Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, nhất là giao thông đường bộ. Với Thủ đô Hà Nội thì chủ đề giao thông ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo dư luận, chưa bao giờ giảm nhiệt và rất khó kiểm soát, đặc biệt là vấn đề ùn tắc giao thông đã và đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ luôn luôn là một bài toán khó, mội vấn đề nóng bỏng, nan giải đối với các nhà chức trách hiện nay. Ách tắc giao thông đang là nỗi bức xúc của người dân Hà Nội, với người dân Thủ đô thì bất cứ ai cũng đã từng là nạn nhân của tình trạng tắc đường, nhất là giờ cao điểm hay những ngày mưa bão ngập úng. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi mật độ cung đường và thời gian bị ách tắc ngày càng tăng lên đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nó đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho Thủ đô và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt của mọi tầng lớp nhân dân nơi đây.
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9368 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp cho vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………………….. 2
NỘI DUNG…………………………………………………....2
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO
THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY…………………………….2
NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ ÙN ẮC
GIAO THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY…………………….8
GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO
THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY…………………………...12
III. KẾT LUẬN………………………………………………….17
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, nhất là giao thông đường bộ. Với Thủ đô Hà Nội thì chủ đề giao thông ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo dư luận, chưa bao giờ giảm nhiệt và rất khó kiểm soát, đặc biệt là vấn đề ùn tắc giao thông đã và đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ luôn luôn là một bài toán khó, mội vấn đề nóng bỏng, nan giải đối với các nhà chức trách hiện nay. Ách tắc giao thông đang là nỗi bức xúc của người dân Hà Nội, với người dân Thủ đô thì bất cứ ai cũng đã từng là nạn nhân của tình trạng tắc đường, nhất là giờ cao điểm hay những ngày mưa bão ngập úng. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi mật độ cung đường và thời gian bị ách tắc ngày càng tăng lên đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nó đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho Thủ đô và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt của mọi tầng lớp nhân dân nơi đây.
II.NÔI DUNG
1.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Thực trạng ùn tắc giao thông của Thủ đô đang ngày càng nhức nhối. Nếu như trước Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009, số điểm ùn tắc dưới 100 thì nay chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, tổng số điểm ùn tắc giao thông đã tăng vọt lên 124 điểm trên toàn thành phố. Các nút giao thông bị ùn tắc chằng chịt, vướng víu, đan xen vào nhau và "bao vây" lấy toàn thành phố.
Hiện nay, một số tuyến đường thường xuyên lâm vào cảnh ùn tắc kéo dài, ùn tắc trầm trọng được các cơ quan chức năng "điểm mặt chỉ tên" như đường Đê La Thành, Trần Đại Nghĩa, Kim Liên, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Trãi, Giải Phóng... Đơn cử như ngã ba phố Bùi Ngọc Dương nối với phố Thanh Nhàn, vào đầu giờ sáng và trong những buổi chiều muộn, tại đây ùn tắc kéo dài hàng cây số. Phương tiện đi từ phố Bùi Ngọc Dương ra phố Thanh Nhàn cắt dòng phương tiện đi trên tuyến đường đó đã khiến lực lượng dân phố, dân phòng tại các phường lân cận dù có được tăng cường cùng công an phường điều khiển, hướng dẫn giao thông cũng bất lực trước cảnh người và phương tiện "bó" vào nhau. Trên tuyến đường Lạc Long Quân, Trần Đại Nghĩa - Đại La, cảnh tượng ùn tắc cũng xảy ra hàng ngày.
Khu vực nút giao thông Lê Trọng Tấn - Trường Chinh - Tôn Thất Tùng là một trong những trọng điểm ách tắc giao thông của Hà Nội. Hàng ngày, từ 7- 8h30 sáng và 16h - 18h30 là thời gian căng thẳng nhất. Mặc dù lực lượng phân luồng, điều hành giao thông ở khu vực này vào giờ cao điểm hàng ngày lên đến 6 - 7 người: 2 cảnh sát giao thông, 1 công an khu vực và 3 dân phòng và khi có ách tắc lớn thì được bổ sung thêm: 2 cảnh sát giao thông, 2 công an khu vực, toàn bộ lực lượng dân phòng phường và thanh niên tình nguyện, nhưng việc giải tỏa cũng gặp không ít khó khăn. Chỉ cần một va chạm nhỏ giữa các phương tiện đang lưu thông, đèn xanh đèn đỏ “căn giờ” không hợp lý, xe buýt ì ạch sai múi giờ vài phút là giao thông trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bị ách tắc.
