Trong tài chính quốc tế, có khá nhiều lý thuyết nổi tiếng đề cập đến mối quan
hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Điển hình là lý thuyết Ngang giá lãi
suất (IRP), lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP), lý thuyết Hiệu ứng Fisher quốc tế
(IFE). Mỗi lý thuyết có một cách lý giải riêng về mối quan hệ của ba yếu tố trên.
Theo lý thuyết ngang giá sức mua - một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất
và gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế - tỷ giá giao ngay của một đồng
tiền so với một đồng tiền khác sẽ thay đổi để đáp ứng chênh lệch trong trong tỷ lệ
lạm phát giữa hai nước.
Còn theo lý thuyết Hiệu ứng Fisher quốc tế, tỷ giá giao ngay của một đồng
tiền so với một đồng tiền khác sẽ thay đổi theo sai biệt trong lãi suất giữa hai nước.
Để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái trong thực
tế, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với công cụ Analysis trong Excel
để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái thực tế giữa hai
quốc gia Việt Nam và Mỹ. Số liệu về tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và Mỹ, lãi suất
Việt Nam, lãi suất của Mỹ, và lạm phát Việt Nam và lạm phát Mỹ được lấy theo
tháng trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2006.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Dùng mô hình hồi quy kiểm định mối quan hệ tỷ giá, lạm phát, lãi suất giữa Việt Nam và mỹ giai đoạn 2004 – 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ضضضضضض
DÙNG MÔ HÌNH HỒI QUY KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ
TỶ GIÁ, LẠM PHÁT, LÃI SUẤT GIỮA
VIỆT NAM VÀ MỸ
GIAI ĐOẠN 2004 – 2006.
Nhóm thực hiện: N13 D3K16
TRẦN NGỌC QUYÊN
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
PHAN THANH SƠN
PHẠM THÀNH VĂN
TRẦN QUỐC VIỆT
TPHCM, tháng 03/2008
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 1
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ...............................................................................................................................3
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .............................................................................................4
1 LÝ THUYẾT NGAN G BẰNG SỨC MUA ...................................................................4
2 LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ ...........................................................5
II. DÙNG MÔ HÌNH HỒI QUY KIỂM ĐỊNH ..................................................................7
1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH ...........................................................................7
2 BẢN G SỐ LIỆU ....................................................................................................................8
3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TỶ GIÁ - LẠM PHÁT ............................................10
4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TỶ GIÁ – LÃI SUẤT ..............................................13
5 THẢO LUẬN .......................................................................................................................16
III. KẾT LUẬN ...........................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................18
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 2
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
GIỚI THIỆU
Trong tài chính quốc tế, có khá nhiều lý thuyết nổi tiếng đề cập đến mối quan
hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Điển hình là lý thuyết Ngang giá lãi
suất (IRP), lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP), lý thuyết Hiệu ứng Fisher quốc tế
(IFE). Mỗi lý thuyết có một cách lý giải riêng về mối quan hệ của ba yếu tố trên.
Theo lý thuyết ngang giá sức mua - một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất
và gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế - tỷ giá giao ngay của một đồng
tiền so với một đồng tiền khác sẽ thay đổi để đáp ứng chênh lệch trong trong tỷ lệ
lạm phát giữa hai nước.
Còn theo lý thuyết Hiệu ứng Fisher quốc tế, tỷ giá giao ngay của một đồng
tiền so với một đồng tiền khác sẽ thay đổi theo sai biệt trong lãi suất giữa hai nước.
Để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái trong thực
tế, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với công cụ Analysis trong Excel
để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái thực tế giữa hai
quốc gia Việt Nam và Mỹ. Số liệu về tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và Mỹ, lãi suất
Việt Nam, lãi suất của Mỹ, và lạm phát Việt Nam và lạm phát Mỹ được lấy theo
tháng trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2006.
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 3
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1 LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA
Đây là một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất
trong tài chính quốc tế. Lý thuyết này được dùng để giải thích các tỷ giá hối đoái
thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát của các nước.
