Việt Nam đất nước thân yêu! Là một đất nước đang từng bước hội nhập quốc tế, nhưng một dân tộc muốn tồn tại và phát triển được ngoài những điều kiện kinh tế, chính trị thì dân tộc đó phải có một nền văn hoá và nền văn hoá ấy phải mang đậm nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Đất nước ta đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử của thời kỳ dựng nước và giữ nước nhưng dân tộc ta vẫn giữ được cốt cách trong sáng, và những truyền thống quý báu của dân tộc mình, nghị quyết V của Bộ chính trị (Khóa VI) ngày 28 tháng 11 năm 1978 đã tổng kết "Văn hoá Việt Nam là kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tài năng và đạo đức làm người của nhân dân ta là sức mạnh tinh thần của dân tộc ta trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước".
Chính những cơ sở đó đã xây dựng và bồi đắp thêm cho nền văn hoá của dân tộc ta ngày càng thêm phong phú và đa dạng. Trong thời đại ngày nay văn hoá đã trở thành một trong những mối quan tâm lớn của các quốc gia, các dân tộc đang tìm cho mình một con đường phát triển đất nước và xã hội được coi là một nhân tố quyết định đến tính bền vững của sự phát triển, đồng thời tạo nên sức mạnh cho từng thế hệ con người Việt nam trong chiến đấu, xây dựng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, với vai trò đặc biệt như vậy văn hoá chính là "chất nhựa sống" cho cây đời mãi xanh tươi, luôn phát triển để cùng hội nhập với các cường quốc năm châu trên thế giới. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã luôn xác định văn hoá là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ để xây dựng con người mới, xã hội mới, văn hoá là toàn bộ những sáng tạo phát minh về ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở và các phương thức sử dụng đánh giá những cống hiến xuấ sắc mang tầm vóc thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO nhấn mạnh: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu hiện kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, g giáo dục và nghệ thuật là sự kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng của dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình.
Sự khẳng định bẳn sắc văn hoá dân tộc chẳng những giúp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cần thiết cho bảo vệ độc lập và tự do của mỗi dân tộc.
Nghị quyết TW 4 khóa VIII đã đưa ra quan niệm về văn hoá Việt Nam: "Văn hoá Việt Nam là thành quả lao động sáng tạo và đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của cộng đồng, các dân tộc trên đất nước Việt Nam, là kết quả giao lưu quốc tế, tíêp thu những tinh hoa của nền văn hoá trên thế giới, đồng thời luôn giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và không ngừng hoàn thiện từ đời này qua đời khác, văn hoá Việt Nam tạo nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc".
Văn hoá chính là những nét truyền thống của dân tộc, đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần căm thù giác, với lối sống giản dị nhân nghĩa, có ý chí vượt khó vươn lên không nản lại, không cam chịu đói nghèo lạc hậu, luôn tôn trọng đạo lý làm người. Bên canh đó vẫn còn có những tác động của hiện trạng xã hội ảnh hưởng đến nền văn hoá, nó đã dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên suy thoái về mặt tư tưởng, đạo đức, thích sống một cuộc sống hưởng thụ, coi thường các giá trị truyền thống nhân văn, sa vào các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Đồng chí Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí thư đã nói: "Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ thoái hoá. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời các giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, đánh mất bản thân mình trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác". Một nhà nghiên cứu về văn hoá cũng đã viết: "Muốn đưa đất nước từ nghèo trở thành giàu có chỉ cần vài chục năm nhưng để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì phải mất hàng nghìn năm", ngày nay khi cuộc sống biến đổi, phát triển nhanh chóng làm cho giá trị cũ bị lãng quên, giá trị mới đang nảy sinh trong xã hội. Điêu quan trọng là cần được nhận thức, đánh giá lại một cách nghiêm túc để khẳng định những giá trị đúng cho phù hợp trong giai đoạn mới để giáo dục, truyền đạt định hướng cho thtế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường và xã hội, bởi vì một xã hội muốn ổn định và phát triển rất cần phải có một nền văn hoá tiên tiến.
Chính vì vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề của cả dân tộc. Nhưng với thanh niên - những người chủ tương lai nó lại mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, từ những lý do trên là người cán bộ Đoàn, người cán bộ phong trào của tổ chức chính trị - xã hội với nhiệm vụ tuyên truyền và tập hợp thanh niên, em mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình cùng với các cấp bộ Đoàn, các đoàn thể quần chúng trong huyện Mường La - tỉnh Sơn La vào việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp có tính khả thi trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở địa phương. Vấn đề em nghiên cứu ở đây không phải là mới mẻ, mà nó đã được các cá nhân, các tổ chức đưa ra trong hội thảo, hội nghị khoa học, tuy nhiên đề tài đó chưa đi sâu vào phân tích, do vậy em chọn đề tài: "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường La - tỉnh Sơn La với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc" làm tiểu luận tốt nghiệp của mình.
