Tiểu luận Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên

Văn hóa là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội loài người. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển được, ngoài những điều kiện về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ổn định thì mọi dân tộc phải có đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu văn hóa của con người ngày càng phong phú và đa dạng. Văn hóa có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong các mối quan hệ của con người, nó quyết định đến việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất, năng lực thẩm mỹ và thoả mãn nhu cầu của con người. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng nên truyền thống văn hóa lâu đời mà hạt nhân là tinh thần độc lập tự chủ, đấu tranh bất khuất để làm chủ đất nước, đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là kết quả giáo dục và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới để phát triển và hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam hun đúc nên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng danh lịch sử vẻ vang của dân tộc, một dân tộc tuy bé nhỏ nhưng đã có bốn nghìn năm lịch sử hào hùng. Trong giai đoạn hiện nay văn hóa đã trở thành một trong những mối quan tâm lớn của các quốc gia, của các dân tộc trên thế giới, nhất là các quốc gia đang pháp triển thì văn hóa được coi là nhân tố quan trọng quyết định đến tính bền vững và sự phát triển đất nước.

doc48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM ----------(((--------- TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Đề tài: ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN Hà Nội, tháng 9 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, em luôn nhận được sự quan tâm của các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ và trang bị cho em những kiến thức về lý luận cũng như những kỹ năng nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội. Những kiến thức đó là hành trang giúp cho mỗi học viên chúng em bước vào cuộc sống, cũng như bước vào lập thân, lập nghiệp. Trong thời gian học tập được khảo sát thực tế ở địa phương, viết tiểu luận tốt nghiệp. Để hoàn thành chương trình học tập em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong Học viện, các đồng chí thường vụ huyện Đoàn Mường Ảng - Tỉnh Điện Biên, cùng các ban ngành đoàn thể, đã giúp đỡ em trong thời gian qua, đặt biệt là thầy giáo ThS. Hoàng Vân đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp. Với đề tài: “Tổ chức Đoàn cơ sở với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên huyện Mường Ảng - Tỉnh Điện Biên”. Với những kiến thức được học tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và khả năng của mình. Em hứa sẽ góp phần xây dựng cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên huyện Mường Ảng - Tỉnh Điện Biên ngày một vững mạnh và phát triển. Để có được kết quả này em xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã động viên khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Vì thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn đọc để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Học viên Lý A Dủa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Khách thể nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Dự kiến cấu trúc của tiểu luận 2 PHẦN NỘI DUNG 2 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN 2 1.1. Khái niệm về thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2 1.1.1. Khái niệm về thanh niên 2 1.1.2. Khái niệm về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2 1.2. Khái niệm về đạo đức, lối sống 2 1.2.1. Khái niệm về đạo đức 2 1.2.2. Khái niệm về lối sống 2 1.3. Khái niệm về văn hóa, đạo đức, lối sống văn hóa 2 1.3.1. Khái niệm về văn hóa 2 1.3.2. Khái niệm về đạo đức, lối sống văn hóa 2 1.4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN 2 2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2 2.1.1. Điều kiện địa lý 2 2.1.2. Về kinh tế 2 2.1.3. Về văn hóa - xã hội 2 2.2. Thực trạng về việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2 2.3. Thực trạng việc tham gia giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa Thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên 2 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHẢI KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIÚP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN 2 3.1. Các giải pháp cơ bản 2 3.1.1. Giải pháp về xây dựng nội dung chủ yếu để tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 2 3.1.2. Các giải pháp về mặt tổ chức các phong trào, các cuộc tuyên truyền vận động về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên 2 3.1.3. Giải pháp về xây dựng gương điển hình, triển khai học tập kinh nghiệm. 2 3.2. Khuyến nghị 2 3.2.1. Đối với Đảng, Nhà nước 2 3.2.2. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương 2 3.2.3. Đối với cấp bộ Đoàn TW 2 3.2.4. Với tỉnh Đoàn 2 3.2.5. Đối với huyện Đoàn và Đoàn cơ sở 2 KẾT LUẬN 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1  CNH, HĐH  Công nghiệp hóa, hiện đại hóa   2  CNXH  Chủ nghĩa xã hội   3  ĐVTN  Đoàn viên thanh niên   4  HĐND  Hội đồng nhân dân   5  LHTN  Liên hiệp thanh niên   6  TNCS  Thanh niên Cộng sản   7  TW  Trung ương   8  UBND  Ủy ban nhân dân   PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội loài người. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển được, ngoài những điều kiện về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ổn định thì mọi dân tộc phải có đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu văn hóa của con người ngày càng phong phú và đa dạng. Văn hóa có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong các mối quan hệ của con người, nó quyết định đến việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất, năng lực thẩm mỹ và thoả mãn nhu cầu của con người. