Tiểu luận Dòng vốn và bộ ba bất khả thi ở Trung Quốc - Liên hệ Việt Nam

Bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết rất quan trọng của tài chính quốc tế, đƣợc phát triển dựa trên những ý tƣởng của Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Cho tới những năm 1980, khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Những nghiên cứu lý thuyết này cho thấy hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn. Chẳng hạn, một quốc gia nếu cho phép dòng vốn chuyển dịch tự do và giữ tỷ giá cố định, thì các nhà quản lý không thể theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập.Từ những phát hiện trên, Krugman (1979) và Frankel (1999) đã mở rộng mô hình Mundell-Fleming thành “mô hình bất khả thi”. Frankel cho rằng một quốc gia phải từ bỏ một trong 3 mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá, và hội nhập tài chính.

pdf40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dòng vốn và bộ ba bất khả thi ở Trung Quốc - Liên hệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- TIỂU LUẬN DÒNG VỐN VÀ BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở TRUNG QUỐC – LIÊN HỆ VIỆT NAM GVHD : GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ Học phần : Tài Chính Quốc Tế Nhóm 8- Lớp: NH ĐÊM 1 – K22 DANH SÁCH NHÓM 1. Phạm Công Doanh (0973881244) 2. Nguyễn Thị Thùy Dƣơng 3. Nguyễn Ngọc Hàn 4. Võ Thị Thùy Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013 i MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ......................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ ................................................................................................ v PHẦN 1: DÒNG VỐN VÀ BỘ BA BẤT KHẢ THI CỦA TRUNG QUỐC ............................... 1 1. Bộ ba bất khả thi ..................................................................................................................... 1 1.1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi ................................................................................................. 1 1.2. Thuyết tam giác mở rộng ................................................................................................... 2 1.3. Thuyết tứ diện .................................................................................................................... 4 1.4. Mẫu hình kim cƣơng của bộ ba bất khả thi ........................................................................ 6 2. Sơ lƣợc về bộ ba bất khả thi của Trung Quốc ...................................................................... 8 3. Mức độ dòng vốn quốc tế của Trung Quốc ......................................................................... 10 3.1 Tổng quan về dòng vốn quốc tế tại Trung Quốc ............................................................... 10 3.2. Đo lƣờng CMO ................................................................................................................ 12 3.2.1 Thướt đo De jure ........................................................................................................ 12 3.2.2 Thướt đo de facto ....................................................................................................... 13 4. Phân tích thực nghiệm về Bộ Ba bất khả thi tại Trung Quốc ........................................... 15 4.1 Thƣớc đo bộ ba bất khả thi ................................................................................................ 15 4.1.1 Độc lập tiền tệ (MI) .................................................................................................... 15 4.1.2 Ổn định tỷ giá (ERS) .................................................................................................. 16 4.1.3 Hội nhập tài chính (KAOPEN) .................................................................................. 