Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên con đường hội nhập. Vừa tận dụng phát huy những điều kiện sẵn có, vừa kết hợp các thuận lợi khi hội nhập với nền kinh tế quốc tế, điều này đã làm cho Việt Nam đang thay đổi từng ngày. Song song với sự phát triển đó, thì chế độ kế toán tại các doanh nghiệp ở nước ta cũng ngày càng hoàn thiện để góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý kinh tế của nhà nước và doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động sáng tạo, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh tế và đẩy nhanh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và để có được những chính sách hợp lý, thì việc đòi hỏi có những thông tin kế toán kịp thời, chính xác là điều rất quan trọng. Một trong những thông tin đó, thông tin của nhà kế toán quản trị là một trong những thông tin không thể thiếu và nó đã góp một phần không nhỏ trong việc ra quyết định của những người quản lý, điều hành. Dựa trên những thông tin này, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược maketting, bán hàng,chăm sóc khách hàng…Điều này đòi hỏi bộ phận kế toán quản trị phải phát huy hết khả năng của mình nhằm đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh và đó cũng là lý do em chọn đề tài này. Các số liệu trong bài là số liệu do phòng kế toán cung cấp.
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Dự toán ngân sách HTX SX TM cao su Tam Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
MÔN : KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 2
TIỂU LUẬN
Lớp : 212701001
GVHD : Ths. Cao Thị Cẩm Vân
Nhóm : 9
(((
TP.Hồ Chí Minh, Tháng 09 Năm 2010
Danh sách nhóm 9
Phan Thị Hạnh 07705601
Lưu Thị Kim Hồng 07709131
Trần Thị Kim Hồng 07704361
Lê Thị Kim Liên 07705061
Trần Hoàng Bích Liên 07707851
Nguyễn Ngọc Diễm 07710661
Vy Mai Oanh ` 07704971
Võ Thị Ý Nhi 07708871
Trần Thị Kim Thoa 07704731
Nguyễn Thị Kim Ngân 07704751
T
rải qua hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên con đường hội nhập. Vừa tận dụng phát huy những điều kiện sẵn có, vừa kết hợp các thuận lợi khi hội nhập với nền kinh tế quốc tế, điều này đã làm cho Việt Nam đang thay đổi từng ngày. Song song với sự phát triển đó, thì chế độ kế toán tại các doanh nghiệp ở nước ta cũng ngày càng hoàn thiện để góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý kinh tế của nhà nước và doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động sáng tạo, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh tế và đẩy nhanh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và để có được những chính sách hợp lý, thì việc đòi hỏi có những thông tin kế toán kịp thời, chính xác là điều rất quan trọng. Một trong những thông tin đó, thông tin của nhà kế toán quản trị là một trong những thông tin không thể thiếu và nó đã góp một phần không nhỏ trong việc ra quyết định của những người quản lý, điều hành. Dựa trên những thông tin này, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược maketting, bán hàng,chăm sóc khách hàng…Điều này đòi hỏi bộ phận kế toán quản trị phải phát huy hết khả năng của mình nhằm đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh và đó cũng là lý do em chọn đề tài này. Các số liệu trong bài là số liệu do phòng kế toán cung cấp.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực tế và áp dụng các kiến thức đã học nhưng do thời gian có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế, nên trong tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhóm em kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Tập thể nhóm 9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 ĐỊNH NGHĨA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Dự toán ngân sách là việc sử dụng vốn và cách tính toán toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần phải đạt được trong kỳ hoạt động, nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Dự toán là một công cụ của nhà quản lý, được sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt động
ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Có tính đến sự tác động của bên ngoài, doanh nghiệp không kiểm soát được : môi trường kinh doanh, chính sách của nhà nước… và sự tác động nội bộ, doanh nghiệp có thể kiểm soát được: chương trình quảng cáo khuyến mãi…
Toàn diện mọi hoạt động của toàn doanh nghiệp bao gồm dự toán lập cho mỗi bộ phận và toàn doanh nghiệp.
Phối hợp giữa các bộ phận, dự toán của các bộ phận được lập hài hòa với nhau.
Dự toán cho các hoạt động và các nguồn lực. Các hoạt động thể hiện qua doanh thu và chi phí nên dự toán phải định lượng được doanh thu và chi phí, dự toán các nguồn lực là dự toán các loại tài sản và nguồn tài trợ.