57 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mường La - Tỉnh Sơn La với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Là một học viên đã từng học tập ở trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, em vô cùng biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô và cán bộ nhân viên nhà trường đã giúp đỡ em có sự trưởng thành như ngày hôm nay. Trong thời gian học tập ở trường dưới sự dìu dắt, dạy bảo nhiệt tình của các thầy cô đã giúp ích cho em rất nhiều để có thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống, trong học tập cũng như trong thực tế trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở cơ sở.
Chuyên đề này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các đồng chí thường trực, thường vụ huyện đoàn Mường La - Sơn La, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ Đoàn cơ sở và các đồng chí đoàn viên thanh niên, đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Cao Thị Minh giảng viên trường Học viện TTN Việt Nam đã giúp em hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này.
Trong bài viết này còn có nhiều khía cạnh chưa khai thác và chưa nghiên cứu được hết, do thời gian và năng lực còn hạn chế cho nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Để tiểu luận được hoàn thiện hơn em rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các đồng chí đồng nghiệp, để những lý luận này sớm trở thành hiện thực và có ích trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên huyện Mường La - Sơn La nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Mường La, ngày tháng năm 2010
Người thực hiện
Hoàng Văn Thái
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
TNCS : Thanh niên Cộng sản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hóa
ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam
HCM : Hồ Chí Minh
NXB : Nhà xuất bản
TW : Trung ương
ĐHĐB : Đại hội đại biểu
TTN : Thanh thiếu niên
UBMT : Uỷ ban mặt trận
BCH : Ban chấp hànhPHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đất nước thân yêu! Là một đất nước đang từng bước hội nhập quốc tế, nhưng một dân tộc muốn tồn tại và phát triển được ngoài những điều kiện kinh tế, chính trị thì dân tộc đó phải có một nền văn hoá và nền văn hoá ấy phải mang đậm nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Đất nước ta đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử của thời kỳ dựng nước và giữ nước nhưng dân tộc ta vẫn giữ được cốt cách trong sáng, và những truyền thống quý báu của dân tộc mình, nghị quyết V của Bộ chính trị (Khóa VI) ngày 28 tháng 11 năm 1978 đã tổng kết "Văn hoá Việt Nam là kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tài năng và đạo đức làm người của nhân dân ta là sức mạnh tinh thần của dân tộc ta trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước".
Chính những cơ sở đó đã xây dựng và bồi đắp thêm cho nền văn hoá của dân tộc ta ngày càng thêm phong phú và đa dạng. Trong thời đại ngày nay văn hoá đã trở thành một trong những mối quan tâm lớn của các quốc gia, các dân tộc đang tìm cho mình một con đường phát triển đất nước và xã hội được coi là một nhân tố quyết định đến tính bền vững của sự phát triển, đồng thời tạo nên sức mạnh cho từng thế hệ con người Việt nam trong chiến đấu, xây dựng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, với vai trò đặc biệt như vậy văn hoá chính là "chất nhựa sống" cho cây đời mãi xanh tươi, luôn phát triển để cùng hội nhập với các cường quốc năm châu trên thế giới. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã luôn xác định văn hoá là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ để xây dựng con người mới, xã hội mới, văn hoá là toàn bộ những sáng tạo phát minh về ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở và các phương thức sử dụng đánh giá những cống hiến xuấ sắc mang tầm vóc thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO nhấn mạnh: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu hiện kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, g giáo dục và nghệ thuật là sự kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng của dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình.
Sự khẳng định bẳn sắc văn hoá dân tộc chẳng những giúp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cần thiết cho bảo vệ độc lập và tự do của mỗi dân tộc.
Nghị quyết TW 4 khóa VIII đã đưa ra quan niệm về văn hoá Việt Nam: "Văn hoá Việt Nam là thành quả lao động sáng tạo và đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của cộng đồng, các dân tộc trên đất nước Việt Nam, là kết quả giao lưu quốc tế, tíêp thu những tinh hoa của nền văn hoá trên thế giới, đồng thời luôn giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và không ngừng hoàn thiện từ đời này qua đời khác, văn hoá Việt Nam tạo nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc".
