Sau hơn hai lăm năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy phát triễn nền kinh tế - xã hội. Công cuộc CNH, HĐH đất nước do Đảng khởi xướng lãnh đạo đã tạo niềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, uy tín vị thế của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế. Bên cạnh đó do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì thế các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động chăm lo công tác giải quyết việc làm tạo nhiều việc làm mới. Tuy nhiên do dân số nước ta tăng nhanh, hàng năm có trên một triệu người đến độ tuổi lao động cần việc làm, đồng thời cũng do tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp bộ đội xuất ngũ, học sinh - sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm đang trong diện thất nghiệp. Chính vì vậy mà dẫn đến sức ép về việc làm ngày càng tăng và bức bách ở nước ta nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng.
Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở các thành phố là 5 - 6%; tỷ lệ lao động ở vùng nông thôn có việc chỉ mới đạt từ 70 - 80%, tỷ lệ này sẽ là rất lớn khi mang so sánh với tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 1 - 6% của Việt Nam. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết việc làm, nhưng đó là vấn đề nan giải, sự gia tăng dân số đã vượt quá mức mà nền kinh tế có thể chịu đựng trong điều kiện mà nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn đầu tư ít, diện tích đất đai hạn hẹp. Nên sự đầu tư công nghệ mới để tăng năng suất lao động nhằm đưa nước ta tiến nhanh hơn trong quá trình CNH, HĐH sẽ dẫn đến dư thừa lao động và tình trạng thừa người thiếu việc. Thanh niên Việt Nam là một lực lượng lao động đông đảo chiếm 26,9% dân số Việt Nam và chiếm trên 68% trong lực lượng lao động chính của xã hội. Họ là những người lao động có sức khỏe, sức trẻ, có trình độ kiến thức là “rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước”, là nguồn nhân lực chủ yếu của mọi quốc gia. Thanh niên có vai trò hết sức to lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước trong mọi thời kỳ, mọi lĩnh vực, thanh niên là lực lượng xung kích hàng đầu.
Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa thanh niên Việt Nam có một tầm nhìn chiến lược, chiều sâu hơn, mới mẻ hơn và nhiều cơ hội hơn. Từ đấy cũng thúc đẩy thanh niên phấn đấu học tập, ra sức tu dưỡng, rèn luyện về trình độ cũng như chuyên môn, đặc biệt về vấn đề việc làm và thu nhập. Hiện nay xã Mường Trai có hơn 30% thanh niên chưa có việc hoặc việc làm chưa ổn định, thu nhập thấp. Đây mới là mối quan tâm hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
Từ thực trạng của đất nước và của xã Mường Trai cho thấy trách nhiệm giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng là một trách nhiệm nặng nề, không chỉ của cá nhân hay tập thể mà là trách nhiệm của toàn xã hội đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt, sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Mường Trai phải nhận thức rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ, giúp đỡ đoàn viên thanh niên lập nghiệp, thực hiện ước mơ làm giàu chính đáng, vươn lên trở thành những chủ nhân thực sự của đất nước, thực hiện tốt nhiệm vụ của người công dân đối với tổ quốc, với xã hội. Thông qua đó tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn - Hội để giáo dục thanh niên thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật, Nhà nước.
Với lý do trên mà em chọn đề tài “Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La với công tác giải quyết việc làm cho thanh niên”,với mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của bản thân cùng với Đoàn thanh niên đưa ra những giải pháp để giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho thanh niên.
40 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Mường Trai - Huyện Mường La - tỉnh Sơn La với công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
----------µ---------
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
Đề tài:
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
XÃ MƯỜNG TRAI - HUYỆN MƯỜNG LA - TỈNH SƠN LA
VỚI CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Người thực hiện : Cà Thị Luyến
Lớp : K49
Niên khóa : 2010 - 2011
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thúy Ngọc
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Thấm thoát đã hết 18 tháng học, thời gian trôi thật nhanh, giờ sắp phải xa thầy cô, bạn bè, xa mái trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Nơi đây đã chôn dấu biết bao kỷ niệm đẹp, em sẽ luôn ghi nhớ và khắc sâu những tháng ngày được thầy cô tận tình dẫn dắt, dạy bảo chúng em những kiến thức, kỹ năng vô cùng quý báu để em có thể áp dụng vào thực tiễn của đời sống.