Liên quan đến một thời hạn cụ thể của tương lai.
Định lượng
1.3 MỤC ĐÍCH CỦA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
Phối hợp cac hoạt động chức năng trong toàn doanh nghiệp
Truyền đạt kế hoạch hoạt động đến các cấp quản trị viên
Thúc đẩy các nhà quản trị chức năng phấn đấu hoàn thành nhằm đạt mục tiêu chung toàn doanh nghiệp
Đánh giá tình hình hoạt động ở các cấp quản trị khác nhau
Ý NGHĨA CỦA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Dự toán là sự tiên liệu tương lai có hệ thống nhằm cung cấp cho nhà quản lý các mục tiêu hoạt động thực tiễn, trên cơ sở đó kết quả thực tế sẽ được so sánh và đánh giá. Biện pháp này nâng cao vai trò kế toán trách nhiệm trong kế toán quản trị
Dự toán là cơ sở để nhà quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp, là phương tiện để phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp và gíup các nhà quản lý biết rõ cách thức các hoạt động trong doanh nghiệp đan kết với nhau
Dự toán là phương thức truyền thông để các nhà quản lý trao đổi các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quan điểm và kết quả đạt được. Lập dự toán cho phép các nhà quản lý xây dựng và phát triển nhận thức về sự đóng góp của mỗi hoạt động đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.
PHÂN LOẠI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
1.5.1 Phân loại theo công dụng:
Dự toán hoạt động là dự toán phản ánh mức thu nhập và chi phí đòi hỏi để đạt mục tiêu lợi nhuận.
Đối với những công ty sản xuất công nghiệp:
+ Dự toán chi phí sản xuất chung
+ Dự toán giá vốn hàng bán
+ Dự toán chi phí bán hàng
+ Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Dự toán chi phí tài chính
Đối với những công ty thương mại:
Các dự toán hoạt động của công ty thương mại khác với công ty sản xuất công nghiệp ở chỗ: công ty thương mại không có dự toán sản xuất, thay vào đó là dự toán mua hàng; công ty thương mại cũng không có dự toán NVL trực tiếp. Các dự toán khác thì được lập tương tự như công ty sản xuất.
Đối với những công ty dịch vụ:
Căn cứ trên dự toán về doanh thu cung cấp dịch vụ, công ty sẽ thiết lập các dự toán hoạt động. Về cơ bản, các dự toán hoạt động của công ty dịch vụ giống với các dự toán của công ty sản xuất. Điểm khác biệt là công ty dịch vụ không có dự toán thành phẩm tồn kho.
Dự toán tài chính là dự toán phản ánh tình hình tài chính theo dự kiến và cách thức tài trợ cần thiết cho các hoạt động đã lập dự toán.
- Dự toán tài chính: bao gồm
+ Dự toán vốn (dự toán đầu tư)
+ Dự toán vốn bằng tiền
+ Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán
+ Bản cân đối kế toán dự toán
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán
1.5.2 Phân loại theo mức hoạt động:
Dự toán cố định ( dự toán tĩnh ): là dự toán được lập trên cơ sở một mức hoạt động nhất định.
Dự toán linh hoạt (dự toán biến đổi): là dự toán được lập trên cơ sở nhiếu mức hoạt động.
1.5.3 Phân loại theo thời kỳ:
Dự toán ngắn hạn được xem là dự toán cơ bản chủ đạo được lập cho từng tháng, từng quý hay theo năm. Dự toán này liên quan đến hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Dự toán dài hạn còn được gọi là dự toán vốn hoặc dự toán đầu tư (capital budget), được lập liên quan đến việc đầu tư của doanh nghiệp.
Dự toán đầu tư được xem như nền tảng cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Ta có thể phân biệt các hình thức đầu tư khác nhau:
- Đầu tư thay thế. Các đầu tư này có mục đích duy trì tài sản của doanh nghiệp và như vậy sẽ đảm bảo đổi mới được tài sản cố định trong doanh nghiệp.
- Đầu tư mở rộng. Được thực hiện trong điều kiện doanh nghiệp giử nguyên mức độ hoạt động nhưng đổi mới trang thiết bị để tăng năng lực sản xuất trung hạn của doanh nghiệp.
