Tỷ giá hối đoái cố định hay thả nổi đều có những lợi ích riêng, và mỗi quốc gia có
quyền lựa chọn cơ chế nào phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia đó. Tuy nhiên, một số
tranh luận được đưa ra nhằm bàn về quan điểm cho rằng việc neo đồng tiền hiện nay
có thể mang lại lợi ích đối với Trung Quốc như sau:
Mặc dù dự trữ ngoại hối là một tấm chắn bảo vệ hữu ích đối với khủng hoảng
tiền tệ, hiện nay mức dự trữ của T rung Quốc hầu như đã khá đầy đủ, và tín
phiếu kho bạc Mỹ không mang lại thu nhập cao.
Ngày càng khó khăn để hạn chế dòng tiền vào theo thời gian.
Cân bằng bên ngoài có thể đạt được bằng cách cắt giảm chi tiêu, tăng lãi suất,
duy trì chính sách hai mục tiêu (cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài), và
điều này thường đòi hỏi sử dụng hai công cụ tài chính độc lập (tỷ giá hối đoái
thực và lãi s uất).
Một nền kinh tế lớn như Trung Quốc có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực
thông qua tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng việc thả nổi giá cả.
Kinh nghiệm của các thị trường mới nổi khác chỉ ra hướng để tho át khỏi việc
neo đồng tiền vào thời điểm thuận lợi và đồng tiền đang mạnh, hơn là chờ đến
khi thời điểm xấu và đồng tiền đang bị tấn công.
Trong viễn cảnh dài hạn, giá cả hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc thấp –
không chỉ là thấp s o với Mỹ (0.23), mà còn thấp theo tiêu chuẩn mà hiệu ứng
Samuels on-Balass a đã đo lường qua nhiều quốc gia (ước k hoảng 0.36). Trong
trường hợp cụ thể này, vào năm 2000 đồng Yuan đã được đánh giá thấp hơn
35%, và hiện nay thì ở mức thấp nhất có thể. N ghiên cứu cho thấy rằng, sự cách
biệt này đã được điều chỉnh nhưng không triệt để qua các thập kỷ s au đó.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đồng Nhân Dân Tệ: Sự lựa chọn giữa tỷ giá hối đoái cố định và tỷ giá hối đoái thả nổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đồng Nhân Dân Tệ: Sự lựa chọn giữa tỷ giá
hối đoái cố định và tỷ giá hối đoái thả nổi.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
Thực hiện: Nhóm 9, lớp NH Đêm 5 - K18.
Nguyễn Châu Hà
Nguyễn Thị Bích Hạnh
Nguyễn Hoàng Lan Hương
Lê Thị Thanh Loan
Đoàn Viết Bửu Phương
Ngô Thị Phượng
Ôn Ngọc Minh Trí
TPHCM, tháng 1 năm 2010
MỤC LỤC
Dẫn nhập...................................................................................................................................1
1 Sự cần thiết của hai công cụ chính sách: tỉ giá hối đoái và chi tiêu. ...................4
2 Lộ trình cân bằng cán cân thương m ại .....................................................................6
2.1. Lộ trình cân bằng bên trong ...................................................................................8
2.2. Mục tiêu cho cán cân thanh toán tổng thể. .........................................................10
2.3. Tiến trình cân bằng cán cân thanh toán ..............................................................12
2.4. Sự hạn chế...............................................................................................................12
2.5. Tránh khủng hoảng tiền tệ ....................................................................................13
3 Mối liên hệ với hiệu ứng Balassa-Samuelson .........................................................15
3.1. Ước lượng cho năm 1990 .....................................................................................16
3.2. Ước lượng cho năm 2000 .....................................................................................18
3.3. Dùng phép hồi quy để tìm ra giá trị trung bình..................................................18
4 Kết luận ..........................................................................................................................22
4.1. Bản thông báo vào tháng 7 năm 2005 .................................................................22
4.2. Kết luận tóm tắt ......................................................................................................23
5 Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam ..................................................................................25
Tài liệu tham khảo..................................................................................................................25
Phụ lục .....................................................................................................................................29
Đồng Nhân dân t ệ: sự lựa chọn giữa t ỷ giá cố định và t ỷ giá thả nổi
Nhóm 9 – NH đêm 5 - K18 Trang 1
Đồng nhân dân tệ: Sự lựa chọn giữa tỷ giá hối đoái
cố định và tỷ giá hối đoái thả nổi.