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng nên truyền thống văn hóa lâu đời mà hạt nhân là tinh thần độc lập tự chủ, đấu tranh bất khuất để làm chủ đất nước, đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là kết quả giáo dục và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới để phát triển và hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam hun đúc nên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng danh lịch sử vẻ vang của dân tộc, một dân tộc tuy bé nhỏ nhưng đã có bốn nghìn năm lịch sử hào hùng. Trong giai đoạn hiện nay văn hóa đã trở thành một trong những mối quan tâm lớn của các quốc gia, của các dân tộc trên thế giới, nhất là các quốc gia đang pháp triển thì văn hóa được coi là nhân tố quan trọng quyết định đến tính bền vững và sự phát triển đất nước. Ngày nay ở Việt Nam trước những biến đổi của xã hội, nền văn hóa đang bị coi nhẹ, lớp trẻ ngày nay có xu thế thích hưởng thụ, đua theo nền văn hóa hiện đại, văn hóa phương Tây. Mặt khác do văn hóa dân gian chưa phát huy thế mạnh của mình, chưa khơi dậy được niềm say mê, yêu thích văn hóa dân tộc, các di sản văn hóa chưa được bảo tồn tốt. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ “Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức thẩm mỹ của di sản văn hóa lịch sử, văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy các truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp với lòng tự hào dân tộc, tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu thêm nền văn hóa Việt Nam, đấu tranh chống lại sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng mất gốc, khắc phục tâm lý sống bởi đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường giá trị nhân văn”. Do đó việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa trong nhân dân nói chung và giáo dục lý tưởng cho thanh niên Việt Nam nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, là trách nhiệm nặng nề, một việc làm rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước. Để đề cao nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, với hạt nhân là giá trị tinh thần, coi con người là nguồn lực chủ yếu và lâu bền trong sự nghiệp phát triển của nhân loại nói chung và của thanh niên Việt Nam nói riêng. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đặt ra những yêu cầu mới đối với chuẩn mực giá trị của con người, trên cơ sở văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, xác định đúng đắn vai trò quan trọng của văn hóa. Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã khẳng định “Tiếp tục xây dựng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nền tảng tinh thần, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Trong bối cảnh hiện nay trước yêu cầu của nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước giữ vững độc lập chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự xã hội thì việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên và giáo dục lý tưởng cho thanh niên ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách. Nhất là ở nước ta thanh niên chiếm tỷ lệ cao trong xã hội, là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong thành phần cơ cấu xã hội thanh niên chiếm 35% dân cư, 45% lực lượng lao động, 85% lực lượng vũ trang. Thanh niên ngày nay ham thích học hỏi, thích cái mới, sống cởi mở, nhạy bến và nhanh chóng thích ứng với lối sống mới nhất là lối sống du nhập từ bên ngoài. Đây vừa là mặt mạnh nhưng củng là mặt hạn chế của giới trẻ hiện nay, chúng ta đang đứng trước một thực trang đau lòng đó là suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận dân cư trong xã hội, trong đó không ít đối tượng là thanh niên, từ đó sẽ dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội, các giá trị truyền thống đang bị bào mòn dần. Chúng ta đang xây dựng một đất nước CNXH do đó không thể làm mất đi các giá trị truyền thống của dân tộc. Nghị quyết TW5 khóa VIII của ban chấp hành TW Đảng đã xác định “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng XHCN, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng, kiên định mục tiêu lý tưởng, có trình độ trí tuệ và tính tự giác cao, mỗi cán bộ Đảng viên phải là người gương mẫu, tổ chức chỉ đạo nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết, làm theo lời Bác dạy. Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người XHCN”. “Tuổi trẻ là sức mạnh của dân tộc do đó cần phải xây dựng bản lĩnh chính trị, ý thức tự tôn dân tộc, đạo đức cách mạng, lối sống, nếp sống cho thanh thiếu niên, động viên tuổi trẻ tích cực học tập, lao động, tham gia các hoạt động cộng đồng, để giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”. Như lời Bác Hồ đã nói “Đất nước có phồn vinh được hay không đó là nhờ vào thế hệ trẻ”. Vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên để “ta mãi mãi là ta”, hòa nhập chứ không hòa tan là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cấp bộ Đảng và toàn thể nhân dân, trong đó có Đoàn thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh để cho mọi người dân trên đất nước ta luôn giữ vững được những nếp đẹp truyền thống của dân tộc. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, lối sống nhân nghĩa, đạo lý uống nước nhớ nguồn, ý chí vượt khó vươn lên không cam chịu đói nghèo và lạc hậu, nếp sống giản dị trong sáng và lành mạnh. Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là vấn đề của cả dân tộc nhưng riêng với thanh niên nó mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy mà tôi chọn đề tài này với mong muốn là góp một phần nhỏ bé của mình cùng các cấp bộ Đoàn, các đoàn thể quần chúng trong huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng hành động của Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong sự nghiệp giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên. Tôi lựa chọn đề tài “Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên”. Đây là một vấn đề không phải là hoàn toàn mới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề trên. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Mường Ảng việc nghiên cứu chưa thực sự hệ thống và chi tiết, chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài này làm đề tài tốt nghiệp chương trình lý luận chính trị - hành chính và nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, với mong muốn chỉ ra được một số giải pháp giúp tổ chức Đoàn và phong trào hoạt động thanh thiếu nhi trên địa bàn huyện Mường Ảng hoạt động tốt hơn. 2. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của đề tài Đề xuất các giải pháp kiến nghị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng – Tỉnh Điện Biên về công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu lý luận về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên tại Huyện Mường Ảng - Tỉnh Điện Biên. Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 3. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp nhằm giúp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên cho việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 4. Khách thể nghiên cứu Các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Mường Ảng. 5. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Trên địa bàn huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. Thời gian: Từ năm 2007 trở lại đây. 6. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu tài liệu, sách, báo cáo, Nghị quyết, Chỉ thị, phương pháp chuyên gia... Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn, tọa đàm, thâm nhập thực tiễn, cùng tham gia vào các hoạt động của địa phương đơn vị. Nhóm phương pháp toán học: xử lý các số liệu thu được. 7. Dự kiến cấu trúc của tiểu luận Tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được cấu trúc thành 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 1.1. Khái niệm về thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 1.2. Khái niệm về đạo đức, lối sống. 1.3. Khái niệm về văn hóa, đạo đức, lối sống văn hóa. 1.4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Chương 2: Thực trạng về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2.2. Thực trạng về việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2.3. Thực trạng việc tham gia giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. Chương 3: Các giải pháp khuyến nghị nhằm giúp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 3.1. Các giải pháp cơ bản 3.1.1. Xây dựng nội dung chủ yếu để tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 3.1.2. Giải pháp về mặt tổ chức các phong trào, các cuộc tuyên truyền vận động về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 3.1.3. Giải pháp về xây dựng gương điển hình, triển khai học tập kiên nhiệm. 3.2. Khuyến nghị 3.2.1. Đối với Đảng, Nhà Nước. 3.2.2. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. 3.2.3. Đối với cấp bộ Đoàn TW. 3.2.4. Đối với tỉnh Đoàn. 3.2.5. Đối với huyện Đoàn và Đoàn cơ sở. KẾT LUẬN. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN 1.1. Khái niệm về thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1.1.1. Khái niệm về thanh niên Thanh niên là khái niệm dùng để chỉ một nhóm nhân khẩu - xã hội với một độ tuổi xác định, với những tâm sinh lý đặc thù và có một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về độ tuổi thông thường được tính từ khoảng 15 đến 30 tuổi. Tuy nhiên cách xác định độ tuổi thanh niên cũng không giống nhau ở các quốc gia, dân tộc khác nhau vào những thời kỳ khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam độ tuổi thanh niên được xác định từ 15 đến 35 tuổi. Thanh niên là lớp người đang phát triển cả về chất, cả về tâm lý tinh thần, cả về nhu cầu tình cảm, trí tuệ và tài năng, ước mơ và lý tưởng, tư duy và tính cách. Đó cũng là thời kỳ hình thành những định hướng giá trị của cuộc sống đang trưởng thành về nhân cách. Đặc điểm tâm lý nổi bật của thanh niên: yêu cái mới, chọn cái đẹp, luôn hướng tới tương lai, nhạy cảm với thực tiễn, dễ tiếp nhận với các giá trị cách tân và đổi mới, hăng hái xung phong, luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống lại những gì là cũ kỹ, lỗi thời, lạc hậu... Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, chiếm số đông trong dân cư, đan xen trong các giai tầng, cơ cấu xã hội và cơ cấu nghề nghiệp. Thanh niên không phải là một giai cấp (như các nhà xã hội học tư sản khẳng định), nhưng lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của các quan hệ giai cấp, của dư luận xã hội, của lối sống cộng đồng. Vì thế có người cho rằng thanh niên là tấm gương phản chiếu của hình ảnh xã hội. Thanh niên là lực lượng lao động dự trữ của xã hội, là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc, là lực lượng tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy trong công cuộc cải tạo xã hội, lực lượng chính trị nào nắm được thanh niên, lực lượng ấy sẽ dành phần thắng trong tay. Lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho chân lý đó. 1.1.2. Khái niệm về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước cộng hòa XHCN Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội, các tập thể lao động để chăm lo, giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi. Tổ chức cho Đoàn viên, thanh niên tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Được xây dựng rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn tập hợp đông đảo thanh niên phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, góp phần cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, tổ chức động viên Đoàn viên, thanh niên đi đầu trong công cuộc xây dựng CNH, HĐH đất nước và bảo vệ nước Việt Nam XHCN. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích trong các hoạt động của Đảng, là trường học XHCN của thanh niên, đại diện chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ trên thế giới, phấn đấu vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 1.2. Khái niệm về đạo đức, lối sống 1.2.1. Khái niệm về đạo đức Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa các cá nhân, cá nhân và xã hội, những mỗi quan hệ đó quy định giới hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tự giác tạo thành động lực cho sự phát triển xã hội, đó là quy tắc, chuẩn mực hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã hội. Nói cách khác đó chính là đạo đức của con người trong xã hội. Vậy đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân với cá nhân và quan hệ cá nhân với xã hội. Đạo đức là toàn bộ những quy tắc chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. 1.2.2. Khái niệm về lối sống Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực
Luận văn liên quan