Tiểu luận Dự án Quán café Tri Thức

Nếu nói đến dịch vụ Cafe chúng ta đi một vòng TP. Long Xuy ên thì đếm không biết là bao nhiêu quán. Riêng trên con đường Võ Thị Sáu, phường Mỹ Xuy ên đã có hàng chục quán Cafe. Nhưng đa số đều chọn phân khúc khách hàng đại trà nên không có sự khác biệt giữa các quán. Nhận thấy tình hình đó nên nhóm chúng tôi đã chủ động tìm hiểu tình hình thị trường hiện tại. Qua nghiên cứu sơ bộ chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên là một khách hàng tiềm năng vì tính hấp dẫn của khúc thị trường này cao, với hiện tại hơn 8.200 sinh viên học tại trường Đại học An Giang và chỉ có một vài đối thủ cạnh tranh ở khúc thị trường này nhưng họ chưa thật sự định vị hướng vào sinh viên một cách rõ ràng nên chúng ta cần lập kế hoạch cho khúc thị trường ngách đầy tiềm năng này. Chúng tôi quyết định mở quán café mang tên TRI THỨC để nhắm vào phân khúc khách hàng là sinh viên.

pdf32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dự án Quán café Tri Thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 1 Tiểu luận Dự án Quán café Tri Thức Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 2 Chương 1- Giới thiệu: 1.1. Giới thiệu: Nếu nói đến dịch vụ Cafe chúng ta đi một vòng TP. Long Xuyên thì đếm không biết là bao nhiêu quán. Riêng trên con đường Võ Thị Sáu, phường Mỹ Xuyên đã có hàng chục quán Cafe. Nhưng đa số đều chọn phân khúc khách hàng đại trà nên không có sự khác biệt giữa các quán. Nhận thấy tình hình đó nên nhóm chúng tôi đã chủ động tìm hiểu tình hình thị trường hiện tại. Qua nghiên cứu sơ bộ chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên là một khách hàng tiềm năng vì tính hấp dẫn của khúc thị trường này cao, với hiện tại hơn 8.200 sinh viên học tại trường Đại học An Giang và chỉ có một vài đối thủ cạnh tranh ở khúc thị trường này nhưng họ chưa thật sự định vị hướng vào sinh viên một cách rõ ràng nên chúng ta cần lập kế hoạch cho khúc thị trường ngách đầy tiềm năng này. Chúng tôi quyết định mở quán café mang tên TRI THỨC để nhắm vào phân khúc khách hàng là sinh viên. 1.2. Mục đích lập kế hoạch Xây dựng một quán café Tri Thức đáp ứng nhu cầu hiện tại của sinh viên. Đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho quán nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tạo thêm việc làm cho nhiều người. 1.3. Mục tiêu của quán : Đạt được lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động. Tạo tâm lý thư giãn cho khách hàng. Là nơi giao lưu của sinh viên, cán bộ công nhân viên, và các đối tượng khác. Tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng Đạt uy tín với các đối tượng có liên quan: Nhà cung cấp, khách hàng,… 1.4. Năng lực của chủ đầu tư: Chủ quán cafe Tri Thức là Dương Thị Thùy Trang Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 3 SĐT:0988762543 Địa chỉ quán: 515 ,Đường Ung Văn Khiêm-Đông Xuyên-Long Xuyên- An Giang Tài chính: có sẵng mặt bằng 250m2 ngay mặt tiền đường Ung Văn Khiêm, vốn vay thêm từ ngân hàng Agribank 500 triệu đồng. Năng lực quản lý: Chủ quán tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, có kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành kinh doanh. Vòng đời dự án 5 năm Thời gian xây dựng: 8/2014 Thời gian hoàn thành: 12/2014 Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 4 Chương 2: Tóm tắt dự án đầu tư Quán cà phê Tri Thức với hướng đến là phục vụ đối tượng khách hàng sinh viên, một khúc thị trường “ngách” đầy hấp dẫn. Để thực hiện được mục tiêu trên, chúng tôi thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc: Phục vụ tốt nhất, mức giá phù hợp với sinh viên, cung cấp các hoạt động đáp ứng nhu cầu sinh viên sẽ tạo ra một “Làn gió mới” trong loại hình dịch vụ cà phê. Vào những dịp lễ, ngày kỷ niệm quán luôn có các chương trình, khuyến mãi, thay đổi phong cách quán cho phù hợp với những ngày này. Ngoài ra quán còn bố trí không gian giành riêng cho các bạn sinh viên trao đổi và học tập. Quán mở tạo ra nhiều việc làm, giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập. Dự án bao gồm: khu vực đỗ xe để xe ở phía trước quán, khi khách hàng bước vào cổng của quán thì khách hàng sẽ được đến với không gian rộng rãi, thoáng mát gần gũi với thiên nhiên nhiều bàn ghế, sâu vào bên trong khách hàng sẽ thấy phòng IT ở tay trái, tiếp theo là hai phòng họp dành cho sinh viên có nhu cầu học tập trao đổi, bên tay phải là phòng pha chế và phòng lạnh. Kế hoạch được lập với mục tiêu phân tích, đánh giá phân khúc khách hàng sinh viên và từ đó xây dựng chiến lược nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ đối tượng khách hàng này. Chủ quán đi đăng ký kinh doanh và quán chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Dự án dự kiến thu được NPV ước tính là 726.861.000 đồng, IRR là 34%, thời gian hoàn vốn không theo giá trị tiền tệ là 2.46 năm; và thời gian hoàn vốn có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian là 3.12 năm. Dòng tiền qua các năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Dòng tiền thu nhập ròng (ngàn đồng) -1.300.000 510.299 539.820 571.547 605.635 792.250 Tổng dòng tiền vào (ngàn đồng) 1.123.500 1.202.145 1.286.295 1.376.336 1.672.679 Tổng dòng tiền ra (ngàn đồng) 1.300.000 613.201 662.325 714.748 770.700 880.429 Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 5 Chương 3: Thuyết minh chính của dự án đầu tư 3.1. Tình hình kinh tế tổng quát Quán được xây dựng ở vị trí thuận lợi gần các trường học: Đại Học An Giang, Trung Cấp Ytế, Trung Học Phổ Thông Long Xuyên, Trung Học Phổ Thông Thực Hành Sư Phạm đây là nơi cung ứng khách hàng dồi dào. cùng với một lượng lớn đông đảo học sinh sinh viên, công nhân viên chức, nhu cầu về các dịch vụ, sản phẩm café của họ ngày càng tăng cao trong khi các quán café tại đây còn nhiều hạn chế không thể đáp ứng thỏa mản nhu cầu của họ, nhiều sinh viên có thời gian nhàn rỗi đang cần tìm kiếm việc làm phù hợp an toàn để tăng thu nhập đó sẽ là nguồn cung dồi dào về nguồn lao động và nguồn khách hàng , rất thuận lợi cho việc lập nên một quán café tại đây. Quán mở tạo ra nhiều việc làm, giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập. 3.2. Nghiên cứu phân tích thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án - Dung lượng thị trường: Xem xét trên địa bàn phường Mỹ Xuyên có nhiều quán cà phê; quán nào cũng có một lượng khách nhất định (nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô của mỗi quán). Chúng tôi tiến hành qua sát thử tại các quán trong khu vực thì thấy đa số khách hàng là sinh viên và trong 100 sinh viên được khảo sát có 67 sinh viên có nhu cầu sử dụng dịch vụ cafe, chiếm khoảng 67%. Khoảng thời gian đến quán của các sinh viên này rải đều các ngày trong tuần. Hiện tại, chỉ tính riêng sinh viên hệ chính quy trường Đại học An Giang khoảng hơn 8200 sinh viên cho thấy đây là một thị trường khá tiềm năng và dự án café có tiềm năng lớn, có khả năng thành công. 67% 33% Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng dịch vụ cafe khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ café khách hàng không có nhu cầu sử dụng dịch vụ café Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 6 3.3. Hành vi chọn quán của sinh viên. Qua quá trình nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một nhóm gồm 100 sinh viên, sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để phỏng vấn các bạn về hành vi chọn quán khi có ý định đi cafe. Ta được một số đặt điểm như sau: + Phần lớn các bạn sinh viên khi đi cafe thường đi theo nhóm, trung bình từ 2 đến 6 người. + Có một nhân vật mang vai trò kết nối, thường là người khởi phát ý tưởng khi đi cafe và đây cũng là người quyết định chọn quán cho nhóm. + Các bạn thường đi cafe để họp nhóm, làm bài tập hoặc gặp gỡ bạn bè. 3.4. Nhu cầu và đặc điểm của khách hàng: Thông qua việc quan sát, trò chuyện trực tiếp với những khách hàng có nhu cầu đến quán café thì mục đích của họ là giải khát. Ngoài ra họ còn có nhu cầu trò chuyện; gặp gỡ, trao đổi với bạn bè, học tập, thư giãn như truy cập internet, wifi miễn phí, nghe nhạc,…tại quán. Cụ thể chúng tôi khảo sát 100 sinh viên thì có giải trí 20 người chiếm 20%, học tập có 32 người chiếm 32%, truy cập internet có 23 người chiếm 23%, gặp gỡ bạn bè và người thân có 25 người chiếm 25%. Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 7 Biểu đồ cho ta thấy được nhu cầu về học tập của sinh viên khi đến quán cao (32%), tiếp theo là gặp gỡ bạn bè, người thân (25%). Tỷ trọng của truy cập internet và gặp gỡ bạn bè, người thân chênh lệch khá thấp. Đặc điểm của khách hàng: họ đa số là sinh viên; ngoài ra còn có nhân viên văn phòng, công nhân viên chức,…Hơn 75% là nam giới và còn lại khoảng 25% là nữ. Khách hàng thường đến quán café vào buổi tối vì ban ngày họ bận việc học, đi làm. Thông qua khảo sát 100 khách hàng trong việc lựa chọn thức uống tại quán, chúng tôi có bảng sau đây: ( Trà + khác là các loại thức uống như trà lipton, trà dâu, trà cam, trà cúc, chanh muối, …) Nhóm thức uống Tỷ lệ Café 37% Trà + khác 24% Nước đóng chai 14% 20% 32%23% 25% Biể đồ thể hiện tỷ trọng các dịch vụ được khách hàng sử dụng Giải trí Học tập Truy cập internet Gặp gỡ bạn bè và người thân Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 8 Sinh tố 10% Nước ép 8% Kem 7% Tổng 100% Kết quả này được minh họa bằng biểu đồ sau: Dựa vào kết quả thu được ở bảng trên và biểu đồ ta nhận thấy café (37%) là loại thức uống được khách hàng lựa chọn nhiều nhất, tiếp đến là trà + khác (24%), và khách hàng ít dùng nhất là kem (7%) và nước ép (8%). Vậy đa số khách hàng vào quán dùng café và tiếp theo là trà + khác. 3.5. Các yếu tố thu hút khách hàng: - Giá là yếu tố đầu tiên thu hút được số lượng đông đảo khách hàng tại các quán, tiếp đến là không gian quán, thái độ phục vụ của nhân viên, trang thiết bị như t i vi, quạt, dòng nhạc,.. 3.5.1.Đặc trưng sản phẩm: + Sản phẩm: cung cấp đa dạng các loại thức uống: 37% 24% 14% 10% 8% 7% Biểu đồ tỷ trọng các loại thức uống café Trà + khác Nước đóng chai Sinh tố Nước ép Kem Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 9 Các loại sản phẩm của quán có 6 nhóm: CAFÉ TRÀ + KHÁC NƯỚC ĐÓNG CHAI NƯỚC ÉP SINH TỐ KEM +YAOURT Café Trà lipton Sting dâu Dâu Dâu Dâu Cafe đá Trà lipton đá Number one Thơm Dừa Sầu riêng Cafe sữa nóng Trà lipton nóng Twister Táo Bơ Cafe Cafe sữa đá Trà lipton sữa Pepsi Cam Cam Vani Cafe đen Trà dâu Coca cola Nho Sapôchê Trái cây Cafe rum Trà cam Lavie Cà chua Cà chua Khoai môn Café sữa rum Trà chanh dây Dr.Thanh Dưa hấu Cà rốt Thập cẩm Café