Dẫn nhập
Tỷ giá hối đoái cố định hay thả nổi đều có những lợi ích riêng, và mỗi quốc gia có
quyền lựa chọn cơ chế nào phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia đó. Tuy nhiên, một số
tranh luận được đưa ra nhằm bàn về quan điểm cho rằng việc neo đồng tiền hiện nay
có thể mang lại lợi ích đối với Trung Quốc như sau:
M ặc dù dự trữ ngoại hối là một tấm chắn bảo vệ hữu ích đối với khủng hoảng
tiền t ệ, hiện nay mức dự trữ của T rung Quốc hầu như đã khá đầy đủ, và tín
phiếu kho bạc Mỹ không mang lại thu nhập cao.
Ngày càng khó khăn để hạn chế dòng tiền vào theo thời gian.
Cân bằng bên ngoài có t hể đạt được bằng cách cắt giảm chi tiêu, tăng lãi suất,
duy trì chính sách hai mục tiêu (cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài), và
điều này thường đòi hỏi sử dụng hai công cụ t ài chính độc lập (tỷ giá hối đoái
thực và lãi suất).
M ột nền kinh tế lớn như Trung Quốc có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực
thông qua tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng việc thả nổi giá cả.
Kinh nghiệm của các thị trường mới nổi khác chỉ ra hướng để thoát khỏi việc
neo đồng tiền vào thời điểm thuận lợi và đồng tiền đang mạnh, hơn là chờ đến
khi thời điểm xấu và đồng tiền đang bị t ấn công.
Trong viễn cảnh dài hạn, giá cả hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc thấp –
không chỉ là thấp so với Mỹ (0.23), mà còn thấp theo tiêu chuẩn mà hiệu ứng
Samuelson-Balassa đã đo lường qua nhiều quốc gia (ước khoảng 0.36). Trong
trường hợp cụ thể này, vào năm 2000 đồng Yuan đã được đánh giá thấp hơn
35%, và hiện nay thì ở mức thấp nhất có thể. N ghiên cứu cho thấy rằng, sự cách
biệt này đã được điều chỉnh nhưng không triệt để qua các thập kỷ sau đó.
Sáu lập luận trên đây đối với tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái không hàm ý một sự thả
nổi tự do. Trung Quốc là một ví dụ điển hình về việc ngăn cấm “lý thuyết góc” nổi
tiếng đối với cơ chế tỷ giá hối đoái trung gian. Tuy nhiên, vào tháng 7/2005 Trung
Đồng Nhân dân t ệ: sự lựa chọn giữa t ỷ giá cố định và t ỷ giá thả nổi
Nhóm 9 – NH đêm 5 - K18 Trang 2
Quốc đã ban hành chính sách mới nhưng vẫn chưa dẫn đến kết quả cuối cùng trong
việc hủy bỏ cơ chế đồng t iền neo đô la.
Đồng Nhân dân tệ
“Tôi đã nghe cả hai phía của cuộc tranh luận này. Tôi cho rằng: Những người ủng
hộ tỷ giá hối đoái cố định thì đúng trong ngắn hạn. Và những ai đồng thuận tỷ giá hối
đoái thả nổi thì đúng trong dài hạn. Bạn sẽ hỏi ngắn hạn là bao lâu? Bạn cần biết
Trung Quốc đã 8000 năm tuổi. Do đó khi tôi nói ngắn hạn thì nó cũng có thể là 100
năm.” – Li Ruogu, phó t hống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, D alian, tháng
5/2004, đã phát biểu.