16 4.2 Mối quan hệ tuyến tính giữa các chỉ số Bộ ba bất khả thi ................................................ 22 5. Kết luận về bài nghiên cứu ................................................................................................... 25 PHẦN 2: BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM ...................................................................... 27 1 Mức độ ổn định tỷ giá (ERS) ................................................................................................. 27 2 Mức độ độc lập tiền tệ (MI) ................................................................................................... 28 3 Mức độ hội nhập tài chính (KAOPEN) ................................................................................ 29 4 Chính sách vô hiệu hóa của NHNN Việt Nam ..................................................................... 30 5. Kết luận .................................................................................................................................. 31 ii ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA NHÓM STT Họ Tên Mức độ hoàn thành công việc 1 PHẠM CÔNG DOANH Hoàn thành 100% 2 NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG Hoàn thành 100% 3 NGUYỄN NGỌC HÀN Hoàn thành 100% 4 VÕ THỊ THÙY Hoàn thành 100% iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDP Tổng thu nhập quốc dân NHTW Ngân hàng Trung Ƣơng NHNN Ngân hàng nhà nƣớc TQ Trung Quốc DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc IMF Quỹ tiền tệ quốc tê FDI Đầu tƣ trực tiếp WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới RMB Đồng nhân dân tệ v DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ Hình 1: Bộ ba bất khả thi Hình 2: Tam giác bất khả thi mở rộng Hình 3. Thuyết tứ diện Hình 4: Tam giác bất khả thi – Trƣờng hợp đặc biệt của thuyết tứ diện Hình 5: Mẫu hình kim cƣơng BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Level and Composition of Gross Capital Inflows in China, 1982-2009 Biểu đồ 2: Capital Market Openness in China, 1993-2009 Biểu đồ 3: Mức độ của các chỉ số bộ ba bất thời gian 14 năm 1996-20khả thi ở Trung Quốc từ 1996 -2009 Biểu đồ 4 : Configurations of the Impossible Trinity and Sterilization Biểu đồ 5: Policy Orientation Biểu đồ 6: Mức độ ổn định tỷ giá (ERS) Biều đồ 7: Mức độ độc lập tiền tệ (MI) Biểu đồ 8: Mức độ hội nhập tài chính (KAOPEN) -1- Nhóm 8 – CHNH Đêm 1 – K22 GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ PHẦN 1: DÒNG VỐN VÀ BỘ BA BẤT KHẢ THI CỦA TRUNG QUỐC 1. Bộ ba bất khả thi 1.1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi Bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết rất quan trọng của tài chính quốc tế, đƣợc phát triển dựa trên những ý tƣởng của Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Cho tới những năm 1980, khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Những nghiên cứu lý thuyết này cho thấy hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn. Chẳng hạn, một quốc gia nếu cho phép dòng vốn chuyển dịch tự do và giữ tỷ giá cố định, thì các nhà quản lý không thể theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập.Từ những phát hiện trên, Krugman (1979) và Frankel (1999) đã mở rộng mô hình Mundell-Fleming thành “mô hình bất khả thi”. Frankel cho rằng một quốc gia phải từ bỏ một trong 3 mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá, và hội nhập tài chính. Hình 1: Bộ ba bất khả thi Tỷ giá thả nổi Chính sách tiền tệ độc lập Thị trƣờng vốn đóng Ổn định tỷ giá Hội nhập tài chính Tỷ giá cố -2- Nhóm 8 – CHNH Đêm 1 – K22 GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ Hình 1 bên trên minh họa nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi. Mỗi cạnh thể hiện cho các mục tiêu tốt nhất, lần lƣợt là: chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính hoàn toàn. Đối nghịch với mỗi cạnh (hay mỗi mục tiêu) là các công cụ chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngƣợc với đỉnh kiểm soát vốn, mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngƣợc với đỉnh thả nổi hoàn toàn, mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập đối ngƣợc với đỉnh liên minh tiền tệ. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt đƣợc bởi một đỉnh nằm giữa và một quốc gia hoàn toàn không khả thi để đạt đƣợc đồng thời cả ba mục tiêu. Cụ thể: - Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính đƣợc kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá cố định nhƣng phải từ bỏ độc lập tiền tệ. Điều này có nghĩa chính phủ đã mất đi một công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nƣớc độc lập với lãi suất nƣớc ngoài (độc lập tiền tệ tức là lãi suất trong nƣớc và các quốc gia khác độc lập thì Ngân hàng Trung ƣơng đó độc lập tiền tệ) - Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính đƣợc kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi. Với lựa chọn này, chính phủ (NHTW) đƣợc quyền tự do ấn định lãi suất nhƣng đổi lại tỷ giá phải vận hành theo những nguyên tắc của thị trƣờng. - Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ đƣợc kết hợp bằng cách lựa chọn thị trƣờng vốn đóng hay chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn hoàn toàn. 1.2. Thuyết tam giác mở rộng Toàn cầu hóa đang trở thành xu hƣớng chung của thế giới. Điều này càng gia tăng áp lực cho các quốc gia khi buộc phải chọn một trong hai: hoặc là từ bỏ ổn định tỷ giá hoặc là từ bỏ độc lập tiền tệ. Tuy nhiên, Frankel (1999) cho rằng một quốc gia vẫn có thể lựa chọn cơ chế tỷ giá bán ổn định (half-stability) và chính sách tiền tệ bán độc lập (half-independence). Và lý thuyết bộ ba bất khả thi không thể ngăn cản một quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, dải băng tỷ giá, tỷ giá cố định có thể điều chỉnh hay bất cứ cơ chế tỷ giá trung gian nào. Hơn nữa, ông đã nhấn mạnh rằng không có một chế độ tiền tệ duy nhất nào là tốt nhất cho tất cả các quốc gia và thậm chí ngay trong chính quốc gia đó thì cũng không có một chính sách tiền tệ duy nhất nào là phù hợp cho mọi thời đại. Yigang và Tangxian (2001) tiếp tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi của Mundell-Fleming và đƣa lên thành thuyết tam giác mở rộng. Mối quan hệ giữa ba -3- Nhóm 8 – CHNH Đêm 1 – K22 GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ mục tiêu chính sách đã đƣợc giải thích rất rõ ràng trong mô hình tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming nhƣng hiệu quả của cơ chế trung gian vẫn chƣa đƣợc đề cập. Nghĩa là tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming chỉ mới tập trung đến các cơ chế tỷ giá nằm ở các đỉnh của tam giác mà chƣa đề cập đến một cơ chế tỷ giá trung gian nằm đâu đó bên trong tam giác bất khả thi. Yigang và Tangxian đã mở rộng mô hình này và kết luận rằng một quốc gia có thể có những phối hợp mục tiêu khác nhau và không phải chấp nhận sự đánh đổi hoàn toàn nhƣ tam giác của Mundell-Fleming. Hình 2: Tam giác bất khả thi mở rộng Tƣơng tự nhƣ tam giác của Mundell-Fleming, tam giác mở rộng (Hình 2) của Yigang và Tangxian cũng là một tam giác đều với ba cạnh tƣơng ứng với ba mục tiêu chính sách: độc lập tiền tệ, hội nhập tài chính và ổn định tỷ giá. Bên cạnh các kết hợp tại đỉnh của tam giác, các quốc gia vẫn có thể lựa chọn cho mình một kết hợp nào đó bên trong tam giác miễn là nó phù hợp với những mục tiêu chính sách mà quốc gia đó đang theo đuổi. Mỗi điểm bên trong tam giác thể hiện một sự kết hợp trung gian giữa ba mục tiêu chính sách, nghĩa là kiểm soát vốn ở mức độ vừa phải, chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn và tỷ giá hối đoái biến động trong một biên độ cho phép. Tùy vào tình hình vĩ mô và mục tiêu hƣớng đến cụ thể ở mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định mà các nhà hoạch định chính sách sẽ quyết định một mức độ thích hợp cho mỗi mục tiêu chính sách. Do Tỷ giá thả nổi Chính sách tiền tệ độc lập Thị trƣờng vốn đóng Ổn định tỷ Hội nhập tài chính Tỷ giá cố O -4- Nhóm 8 – CHNH Đêm 1 – K22 GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ đó, mỗi quốc gia sẽ có một lựa chọn cho riêng mình mà không nhất thiết phải đánh đổi hoàn toàn theo nhƣ tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming. 1.3. Thuyết tứ diện Mô hình tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian thực sự đã chính thức hóa mô hình tam giác khả thi của Mundell-Fleming. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ mô hình của Mundell-Fleming, lý thuyết này không xem xét rằng sự khác nhau trong khả năng vay nợ nƣớc ngoài bằng đồng nội tệ trong những nền kinh tế khác nhau sẽ ảnh hƣởng không giống nhau lên mức biến động tỷ giá hối đoái. Hausmann (2000) đã chỉ ra rằng những quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi hoặc dải băng tỷ giá rộng có cách thức quản lý chính sách tỷ giá rất khác biệt. Những nƣớc này nắm giữ những mức dự trữ ngoại hối rất khác nhau cho thấy những sự can thiệp rất khác nhau vào thị trƣờng ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá hối đoái cho phép trƣớc ảnh hƣởng của các cú sốc là rất khác nhau. Hausmann (2000) phát hiện ra một mối quan hệ mạnh và vững chắc giữa mẫu hình thả nổi tỷ giá của một quốc gia với khả năng vay mƣợn quốc tế bằng đồng nội tệ của nó. Cụ thể, quốc gia nào có khả năng vay mƣợn nƣớc ngoài bằng nội tệ (the ability to borrow abroad) nhiều hơn có khuynh hƣớng nắm giữ mức dự trữ ngoại hối nhỏ hơn, và cho phép tỷ giá biến động cao hơn so với mức biến động trong dự trữ ngoại hối hoặc lãi suất. Dựa trên nghiên cứu của Hausmann, chúng tôi cho rằng mức độ biến động của tỷ giá chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khả năng vay nợ nƣớc ngoài bằng đồng ngoại tệ. Khả năng vay mƣợn quốc tế bằng đồng nội tệ của quốc gia nào càng cao thì mức độ biến động cho phép của tỷ giá hối đoái ở quốc gia đó càng lớn. Tuy nhiên, liên minh tiền tệ châu Âu là một trƣờng hợp ngoại lệ do có khả năng vay nƣớc ngoài bằng đồng nội tệ rất cao nhƣng lại theo đuổi cơ chế tỷ giá cố định. Nhìn chung thì khả năng vay nợ nƣớc ngoài bằng đồng nội tệ quyết định đến sự lựa chọn cơ chế tỷ giá của một quốc gia. Từ đây, thông qua việc đƣa thêm biến khả năng vay nƣớc ngoài bằng đồng nội tệ vào mô hình, Guobing Shen (2004) đã mở rộng tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming thành thuyết tứ diện. -5- Nhóm 8 – CHNH Đêm 1 – K22 GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ Thuyết tứ diện giả định rằng không có mối quan hệ nội sinh giữa biến khả năng vay mƣợn nƣớc ngoài bằng nôi tệ và ba biến còn lại trong tam giác bất khả thi. Theo nghiên cứu của Hausmann (2000), khả năng vay mƣợn nƣớc ngoài bằng nội tệ có quan hệ đồng biến với mức độ biến động tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là mối quan hệ đồng biến mà còn liên quan đến nhiều mối quan hệ khác nữa. Vì vậy ta cần phải loại bỏ mối quan nội sinh giữa chúng. Tƣơng tự, khả năng vay nƣớc ngoài bằng đồng nội tệ cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ với mức độ độc lập tiền tệ và kiểm soát vốn. Khi đồng nội tệ của một quốc gia hoàn toàn có khả năng vay nợ nƣớc ngoài thì mức độ độc lập tiền tệ và kiểm soát vốn của quốc gia đó là thấp nhất. Nhƣ vậy thì mối quan hệ giữa các biến này càng trở nên phức tạp hơn. Do đó mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến này đƣợc loại bỏ và bốn biến độc lập có thể xây dựng thành một khối tứ diện. Hình 3. Thuyết tứ diện Trong hình 3, chúng ta có một tứ diện đều. Đặt mặt dƣới C tƣợng trƣng cho khả năng vay mƣợn nƣớc ngoài bằng đồng nội tệ; mặt M bên trái tƣợng trƣng cho chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn; mặt đối diện K tƣợng trƣng cho dòng vốn lƣu động hoàn toàn; mặt phải E tƣợng trƣng cho sự ổn định tỷ giá. Đỉnh A1 là