Tri Thức Trà gừng Trà xanh Cà rốt Đu đủ Socola Bạc xỉu Trà bí đao 7 up Lê Thơm Yaourt đá Bạc xỉu đá Trà cúc Mirinda Bưởi Mãng cầu Yaourt dâu Cacao nóng Chanh muối Soda chanh Chanh dây Chanh dây Yaourt bạc hà Cacao đá Cam vắt Soda hột gà Tắc Táo Yaourt cam Sữa tươi Cam vắt mật ong Chocolate Dừa Chocolate đá La hán hỏa Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 10 Rau má Rau má đậu Rau má sữa 3.5.2. Yếu tố giá: Vì đối tượng khách hàng của mình là đối tượng sinh viên với thu nhập trung bình hoặc thấp vẫn còn lệ thuộc vào gia đình rất nhiều, và tâm lý của sinh viên là thích giá rẻ hoặc giá phải phù hợp với túi tiền nên đa phần họ rất nhạy cảm với giá thời sản phẩm cũng phải thỏa mãn với kì vọng của họ so với lượng tiền bỏ ra. Do đây là một ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau, nên việc định giá cần được đưa ra một cách chính xác và cụ thể. Là dựa trên đơn giá của các đối thủ trong khu vực được tổng hợp sau khi điều tra và được định vị với mức giá trung bình của tất cả các đối thủ hoặc một mức giá thấp hơn mức giá của các đối thủ khoảng 1000đ đến 2000đ trên một đơn vị sản phẩm. Bảng đơn giá dự tính TT Nhóm Giá 1 Cafe 8.000 2 Trà + khác 10.000 3 Nước đóng chai 10.000 4 Nước ép 14.000 5 Sinh tố 16.000 6 Kem 14.000 Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 11 Trung bình 12.000 3.5.3. Yếu tố dịch vụ: Xây dựng cấu trúc quán hỗ trợ sinh viên: thiết kế phòng IT để hỗ trợ các bạn về các vấn đề trục trặc cơ bản của laptop miễn phí; thiết kế phòng họp dành cho sinh viên; lắp đặt wifi thật tốt, tốc độ cao; xây dựng bảng tri thức để giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên; tủ sách cho bạn đọc,… Tổ chức các buổi trao đổi dành cho sinh viên, hoạt động của các CLB: Anh văn, Phát triển kỹ năng, Guitar,... liên kết với Admin của các hội trên Facebook chọn quán làm địa điểm họp mặt. ( Các hoạt động này được tổ chức vào buổi tối). 3.5.4. Tiêu chí chất lượng: Các nguyên liệu chế biến đều nguyên chất không pha trộn mang lại chất lượng cao cho thức uống của quán, nguyên liệu đầu vào được chọn lựa kỹ… Mới thành lập nên vẫn không có sự khác biệt với các quán khác nên Tri Thức tập trung vào chất lượng phục vụ của quán và các dịch vụ thêm vào các ngày cuối tuần hoặc lễ. 3.5.5. Hình thức, kiểu dáng: Quán được bố trí thông thoáng, sạch sẽ; mỗi loại thức uống sẽ có cách trang trí khác nhau mang đặc trưng riêng,… Quán café Tri Thức sẽ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu khách hàng, đặc biệt là khách hàng sinh viên về: học tập, giải trí, truy cập Internet, gặp gỡ bạn bè, người thân,… Và trong tương lai quán sẽ phát triển nhiều hơn các dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 12 3.6. Đối thủ cạnh tranh: Bảng – So sánh đặc điểm của vài đối thủ cạnh tranh. Cánh Đồng Hoang Chuồn Chuồn Ớt Khúc Thụy Du CLB Sinh Viên B&T Đối tượng hướng tới Sinh viên, công nhân viên chức,… Người có thu nhập cao, công nhân viên chức, sinh viên,… Những người thích nghe những dòng nhạc vàng, nhạc Trịnh với không gian trầm và sâu lắng. Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 13 Điểm mạnh -Không gian quán rộng rãi - Phong cách gần gũi -Giá bình dân -Thức uống đa dạng, ngon, mới lạ -Thiết kế tiện nghi -Có nhiều khách hàng than thiết. -Phong cách sang trọng hiện đại.. -Không gian thoáng mát -Đặc biệt có khu vui chơi dành cho trẻ nhằm thu hút những KH đã có gia đình. -Thức uống đa dạng, ngon -Không gian mát mẽ,yên tĩnh. -Khung cảnh gần gũi với thiên nhiên -Thiết kế theo phong cách cổ xưa -Sản phẩm đa dạng - Chất lượng nước uống khá chất lượng đặc biệt là cafe đậm và thơm. -Giá bình dân phù hợp với thu nhập của sinh viên. -Thức uống đa dạng, nhiều lựa chọn. -Nằm trong trường đại học và gần khu KTX. -Không gian rộng rãi, riêng tư -Phong cách bình dị -Thức uống đa dạng -Giá bình dân - Loại hình cafe sân vườn với thiết kế đơn giản. Điểm yếu -Cách phục vụ chưa tốt -Chưa định vị được khách hang mục tiêu -Cách phục vụ chưa tốt -Chưa định vị được khách hang mục tiêu -Định giá sản phẩm còn cao -Cách phục vụ chưa tốt -Không gian quán chưa hài hòa. -Cách phục vụ chưa tốt -Không gian quán còn chật hẹp, thiết kế đơn giản -Không có -Cách phục vụ chưa tốt -Chưa định vị được khách hang mục tiêu -Thức uống không ngon. Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 14 đông phục nhân viên -Không có phòng lạnh -Wifi còn yếu theo Đây là những đối thủ gần mà chúng ta cần phải đối mặt, những quán cafe này đã có mối quan hệ lâu bền với khách hàng trong vùng khá lâu, và mỗi quán có những điểm mạnh riêng và thuận lợi riêng. Nhưng theo tìm hiểu thì đa số còn yếu trong cách phục vụ. Vì thế để quán thành công ngay từ đầu chúng ta cần làm tốt tất cả các vấn đề, đặc biệt là khâu đối thủ còn yếu. 3.7. Đối thủ tiềm ẩn: Những người có khoảng tiền nhàn rỗi khoảng 1 tỷ đồng có thể đầu tư kinh doanh một quán café với quy mô lớn, sự mở rộng về quy mô ( “bành trướng”) của các quán cafe, ví dụ hiện tại như “Cánh Đồng Hoang 2” là cơ sở 2 của quán “ Cánh Đồng Hoang” ở khu mới trường Đại học An Giang, quán này ra đời lâu và lượng khách hàng đến quán đông mỗi ngày, hầu như quán không bao giờ vắng khách. Sự mở rộng quy mô của các quán chính là mối đe dọa, nguy cơ làm giảm doanh thu dự kiến của dự án. 3.8. Nhà cung cấp đầu vào: Nhà cung cấp đầu vào đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công của quán, việc tạo quan hệ tốt với những nhà cung cấp chất lượng sẽ có được những thuận lợi to lớn cho quán café của chúng tôi, nhưng để tìm được nhà cung cấp tốt về chất lượng, giá hợp lý là điều không dễ. Nhà cung cấp cafe Cafe Ngọc Phụng Địa chỉ: Lý Thái Tổ, P. M ỹ Long, TP. Long Xuyên, AG. Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 15 Cafe Ngọc Phụng là quán cafe và đại lí phân phối có mặt tại địa bàn thành phố Long Xuyên nên chúng ta sẽ giảm được chi phí, thuận tiện, đảm bảo café được cung cấp đầy đủ và theo nhu cầu của quán. Họ tài trợ những vật dụng như dù che, bảng hiệu,…cho quán với giá cho một kí cafe bột là 80.000đ loại thơm. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chính xác về việc lựa chọn hương vị café với khách hàng là sinh viên nên chủ đầu tư tự chọn ra loại café thử để bán và sau dó sẽ điều chỉnh lại theo nhu cầu của khách hàng. Cafe Lâm Chấn Âu Địa chỉ: 40 Hai Bà Trưng- TP. Long Xuyên – AG. Cafe Lâm Chấn Âu cũng được nhiều người tiêu dùng cafe ở Long Xuyên biết đến. Giá thấp nhất của một kg cafe bột là 85.000đ, phương thức thanh toán là tiền mặt vào cuối tháng. Không có chính sách giảm giá hàng cung cấp vào ngày khai trương quán. Lâm Chấn Âu cũng có những hỗ trợ nhưng rất hạn chế cho các đối tác chỉ có hỗ trợ hộp đèn. Cơ sở này không có hỗ trợ bàn, ghế, dù che cho quán, không trực tiếp đào tạo nhân viên pha chế cho quán mà chỉ giới thiệu nhân viên pha chế. Lâm Chấn Âu có cơ sở sản xuất ngày tại TPLX nên khả năng cung cấp sẽ được đảm bảo đều đặn và đầy đủ. Đại lí cafe Trung Nguyên Địa chỉ: 111-113, Nguyễn Huệ, TP. Long Xuyên, AG. Khi hợp tác với Trung Nguyên