- Đầu tư phát triển. Đầu tư này phản ánh ý muốn đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác doanh nghiệp muốn phát triển tiềm năng sản xuất kinh doanh, đối với các hoạt động bổ sung thêm hoặc độc lập.
- Đầu tư chiến lược, cho phép nắm bắt được cơ hội phát triển ngắn hạn trong xu hướng tương lai của doanh nghiệp.
Phân loại theo múc độ phân tích:
Dự toán từ gốc: là loại dự toán khi lập phải gạt bỏ hết số liệu dự toán đã tồn tại trong quá khứ và xem xét nghiệp vụ kinh doanh như mới bắt đầu. Xem xét khả năng thực hiện lợi nhuận của doanh nghiêp để lập các báo cáo dự toán.
Dự toán cuốn chiếu (dự toán nối mạch): Bộ phận lập dự toán sẽ dựa vào các báo caó dự toán cũ của doanh nghiệp và điều chỉnh theo các thay đổi trong thực tế để lập báo cáo dự tóan mới.
1.6 QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH LẬP DỰ TOÁN
Quá trình lập và quản lý dự toán thường bao gồm những bước công việc sau:
Chỉ định Giám đốc dự toán (budget director) : Giám đốc hoặc kế toán trưởng
Thành lập hội đồng dự toán (budget committee): Bao gồm các nhà quản lý từ nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý kinh doanh, quản lý sản xuất, kỹ sư trưởng, kế toán trưởng,v.v...
Xây dựng chiến lược sự toán và các mẫu dự toán:
- Hội đồng dự toán lập các mẫu dự toán
- Xây dựng chiến lược về sự đóng góp của từng cá nhân vào quá trình lập dự toán
Hội họp, đàm phán trong từng bộ phận của tổ chức : Hội đồng dự toán sẽ họp với từng bộ phận trong tổ chức, đàm phán và thảo luận với bộ phận trong việc xây dựng mục tiêu hoạt động, soạn thảo dự toán của bộ phận.
Phản hồi thông tin & kiểm soát : Việc thực hiện của từng bộ phận sẽ được báo cáo, so sánh với các mục tiêu đã thiết lập ---> kiểm tra, đánh giá.
Hành động hiệu chỉnh : Xác định nguyên nhân của sự chênh lệch --> có hành động hiệu chỉnh cần thiết.
1.7 CÁC MÔ HÌNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
1.7.1 Mô hình ấn định từ trên xuống
1.7.2 Mô hình thông tin từ dưới lên
1.7.3 Mô hình thông tin phản hồi
QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH:
1.8.1 Trình tự xây dựng dự toán trong DNSX
1.8.2 Trình tự xây dựng dự toán trong DNTM
CHƯƠNG 2
GIỚI THỆU VỀ HTX SX TM CAO SU TAM HỢP
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.
- Hợp tác xã SX TM cao su Tam Hợp thành lập vào năm 2000.
- Vốn điều lệ: 1,500,000,000VNĐ.
- Địa chỉ: ấp 1, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
- Mã số thuế: 0302144706.
- Số điện thoại: 7975187.
- Ngành nghề kinh doanh chính: Chế biến cao su.
- Cơ quan thuế quản lí: Chi cục thuế huyện Củ Chi.
- Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong năm: Cao su SVR-10.
- Loại hình doanh nghiệp: Hợp tác xã.
- Hiện công ty có thuê kho bãi và Văn phòng đại diện tại Thành Phố Móng Cái (thuộc tỉnh Quãng Ninh).
- Định hướng phát triển: Hiện sản phẩm cao su đang được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài (tập trung vào Trung Quốc).- Đối thủ Cạnh tranh là những công ty TNHH SX- TM-XK cao su, HTX (HTX Liên Hiệp 30-4), các công ty sản xuất cao su trong cả nước
2.2. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/XXXX kết thúc vào ngày 31/12/XXXX
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: đồng Việt nam
- Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ
- Phương pháp kế toán tài sản cố định:
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo hóa đơn gốc
+ Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: phương pháp đường thẳng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC.