Với tuyến đường Trường Chinh, nếu như trước kia cảnh tượng ùn tắc chỉ xảy ra trong giờ tan tầm hoặc đầu giờ sáng, thì nay ùn tắc có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Bắt đầu từ ngã tư Bạch Mai - Trương Định kéo dài đến chân cầu vượt Ngã Tư Sở, dòng phương tiện "lầm lũi" nối đuôi nhau "bò" trên đường. Cứ đến ngã ba hoặc ngã tư giao nhau trên tuyến đường này, sự lộn xộn lại lên đến đỉnh điểm khi các phương tiện xuôi ngược, ngang dọc không theo một hướng nào tạo thành những "nút thắt" bóp nghẹt lấy con đường. Tuyến đường Trường Chinh là một trong những con đường huyết mạch của Thủ đô. Đây chính là tuyến đường vành đai quan trọng bao lấy mạn phía Nam thành phố. Tất cả những chuyến xe khách khi đổi bến, thông tuyến giữa hai Bến xe phía Nam và Mỹ Đình đều đi qua đây. Hơn nữa, lưu lượng phương tiện như xe máy, ô tô hàng ngày qua đây cũng vô cùng lớn. Đây có thể được coi như là nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc ùn tắc diễn ra trên tuyến đường này.
Theo số liệu thống kê của Phòng cảnh sát giao thông, nếu như trước Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 91 điểm thường xuyên lâm vào cảnh ùn tắc, ùn ứ giao thông thì hiện nay con số trên đã tăng vọt lên 124 điểm. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng số điểm ùn tắc tăng 33 điểm và như vậy, có thể thấy rằng, cứ mỗi tháng qua đi, toàn thành phố lại xuất hiện thêm 10 điểm ùn tắc mới. Chỉ tính riêng trong 10 vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng trong tháng 2 thì có tới 4 vụ ùn tắc xuất phát từ nguyên nhân do lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông quá đông trên đường, 3 vụ ùn tắc liên quan đến sự cố đèn tín hiệu giao thông không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Người ngày càng đông, hệ thống cơ sở hạ tầng và kỹ thuật chưa đồng bộ, khó đáp ứng được yêu cầu giao thông. Chỉ cần ví dụ nhỏ trên cũng hình dung được sự khó khăn của cảnh sát giao thông cũng như các đơn vị khác đang phải đối mặt là vô cùng lớn.
Nút giao thông Kim Liên - Đại Cồ Việt của Hà Nội nhiều năm nay trong tình trạng cải tạo, luôn ngổn ngang và dở dang với những hầm ngầm, lô cốt, bụi đất, tiếng ồn, đã trở thành nỗi khổ đối với những người dân phải thường xuyên qua khu vực này. Đặc biệt là vào những giờ tan tầm - từ khoảng 16h30 cho tới 18h30, mọi người phải trải qua cảnh hàng đoàn xe máy, ôtô nối dài cả cây số, chờ đợi cả tiếng đồng hồ để thoát khỏi nút giao thông này.Đặc biệt, một số tuyến đường như Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê qua địa bàn hai quận Ba Đình và Tây Hồ xe ôtô nối đuôi nhau đứng im trên đường kéo dài gần 1km. Những người điều khiển xe máy “mạnh ai người nấy đi”, họ thi nhau luồn lách qua đầu xe ôtô để tìm đường thoát, nhưng chính điều này đã làm cho tình trạng ùn tắc càng kéo dài hơn.
Đáng lo ngại hơn là ùn tắc giao thông còn đang xảy ra trên diện rộng tại Hà Nội, nếu như trước đây các điểm ùn tắc giao thông chủ yếu nằm ngoài đường vành đai, thì nhiều tuyến phố nội đô hiện nay lại đang gia tăng ùn tắc. Đặc biệt là tại các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy... Các khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc là Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa - Nguyễn Lương Bằng, Kim Liên - Đại Cồ Việt, cầu Chương Dương... làm cho giao thông Hà Nội trở nên ùn tắc nghiêm trọng trên hầu hết các tuyến phố, nút giao thông quan trọng làm cho nhiều khu vực của thành phố trở nên hỗn loạn và tê liệt trong nhiều giờ liền. Gây bức xúc dư luận nhiều nhất là nút Kim Liên - Ô Chợ Dừa. Trước đây, khi chưa có đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa (mới) nối vào thì đây là ngã 5. Khi có con đường mới nối vào, giao thông tại khu vực này lộn xộn thêm nhiều lần, vì con đường mới đấu vào lại thông qua một ngã ba và tạo thành một ngã sáu mới. Do cốt đường mới cao hơn cốt đường cũ đến gần 1m, nên hai con đường nối với nhau bằng một con dốc, dòng phương tiện chuyển hướng bị ngược chiều nhau, dẫn đến va chạm xảy ra hàng ngày.
Trên tuyến đường Nguyễn Văn Cừ nơi cửa ngõ vào trung tâm thành phố, tình trạng ùn tắc xảy ra từ 6 giờ 30 sáng, hàng nghìn xe ô tô đã phải nối đuôi nhau nhích từng mét. Nhiều người đã phải lách vào các ngõ hẻm hoặc vòng lên đường đê để đến được chân cầu Chương Dương nhưng cũng bất lực vì xung quanh khu vực này đường nào cũng tắc. Trên đường Láng cũng diễn ra cảnh tương tự. Dòng người và phương tiện bị dồn ứ kéo dài cả kilômét.