Văn hoá chính là những nét truyền thống của dân tộc, đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần căm thù giác, với lối sống giản dị nhân nghĩa, có ý chí vượt khó vươn lên không nản lại, không cam chịu đói nghèo lạc hậu, luôn tôn trọng đạo lý làm người. Bên canh đó vẫn còn có những tác động của hiện trạng xã hội ảnh hưởng đến nền văn hoá, nó đã dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên suy thoái về mặt tư tưởng, đạo đức, thích sống một cuộc sống hưởng thụ, coi thường các giá trị truyền thống nhân văn, sa vào các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Đồng chí Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí thư đã nói: "Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ thoái hoá. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời các giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, đánh mất bản thân mình trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác". Một nhà nghiên cứu về văn hoá cũng đã viết: "Muốn đưa đất nước từ nghèo trở thành giàu có chỉ cần vài chục năm nhưng để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thì phải mất hàng nghìn năm", ngày nay khi cuộc sống biến đổi, phát triển nhanh chóng làm cho giá trị cũ bị lãng quên, giá trị mới đang nảy sinh trong xã hội. Điêu quan trọng là cần được nhận thức, đánh giá lại một cách nghiêm túc để khẳng định những giá trị đúng cho phù hợp trong giai đoạn mới để giáo dục, truyền đạt định hướng cho thtế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường và xã hội, bởi vì một xã hội muốn ổn định và phát triển rất cần phải có một nền văn hoá tiên tiến.
Chính vì vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề của cả dân tộc. Nhưng với thanh niên - những người chủ tương lai nó lại mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, từ những lý do trên là người cán bộ Đoàn, người cán bộ phong trào của tổ chức chính trị - xã hội với nhiệm vụ tuyên truyền và tập hợp thanh niên, em mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình cùng với các cấp bộ Đoàn, các đoàn thể quần chúng trong huyện Mường La - tỉnh Sơn La vào việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp có tính khả thi trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở địa phương. Vấn đề em nghiên cứu ở đây không phải là mới mẻ, mà nó đã được các cá nhân, các tổ chức đưa ra trong hội thảo, hội nghị khoa học, tuy nhiên đề tài đó chưa đi sâu vào phân tích, do vậy em chọn đề tài: "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường La - tỉnh Sơn La với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc" làm tiểu luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu tiểu luận:
Nghiên cứu thực trạng công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ của tiểu luận:
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Đoàn thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trên địa bàn huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm giúp Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mường La - tỉnh Sơn La tham gia giáo dục giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
5. Phạm vi nghiên cứu:
a. Về không gian
Trên địa bàn huyện Mường La - Sơn La
b. Về thời gian
- Từ năm 2007 đến nay
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tài liệu, sách báo, nghị quyết, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia.
- Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, toạ đàm, hội nghị
- Nhóm phương pháp toán học: xử lý các số liệu thu được.
7. Dự kiến cấu trúc đề tài:
Tiểu luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì nội dung kết cấu thành 3 phần như sau:
NỘI DUNG
Phần thứ nhất: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA TIỂU LUẬN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm văn hoá:
a. Khái niệm văn hoá: Thuật ngữ văn hoá xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, ở phương Đông cũng như phương Tây. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, văn hoá có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về văn hoá.
Theo từ điển Hán - Việt của giáo sư Nguyễn Lân thì: Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đã đạt được trong từng giai đoạn về các mặt học vấn, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, triết học, đạo đức và sản xuất.
L.B Taylor, nhà nhân loại học người Anh trong cuốn sách "văn hoá nguyên thuỷ" xuất bản tại Luân Đôn vào năm 1871 đã đưa ra một quan niệm về văn hoá: "Văn hoá là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực cũng như thói quen mà con người đạt được trong xã hội".
Fedecico Mayor (nguyên tổng giám đốc UNESCO) cho rằng: "Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ, lối sống và dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định mình".
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh (anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới): "vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật... Những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và cá phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó là văn hoá.
Vâng! Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
Giá trị vật chất: Là toàn bộ những vật chất tồn tại do con người sáng tạo ra phục vụ cho sự phát triển của con người đều là văn hoá. Ví dụ: từ gốc do tác động của con người đã tạo thành bàn ghế, tủ, giường... lúc này bàn ghế, tủ, giường, đã mang giá trị văn hoá. Tuy nhiên những vật chất do con người sáng tạo ra không phục vụ cho cuộc sống của con người thì không có giá trị văn hoá mà chỉ có yếu tố văn hoá: Bom nguyên tửm, tên lửa, ma tuý...
Giá trị tinh thần: được tồn tại ở hai góc độ:
Một là dưới dạng ghi chép, ấn hành như: sách, báo, phim ảnh...