Tóm tắt lý thuyết: Tỷ giá giao ngay của một đồng tiền so với một đồng tiền
khác sẽ thay đổi để đáp ứng chênh lệch trong trong tỷ lệ lạm phát giữa hai nước.
Kết quả, sức mua của người tiêu dùng khi mua hàng hóa ở nước họ sẽ tương tự với
sức mua khi nhập hàng hóa từ nước ngoài.
Lý thuyết ngang giá sức mua bao gồm hai hình thức: ngang giá sức mua tuyệt
đối và ngang giá sức mua tương đối.
* Hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối:
Hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối còn gọi là “luật một giá”. Luật một giá
được xây dựng trên giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
“Luật một giá” cho rằng giá cả của các sản phẩm giống nhau của hai nước
khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng đồng tiền chung. Nếu có chênh lệch
trong giá cả khi được tính bằng một đồng tiền chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch
chuyển để các giá cả này trở nên cân bằng.
* Hình thức ngang giá sức mua tương đối:
Hình thức tương đối của ngang giá sức mua giải thích cho khả năng bất hoàn
hảo của thị trường như chi phí vận chuyển, thuế quan và hạn ngạch,...
Hình thức này công nhận rằng do các bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của
những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau
khi được tính bằng đồng tiền chung.
Tuy nhiên, theo hình thức này tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần
nào giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận
chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay đổi.
Chỉ số giá được tính dựa trên một “rổ hàng hóa”, rổ hàng hóa này bao gồm
các sản phẩm chủ yếu của một nến kinh tế.
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 4
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
Nếu gọi ef là phần trăm thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ. Theo lý thuyết thì
phần trăm thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ sẽ thay đổi để duy trì ngang giá trong
chỉ số giá cả mới của hai nước. Mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giá
hối đoái theo ngang giá sức mua được thể hiện qua công thức dưới đây:
1 + Ih
ef = - 1 ≈ Ih - If
1 + If
Ih : Lạm phát trong nước.
If : Lạm phát nước ngoài.
Tuy nhiên trong thực tế, lý thuyết ngang giá sức mua này không phải lúc nào
cũng được duy trì liên tục bởi các lý do sau:
Lý do thứ nhất, ngoài yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của
các yếu tố khác. Đó là sai biệt trong lãi suất, mức thu nhập và các biện pháp kiểm
soát của chính phủ,...
Lý do tiếp theo đó là lý thuyết ngang giá sức mua được xây dựng trên giả
định thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhưng thị trường hiện nay chưa phải là thị
trường hoàn hảo.
Đối với những hàng hóa phi mậu dịch, những hàng hóa độc quyền, những sản
phẩm mang hàm lượng công nghệ cao, hay những sản phẩm được chấp nhận ở
quốc gia này nhưng lại không được chấp nhận ở quốc gia khác do tâm lý tiêu
dùng...thì sẽ không sẽ không tồn tại ngang giá sức mua.
2 LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ
Lý thuyết Hiệu ứng Fisher sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối
đoái thay đổi theo thời gian. Lý thuyết này có quan hệ mật thiết với lý thuyết
Ngang giá sức mua vì lãi suất thường có sự quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát.
Tóm tắt lý thuyết:
Tỷ giá giao ngay của một đồng tiền so với một đồng tiền khác sẽ thay đổi theo
sai biệt trong lãi suất giữa hai nước. Kết quả, tỷ suất sinh lợi từ kinh doanh chênh
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 5
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
lệch không phòng ngừa trên thị trường tiền tệ nước ngoài tính bình quân sẽ không
cao hơn tỷ suất sinh lợi trên thị trường tiền tệ nội địa từ góc nhìn của các nhà đầu
tư trong nước. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái ở nước có lãi suất cao sẽ sẽ giảm giá
để bù trừ lợi thế lãi suất do nhà đầu tư nước ngoài đạt được.
Công thức:
Gọi ef là phần trăm thay đổi trong giá trị ngoại tệ. Ta có:
1 + ih
ef = - 1 ≈ ih - if
1 + if
ih: Lãi suất trong nước.
if: Lãi suất nước ngoài.