Qua bài tiểu luận này cho em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Ban Giám đốc Học viện, phòng quản lý đào tạo - tổ chức, các khoa, phòng, cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Trần Thị Thúy Ngọc, người đã giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện bài tiểu luận tốt nghiệp.
Đồng thời qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban bí thư Đảng ủy, UBND Xã Mường Trai, Trung tâm văn hóa thể thao xã. Đặc biệt là Ban thường vụ (BTV) Đoàn xã Mường Trai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt bài tiểu luận.
Thời gian thu thập tài liệu ở địa phương, em không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, cũng như sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo để em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Cà Thị Luyến
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1
BCH
Ban chấp hành
2
BTV
Ban thường vụ
3
CLB
Câu lạc bộ
4
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
6
HTX
Hợp tác xã
7
KHCN
Khoa học công nghệ
8
KHKT
Khoa học kỹ thuật
9
KT-XH
Kinh tế - xã hội
10
THPT
Trung học phổ thông
11
TNCS
Thanh niên cộng sản
12
TTGTVL
Trung tâm giới thiệu việc làm
13
UBND
Ủy ban nhân dân
14
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn hai lăm năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy phát triễn nền kinh tế - xã hội. Công cuộc CNH, HĐH đất nước do Đảng khởi xướng lãnh đạo đã tạo niềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, uy tín vị thế của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế. Bên cạnh đó do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì thế các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động chăm lo công tác giải quyết việc làm tạo nhiều việc làm mới. Tuy nhiên do dân số nước ta tăng nhanh, hàng năm có trên một triệu người đến độ tuổi lao động cần việc làm, đồng thời cũng do tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp bộ đội xuất ngũ, học sinh - sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm đang trong diện thất nghiệp. Chính vì vậy mà dẫn đến sức ép về việc làm ngày càng tăng và bức bách ở nước ta nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng.
Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở các thành phố là 5 - 6%; tỷ lệ lao động ở vùng nông thôn có việc chỉ mới đạt từ 70 - 80%, tỷ lệ này sẽ là rất lớn khi mang so sánh với tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 1 - 6% của Việt Nam. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết việc làm, nhưng đó là vấn đề nan giải, sự gia tăng dân số đã vượt quá mức mà nền kinh tế có thể chịu đựng trong điều kiện mà nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn đầu tư ít, diện tích đất đai hạn hẹp. Nên sự đầu tư công nghệ mới để tăng năng suất lao động nhằm đưa nước ta tiến nhanh hơn trong quá trình CNH, HĐH sẽ dẫn đến dư thừa lao động và tình trạng thừa người thiếu việc. Thanh niên Việt Nam là một lực lượng lao động đông đảo chiếm 26,9% dân số Việt Nam và chiếm trên 68% trong lực lượng lao động chính của xã hội. Họ là những người lao động có sức khỏe, sức trẻ, có trình độ kiến thức là “rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước”, là nguồn nhân lực chủ yếu của mọi quốc gia. Thanh niên có vai trò hết sức to lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước trong mọi thời kỳ, mọi lĩnh vực, thanh niên là lực lượng xung kích hàng đầu.
Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa thanh niên Việt Nam có một tầm nhìn chiến lược, chiều sâu hơn, mới mẻ hơn và nhiều cơ hội hơn. Từ đấy cũng thúc đẩy thanh niên phấn đấu học tập, ra sức tu dưỡng, rèn luyện về trình độ cũng như chuyên môn, đặc biệt về vấn đề việc làm và thu nhập. Hiện nay xã Mường Trai có hơn 30% thanh niên chưa có việc hoặc việc làm chưa ổn định, thu nhập thấp. Đây mới là mối quan tâm hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
Từ thực trạng của đất nước và của xã Mường Trai cho thấy trách nhiệm giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng là một trách nhiệm nặng nề, không chỉ của cá nhân hay tập thể mà là trách nhiệm của toàn xã hội đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt, sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Mường Trai phải nhận thức rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ, giúp đỡ đoàn viên thanh niên lập nghiệp, thực hiện ước mơ làm giàu chính đáng, vươn lên trở thành những chủ nhân thực sự của đất nước, thực hiện tốt nhiệm vụ của người công dân đối với tổ quốc, với xã hội. Thông qua đó tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn - Hội để giáo dục thanh niên thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật, Nhà nước.
Với lý do trên mà em chọn đề tài “Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La với công tác giải quyết việc làm cho thanh niên”,với mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của bản thân cùng với Đoàn thanh niên đưa ra những giải pháp để giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho thanh niên.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên, cũng như nghiên cứu thực trạng công tác giải quyết việc làm cho thanh niên tại xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho thanh niên xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để dạt được mục đích trên chuyên đề cần thực hiện các nhiệm vụ sau
- Nghiên cứ làm sáng tỏ quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên hện nay. Làm rỏ vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với việc giải quyết việc làm cho thanh niên.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm xã Mường Trai trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Thanh niên xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ 2008 đến 2011.
- Về không gian: Địa bàn xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lôgic - lịch sử
- Phương pháp phân tích - Tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp quy nạp
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục của tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương và các tiểu tiết, tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên
Chương 2: Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm ở xã Mường Trai - huyện Mường La - tỉnh Sơn La trong giai đoạn tới
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Nguồn nhân lực và nguồn lao động
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động.
Dân số trong độ tuổi lao động gồm 2 bộ phận:
+ Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là dân số nguồn lao động hay lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Như vậy lực lượng lao động trong độ tuổi lao động bao gồm số người có việc làm và số người thất nghiệp.
+ Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động không thuộc nhóm có việc hoặc thất nghiệp. Bộ phận này bao gồm những người không có khả năng làm việc do bệnh tật ốm đau, mất sức kéo dài; những người chỉ làm việc nội trợ chính gia đình mình và được trả công; học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động; những người không hoạt động kinh tế vì những lý do khác nhau.
* Khái niệm việc làm
Xuất phát từ cơ sở khoa học và tình hình thực tế của Việt Nam các nhà nghiên cứu nước ta đã đưa ra và thống nhất: “Việc làm là hoạt động có ích cho xã hội, không bị pháp luật nghiêm cấm nhằm tạo ra thu nhập” (Thông tư của Bộ luật lao động - Tổng cục thống kê hướng dẫn điều tra người chưa có việc làm).
Việc làm trước hết phải là những hoạt động có ích cho xã hội. Đây là yếu tố xã hội của việc làm. Con người bằng lao động thông qua nghề nghiệp của mình tham gia đóng góp vào sự phát triển của xã hội và khi xã hội phát triển thì nhu cầu của con người cũng từ đó được nâng lên, để đáp ứng được nhu cầu ấy con người lại phải tiếp tục lao động, lao động nhiều hơn nữa để tạo ra của cải vật chất, nó như một chu kỳ tuần hoàn trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người.
Cũng cần phân biệt việc làm với những hoạt động mang tính vui chơi giải trí hoặc một hoạt động đơn thuần khác. Ví như một người chơi thể thao để giải trí, giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc, đó chỉ là một hoạt động đơn thuần của một cá nhân không phải là việc làm nhưng một người chơi thể thao chuyên nghiệp mang lại thu nhập ổn định từ hoạt động thi đấu thì được coi là có việc làm.
Việc làm phải là những công việc, những hoạt động hữu ích không bị pháp luật ngăn cấm. Đây vừa là yếu tố xã hội vừa là yếu tố pháp lý của việc làm. Không phải bất cứ một việc làm nào đều mang lại thu nhập cho con người và có ích cho xã hội là đúng với pháp luật, có những “việc làm” những “hoạt động” mang lại thu nhập cao như: buôn lậu, trộm cắp, khai thác lâm sản, khai thác tài nguyên trái phép… Đó không thể coi là việc làm bởi nó trái với quy định của pháp luật, có hại và bị pháp luật ngăn cấm.
