Tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước bền vững ổn định là mục tiêu chung của hầu hết các quốc gia. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết đồng thời cũng là mục tiêu. Muốn tăng trưởng kinh tế thì vốn là một yếu tố không thể thiếu. Nguồn vốn huy động cho các hoạt động của cả nền kinh tế được bắt nguồn từ nhiều nguồn: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các cá nhân, các nhà đầu tư, các tổ chức trong đó một nguồn vốn lớn đóng vai trò cực kỳ quan trọng là ngân sách nhà nước (NSNN).
Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi NSNN là tình trạng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy ra. Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất.
Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế, gây ảnh hưởng tới đời sống của dân cư, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong thời gian dài còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, xử lý bội chi NSNN đang là bài toán nan giải.
10 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, đánh giá tình hình cân đối ngân sách nhà nước (thu – chi) của Việt Nam thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, đánh giá tình hình cân đối ngân sách nhà nước (thu – chi) của Việt Nam thời gian qua.
Tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước bền vững ổn định là mục tiêu chung của hầu hết các quốc gia. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết đồng thời cũng là mục tiêu. Muốn tăng trưởng kinh tế thì vốn là một yếu tố không thể thiếu. Nguồn vốn huy động cho các hoạt động của cả nền kinh tế được bắt nguồn từ nhiều nguồn: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các cá nhân, các nhà đầu tư, các tổ chức…trong đó một nguồn vốn lớn đóng vai trò cực kỳ quan trọng là ngân sách nhà nước (NSNN).
Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi NSNN là tình trạng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy ra. Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất.
Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế, gây ảnh hưởng tới đời sống của dân cư, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong thời gian dài còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, xử lý bội chi NSNN đang là bài toán nan giải.
Ta hãy xem xét và đánh giá tình hình thu - chi NSNN của Việt Nam thời gian qua.
Giai đoạn trước năm 1986, tài chính nước ta trong tình trạng yếu kém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt NSNN cao quá mức, chi tiêu Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính. Đến giai đoạn từ năm 1986-1990, trước tình hình khó khăn về kinh tế và chính trị, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã cắt giảm dần viện trợ cho nước ta. Trước tình hình khó khăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã có đổi mới một bước. Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ chi trong khi chi NSNN tăng cao tới mức bùng nổ đã gây ra thâm hụt NSNN trầm trọng.
Giai đoạn 1991-1995, diễn biến NSNN khá thất thường.
Tổng chi NSNN chiếm 20,5% GDP năm 1990 đã giảm xuống còn 15,9% năm 1992. Sau đó tăng đột ngột lên 29,4% năm 1993. Từ năm 1994, tổng chi so với GDP lại giảm liên tục, từ 29,4% (năm 1993) xuống còn 22,7% GDP (năm 1998), tương ứng với việc cắt giảm 1/5 tổng chi NSNN. Nhưng xét bình quân giai đoạn 1991 - 1995 chi NSNN đạt 24,5% GDP và khoảng 24,1% GDP giai đoạn 1996 - 2001 là tăng mạnh so với mức bình quân 19,7% giai đoạn 1986 - 1990.
Số thu ngân sách, theo giá hiện hành, đã tăng 7,7 lần từ năm 1991 đến năm 2000. Trong đó số thu từ thuế lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Bình quân thu từ thuế, phí và lệ phí đạt khoảng 95% trong tổng số thu. Về quy mô, thu NSNN so với tổng GDP tăng từ 13,8% GDP năm 1991 lên đến đỉnh cao 23,3% năm 1995. Bình quân thu ngân sách giai đoạn này là 20,5% GDP.
Trong giai đoạn 1991-1995, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là 4,17%). Như vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm 1991-1995 là rất thấp, thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ này.
Giai đoạn 1996-2000.
Tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu không những đủ chi thường xuyên mà còn phục vụ cho đầu tư phát triển, thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mục tiêu Đại hội Đảng đề ra là huy động 20% – 21% GDP vào NSNN thông qua thuế và phí. Nhưng thực tế thực hiện năm 1997 đạt 19,4%, năm 1998 đạt 17,7%, năm 1999 đạt 17% và năm 2000 đạt 19,4%. Và như vậy là chưa năm nào đạt mục tiêu đề ra.
Cơ cấu chi NSNN đã dần dần thay đổi theo hướng tích cực. Giai đoạn 1991 – 2001, chi NSNN được kết cấu lại theo hướng chi trên cả ba lĩnh vực chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ. Trong đó, chi đầu tư phát triển, nhất là chi đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm. Mặc dù chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân khoảng 63,5% tổng chi NSNN, nhưng nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành tiền cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Đồng thời tỷ trọng chi đầu tư phát triển đã vươn lên đạt mức bình quân khoảng 25%, chi viện trợ và trả nợ chiếm hơn 11% trong tổng chi NSNN.