Hiệu ứng Fisher được nghiên cứu dựa trên các giả định:
_ Các nhà đầu tư ở trong một môi trường hoàn toàn tự do hóa đầu tư
_ Tồn tại ngang giá sức mua (PPP)
Trong thực tế, hiệu ứng Fisher không phải luôn luôn đúng, các thống kê cho
thấy hiệu ứng Fisher thường chỉ xảy ra trong dài hạn và không đúng trong ngắn
hạn. Nguyên nhân vì môi trường đầu tư quốc tế không phải là một môi trường tự
do hóa hoàn toàn, trong thực tế, luôn luôn có chính sách can thiệp của các chính
phủ lên các khoản đầu tư vào và ra ở các quốc gia nhằm đạt được cách mục tiêu
kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, hiệu ứng Fisher dựa trên giả định quan trọng là tồn tại
ngang giá sức mua nhưng trong thực tiễn, ngang giá sức mua không phải lúc nào
cũng tồn tại. Sự can thiệp của các chính phủ lên chính sách tỉ giá cũng làm ảnh
hưởng trực tiếp đến tỉ giá hối đoái ở các quốc gia, làm cho tỉ giá này không phản
ánh đúng những biến động trên thị trường.
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 6
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
II. DÙNG MÔ HÌNH HỒI QUY ĐỂ KIỂM ĐỊNH
1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH
Phân tích hồi quy là một phương pháp để đo lường mối liên hệ giữa các biến
số. Đây là một phương pháp khá phổ biến và thường được sử dụng rộng rãi trong
phân tích kinh tế. Một công ty có thể sử dụng phân tích hồi quy để đo lường độ
nhạy cảm của doanh số với tốc độ tăng trưởng kinh tế và lãi suất, từ đó sẽ đánh giá
doanh số sẽ thay đổi như thế nào đối với những thay đổi trong tương lai của các
biến số kinh tế này. Trong tài chính quốc tế, phân tích hồi quy được sử dụng để đo
lường độ cảm ứng của một chỉ tiêu xác định đối với các biến động của tiền tệ hay
tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khác.
Các bước cơ bản trong phân tích hồi quy là: ấn định mô hình hồi quy, tập hợp
dữ liệu, ước lượng các hệ số hồi quy và diễn dịch kết quả hồi quy.
Để phân tích sự tác động của lạm phát và lãi suất đến sự biến động của giá trị
đồng Việt Nam (VND) so với Đôla Mỹ (USD) trong giai đoạn 2004-2006, chúng
tôi ấn định mô hình hồi quy như sau:
ef = ao + bo {(I), (i)} + u
với, ef (%): tỷ lệ tăng/giảm giá trị USD.
I (%) : chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ
i (%) : chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ
ao, bo, co : hệ số tương quan
u: đại lượng sai số
và ef (%) = [et (USD/VND) – et-1 (USD/VND)]/et-1 (USD/VND)
I(%) = [(1 + IVN) / (1 + IMy )] - 1
i(%) = [(1 + iVN ) / (1 + iMy )] - 1
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 7
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
2 BẢNG SỐ LIỆU
Để tiến hành kiểm định, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu như bảng bên
dưới (bảng 1).