Theo Bộ luật lao động nước ta, khái niệm “việc làm” được xác định là “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm ”.
Như vậy khái niệm việc làm bao gồm:
- Lao động của con người
- Hoạt động lao động tạo ra thu nhập
- Không bị pháp luật cấm
* Khái niệm giải quyết việc làm
Hiểu theo nghĩa hẹp thì “Giải quyết việc làm” là hoạt động nhằm giúp người có nhu cầu lao động đang tìm việc có việc làm, giúp người có nhu cầu sử dụng lao động tìm được người lao động cần thuê mướn.
Hiểu theo nghĩa rộng thì “Giải quyết việc làm” không chỉ là hoạt động như trên mà còn bao gồm cả mục đích: hướng nghiệp, đào tạo nghề nghiệp; thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường lao động.
1.1.2. Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách Nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở nước ta hiện nay
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nhu cầu chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đến năm 2010 nước ta có 56,8 triệu người ở độ tuổi lao động tăng gần 11 triệu so với năm 2000. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế. Chú trọng đảm bảo an toàn xã hội.
Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã có những giải pháp tổng thể, kịp thời như: Giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội, giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng...để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các chính sách này triển khai vào thực tế thường có độ trễ. Bên cạnh đó, để các chính sách này triển khai vào thực tế thường có độ trễ. Và để các chính sách này phát huy tác dụng, vấn đề đặc biệt nhất cần được quan tâm chính là công tác giám sát để các giải pháp này được triển khai trong thực tế đúng với mục tiêu đề ra ở tất cả các cấp.
Với chính sách hỗ trợ tín dụng 4% để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động đang triển khai hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành cần giám sát để số tiền vay ưu đãi này được sử dụng đúng mục đích bởi trên thực tế, một số doanh nghiệp lại lợi dụng chính sách này để lấy tiền trả cho các món nợ đến hạn phải thanh toán, chứ không mở rộng sản xuất. Do vậy, chủ trương thì tốt nhưng hiệu quả thực tế sẽ không như ý muốn.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài. Tiếp tục giảm tốc độ, giảm dân số, ổn đinh quy mô dân số ở mức hợp lý, giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm chất lượng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư. Bằng nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng còn tiềm năng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vượt lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ nuôi dưỡng.
Sự ra đời và phát triển của Nhà nước gắn liền với sự hình thành và hoàn thiện các chức năng của mình. Giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội là một chức năng cơ bản bao trùm mà Nhà nước thường xuyên phải thực hiện. Khi vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm nảy sinh, Nhà nước phải đứng ra giải quyết nhằm ngăn chặn và giảm bớt các hậu quả kinh tế xã hội mà vấn đề có thể gây ra, đồng thời hướng những tác động đó vào mục tiêu phát triển đất nước. Chính vì thế, khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm càng cao thì vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm sẽ càng lớn.
Nhà nước có thể đưa ra nhiều chính sách và biện pháp khác nhau để giải quyết việc làm. Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý để giải phóng sức lao động, khuyến khích toàn dân tham gia phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, khuyến khích các đơn vị kinh tế thu hút thêm nhiều lao động. Nhà nước sử dụng công cụ tài chính, phát huy vai trò của bộ máy Nhà nước, các đoàn thể xã hội để thực hiện các chính sách, biện pháp đưa ra như cho các đối tượng vay vốn với lãi xuất ưu đãi, phát triển các dịch vụ việc làm và dạy nghề, tạo chỗ làm mới trong các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế... Kết quả giải quyết việc làm ở các quốc gia sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức độ quan tâm của Nhà nước cũng như các chính sách, biện pháp mà Nhà nước thực thi.