“Dĩ nhiên chúng t a không muốn… tình trạng nước Mỹ thâm hụt thương mại 6%
GDP” - Li Ruogu, phó thống đốc N gân hàng Nhân dân Trung Hoa phát biểu trên tạp
chí Finacial Times, trang 1, với t iêu đề “China Tells U S to Put its House in Order”.
M ột tỷ giá hối đoái cố định phi chính thức đã phù hợp với Trung Quốc suốt 8 năm
qua. Tuy nhiên, bài viết này cho rằng đã đến thời điểm đồng Nhân dân tệ nên được
định giá cao. Nhận định này được đưa ra bởi bốn nguyên nhân chính. Thứ nhất, các
phép toán dựa trên hiệu ứng Balassa – Samuelson cho rằng giá trị thực của đồng Nhân
dân tệ được đánh giá thấp trong một thời gian – không chỉ thấp khi so sánh với đồng
đô la M ỹ hoặc những nước giàu khác, mà còn thấp hơn giá trị cân bằng đối với một
quốc gia đạt mức phát triển như Trung Quốc. Thứ hai, mặc dù lịch sử đã cho thấy dự
trữ ngoại hối là một tấm chắn hữu ích chống lại khủng hoảng tiền tệ, mức độ cán cân
thanh toán của Trung Quốc luôn thặng dư và lượng dự trữ hiện nay đã rất cao trong
nhiều năm, để quốc gia có thể bỏ ra mua ngay lập tức t ín phiếu kho bạc Mỹ bằng số
tiền mang lại từ đầu tư nội địa. Thứ ba, vào năm 2002 trong khi các nhà chức trách
thành công một cách đáng chú ý khi ngăn chặn dòng t iền vào, và sự de doạ của t ình
trạng quá nóng t ồn tại vào năm 2004 dường như biến mất vào năm 2006, người ta nghi
ngờ rằng họ hoàn toàn có thể duy trì sự ngăn chặn trên quy mô này vô thời hạn. M ột
chiến lược tiếp tục loại trừ sự định giá cao ra khỏi chính sách phản hồi tổng hợp ngày
càng trở nên khó khăn. Thứ tư, kinh nghiệm của các thị trường mới nổi cho thấy rằng
thoát ra khỏi việc neo đồng tiền khi thời điểm thuận lợi và lúc đồng tiền mạnh thì tốt
hơn là chờ đợi cho đến khi thời điểm xấu đi và đồng tiền đang bị tấn công. Một quốc
Đồng Nhân dân t ệ: sự lựa chọn giữa t ỷ giá cố định và t ỷ giá thả nổi
Nhóm 9 – NH đêm 5 - K18 Trang 3
gia lớn như Trung Quốc có thể đòi hỏi một cơ chế tỷ giá hối đoái với một vài tính linh
hoạt, đây là thời điểm tốt để bắt đầu đi theo hướng đó.
Điều này không có nghĩa là một sự chuyển biến sang t hả nổi hoàn t oàn. Một cơ chế
trung gian chẳng hạn như khu vực mục tiêu (t arget zone) có thể là thích hợp hơn trong
thời điểm này. Quả t hực là trường hợp của Trung Quốc minh hoạ tốt cho sự giới hạn
của “Lý thuy ết góc” nổi tiếng.