Giai đoạn 1996-2000, do tác động của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á nên nền kinh tế gặp không ít khó khăn. Trong những năm này, tỷ lệ bội chi NSNN ở mức từ 3,0% GDP năm 1996 lên 4,95% GDP năm 2000 (năm 1996: 3%, năm 1997: 4,05%, năm 1998: 2,49%, năm 1999: 4,37%, năm 2000: 4,95%). Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân năm 1991-1995 (2,63%). Năm 2000 có bội chi cao nhất là 4,95% GDP và năm 1998 có bội chi thấp nhất là 2,49%. Đây là thời kỳ suy thoái và thiểu phát, nên mức bội chi NSNN như trên không tác động gây ra lạm phát mà có tác động làm cho nền kinh tế chuyển sang giai đoạn đi lên.
Giai đoạn 2001 - 2010
Thu NSNN không ngừng tăng lên: từ 90749 tỷ đồng năm 2000 lên 461500 tỷ đồng dự toán năm 2010. Tốc độ tăng thu bình quân giai đoạn 2001-2008 khoảng trên 20%. Cơ cấu thu NSNN cũng dịch chuyển theo chiều hướng tích cực hơn: thu từ nguồn trong nước so với tổng thu đã tăng lên (từ 50,95% năm 2000 lên 55,13% năm 2008).
Cùng với tốc độ tăng thu NSNN thì chi NSNN trong giai đoạn này cũng không ngừng tăng lên (từ 108961 tỷ đồng năm 2000 lên 582200 tỷ đồng dự toán năm 2010). Tốc độ tăng chi bình quân hằng năm giai đoạn 2001-2008 đạt 18,5%.
Cơ cấu chi NSNN tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng tích cực như trong giai đoạn 1991 – 2000: chi đầu tư phát triển và chi trả nợ đang dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng thu NSNN. Ngoài ra, chi đầu tư phát triển đang được dành chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và những khu vực khó hoặc không thu hồi được vốn. Nhìn vào bảng số liệu phía dưới ta có thể nhận thấy, trong giai đoạn 2000 – 2008 chi đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 29%, chi trả nợ bình quân chiếm khoảng 14% tổng chi NSNN. Trong chi đầu tư phát triển thì chi cho xây dựng cơ bản bình quân chiếm tới 91%. Bên cạnh đó, những khoản chi mang tính bao cấp không thuộc chức năng, nhiệm vụ của NSNN nhìn chung được cắt giảm đáng kể, giảm bớt gánh nặng chính đáng cho NSNN trong điều kiện mới. Đây là một xu hướng tích cực, phù hợp với thực tế nước ta, cần được củng cố và tăng cường trong giai đoạn chuẩn bị bước đầu hội nhập.
Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê
Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được cân đối ở mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội chi NSNN trong 10 năm trở lại đây tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều (bình quân khoảng 4,95% GDP) vì giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức 3,87% so với GDP.
Đồ thị 1: Bội chi NSNN so với GDP giai đoạn 2001 – 2008
Nguồn: Bộ Tài chính
Việc duy trì được mức bội chi ngân sách 5% so với GDP trong thời gian vừa qua có thể coi là thành tựu lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô vì vẫn thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tương đối ổn định. Nhưng bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều bất cập trong tình hình thu chi ngân sách:
Thứ nhất, Theo đánh giá của các chuyên gia, từ năm 2001 tới đây, do phải kích cầu đầu tư nên NSNN đã chi một lượng tiền lớn ra lưu thông nên tốc độ tăng bội chi NSNN là khá cao, ở mức 17- 18%. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002: 1,6%; năm 2003: 9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%; năm 2007: 7,8%).
Theo lý thuyết về tổng cầu của nhà kinh tế học Keyness, tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN ở mức cao và để bù đắp thâm hụt này, Chính phủ sẽ phải huy động từ nguồn vay trong nước và nước ngoài làm cho việc trả nợ hàng năm lên đến trên dưới 15% tổng chi ngân sách. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng quá lớn thì ở chu kỳ sau sẽ tăng tỷ lệ lạm phát mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư và tất yếu là giảm mục tiêu tăng trưởng.
Bảng 2: Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN (Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
Số tiền vay trong nước để bù đắp bội chi NSNN
Số tiền vay nước ngoài để bù đắp bội chi NSNN
2002
18382
7125
2003
22895
7041
2004
27450
7253
2005
32420
8326
2006
35864
12749
2007
51572
12995
( Nguồn: Bộ Tài chính)
Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nước ta qua bù đắp thâm hụt NSNN khoảng 2%-2,5%GDP. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao trong năm 2007 (12,7%) và năm 2008 (23%). Chi NSNN đã tăng từ 27% GDP năm 2001 lên 40,4% năm 2007 là một con số khá lớn trong chi tiêu của Chính phủ.
Nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP thì chưa thấy hết sự tăng lên của nó trong những năm gần đây. Đặc biệt những năm gần đây, ngoài NSNN được cân đối, đã có một lượng vốn lớn được đưa ra đầu tư các công trình giao thông và thuỷ lợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ không cân đối vào NSNN. Ngoài ra, phải kể đến lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hoá trường lớp học cũng là một lượng tiền lớn cân đối ngoài NSNN. Nếu cộng cả hai loại trên vào cân đối NSNN, bội chi NSNN trong những năm qua không phải chỉ 5% GDP mà cao hơn (khoảng 5,8-6,2% GDP). Việc chênh lệch gần 1% trong kết quả cũng đưa đến con số tuyệt đối là hàng nghìn tỷ đồng trong bội chi ngân sách.
Thứ hai, Trong khi mức bội chi NSNN vẫn cao thì mức thu của NSNN lại giảm xuống do tình trạng thất thu còn khá phổ biến, hiệu quả kiểm soát nguồn thu còn hạn chế. Từ khi mở cửa hội nhập, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là nhập lậu, trốn thuế gia tăng cả về quy mô, hình thức, phương tiện. Điều quan ngại là tình trạng này lại có sự tiếp tay, bảo kê của những kẻ thoái hoá, biến chất trong khu vực nhà nước.
Bên cạnh đó, Có thể nhận thấy thu ngân sách của chúng ta hiện nay chưa ổn định, thiếu tính bền vững.
Một là: Giống như các nền kinh tế khác ở giai đoạn đầu phát triển, thu NSNN của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, do là nước xuất khẩu dầu thô nên thu từ dầu thô cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN. Giai đoạn 2000 – 2008, tỷ trọng thu dầu thô bình quân chiếm 25% và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bình quân chiếm 20% tổng thu NSNN. Đây là những khoản thu không trực tiếp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nước, trái lại nó thể hiện tính chưa bền vững và sự phụ thuộc của các nguồn thu NSNN nước ta. Thu từ dầu thô không chỉ phụ thuộc vào trữ lượng, sản lượng khai thác, mà còn phụ thuộc khá lớn vào giá cả dầu mỏ trên thị trường thế giới. Do đó, khi kinh tế thế giới có những biến động dù rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến thu ngân sách trong nước. Ngoài ra, trong tiến trình hội nhập, yêu cầu giảm mức thuế quan xuống 0-5% là yêu cầu tất yếu với Việt Nam, cũng có nghĩa là nguồn thu cho NSNN từ đây cũng sẽ giảm xuống.
Hai là, Thu từ tài sản, từ thuế thu nhập cá nhân, các khoản phí còn tương đối hạn chế. Trong giai đoạn 2000 - 2008 thu thuế thu nhập cá nhân chỉ chiếm 2% - 3%, các khoản phí, lệ phí và thu từ nhà đất chiếm khoảng 10% tổng thu NSNN.
Ba là, tỷ trọng thu thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt) quá lớn, còn thuế trực thu (thu từ kết quả kinh doanh, thu nhập DN, thu nhập cá nhân) chiếm tỷ trọng nhỏ. Ở các nước, nguồn thu thuế chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân điều tiết trực tiếp từ thu nhập của người lao động, nên ổn định hơn rất nhiều.
Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê
Thứ ba, Cơ cấu chi ngân sách còn nhiều bất cập.
Trong lĩnh vực đầu tư và cấp phát vốn từ ngân sách, xuất hiện mâu thuẫn giữa tốc độ tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp, đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao, tỷ lệ thất thoát lớn… với chủ trương tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển nhằm kích thích tổng cầu nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ đã chỉ đạo đình hoãn, ngừng triển khai, giãn tiến độ hàng nghìn dự án. Tuy nhiên, số tiền đầu tư cho các công trình, dự án thực tế không giảm do toàn bộ kinh phí tiết kiệm được từ việc đình hoãn, ngừng triển khai và giãn tiến độ các công trình, dự án được tập trung đầu tư cho các dự án, công trình khác. Tăng mức chi ngân sách cho đầu tư phát triển là chủ trương đúng. Nhưng bội chi tăng thêm phải được sử dụng cho những công trình có hiệu quả, vừa tích luỹ tài chính tạo nguồn để trả nợ vừa bù đắp bội chi; hoặc phải sử dụng bội chi để đầu tư vào những công trình xây dựng cơ bản tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh. Như vậy, yêu cầu chi tiêu của chính phủ thì ngày càng lớn để thực hiện các chương trình của mình trong khi những khoản thu vào để chi ra lại có xu hướng giảm đi. Vậy làm thế nào để có thể giảm được mức bội chi ngân sách? Đây là bài toán khó cho các nhà điều hành hiện nay.
Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình. Để có nguồn kinh phí này hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
Theo Luật NSNN năm 1996 và Luật NSNN sửa đổi năm 2002 thì mặc dù chúng ta chấp nhận về nguyên tắc là không có việc bội chi ngân sách địa phương nhưng thực tế lại vẫn cho phép địa phương vay để đầu tư.
Vấn đề là ở chỗ, hiện nay, các địa phương vay vốn để đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN tương đối lớn và chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Với nhiều địa phương đây là điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Điều đáng lưu ý là trong khi nguồn vốn ngân sách hiện có chưa tận dụng hết, các địa phương vẫn tiến hành vay vốn; vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi đầu tư phát triển. Trong khi phải đi vay thì ngân sách địa phương lại để kết dư lớn, có tỉnh cuối năm kết dư bằng 78,5% số bổ sung từ ngân sách trung ương và bằng 24,9% so với tổng chi ngân sách địa phương. Mặt khác, còn một số khoản vay không cân đối vào ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo nên khoản thu chi ngoài ngân sách và khi đến hạn, ngân sách địa phương không có nguồn để thanh toán gốc và lãi.
Thực chất các khoản vay của ngân sách địa phương chính là bội chi NSNN. Một trong những nguyên tắc quản lý NSNN ở Việt Nam là tuân theo nguyên tắc thống nhất, tổng thể NSNN bao gồm ngân sách các cấp, điều đó đòi hỏi các khoản bội chi của ngân sách địa phương phải được tổng hợp để tính bội chi NSNN. Tuy nhiên khi vay, các địa phương phải cân đối ngân sách nên không thể hiện đầy đủ bội chi khi quyết toán NSNN. Mức bội chi NSNN hằng năm trình Quốc hội mới chỉ phản ánh được mức bội chi của ngân sách trung ương. Đây là một trong những mắt xích cần phải được giải quyết trong việc xử lý bội chi NSNN.
Để giải quyết tổng thể vấn đề bội chi NSNN ở Việt Nam cần thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn, theo đó có thể áp dụng các giải pháp sau:
Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số bội chi NSNN. Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc. Kinh nghiệm của Trung Quốc: nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản chi đầu tư của địa phương được xem xét tính toán và bổ sung từ ngân sách trung ương.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách địa phương. Khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư.
Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi NSNN hằng năm.
Nên thay đổi cách cân đối ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế. Điều đó sẽ tạo thuận lợi để so sánh mức bội chi của nước ta với các nước, cũng như để xác định mức độ an toàn về nợ Chính phủ khi xem xét cân đối kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế sẽ tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế về tính minh bạch trong quản lý kinh tế của Việt Nam. Nhưng có lẽ rằng, quan trọng hơn là sẽ làm rõ được bản chất của thâm hụt ngân sách. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Quốc hội, giúp các Đại biểu quốc hội nắm bắt thông tin và có căn cứ để thảo luận trước khi thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm do Chính phủ trình.
Rà soát lại các hoạt động thu chi NSNN để tăng thu giảm chi. Đây là biện pháp được các chuyên gia cho là có hiệu quả và ít ảnh hưởng tới nền kinh tế nhưng cũng là khó thực hiện do có độ trễ về thời gian và đòi hỏi các giải pháp mang tính đồng bộ:
Tăng cường quản lý để các công trình đầu tư của Nhà nước thực sự có hiệu quả. Thứ nhất, cần có đội ngũ các chuyên gia thẩm định để đánh giá chi tiết cẩn thận hiệu quả kinh tế của các dự án xin đầu tư. Các dự án được đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư công phải là những dự án tập trung vào những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước và phải có kế hoạch hợp lý. Thứ hai, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao.
Huy động nguồn vốn của cá nhân để giảm chi tiêu chính phủ. Muốn vậy cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật cũng như môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ.
Nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế, nhằm kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng trốn thuế, nợ thuế, buôn lậu, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm để tăng nguồn thu cho NSNN. Đồng thời cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các luật thuế, tiếp tục rà soát để giảm, bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp, kịp thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng, tạo ra các khoản đóng góp bất hợp lý dưới mọi hình thức
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn của nhà nước để tăng nguồn thu cho ngân sách đồng thời giảm tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chính phủ phải chi ngân sách để duy trì, bù lỗ.