Việc làm có mối quan hệ mật thiết với chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Vì vậy, giải quyết việc làm không những là nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi người lao động và toàn xã hội. Trong đó, các tổ chức kinh tế xã hội, các đoàn thể quần chúng đóng vai trò tích cực trong việc hướng dẫn, giúp đỡ người lao động trang bị kiến thức, nghề nghiệp, tìm việc làm và tạo việc làm cho họ. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể này sẽ góp phần quan trọng cùng với Nhà nước giải quyết có hiệu quả những vấn đề lao động, việc làm đang được đặt ra.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Nền kinh tế nước ta “vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. Chính vì thế, Nhà nước cùng với các đoàn thể xã hội cần phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong lĩnh vực giải quyết việc làm, một trong những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách của giải quyết đoạn hiện nay.
1.1.3. Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với công tác giải quyết việc làm cho thanh niên
* Vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện với chức năng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là trường học lớn XHCN cho thanh niên, là người đại diện chăm lo cho và bảo vệ lợi ích chính đáng của tuổi trẻ trước hiến pháp và pháp luật. Hơn lúc nào hết tổ chức Đoàn phải luôn là lực lượng tiên phong xung kích đi đầu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Muốn làm tốt nhiệm vụ đó trước hết chúng ta phải trang bị cho thanh niên những phẩm chất chính trị, đạo đức, có chuyên môn nghiệp vụ có chi thức khoa học, để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống. Đối với tổ chức Đoàn xây dựng những phong trào hành động cách mạng, những chương trình hiệu quả, đó chính là một phương thức để nhằm thu hút tập hợp ĐVTN vào tổ chức, từ đó kịp thời nắm bắt và đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của thanh niên.
Theo điều tra xã hội học của viện nghiên cứu thanh niên và các nhu cầu của thanh niên bao gồm: Học tập, làm việc, vui chơi, giải trí, tình yêu hôn nhân…thì có đến 100% các phiếu trả lời đầu tiên là nhu cầu việc làm rồi đến học tập và các hoạt động khác. Điều này đặt trách nhiệm lên vai toàn xã hội, trong đó tổ chức Đoàn phải đi đầu sáng tạo, thiết thực, giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm trước những hoạt động của mình đối với thanh niên.
Thanh niên là lực lượng trẻ, khỏe, có trí tuệ là nguồn lực vô cùng quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Nếu con người được coi là “Nguồn lực vàng” thì thanh niên được coi là nguyên khí quốc gia. Hơn lúc nào hết chúng ta phải phát huy hết tiềm lực to lớn trong thanh niên để xây dựng đất nước. Muốn làm tốt được việc này chỉ có thể giải quyết việc làm cho thanh niên, đó là một điều kiện tiên quyết hàng đầu.
Thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn và Kết luận số 152 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, các tỉnh, thành Đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai, thực hiện. Đặc biệt, các cấp bộ Đoàn ngày càng quan tâm tạo môi trường tích cực hỗ trợ đoàn viên, thanh niên mưu sinh, lập nghiệp, phát huy tiềm năng của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn thông qua việc tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư như tập huấn, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuât; xây dựng các tổ hợp tác, HTX thanh niên, các công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế -xã hội ngày càng có hiệu quả. Trong những năm qua các cấp bộ Đoàn, Hội đã tổ chức 30.853 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho hơn 13 triệu lượt đoàn viên thanh niên, tổ chức 13.462 điểm trình diễn khoa học kỹ thuật; thành lập mới và duy trì 17.239 CLB khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thu hút 424.342 đoàn viên thanh niên tham gia. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn còn chủ động phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng đẩy mạnh các hoạt động truyền, dạy nghề tại chỗ cho thanh niên thông qua việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tổ chức dạy nghề gắn với các hoạt động chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho thanh niên nông thôn...
Phong trào vay vốn giúp nhau lập nghiệp phát triển sản xuất được các cấp bộ Đoàn tăng cường chỉ đạo. Trung ương Đ