Với, ef (%) : cột 8
I (%) : cột 9
i(%) : cột 10
Bảng 1
USD/
STT Ngày VND I_VN I_MY i_VN i_MY ef(%) I (%) i (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 01-04 15.603 3,1% 1,6% 0,65% 0,09% 0,00% 1,48% 0,56%
2 02-04 15.603 3,9% 1,6% 0,65% 0,09% 0,00% 2,26% 0,56%
3 03-04 15.684 5,4% 2,0% 0,65% 0,09% 0,52% 3,33% 0,56%
4 04-04 15.719 5,9% 1,8% 0,65% 0,09% 0,22% 4,03% 0,56%
5 05-04 15.692 7,0% 1,9% 0,65% 0,09% -0,17% 5,00% 0,56%
6 06-04 15.705 8,1% 2,0% 0,65% 0,10% 0,08% 5,98% 0,55%
7 07-04 15.698 9,1% 2,0% 0,65% 0,11% -0,04% 6,96% 0,54%
8 08-04 15.695 9,9% 2,0% 0,65% 0,13% -0,02% 7,75% 0,52%
9 09-04 15.721 10,1% 2,1% 0,65% 0,14% 0,17% 7,84% 0,51%
10 10-04 15.720 10,4% 2,2% 0,65% 0,16% -0,01% 8,02% 0,49%
11 11-04 15.719 10,0% 2,3% 0,65% 0,17% -0,01% 7,53% 0,48%
12 12-04 15.717 9,7% 2,5% 0,65% 0,20% -0,01% 7,02% 0,45%
13 01-05 15.733 9,7% 2,6% 0,70% 0,20% 0,10% 6,92% 0,50%
14 02-05 15.739 9,1% 2,8% 0,70% 0,21% 0,04% 6,13% 0,48%
15 03-05 15.754 8,3% 2,7% 0,70% 0,23% 0,10% 5,45% 0,47%
16 04-05 15.771 8,4% 2,6% 0,70% 0,25% 0,11% 5,65% 0,45%
17 05-05 15.789 8,0% 2,9% 0,70% 0,25% 0,11% 4,96% 0,44%
18 06-05 15.803 7,6% 2,8% 0,70% 0,27% 0,09% 4,67% 0,43%
19 07-05 15.824 7,4% 3,0% 0,70% 0,28% 0,13% 4,27% 0,42%
20 08-05 15.830 7,2% 2,9% 0,70% 0,30% 0,04% 4,18% 0,40%
21 09-05 15.835 7,7% 2,8% 0,70% 0,31% 0,03% 4,77% 0,39%
22 10-05 15.844 8,2% 2,8% 0,70% 0,33% 0,06% 5,25% 0,37%
23 11-05 15.863 8,5% 3,0% 0,70% 0,34% 0,12% 5,34% 0,36%
24 12-05 15.863 8,8% 3,1% 0,70% 0,36% 0,00% 5,53% 0,34%
25 01-06 15.868 8,9% 2,9% 0,72% 0,38% 0,03% 5,83% 0,34%
26 02-06 15.874 8,5% 2,7% 0,72% 0,38% 0,04% 5,65% 0,34%
27 03-06 15.888 7,9% 2,8% 0,72% 0,39% 0,09% 4,96% 0,33%
28 04-06 15.875 7,4% 2,7% 0,72% 0,41% -0,08% 4,58% 0,31%
29 05-06 15.930 7,5% 2,5% 0,72% 0,42% 0,35% 4,88% 0,30%
30 06-06 15.945 7,6% 2,9% 0,72% 0,44% 0,09% 4,57% 0,28%
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 8
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
31 07-06 15.941 7,5% 2,3% 0,72% 0,45% -0,03% 5,08% 0,27%
32 08-06 15.957 6,0% 2,3% 0,72% 0,44% 0,10% 3,62% 0,28%
33 09-06 15.972 5,0% 2,6% 0,72% 0,44% 0,09% 2,34% 0,28%
34 10-06 15.994 5,0% 2,9% 0,72% 0,44% 0,14% 2,04% 0,28%
35 11-06 16.023 5,0% 2,6% 0,72% 0,44% 0,18% 2,34% 0,28%
36 12-06 16.055 5,0% 3,0% 0,72% 0,44% 0,20% 1,94% 0,28%
Nguồn: các trang Web ở phần phụ lục
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 9
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TỶ GIÁ - LẠM PHÁT
0,60%
0,50%
0,40%
0,30%
0,20%
tygia 0,10%
0,00%
-0,10%0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00%
-0,20%
-0,30%
lamphat lamphat
Linear (lamphat)
Nhận xét:
Quan sát biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn 2004 – 2006, tỷ giá đồng USD và tỷ
lệ chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ không có sự tương quan rõ rệt do
mức độ tập trung của các điểm không cao. Nếu quan sát trong cả giai đoạn 2004 –
2006 thì mối quan hệ đó xảy ra theo chiều nghịch, tức khi lạm phát Việt Nam tăng
thì tỷ giá của đồng USD giảm hay đồng VND có xu hướng tăng giá. Điều này khá
phù hợp với những nghiên cứu về “thuyết Ngang giá sức mua - PPP” hay thuyết
PPP chỉ phù hợp với những đánh giá trong dài hạn, còn trong ngắn hạn thì thuyết
PPP không phù hợp tức nó không cho thấy một mối liên hệ cụ thể giữa tỷ giá và
lạm phát.