Trong HTX, để đảm bảm việc hoạt động được liên tục thì cần có một cơ cấu tổ chức hợp lý vì cơ cấu tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng nó thể hiện sự chặt chẽ của cả một hệ thống. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý; các phòng ban được phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng tránh được sự chồng chéo trong công tác cũng như sự thoái thác trách nhiệm khi xẩy ra sự cố; nhân công được tổ chức thành từng tổ để đảm bảo luôn hoàn thành mục tiêu sản xuất của hợp tác xã
- Chủ nhiệm. ( ông Võ Văn Thống)
Là người có quyền hạn cao nhất trong HTX, điều hành và chịu trách nhiệm trước toàn bộ xã viên về mọi hoạt động về sản xuất kinh doanh của HTX.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về các sản phẩm do công ty sản xuất;
+ Chỉ đạo các phòng ban chức năng xây dựng chiến lược phát triển của HTX trong dài hạn. Xem xét phê duyệt các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn. Quyết định các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ;
+ Chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng thực hiện tốt các chỉ chỉ tiêu được giao, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế và nộp ngân sách cho Nhà nước và thực hiện đúng về chính sách chế độ cho xã viên và cũng là người trực tiếp sản xuất;
+ Tổ chức xây dựng các mối quan hệ cả bên trong lẫn bên ngoài HTX nhằm thực hiện hiệu quả nhất các hoạt động của HTX.
- Phó chủ nhiệm. ( Võ Thanh Liêm, Phạm Xuân Huy)
Thay mặt chủ nhiệm điều hành toàn bộ công việc sản xuất kinh doanh của HTX trong thời gian chủ nhiệm vắng mặt. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước chủ nhiệm và pháp luật về các hành vi của mình;
+ Giúp chủ nhiệm trong công tác sản xuất kinh doanh hàng ngày: Đôn đốc, theo dõi, giám sát,….
+ Tham mưu cho chủ nhiệm các phương pháp xử lý, khắc phục các sự cố trong SXKD;
+ Chỉ đạo chất lượng sản phẩm, công tác kỹ thuật, sửa chữa máy móc thiết bị và công tác xây dựng cơ bản theo kế hoạch đã được ban chủ nhiệm thông qua.
Kế toán: ( Trần Hoàng Yến)
- Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin tài chính của HTX theo đúng quy định hiện hành về luật kế toán và các chuẩn mực kế toán ;
- Giúp Ban chủ nhiệm quản lý, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của HTX về mặt giá trị, số sách, đồng thời thanh toán tiền cho khách hàng và lương của CBCNV và chia lãi định kỳ cho xã viên;
- Lập báo cáo quyết toán theo từng tháng, từng quý.
- Các tổ sản xuất:
Các tổ sản xuất có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm, đảm bảo hàng hóa thực hiện đúng tiến độ, đúng phẩm chất. Trong mỗi tổ sản xuất có:
+ Tổ trưởng: làm nhiệm vụ quản lý các thành viên trong tổ, phổ biến phương án sản xuất, nhiệm vụ sản xuất cho các thành viên. Thay mặt các thành viên khi các thành viên có những đề xuất đối với cấp trên.
+ Tổ phó: thay mặt tổ trưởng trong những trường hợp tổ trưởng vắng mặt.
+ Các tổ viên: là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm,chịu sự chi phối trực tiếp của tổ trưởng và tổ phó.
2.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM:
Mua nguyên vật liệu ( mủ tạp đã được đánh đông), xe xúc sẽ đưa những nguyên liệu trên bãi vào bộ phận cán của nhà máy. Khi cán 4 lần thì ra nguyên liệu chính, nguyên liệu chính được đưa vào hồ nước để quậy cho sạch cát và các tạp chất khác, sau đó được vớt lên bỏ vào khuôn gồm nhiều ô sắt và cho vào lò sấy, có một người canh lò sấy và khi nào chín thì người ta sẽ lấy ra và cân nguyên liệu chín đó, tiếp theo cho vào khuôn ép cục, rồi cho ra thành phẩm, mỗi khuôn đúc sẽ thu được một khối thành phẩm là 33,3kg.
Hình 1: Nguyên vật liệu đang được xe xúc đưa vào bộ phận cán mũ của nhà máy
Hình 2: Cán nguyên vật liệu
Hình 3: Lọc cát và tạp chất lẫn trong nguyên vật liệu
Hình 4: Lò sấy nguyên vật liệu
Hình 5: Nguyên vật liệu sau khi sấy chín
Hình 6: Cân nguyên vật liệu chín và cho vào khuôn ép thành phẩm
Hình 7: Khối thành phẩm và Kho chứa thành phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUONG 1+ 2.doc
- CHUONG 3.xls