Tiểu luận Dự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội từ đó dự báo về sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn – hình thái cộng sản chủ nghĩa – mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Học thuyết đó thể hiện một cách chính xác những nhu cầu cơ bản của cuộc đấu tranh cách mạng để thay đổi thế giới nhằm giải phóng con người.Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu nghiêm túc để hiểu đúng tư tưởng của Mác-Ănghen và Lênin cùng nhữngDự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học. Và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI.Có vai trò vô cùng quan trọng đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu . Nhất là trong bối cảnh nước ta đang nỗ lực đi lên chủ nghĩa xã hội. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Vấn đề này đã được nhiều tài liệu đề cập đến trong các sách báo, các tạp chí chuyên nghành các công trình nghiên cứu khoa học III. MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. • Mục đích : Trong khuôn khổ tiểu luận này tôi muốn đề cập đến: Dự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học.Và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI. • Nhiệm vụ : Nhằm làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bản của các ông đến nay vẫn đúng, vẫn giữ nguyên giá trị và vai trò nền tảng, hướng dẫn trên con đường dài xây dựng chủ nghĩa xã hội. Làm rõ một số luận điểm cụ thể không còn thích hợp trong điều kiện lịch sử đã biến đổi không diễn ra như Mác và Ănghen đã dự kiến. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Trong khuôn khổ đề tài này, vì điều kiện thời gian và tài liệu tham khảo có nhiều hạn chế tôi chỉ giới hạn nghiên cứu trên phương diện : - Dự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội. - Nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học. - Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI. V. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐỀ TÀI: Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp lý luận qua các tài liệu triết học và các tài liệu có liên quan. Và chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Mác - Ăngghen – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh . . - Phương pháp lịch sử và so sánh đối chiếu. - Phương pháp lôgíc và phân tích tổng hợp. VI. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: Đề tài nhằm làm sáng tỏ những dự báo thiên tài và những quan điểm cơ bản của Mác và Ănghen về chủ nghĩa xã hội khoa học. Mặt khác, nhằm làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bản của các ông đến nay vẫn đúng, vẫn giữ nguyên giá trị và vai trò nền tảng, hướng dẫn trên con đường dài xây dựng chủ nghĩa xã hội.Làm rõ một số luận điểm cụ thể không còn thích hợp trong điều kiện lịch sử đã biến đổi không diễn ra như Mác và Lêni đã dự kiến. VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của đề tài gồm : Chương I: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội - một trong những nền tảng lý luận về sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội 2. ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin 3. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên 4. Phân tích hình thái kinh tế - xã hội, Mác-Ănghen và Lênin đã dự báo về xã hội tương lai. Chương II: Qúa trình ra đời lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự ra đời này được chia làm ba giai đoạn: 1. Giai đoạn thứ nhất (1842 - 1845) 2. Giai đoạn thứ hai (1845 - 1848) 3. Giai đoạn thứ ba (1848 - 1857) chương III: Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội qua phác thảo của Mác và Ănghen 1. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí 2. Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất 3. Chủ nghĩa xã hội điều tiết một cách có kế hoạch nền sản xuất xã hội và nền sản xuất hàng hóa về cơ bản sẽ trở nên thừa. 4. Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. 5. Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tăc phân phối theo lao động 6. Chủ nghĩa xã hội khi đã xây dựng xong, chủ nghĩa cộng sản đã được thực hiện thì xã hội sẽ không còn giai cấp. 7. Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. 8. Chủ nghĩa xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội. 9. Chủ nghĩa xã hội thực sự là sự nghiệp của bản thân quần chúng, là kết quả cảu quá trình sáng tạo của quần chúng. ChươngIV: Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6779 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội từ đó dự báo về sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn – hình thái cộng sản chủ nghĩa – mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Học thuyết đó thể hiện một cách chính xác những nhu cầu cơ bản của cuộc đấu tranh cách mạng để thay đổi thế giới nhằm giải phóng con người.Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu nghiêm túc để hiểu đúng tư tưởng của Mác-Ănghen và Lênin cùng nhữngDự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học. Và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI.Có vai trò vô cùng quan trọng đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu . Nhất là trong bối cảnh nước ta đang nỗ lực đi lên chủ nghĩa xã hội. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Vấn đề này đã được nhiều tài liệu đề cập đến trong các sách báo, các tạp chí chuyên nghành các công trình nghiên cứu khoa học … MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. ( Mục đích : Trong khuôn khổ tiểu luận này tôi muốn đề cập đến: Dự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học.Và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI. ( Nhiệm vụ : Nhằm làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bản của các ông đến nay vẫn đúng, vẫn giữ nguyên giá trị và vai trò nền tảng, hướng dẫn trên con đường dài xây dựng chủ nghĩa xã hội. Làm rõ một số luận điểm cụ thể không còn thích hợp trong điều kiện lịch sử đã biến đổi không diễn ra như Mác và Ănghen đã dự kiến. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Trong khuôn khổ đề tài này, vì điều kiện thời gian và tài liệu tham khảo có nhiều hạn chế tôi chỉ giới hạn nghiên cứu trên phương diện : Dự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội. Nội dung của học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI. V. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐỀ TÀI: Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp lý luận qua các tài liệu triết học và các tài liệu có liên quan. Và chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Mác - Ăngghen – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh . . - Phương pháp lịch sử và so sánh đối chiếu. - Phương pháp lôgíc và phân tích tổng hợp. VI. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: Đề tài nhằm làm sáng tỏ những dự báo thiên tài và những quan điểm cơ bản của Mác và Ănghen về chủ nghĩa xã hội khoa học. Mặt khác, nhằm làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bản của các ông đến nay vẫn đúng, vẫn giữ nguyên giá trị và vai trò nền tảng, hướng dẫn trên con đường dài xây dựng chủ nghĩa xã hội.Làm rõ một số luận điểm cụ thể không còn thích hợp trong điều kiện lịch sử đã biến đổi không diễn ra như Mác và Lêni đã dự kiến. VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của đề tài gồm : Chương I: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội - một trong những nền tảng lý luận về sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội 2. ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin 3. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên Phân tích hình thái kinh tế - xã hội, Mác-Ănghen và Lênin đã dự báo về xã hội tương lai. Chương II: Qúa trình ra đời lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự ra đời này được chia làm ba giai đoạn: 1. Giai đoạn thứ nhất (1842 - 1845) 2. Giai đoạn thứ hai (1845 - 1848) 3. Giai đoạn thứ ba (1848 - 1857) chương III: Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội qua phác thảo của Mác và Ănghen 1. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí 2. Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất 3. Chủ nghĩa xã hội điều tiết một cách có kế hoạch nền sản xuất xã hội và nền sản xuất hàng hóa về cơ bản sẽ trở nên thừa. 4. Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. 5. Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tăc phân phối theo lao động 6. Chủ nghĩa xã hội khi đã xây dựng xong, chủ nghĩa cộng sản đã được thực hiện thì xã hội sẽ không còn giai cấp. 7. Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. 8. Chủ nghĩa xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội. 9. Chủ nghĩa xã hội thực sự là sự nghiệp của bản thân quần chúng, là kết quả cảu quá trình sáng tạo của quần chúng. ChươngIV: Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta trong thế kỷ XXI. B. NỘI DUNG Chương I HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI - MỘT TRONG NHỮNG NỀN TẢNG LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC. Hơn lúc nào hết, việc nhận thức đúng, bảo vệ và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội hiện nay đang trở thành một nhiệm vụ chính trị cấp bách đối với tất cả những ai tán thành chủ nghiã Mác - Lênin. Bởi lẽ, từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan vỡ, các thế lực thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin thường vu cáo , xuyên tạc và bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin; trong đó, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là một trọng điểm lý luận thường bị công kích, phê phán từ nhiều phía. Ngoài ra, có quan điểm lại muốn giải thích học thuyết hình thái kinh tế - xã hội theo kiểu máy móc, vụ lợi để chứng minh rằng không nhất thiết phải làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm này thì cứ để xã hội đi vào con đường tư bản chủ nghĩa rồi nhờ ''quá trình lịch sử - tự nhiên'' như Mác nói, xã hội sẽ tự động chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, thực tiễn của chặng đường sôi động và phức tạp trong những năm vừa qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được làm sáng tỏ về mặt lý luận: 1. Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, kẻ thù bao vây cấm vận nhiều năm liền; các thế lực thù địch, phản động khác không ngừng tấn công chế độ ta bằng đủ mọi cách, vậy mà sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo lại đạt được những thắng lợi hết sức có ý nghĩa. 2. Mặc dù thắng lợi của sự nghiệp đổi mới là rất to lớn, song có quan điểm vẫn cho rằng, con đường xã hội chủ nghĩa mà nước ta đã lựa chọn là ''trái với quá trình lich sử - tự nhiên'', nó không có khả năng thực hiện, nhất là trong điều kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã không còn tồn tại. Ngoài ra, trong điều kiện nền kinh tế mở, sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, sự triển khai chiến lược "diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc...luôn đặt ra nguy cơ đi chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề là ở chỗ, phải quán triệt học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - xã hội để xác định cho được những ranh giới của xã hội xã hội chủ nghĩa trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. 3. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại càng làm bộc lộ rõ những yếu kém của nó. Trong khi đó, có những nhà tư tưởng lớn của thế giới cho rằng thế kỷ tới đây sẽ là thế kỷ thắng thế của những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa.Bởi lẽ, sang thế kỷ XXI, không có học thuyết chính trị - xã hội nào có đủ khả năng vượt lên trên chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc công khai và triệt để chống apớ bức, bóc lột, bất công, kiên quyết và nhất quán bênh vực người nghèo, người lao động; thực sự tôn trọng con người và có khả năng to lớn trong việc bảo vệ môi sinh. Cần lưu ý rằng, khác với chủ nghĩa Mác, các học thuyết khác chỉ thực hiện những điều nói trên như là những biện pháp tình thế, hoặc như là những giải pháp bất đắc dĩ. Trong khi đó, chủ nghĩa Mác trong bản chất của nó, tất yếu phải thực hiện những nhiệm vụ vốn có của mình. 1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội Bằng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử, Mác đã xây dựng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, trong đó ông đã vạch ra nội dung của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội, bao gồm các quan điểm cơ bản sau: a. Quan điểm thừa nhận sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Theo Mác và Ănghen thì sự sản xuất xã hội là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội loài người. Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định rằng xã hội tồn tại và phát triển được là nhờ sản xuất vật chất, lịch sử của xã hội trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất, là lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau trong các gai đoạn phát triển xã hội. Chính vì thế, Mác cho rằng: "Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu á, cổ đại, phong kiến và tư xản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội". Điều đáng lưu ý là, sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống xã hội, xét đến cùng là nhân tố quyết định đối với lịch sử, nghĩa là đối với cả các lĩnh vực của văn hoá tinh thần nói chung. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ, mỗi quan hệ nhân quả đó phải được đặt trong điều kiện xét đến cùng. Chỉ khi xét đến cùng, nghĩa là khi giải thích sự vật bằng nguyên nhân cuối cùng sinh ra sự vận động của nó thì lúc đó nhân tố kinh tế mới đóng vai trò là cái quyết định.. Thoát ly khỏi điều kiện xem xét này, vai trò quyết đinh có thể không còn thuộc về nhân tố kinh tế nữa. b. Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của Mác thì phương thức sản xuất là khái niệm biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Phương thức sản xuất là cái mà nhờ nó người ta có thể phân biệt được sự khác nhau của những thơì đại kinh tế khác nhau. Đúng như Mác đã nói: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào". Với tính cách là những thời đại kinh tế khác nhau, phương thức sản xuất chính là sự thống nhất biện chứng giữa một bên là lực lượng sản xuất, - cái biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; là sự thống nhất biện chứng giữa con người với tư liệu sản xuất mà trước hết là với công cụ lao động; với một bên là quan hệ sản xuất, - cái biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với nhau trong sản xuất xã hội. Như vậy, với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin thì nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi các quan hệ sản xuất và do đó thay đổi các hình thái kinh té - xã hội là lực lượng sản xuất, mà trước hết là công cụ lao động chứ không phải là một nhân tố nào khác. Mác dùng một tổng thể các quan hệ sản xuất làm tiêu chuẩn để trực tiếp phân biệt những giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại. Theo Mác, quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất, bao gồm: Các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. 2. Các quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất. Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Những quan hệ này, mặc dù về mặt khả năng, luôn luôn có xu thế phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất; song trong thực tế, trước hết chúng lại là những quan hệ hiện thực - lịch sử của con người ở những giai đoạn lịch sử xác định. Chính điều này đã nói lên quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người từ chế độ công xã nguyên thuỷ đến chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản tương lai, trên thực tế là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất. Mác viết : "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có..., trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội". c. Quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Toàn bộ những quan hệ sản xuất xã hội, bao gồm những quan hệ sản xuất thống trị, tức là những quan hệ sản xuất đặc trưng cho mỗi phương thức sản xuất và tất cả những quan hệ sản xuất khác tồn tại hiện thực trong mỗi phương thức sản xuất " hợp thành " cơ cấu kinh tế của xã hội. Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội trong sự vận động hiện thựccủa chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của hình thái kinh tế - xã hôi đó. Mác viết: "Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sỏ hiện thực đó." Như vậy kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiết chế xã hội tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Căn cứ vào những tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn của lịch sử loài người, chúng ta có thể xác định: hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. 2. Ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm thống trị trong khoa học xã hội. Các nhà triết học đã không thể giải quyết một cách khoa học vẫn đề phân loại các chế độ xã hội và phân kỳ lịch sử. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Với học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, động lực của lịch sử không phải là một thứ tinh thần thần bí nào, mà chính là hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là quan niệm duy vật biện chứng được cụ thể hóa trong việc xem xét đời sống xã hội. Trước hết, học thuyết này gắn bó hữu cơ với việc mở rộng các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật vào sự nhận thức các hiẹen tượng xã hội. Chính việc mở rộng chủ nghĩa duy vật vào lĩnh vực lịch sử xã hội đã cho phép vạch ra sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên, sự thống nhất của toàn bộ thế giới vật chất. Trong tất cả mọi quan hệ xã hội, Mác đã làm nổi bật những quan xã hội vậ chất, tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ khác. Bằng cách này, chủ nghĩa duy vật cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan để thấy được các quy luật xã hội. Do đó, ''có thể đem những chế độ của các nước khác nhau khái quát lại thành một khái niệm cơ bản duy nhất là: hình thái xã hội. Chỉ có sự khái quát đó mới cho phép chuyển từ việc mô tả những hiện tượng xã hội sang việc phân tích hiện tượng đó một cách hết sức khoa học''. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã khắc phục được quan niệm trừu tượng về xã hội. Nó bác bỏ cách miêu tả một xã hội nói chung, phi lịch sử, không thay đổi về chất. Do việc hình thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội mà quan điểm phi lịch sử về xã hội đã phải nhường chỗ cho qua điểm lịch sử cụ thể. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở phương pháp luận của sự phân tích khoa học về xã hội, hòn đá tảng của khoa học xã hội; và do đó, là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội lần đầu tiên cung cấp cho chúng ta những tiêu chuẩn thực sự duy vật vè phân kỳ lịch sử và cho phép đi sâu vào bản chất của quá trình lịch sử, hiểu được lôgic khách quan của quá trình đó. Học thuyết này giúp cho việc hiểu được sự vận động của xã hội theo các quy luật khách quan, vạch ra sự thống nhất trong cái muôn màu muôn vẻ của các sự kiện lịch sử ở các nước khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. Chính vì thế mà nó đem lại cho khoa học xã hội sợi dây dẫn đường để phát hiện ra nững mối liên hệ nhân quả, để giải thích chứ không chỉ mô tả các sự kiện lịch sử. Nó là cơ sở khoa học để tiếp cận đúng đắn khi giải quyết những vấn đề cơ bản của các ngành khoa học xã hội rấy đa dạng. Bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ có thể được hiểu đúng khi gắn nó với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Ngày nay, thực tiễn lịch sử và kiến thức về lịch sử của nhân loại đã có nhiều bổ sung và phát triển mới so với khi học thuyết về hình thái kinh tế xã hội ra đời. Tuy vậy, những cơ sở khoa học mà quan niệm duy vật về lịch sử đã đem đến cho khoa học xã hội vẫn giữ nguyên giá trị. 3. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quả trình lịch sử - tự nhiên. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội không chỉ xác định các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội, mà còn xem xét xã hội trong một quá trình biến đổi và phát triển không ngừng.Mác viết:''Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên''. Mác coi lực lượng sản xuất và qua hệ sản xuất , cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là nhứng yếu tố hợp thành không thể thiếu được của hình thái kinh tế - xã hội; đồng thời ông cũng coi mối qua hệ biện chứng giữa các yếu tố đó chính là những quy luật phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội với tư cách là quá trình lịch sử tự nhiên. ''... Lịch sử - tự nhiên'' nghĩa là quá trình lịch sử mang tính tự nhiên, tiếp tục lịch sử của giới tự nhiên, vận động theo quy luật và xét đến cùng thì không phụ thuộc vào ý muốn con người. Chính là dựa vào tư tưởng vĩ đại này, dựa vào sự định hình khách quan của các quan hệ kinh tế - xã hội tạo ra cơ cấu kinh tế của xã hội, Mác đã tách ra các hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đó được coi như một cơ thể xã hội tự phát triển theo những quy luật vốn có của nó,''một cơ thể xã hội riêng biệt, có những quy luật riêng về sự ra đời của nó, về hoạt động của nó và bước chuyển của nó lên một hình thức cao hơn, tức là biến thành một cơ thể xã hội khác". Sự thay thế kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội: xã hội cộng sản nguyên thuỷ được thay thế bằng xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng xã hội phong kiến, xã hội phong kiến được thay thế bằng xã hội tư bản chủ nghĩa...đã tạo nên trục đường tiến triển trong lịch sử loài người. Theo Mác, sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác được thực hiện thông qua cách mạng xã hội. Nguyên nhân sâu xa của các cuộc cách mạng đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sanr xuất, đặc biệt là khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất. Trong thời kỳ cách mạng, cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng thay đổi theo cho phù hợp. Từ những lập luận như vậy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đi đến kết luận: hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và sự thay thế này cũng là quá trình lịch sử - tự nhiên. Sự thay thế đó được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa mà hai tiền đề vật chất quan trọng nhất của nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp vô sản. 4. Phân tích hình thái kinh tế - xã hội, Mác - Ănghen đã dự báo về xã hội tương lai. Trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, Mác tập trung phân tích hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Ông viết: " Xã hội tư sản là một tổ chức sản xuất phát triển nhất và đại diện nhất trong lịch sử. Vì vậy, các phạm trù biểu thị những quan hệ của xã hội đó, kết cấu của xã hội đó, đồng thời cũng cho ta cái khả năng hiểu thấu được kết cấu và các quan hệ sản xuất của tất cả các hình thái - xã hội đã diệt vong..." Đồng thời, chính sự giải phẫu của Mác đối với xã hội tư bản và các quy luật vận động của nó đã cho phép ông dự báo m