Lời khuyến nghị đối với việc định giá cao của tác giả trùng khớp với sự thôi thúc của
các chính khách Mỹ là hoàn toàn trùng hợp ngẫu nhiên. Những sự thôi thúc này
thường là sự phản ứng mang tính chính trị đến sự thiếu hiểu biết trong nước (ill-
informed domestic) (mặc dù có thể hiểu được) về nguyên nhân thâm hụt thương mại
và thất nghiệp tại Mỹ. Bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể tự do lựa chọn neo đồng
tiền nếu họ muốn. Do đó, luận điệu “lôi kéo tỷ giá hối đoái bất hợp pháp” là không
thích hợp. Điều này thậm chí không đúng khi đánh giá cao đồng Nhân dân tệ so với
đồng Đô la sẽ t ạo ra một tác động đáng chú ý ngay tức thời đến thâm hụt tài chính và
thất nghiệp toàn nước Mỹ, mặc dù t ác động lên cán cân t hương mại Mỹ rốt cuộc chỉ ở
mức độ vừa phải nếu những nước châu Á khác cũng đáp trả bằng sự định giá cao đồng
tiền của họ so với đồng Đô la M ỹ. Nhưng trong mọi trường hợp, luật lệ thương mại
đầu tiên của Trung Quốc sẽ được đặt ra để xác định chính sách nào phù hợp với lãi
suất của họ. Dựa trên những nền tảng đó, bài viết này ủng hộ gia tăng tính linh hoạt
của tỷ giá đối đoái.
Ở đây không phải cho rằng các quốc gia thặng dư không có quyền lợi gì trong hệ
thống tiền t ệ quốc t ế, hoặc là không một quốc gia nào được yêu cầu tính vào lãi suất
của quốc gia khác, như một bộ phận của hệ thống tương hỗ mang lại lợi ích cho tất cả.
Nhưng trong quan điểm của tác giả, không thích hợp để sử dụng ngôn ngữ của sự vi
phạm WTO cho câu hỏi cân bằng giữa những ý kiến thuận và chống về tỷ giá hối đoái
cố định, cái mà vốn đã không rõ ràng bằng câu hỏi cân bằng giữa thuận và chống về tự
do thương mại.
Nên thừa nhận ngay từ đầu rằng một cơ chế tỷ giá hối đoái cố định có một số lợi thế.
Có lẽ hai lợi thế của việc cố định tỷ giá trong trường hợp một đồng tiền lớn cụ thể như
Đô la Mỹ là rất quan trọng. Đầu tiên là sự cung cấp một đồng neo danh nghĩa để ngăn
chặn các chính sách tiền t ệ có thể gây ra lạm phát sau đó. Nhưng cũng có những ứng
Đồng Nhân dân t ệ: sự lựa chọn giữa t ỷ giá cố định và t ỷ giá thả nổi
Nhóm 9 – NH đêm 5 - K18 Trang 4
viên khác có thể thay thế cho đồng tiền neo danh nghĩa, bao gồm GDP danh nghĩa,
CPI và chỉ số giá xuất khẩu. Thứ hai là tạo thuận lợi thương mại với các nước sử dụng
đồng Đô la, hoặc ít nhất là neo vào đồng Đô la. Lợi thế khác của tỷ giá cố định bao
gồm t ạo điều kiện hội nhập tài chính, đầu cơ giá lên hay giá xuống cạnh tranh, và ngăn
ngừa các loại bong bóng đầu cơ có thể làm tổn hại đến tỷ giá hối đoái thả nổi. Tất
nhiên là có một danh sách về lợi thế của tỷ giá t hả nổi tương ứng.
Bài viết trình bày các lập luận về sự linh hoạt của tỷ giá trong một bối cảnh chung. Sự
tự do định giá thấp khi cán cân thanh toán thâm hụt, hoặc sản lượng đã giảm dưới t iềm
năng, cũng quan trọng như sự tự do định giá cao trong các trường hợp ngược lại.
Nhưng ở đây chúng tôi nhấn mạnh trường hợp cụ thể tình hình kinh tế vĩ mô của
Trung Quốc, đặc biệt là các đặc điểm về thặng dư thanh toán và sự tăng trưởng nhanh
chóng. Trong phần sau của bài viết, chúng ta xem xét những tác động dài hạn của các
hiệu ứng Balassa-Samuelson, và cung cấp một số tính toán đơn giản cho phép sai lệch
tạm thời trong mối quan hệ Balassa-Samuelson mà hầu hết các tác giả không đưa vào.
