền vững gắn với lợi ích của cộng đồng Thành tích Hệ thống siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Liên Hiệp HTX Thương mại Tp.HCM (Saigon Co.op), đơn vị đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong và ngoài nước • Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” (năm 2000) • Huân chương độc lập hạng ba (2009) • Cúp vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (2004 – 2010) • Thương hiệu dịch vụ được hài lòng nhất (2007 – 2011) • Thương hiệu Việt được yêu thích nhất (2007 – 2011) • Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất (2007 – 2011) • Giải thưởng chất lượng Châu Âu (2007) • Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á- Thái Bình Dương (2004-2011) Đặc điểm nổi bật Hàng năm Co.opmart thực hiện các chương trình bình ổn giá với những mặt hàng thiết yếu để đảm bảo mức chi dùng hợp lý cho mỗi gia đình trong nỗi lo "bão giá". Bên cạnh nỗ lực bình ổn giá, Co.opmart định kỳ một năm tổ chức 4 đợt khuyến mãi sâu, quy mô lớn, nhằm tiếp tục mang đến cơ hội mua sắm hàng Việt chất lượng, giá cả phải chăng cho người tiêu dùng Việt. Co.op Mart, hướng đến đa phần là các khách hàng đã lập gia đình và các khách hàng trẻ, bận rộn với công việc. Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm truyền thống của 1 siêu thị, Co.op Mart còn mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị của mình, cũng như cung cấp các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú, mang đến sự lựa chọn thỏa mái cho các bà nội trợ cũng như các khách hàng không có nhiều thời gian. Thêm vào đó, Co.op Mart có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nguồn cung sản phẩm cho siêu thị, họ đã từng tuyên bố: "Mọi sản phẩm nằm trên kệ hàng siêu thị phải đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao". Định vị của Co.op Mart là trở thành người bạn thân thiết của người tiêu dùng, và phân khúc thị trường mà họ nhắm đến là các khách hàng đã lập gia đình là chủ yếu. Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thê