thị trƣờng vốn đóng, A2 là tỷ giá thả nổi, A3 là tỷ giá cố định và A4 thể hiện khả năng cao nhất vay mƣợn nƣớc ngoải bằng đồng nội tệ. A1 A4 A2 A3 C M K E O -6- Nhóm 8 – CHNH Đêm 1 – K22 GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ Tƣơng tự nhƣ lý luận ở trên, bên cạnh các giải pháp góc, các quốc gia có thể lựa chọn cho mình các kết hợp trung gian nằm bên trong tứ diện tùy vào khả năng vay nợ nƣớc ngoài bằng đồng nội tệ của quốc gia và chính sách mục tiêu mà quốc gia đó đang theo đuổi. Theo đó, khi một quốc gia có khả năng vay nợ bằng đồng nội tệ là cao nhất thì nó có thể theo đuổi đồng thời ba chính sách mục tiêu: hội nhập tài chính, độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá. Thực tế, cơ chế tỷ giá dƣới chế độ chuẩn vàng cổ điển (classical gold standard) thuộc về sự kết hợp kiểu này. Cơ chế tỷ giá bản vị đồng đô la Mỹ dƣới hệ thống Bretton Wood cũng gần tƣơng tự với cách kết hợp trên. Ngƣợc lại, một sự kết hợp thƣờng thấy ở các quốc gia đang phát triển với thị trƣờng tài chính yếu kém là không có khả năng vay nợ bằng đồng nội tệ kết hợp với chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá cố định và kiểm soát vốn hoàn toàn. Khi cho khả năng vay nợ bằng đồng nội tệ của một quốc gia bằng 0 thì mặt C của tứ diện sẽ không tồn tại. Lúc này, tứ diện sẽ trở thành tam giác đều. Nhƣ vậy, rõ ràng là tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming chỉ là một trƣờng hợp đặt biệt của thuyết tứ diện khi một quốc gia không có khả năng vay nợ nƣớc ngoài bằng đồng nội tệ. Hình 4: Tam giác bất khả thi – Trƣờng hợp đặc biệt của thuyết tứ diện 1.4. Mẫu hình kim cƣơng của bộ ba bất khả thi Theo quá trình kế thừa và phát triển của bộ ba bất khả thi, các nhà kinh tế học lại tìm tòi và phát hiện ra các nhân tố có liên quan mật thiết đến việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi. Không nằm ngoài xu hƣớng đó, Aizenman, Chinn, Ito A A4 A2 A3 C M K E O A2 A1 A3 -7- Nhóm 8 – CHNH Đêm 1 – K22 GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ (2008) đã xem xét việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi trong mối tƣơng quan với dự trữ ngoại hối (tỷ lệ trên GDP). Sau những năm cuối thập niên 90 đầu thập niên 2000, các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia mới đổi đã có xu hƣớng gia tăng mạnh mẽ dự trữ ngoại hối cùng với xu hƣớng hội tụ về mức trung bình của ba chỉ số bộ ba bất khả thi. Nhóm tác giả nghiên cứu đƣa ra các lập luận hợp lý cho việc lựa chọn mẫu hình trung gian – không nhóm quốc gia nào đạt đƣợc. Tuy nhiên, chi phí của việc gia tăng nắm giữ dự trữ ngoại hối và các can thiệp vô hiệu hóa vào thị trƣờng ngày càng gia tăng đã đặt một dấu chấm hỏi lớn cho tính bền vững của mẫu hình này ở các nƣớc mới nổi, cũng chính là, tính bền vững của mẫu hình kim cƣơng của bộ ba bất khả thi. Hình 5: Mẫu hình kim cƣơng Nguồn: Aizenman, Chinn, Ito (2008) Lý thuyết bộ ba bất khả thi của Mundell và Fleming ngày càng đƣợc hoàn thiện dần từ mô hình Mundell-Fleming đến tam giác bất khả thi Mundell-Fleming, phát triển thành tam giác mở rộng Yigang và Tangxian (2001) và cuối cùng là thuyết tứ diện của Hausmann (2000). Đây là những nền tảng lý thuyết vững chắc của bộ ba bất khả thi, tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành phân tích sâu hơn về tình hình bộ ba bất khả thi ở các nƣớc hiện nay, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. -8- Nhóm 8 – CHNH Đêm 1 – K22 GVHD: GS.TS Trần Ngọc Thơ 2. Sơ lƣợc về bộ ba bất khả thi của Trung Quốc Trong 30 năm qua, tốc độ tăng trƣởng nhanh chóng của các dòng vốn quốc tế đã trở thành một đặc tính nổi bật trong một nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa. Tuy nhiên những dòng vốn này không ổn định trong những năm gần đây. Dòng chảy vốn quốc tế giảm mạnh đáng kể ở cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhƣng hồi phục nhanh chóng trong vòng chƣa đ