Nên, để thấy được mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát, chúng tôi dùng
phương pháp hồi quy dựa trên những số liệu thực. Việc xây dựng mô hình hồi quy
được thực hiện như sau:
Giả sử có phương trình hồi quy:
ef = ao + bo (I) + u (1)
Dùng chức năng Data Analysis trong Excel để phân tích số liệu từ bảng 1, ta
có kết quả như sau:
Bảng 2
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 10
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R 0,30482
R Square 0,09291
Adjusted R Square 0,06623
Standard Error 0,00116
Observations 36
ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 1 0,00000471 0,00000471 3,48265381 0,07066076
Residual 34 0,00004597 0,00000135
Total 35 0,00005068
Standard Upper Lower Upper
Coefficients Error t Stat P-value Lower 95% 95% 95,0% 95,0%
Intercept 0,00183 0,00059 3,10898 0,00378 0,00064 0,00303 0,00064 0,00303
X Variable 1 -0,02101 0,01126 -1,86619 0,07066 -0,04390 0,00187 -0,04390 0,00187
Do đó, phương trình (1) được viết lại như sau:
ef = 0,00183 + (-0,02101) * I
Từ phương trình hồi quy, ta thấy, hệ số tương quan “X Variable 1”= -0,02101
có nghĩa là giữa sự thay đổi tỷ giá của đồng USD và mức chênh lệch lạm phát giữa
Việt Nam và Mỹ có sự tương quan nghịch (hệ số hồi quy mang dấu – (âm)).
Hệ số “R Square” = 0,09291 hay 9,3% cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính
phù hợp với 9,3% tập dữ liệu hay chỉ có 9,3% sự thay đổi của tỷ giá đồng USD là
do có sự chênh lệch trong lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ.
Để xem mối quan hệ tỷ giá - lạm phát của Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn
này có theo thuyết Ngang giá sức mua (PPP) hay không, chúng tôi tiến hành kiểm
định với giả thuyết Ho: ao = 0, bo = 1, khi đó, ef = (1 + Ih / 1 + If) – 1 (theo PPP).
Nếu giả thuyết được chấp nhận thì mối quan hệ giữa tỷ giá và chênh lệch lạm
phát VN - Mỹ cũng theo quy luật PPP, điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc
điều hành chính sách tiền tệ, quản lý kinh tế vĩ mô của cả hai quốc gia.
Nếu bác bỏ giả thuyết Ho: ao # 0 hay bo # 1, thì mối quan hệ giữa tỷ giá và
chênh lệch lạm phát VN - Mỹ không theo quy luật PPP hay nói cách khác, ngoài
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 11
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
yếu tố lạm phát, còn có những yếu tố khác tác động đến sự biến động trong tỷ giá
của đồng USD.
Sau khi thực hiện kiểm định, chúng tôi nhận thấy giả thuyết đưa ra không
được chấp nhận (bác bỏ giả thuyết Ho). Điều này cho thấy, ngoài yếu tố lạm phát,
còn có những yếu tố khác cũng tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái giữa Việt
Nam và Mỹ. Những yếu tố đó có thể là: lãi suất, thu nhập, tác động của chính
phủ… mà trong lý thuyết PPP đã bỏ qua.
Tóm lại, theo kết quả kiểm định trên thì trạng thái ngang giá sức mua PPP
giữa Việt Nam và Mỹ không tồn tại trong giai đoạn 2004 – 2006. Vì vậy tỷ giá
danh nghĩa giữa USD và VND đã không phản ánh đúng sức mua hay tính cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam.
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 12
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TỶ GIÁ – LÃI SUẤT
Như đã đề cập ở phần trên, ngoài lạm phát còn có một số nhân tố khác cũng
tác động làm thay đổi tỷ giá. Một trong những nhân tố đó là lãi suất. Để thấy được
sự ảnh hưởng của lãi suất giữa Mỹ và Việt Nam đến sự biến động của tỷ giá đồng
USD, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu thực trong giai đoạn 2004 – 2006 giữa
hai quốc gia theo mô hình hồi quy như trên.
Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữ tỷ giá đồng USD/VND và lãi suất
(2004-2006)
0,60%
0,50%
0,40%
laisuat
0,30%
0,20%
Linear
tygia 0,10% (laisuat)
0,00%
-0,10%0,00% 0,20% 0,40% 0,60%
-0,20%
-0,30%
laisuat
Nhận xét:
Quan sát đồ thị ta thấy, giữa tỷ giá USD/VND và lãi suất Việt Nam-Mỹ có
mối tương quan theo chiều nghịch. Khi lãi chênh lệch giữa lãi suất Việt Nam-Mỹ
tăng thì tỷ giá đồng USD giảm.
Để thấy được sự tương quan đó, chúng tôi cũng tiến hành phân tích hồi như
theo như cách trên.
Giả sử hàm hồi quy biểu hiện mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất như sau:
ef = ao + bo (i) + u (2)
Dùng chức năng Data Analysis để phân tích, số liệu lấy từ bảng 1, ta có kết
quả phân tích sau:
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 13
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R 0,08431
R Square 0,00711
Adjusted R
Square -0,02209
Standard Error 0,00122
Observations 36
ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 1 0,00000036 0,00000036 0,24342786 0,62491321
Residual 34 0,00005032 0,00000148
Total 35 0,00005068
Standard Upper Lower Upper
Coefficients Error t Stat P-value Lower 95% 95% 95,0% 95,0%
Intercept 0,00120 0,00085 1,41575 0,16595 -0,00052 0,00292 -0,00052 0,00292
X Variable 1 -0,09777 0,19816 -0,49338 0,62491 -0,50049 0,30495 -0,50049 0,30495
Phương trình (2) được viết lại như sau:
ef = 0,00120 + (- 0,09777) * i
Kết quả phân tích hồi quy, ta thấy:
- Hệ số xác định “R Square” = 0,00711 hay 0,71% cho thấy chỉ có 0,71% sự
thay đổi của tỷ giá đồng USD là do sự chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ.
- Hệ số hồi quy “X Variable 1” = - 0,09777 chứng tỏ mối quan hệ giữa tỷ giá
USD/VND và chêch lệch lãi suất giữa Việt Nam-Mỹ là tương quan nghịch (hệ số
hồi quy mang dấu âm (-).
- Kết quả phân tích hồi quy khá phù hợp với những nhận xét quan sát từ đồ
thị.
Để xem mối quan hệ tỷ giá – lãi suất của Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn
này có theo lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế - IFE hay không, chúng tôi tiến hành
kiểm định với giả thuyết Ho: ao = 0, bo = 1, khi đó, ef = (1 + ih / 1 + if) – 1 (theo
IFE).
Nếu giả thuyết được chấp nhận thì mối quan hệ giữa tỷ giá và chênh lệch lãi
suất VN - Mỹ cũng theo lý thuyết IFE.
Nhóm 13 CH_D3k16 Trang 14
TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TÀI C HÍNH QUỐC TẾ
Nếu bác bỏ giả thuyết Ho: ao # 0 hay bo # 1, thì mối quan hệ giữa tỷ giá và
chênh lệch lãi suất VN - Mỹ không theo lý thuyết IFE hay nói cách khác lý thuyết
IFE không tồn tại trong giai đoạn 2004 – 2006.
Sau khi thực hiện kiểm định, chúng tôi nhận thấy giả thuyết đưa ra không
được chấp nhận (bác bỏ giả thuyết Ho). Điều này cho thấy lý thuyết IFE không
đúng trong giai đoạn 2004-2006, có thể do lý thuyết IFE căn cứ trên PPP mà trong
giai đoạn này PPP không đúng (kiểm định trên) nên IFE cũng không đúng. Ngoài
ra, có thể do ngoài yếu tố lạm phát, còn có những yếu tố khác cũng tác động làm
thay đổi tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và Mỹ. Những yếu tố đó có thể là: lãi suất