1 Sự cần thiết của hai công cụ chính sách: tỉ giá hối đoái và chi tiêu.
M ột số quan điểm cho rằng những thay đổi trong t ỉ giá hối đoái là không cần thiết
hoặc không đủ để điều chỉnh cán cân thương mại. Trong một chừng mực nào đó, quan
điểm này đúng, nhưng không phải khi nào nó cũng chính xác. Sự thật là những chính
sách khác mới quan trọng, đặc biệt là những chính sách tác động đến mức độ chi tiêu.
Thực ra một sự thâm hụt thương mại có thể được ví như là một sự chi tiêu vượt quá
thu nhập, và thặng dư thương mại thì ngược lại. Do đó, những thay đổi trong chi tiêu
có tác động đến cán cân thương mại. Nhưng điều này không có nghĩa rằng thay đổi
trong tỉ giá hối đoái cũng không quan trọng. Chúng ta thấy rằng, tỉ giá hối đoái thực
đóng vai trò rất quan trọng bởi vì bất cứ một quốc gia nào cũng có những mục tiêu
khác bổ sung vào việc điều chỉnh cán cân thương mại. Điều này cũng có nghĩa là tỉ giá
hối đoái danh nghĩa cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với hầu hết các quốc
gia – đặc biệt là đối với những quốc gia lớn như Trung Quốc.
Lập luận cho rằng rằng việc điều chỉnh tỉ giá hối đoái là không quan trọng có thể bắt
nguồn từ hai quan điểm thương mại mâu thuẫn nhau. Một bên thì cho rằng độ co giãn
của thương mại, tức d iễn tả sự phản ứng của xuất khẩu và nhập khẩu trong mối quan
hệ với giá cả, là rất thấp, và do đó nó ít tác động đến sự điều chỉnh cán cân thương
Đồng Nhân dân t ệ: sự lựa chọn giữa t ỷ giá cố định và t ỷ giá thả nổi
Nhóm 9 – NH đêm 5 - K18 Trang 5
mại. Quan điểm ngược lại thì cho rằng độ co giãn của thương mại là rất cao – cao đến
mức mà các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh toàn bộ giá cả ngay lập tức để phản
ứng lại sự dao động của t ỉ giá hối đoái hoặc nếu không sẽ phải đối mặt với việc mất
toàn bộ khách hàng. Trên thực tế, lập luận này dựa trên hai thái cực. M ức giá cả sẽ
điều chỉnh một phần đến sự thay đổi trong tỉ giá hối đoái, đặc biệt là trong ngắn hạn.
Bài viết này sẽ tiếp tục dựa trên những giả định đó. Một mô hình đơn giản và chuẩn
mực t ập trung vào sự khác biệt giữa những hàng hóa được trao đổi trên bình diện quốc
tế và những hàng hóa không được trao đổi trên bình diện quốc tế. Giả định rằng sự
điều chỉnh giá cả trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng t ới sự thay đổi của tỉ giá hối đoái là
hoàn toàn nằm trong phạm vi khu vực hàng hóa thương mại quốc tế, vì vậy tính biến
đổi trong tỉ giá hối đoái thực hoàn toàn bắt nguồn từ khu vực hàng hóa phi thương mại
quốc tế. Tôi mong rằng t ất cả các quan điểm trong bài viết này có thể đem ứng dụng
vào các mô hình khác một cách dễ dàng, miễn là độ co giãn phải lớn hơn không nhưng
ít hơn vô cực, và mức giá trong ngắn hạn chỉ điều chỉnh một phần đến sự thay đổi
trong tỉ giá hối đoái.