thì ta không nhận được sự hỗ trợ nào và giá bán 1kg cafe bột cho các quán là 85.000-90.000đ; thông thường thì trung bình 1kg cafe có thể pha 50 ly cafe vừa pha sẵn vừa pha fin sao cho cafe có độ đậm vừa và thơm ngon. Nếu mỗi ngày số lượng khách uống cafe là 100 người thì chỉ bán được 2kg cafe. Siêu thị Co-opmart Long Xuyên Là nơi đáng tin cậy, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về nguyên liệu trong việc mua, lựa chọn các loại nguyên liệu để chế biến thành các loại thức uống như: tắc xí muội, ca cao, đường, me, các loại sữa,... đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Hơn thế nữa ở siêu thị có đầy đủ, đa dạng Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 16 các loại nguyên liệu hơn ở chợ, ta chỉ cần tốn tí thời gian là ta đã mua được tất cả các loại nguyên liệu ta cần, không cần phải tốn nhiều thời gian để chạy vòng các chợ. Các chợ gần quán (ví dụ : chợ Mỹ Xuyên, chợ Long Xuyên) Ta thường đến các chợ để mua các loại trái cây tươi, ngon dùng làm nước ép, sinh tố. Tại các chợ này cung cấp đủ các loại trái cây. 3.9. Khách hàng mục tiêu: Khách hàng muc tiêu mà quán hướng đến là đối tượng sinh viên. Bên cạnh đó, những khách hàng tiềm năng mà quán muốn hướng đến là đối tượng: nhân viên công sở, khách vãng lai,… Những người gia nhập tiềm tàng: Mức độ gia nhập ngành cao vì không có rào cản gia nhập ngành. Đồng thời, khu vực này lượng học sinh, sinh viên khá lớn, tình hình an ninh trật tự tương đối ổn định nên đây sẽ là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của nhiều người. 3.10. Phân tích Swot: Điểm mạnh Điểm yếu -Loại hình phục vụ cafe kết hợp trao đổi kiến thức mới chưa có trên thị trường - Nhu cầu trao đổi kiến thức sinh viên cao - Nhân viên được đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp -Địa điểm đối diện Đại học An Giang -Nguồn vốn còn yếu -Chưa có được khách hàng thân thiết Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 17 Cơ hội Nguy cơ -Dung lượng thị trường SV còn rất lớn -Xung quanh khu vực các quán, chưa có quán cafe nổi trội khác biệt. -Đặc biệt chưa có quán định vị rõ ràng khách hàng mục tiêu là sinh viên. -Mức độ cạnh tranh cao -Rào càng gia nhập và rút khỏi ngành thấp -Sản phẩm của đối thủ đa dạng. -Phân tích cơ hội. Qua quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu hành vi khách hàng. Ta thấy rằng: Phần lớn các đối thủ cạnh tranh đã bỏ qua khúc khách hàng là sinh viên. Các đối thủ thậm chí còn chưa định vị một cách rõ ràng, khi được hỏi quán cafe nào dành cho sinh viên thì các bạn trả lời Câu lạc bộ sinh viên nhưng quán chỉ mới đạt được mức giá sinh viên, chưa có hoạt động hay cung cấp thêm dịch vụ đáp ứng cho sinh viên. Khách hàng chưa hài lòng với dịch vụ hiện tại của các quán cafe, cụ thể được thể hiện khi nghiên cứu hành vi khách hàng. Với lượng nhu cầu quá lớn của khách hàng sinh viên về dịch vụ cafe đã làm cho đối tượng khách hàng này phải chấp nhận với các dịch vụ hiện tại mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa hài lòng. Nhóm 1 GVHD.T h.s: Phạm Bảo Thạch Trang 18  Với những phân tích trên cho ta thấy một thị trường rất hấp dẫn với đối tượng khách hàng là sinh viên. Tuy nhiên, ta cần phải khắc phục được những yếu điểm mà đối thủ cạnh tranh phạm phải và tiến hành định vị hướng vào đối tượng sinh viên. Chương 4: Nghiên cứu phân tích về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh 4.1. Phương án về trang thiết bị: Bàn ghế, quạt, máy lạnh, loa, âm li, dụng cụ (ly, muỗng…), máy tính, wi