Hai là tồn tại trong dân gian tức là được xã hội thừa nhận và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như: phong tục, tập quán, tín ngưỡng...
Từ những quan niệm về văn hoá nêu trên có thể nói văn hoá là một lĩnh vực xã hội rộng lớn, nó có mặt khắp nơi trong cuộc sống của con người, nói đến con người, nói đến xã hội là nói đến văn hoá.
b. Khái niệm về văn hóa dân tộc:
Văn hoá là vấn đề thuộc lĩnh vực tinh thần, ngay từ khi ra đời con người đã bắt đầu tiếp xúc với những môi trường khác nhau do đó nảy sinh nhu cầu về mặt nhận thức, trên cơ sở nhận thức hình thành tình cảm và lý trí, lý trí và tình cảm lại chi phối hành động của con người tác động trở lại xã hội và tự nhiên, làm cho con người nhận thức đúng về tự nhiên, về xã hội, về bản thân để hành động hợp với quy luật tiến hoá tự nhiên của xã hội làm cho cuộc sống của con người ngày càng tươi đẹp hơn. Chính vì vậy về một phương diện nào đó có thể nói lịch srư phát triển của loài người là lịch sử phát triển của văn hoá, do đó trên thế giới mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc đều có một nền văn hoá riêng biệt, đó là niềm tự hào của mỗi dân tộc - văn hoá dân tộc là những đặc tính thể hiện thị hiếu của các dân tộc về lao động, ăn, mặc, ở, đi lại, lễ hội, phong tục, tập quán của các dân tộc.
Văn hoá dân tộc luôn chứa đựng hai yếu tố:
- Kế thừa những giá trị quý báu của văn hoá truyền thống.
- Giao lưu học hỏi tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm cho văn hoá dân tộc và qua đó có thể khẳng định giới thiệu với bạn bè trên thế giới về văn hoá dân tộc mình. Những dân tộc nào tích cực giao lưu văn hoá sẽ phát triển nhanh chóng, còn dân tộc, cộng đồng nào không giao lưu văn hoá sẽ không phát triển được.
Như vậy văn hóa dân tộc vừa mang tính kế thừa vừa mang tính sáng tạo, văn hoá còn mang tính xã hội sâu sắc, chỉ có con người khi tham gia vào xã hội mới phát triển văn hoá, do đó giao lưu là một vấn đề không thể thiếu được đối với văn hoá của mỗi dân tộc, thật đáng để tự hào về văn hóa dân tộc.
c. Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc.
Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp lên qua lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí công đồng gắn kết cá nhân- gia đình - làng xã - Tổ quốc.
Lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức thể hiện mang tính dân tộc độc đáo được biểu hiện qua thuần phong mỹ tục, qua quan niệm về nhân cách, về giáo dục, ý tế với con người và cả mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, đặc biệt lối sống có đạo lý luôn được đề cao, phát huy trong mọi thời kỳ.
Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hoá Việt Nam đã hình thành và phát triển bằng lao động và sáng tạo, ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường mà nhân dân đã đắp xây nên một nền văn hóa dân tộc kết tinh bằng sức mạnh của sự đoàn kết luôn mang đậm bản sắc dấu ấn bản sắc của dân tộc.
Vậy bản sắc văn hoá dân tộc là những đặc điểm về đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc ấy, là sự kết tinh giá trị truyền thống hình ảnh và tồn tại suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, tạo thành những nét đặc trưng trong nhân cách con người với con người. Bản sắc văn hoá dân tộc còn làm cho văn hoá các dân tộc luôn giữ được sắc thái riêng, không trở thành cái bóng của các dân tộc khác trong xu thế toàn cầu.
d. Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc:
Văn hoá luôn là tài sản vô giá, thể hiện bản sắc tinh thần của mỗi dân tộc, đồng thời văn hoá là lĩnh vực hết sức gần gũi, gắn bó với thanh thiếu niên, và chỉ thanh thiếu niên vừa là lớp người tiếp nhận sự trao truyền của các thế hệ đi trước, lại vừa là chủ thể tích cực góp phần phát huy, sáng tạo ra nền văn hoá mới tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Xuất phát từ thực trạng của đất nước, Đảng và Nhà nước đã xác định việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một vấn đề cấp bách mang tính chiến lược lâu dài, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa sống còn với quốc gia, dân tộc.