Quan điểm chung là khuôn khổ các mục tiêu và công cụ chính sách cổ điển 1
Khuôn khổ đó có t hể lạc hậu và không phù hợp đối với một nền kinh tế năng động như
Trung Quốc; nhưng đây chỉ là một giả định. Điểm giao nhau của hai đường, tức điểm
biểu diễn cân bằng giữa tỷ giá hối đoái thực và sản lượng tiềm năng, sẽ được quan sát
khi nó dịch chuyển dần dần theo thời gian. Trong một quốc gia có tốc độ tăng trưởng
nhanh chóng như Trung Quốc điểm giao nhau sẽ dần dần dịch chuyển về bên phải, khi
mà sản lượng đầu ra tiềm năng tăng lên, và dịch chuyển dần dần đi xuống khi mà hiệu
ứng Balassa - Samuelson tác động dẫn đến việc nâng giá trị thực. Đáng tiếc là hầu hết
các phân tích hoặc chỉ xem xét đến sự thay đổi của đ iểm cân bằng liên quan đến mối
quan hệ Balassa - Samuelson hoặc chỉ xem xét độ lệch trong ngắn hạn của nền kinh tế
từ điểm cân bằng – biểu đồ Swam. Bài viết này cố gắng để xem xét trên cả hai khía
cạnh, bởi cả hai đều quan trọng. Chúng t a bắt đầu với độ lệch trong ngắn hạn. Chính
phủ có hai loại công cụ chính sách đó là: sự dịch chuyển trong chi tiêu (tỉ giá hối đoái
thực) và cắt giảm chi tiêu (chính sách tài khóa và tiền tệ). Giả định cụ thể đối với Ngân
1 Xem lại khái niệm khuôn khổ các mục tiêu và công cụ chính sách trong Tinbergen, Meade và
Mundell (1968). Bài viết của chúng tôi dựa trên biểu đồ Swan (1963).
Đồng Nhân dân t ệ: sự lựa chọn giữa t ỷ giá cố định và t ỷ giá thả nổi
Nhóm 9 – NH đêm 5 - K18 Trang 6
hàng nhân dân Trung Hoa, ta thấy Ngân hàng nhân dân Trung Hoa có thể tùy ý sử
dụng cả hai công cụ chính sách: tỉ giá hối đoái và lãi suất. Lãi suất được áp dụng
nhanh chóng cho t ất cả các chính sách tiền tệ bao gồm tín dụng nội địa, mức dự trữ bắt
buộc v.v…và quả thực là các chính sách khác đều tác động lên mức tiêu dùng nội địa.
Hình 1 thể hiện hai công cụ chính sách trên hai trục. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến
một mục tiêu chính sách, thì cuộc sống sẽ trở nên đơn giản. Xem xét mục tiêu đầu tiên,
cán cân thương mại là một tiêu chuẩn cho sự cân bằng bên ngoài. Để cho đơn giản,
chúng t a xem như mục tiêu cân bằng thương mại là con số không. Thật ra, mục tiêu đó
có vẻ phù hợp đối với một quốc gia đang phát triển nhanh chóng có tỷ lệ vốn/lao động
thấp nhưng lại có lợi nhuận từ đầu tư cao dẫn đến thâm hụt thương mại và hỗ trợ bằng
cách vay mượn từ nước ngoài. Nhưng cho dù mức độ mục tiêu là con số không hay
con số nào khác nữa thì cũng không quan trọng cho việc phân tích này.
Hình vẽ 1:
2 Lộ trình cân bằng cán cân thương mại
Có nhiều cách kết hợp khác nhau giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực phù hợp với
cán cân thương mại là con số không, và chúng được biễu diễn bởi đường thẳng EB dốc
xuống như trong hình 1 (chúng ta đang xác định tỉ giá hối đoái thực và danh nghĩa
bằng giá của hàng hóa hoặc t iền tệ nước ngoài được bán trong nước tương đương, do
Đồng Nhân dân t ệ: sự lựa chọn giữa t ỷ giá cố định và t ỷ giá thả nổi
Nhóm 9 – NH đêm 5 - K18 Trang 7
đó một sự gia t ăng trong tỷ giá hối đoái cũng đồng nghĩa với sự định giá thấp đồng
tiền trong nước). Để thấy rằng đường EB dốc xuống, hãy xem xét một sự thâm hụt
quốc gia tại điểm D, ví dụ những nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á
năm 1997 như Thái Lan hoặc Hàn Quốc (hay như Mỹ hôm nay!). Tại điểm D, các
quốc gia có thể loại bỏ thâm hụt thương mại bằng cách hoặc là nâng giá trị thực, một
sự dịch chuy ển lên trên - hoặc là bằng cách cắt giảm chi tiêu, một sự dịch chuy ển về
bên phải.
Bây giờ hãy tưởng tượng rằng một quốc gia nhận thấy rằng nó đang có thặng dư
thương mại rất lớn. Sau đó nó được xác định ở vị trí phía trên hoặc bên phải của đường
cân bằng bên ngoài (đường EB), tức tại điểm C. Nó có thể quay trở lại điểm cân bằng
bằng cách giảm tỷ giá hối đoái thực (E) hoặc là bằng cách giảm lãi suất (i). Lãi suất
thấp sẽ kích thích gia t ăng tiêu dùng nội địa, một số sẽ tăng tiêu dùng hàng hóa nước
ngoài vì vậy nhập khẩu gia tăng (hoặc là tăng tiêu t hụ cả những hàng hoá lẻ ra phải
được xuất khẩu), do đó làm giảm cán cân thương mại.
Giảm tỷ giá hối đoái thực có thể đạt được hoặc là bằng việc định giá cao đồng tiền
hoặc là cho phép giá cả hàng hóa gia tăng do đó hàng hoá trong nước mất khả năng
cạnh tranh trên thị trường thế giới và mục t iêu giảm cán cân thương mại lại tiếp tục đạt
được. Như vậy, Chính phủ có thể hoặc là hạ thấp lãi suất(i) hoặc là hạ thấp E; tức là
tăng cái này thì phải giảm cái kia. M ột sự thỏa hiệp đảo ngược giữa i và E đặc trưng
cho sự kết hợp của các điểm mà mang lại sự cân bằng trong cán cân thương mại. Đó
là mối quan hệ cân bằng bên ngoài.
Cách nào để đạt được sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực thì được ưu thích hơn,
giảm trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa hay là gia tăng trong mức giá? Lựa chọn giữa tỷ
giá hối đoái thả nổi và cố định phụ thuộc vào một số nhân tố khác, mà các nhân tố này
biến đổi theo từng trường hợp. Nhiều tiêu chuẩn này thất bại trong phạm vi quyền sở
hữu chung của lý thuyết đồng t iền khu vực tối ưu. Một thứ rất nhỏ, rất mở rộng, nền
kinh tế - đặc khu Hồng Kông – sẽ tìm thấy nó có mối quan hệ với việc t ốn rất nhiều
tiền của để từ bỏ cái nút điều chỉnh tỉ giá hối đoái, và có thể tìm thấy nó dễ dàng hơn
để cùng điều chỉnh mức giá thật sự. Trung Quốc là một quốc gia có thị trường nội địa
Đồng Nhân dân t ệ: sự lựa chọn giữa t ỷ giá cố định và t ỷ giá thả nổi
Nhóm 9 – NH đêm 5 - K18 Trang 8
lớn, điều đó chỉ ra rằng sự điều chỉnh t hông qua tỷ giá hối đoái có sự hấp dẫn đầu tư
hơn2
Nếu cân bằng thương mại là mục tiêu duy nhất, khi đó có lẻ sẽ không cần phải điều
chỉnh tỷ giá hối đoái thực. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa có thể được cố định - với tất cả
những điều kiện thuận lợi nhất mà nó đòi hỏi. Có nghĩa sẽ không cần phải trải qua bất
cứ sự thay đổi nào trong mức giá khác. Sự điều chỉnh có thể xảy ra trong mức chi tiêu,
hơn là thông qua sự dịch chuyển chi tiêu. Trong điều kiện của các công cụ chính sách
của N gân hàng Trung ương, chính sách tiền tệ có thể thực hiện tất cả những việc trên.
2.1. Lộ trình cân bằng bê n trong
Cân bằng thương mại không phải là mục tiêu duy nhất, chính phủ nên thực hiện