Đối với thế hệ trẻ ngày nay họ được sinh ra và lớn lên trong một chế độ xã hội mới, phát triển, họ là con em của một dân tộc mang khí phách anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc. Phẩm chất anh hùng ấy cũng như các truyền thống cao đẹp khác của dân tộc không tự nhiên thấm sâu vào huyết quản của thế hệ trẻ mà họ phải thường xuyên được giáo dục, học tập, rèn luyện qua một quá trình hệ thống cơ bản lâu dài, vì thế mà vấn đề giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc trong lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tinh thần nâng cao ý thức về bản sắc văn hoá dân tộc sẽ làm thức tỉnh những con người mơ hồ về lịch sử dân tộc, suy giảm lòng tự hào dân tộc, mơ hồ về giá trị truyền thống, bị choáng ngập bởi những thành tựu văn minh kỹ thuật phương Tây mà mất tự tin, mất lòng tin vào dân tộc, chúng ta hãy kiên trì bồi dưỡng, trao truyền những truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời phát huy cao vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc. Phẩm chất anh hùng ấy cũng như các truyền thống cao đẹp khác của dân tộc không tự nhiên thấm sâu vào huyết quản của thế hệ trẻ mà họ phải thường xuyên được giáo dục, học tập, rèn luyện qua một quá trình hệ thống cơ bản lâu dài, vì thế mà vấn đề giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc trong lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tinh thần nâng cao ý thức về bản sắc văn hoá dân tộc sẽ làm thức tỉnh những con người mơ hồ về lịch sử dân tộc, suy giảm lòng tự hào dân tộc, mơ hồ về giá trị truyền thống, bị choáng ngập bởi những thành tựu văn minh kỹ thuật phương Tây mà mất tự tin, mất lòng tin vào dân tộc, chúng ta hãy kiên trì bồi dưỡng, trao truyền những truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời phát huy cao vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
Tại Hội nghị lần thứ 10 BCH TW khoá IX khai mạc ngày 05/07/2004, tại Hà Nội, đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam phải tiến hành song song: "Bởi kinh tế và văn hoá là hai chân của sự phát triển, chúng ta không thể đi chân ngắn, chân dài, chân cao, chân thấp, không thể chăm lo phát triển nền tảng của xã hội mà còn chăm lo phát triển nền tảng tinh thần (văn hoá) của xã hội". Thật là một lời căn dặn thấm thía biết bao, nếu mỗi con người chúng ta ai cũng có ý thức và hành động đúng thì sẽ có một nền văn hoá phát triển đi lên góp phần tạo động lực tinh thần trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Nghị quyết TW Khoá VII Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: "Một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc đương nhiên bao gồm cả tính nhân văn, tính tiên tiến, đảm bảo dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo và mọi hoạt động văn hoá".
2. Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
a. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đảng ta đã có quan niệm hết sức đúng đắn, coi văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển của con người, phát triển đất nước, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội là một quốc gia có nền nông nghiệp từ rất lâu đời, dân tộc Việt Nam có nền văn hoá đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, với nhiều nội dung và hình thức sinh hoạt văn hoá đã gắn bó chặt chẽ với tình cảm dân tộc, điều này được thể hiện rất rõ trong các cộng đồng từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ dân tộc Kinh đến dân tộc thiểu số... Nhiều sinh hoạt văn hoá đã trở thành máu thịt của mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc đều mang một sắc thái riêng, có tiếng nói riêng và những phong tục tập quán riêng, nhưng tất cả đều là con lạc cháu hồng của dân tộc Việt Nam cùng xây dựng non sông đất nước, đoàn kết giúp nhau trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và công cuộc cải tạo xây dựng thanh niên.
Quan điểm của Đảng là sự thể hiện tập trung đường lối văn hoá của Đảng, là tư tưởng chỉ đạo toàn bộ các hoạt động văn hoá ở nước ta, nó vừa giúp cho hoạt động văn hoá đi đúng phương hướng, chiến lược và giúp giải quyết tốt những vấn đề cụ thể đặt ra trong đời sống xã hội. Ngay từ năm 1943, khi chưa có chính quyền, dưới ánh sáng của cương lĩnh chính trị 1930, Đảng ta đã xây dựng đề cương văn hoá Việt nam với phương châm "Dân tộc, khoa học và đại chúng". Ba nguyên tắc cơ bản ấy của nền văn hoá mới, đã được khẳng định trong Hiến pháp 1992 của nước ta là nền văn hoá có đặc trưng dân tộc - hiện đại - nhân văn. Đó là định hướng của nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, mà ngày nay chúng ta đang phấn đấu xây dựng, giữ gìn và phát huy trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH ở nước ta.
Văn hóa Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với sự vận động của lịch sử dân tộc và luôn có mối liên hệ với văn hoá khu vực và thế giới để từng bước được mở rộng về không gian, phong phú về tầm cao nội dung.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Ch