Thủ đô Hà Nội sẽ mãi phải đối mặt với ùn tắc giao thông vì ở đây còn quá nhiều nút giao thông méo mó. Nút cắt giao thông Giảng Võ - Cát Linh -Giang Văn Minh là ví dụ. Đường Giảng Võ với mặt cắt lớn khi đến điểm giao với đường Cát Linh thì thắt hẹp một nửa và lượn một đường cong trước khi đấu nối ra Nguyễn Thái Học. Đường Cát Linh với đường Giang Văn Minh là đường đồng trục, nhưng lại tạo thành một góc lớn vì thế nút giao thông này có hình méo dễ nhận ra nhất và luôn trong tình trạng tắc nghẽn khi gặp đèn xanh, đèn đỏ.
Hà Nội hiện nay đếm không thiếu những nút giao thông “méo” kiểu trên và các cơ quan chức năng mới liệt kê được trên 70 điểm đen nút giao thông, trong đó có cả những đường cụt, đường "cua tay áo," có hình dạng kì dị ngay giữa lòng Hà Nội như: Đê La Thành - Kim Mã; Bưởi - Hoàng Quốc Việt; Yên Phụ - Thanh Niên; Tôn Thất Tùng - Trường Chinh; Hoa Lư - Đại Cồ Việt, Nguyễn Khuyến - Lê Duẩn, Điện Biên Phủ - Trần Phú, ốc Bác Cổ. Hệ quả là nhiều đường phố của Hà Nội bây giờ không chỉ tắc vào giờ cao điểm, mà tắc bất kể vào thời điểm nào, kể cả giữa trưa. Liên tục nhiều ngày qua, khoảng từ 10 - 12 giờ, nút cầu Trung Hòa – Láng - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng lại kẹt cứng trong cảnh hỗn loạn, chen chúc nhau giữa quá nhiều loại xe cấp cứu, xe cứu hộ giao thông, xe khách liên tỉnh, xe buýt, xe hơi, xe máy. Còn nút Chùa Bộc - Tây Sơn dù được ngành giao thông thủ đô đổ rất nhiều tiền để cải tạo và tổ chức lại, song ùn tắc vẫn xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân chính là do nút giao thông này hiện có 3 góc nở và một góc khuyết (góc Chùa Bộc rẽ phải Tây Sơn). Vì lẽ đó, các phương tiện đổ dồn về nút giao thông này, nhưng lại không thoát được đi đâu, gây bất tương xứng về khả năng lưu thông theo biển chỉ dẫn, dẫn đến lộn xộn và ùn tắc.
Căn bệnh ùn tắc giao thông không chỉ diễn ra ở những tuyến đường lớn, huyết mạch của thủ đô mà nó còn diễn ra ngay cả ở những ngõ nhỏ như toàn bộ các tuyến đường thuộc khu vực phường Khương Trung, Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào các buổi sáng thứ hai đều là những điểm nóng về ùn tắc giao thông. Không chỉ bị ùn tắc ở các tuyến đường nhánh như: Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Khương Trung... mà toàn bộ các ngõ liên thông đều kẹt cứng người và xe. Nhiều người dân sống ở khu vực này bị tắc ngay từ đầu ngõ.
Chắc chắn chúng ta còn chưa quyên được trận lụt lịch sử cuối năm 2008, đã làm cho rất nhiều tuyến phố của các quận nội thành đều rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tại các tuyến phố như: Giảng Võ, Cát Linh, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Lương Bằng, Kim Liên, Giải Phóng,... ùn tắc giao thông kéo dài trong nhiều giờ. Hàng nghìn người đã phải chen lấn, nhích từng bước để kịp tới công sở, trường học nhưng vô vọng. Nhiều cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên bị muộn giờ phải xin nghỉ làm hoặc nghỉ học. Do trời mưa, cộng thêm việc nhiều nút giao thông không có đèn tín hiệu, hoặc đèn tín hiệu không hoạt động càng khiến cảnh ùn tắc thêm trầm trọng. Mặc dù, nhiều thời điểm lực lượng cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông đã được huy động để phân luồng, nhưng do tình trạng ùn tắc ở quá nhiều điểm nên cũng bất lực. Những ngày sau đó, mặc dù tình trạng ùn tắc nghiêm trọng không xảy ra đồng loạt trên nhiều tuyến đường nhưng những trường hợp ùn tắc cục bộ vẫn xảy ra thường xuyên.
2.NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Đề cập đến nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc giao thông của thủ đô Hà Nội hiện nay thì có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Chúng ta có thể kể ra đây một số nguyên nhân sau:
- Do cơ sở hạ tầng về giao thông yếu kém, hệ thống đường xá được xây dựng từ mấy chục năm trước đã không đáp ứng được sự gia tăng dân số của thủ đô trong những năm chuyển mình theo cơ chế thị trường, không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng tăng của dân số, mật độ đầu xe trên mỗi m2 đường ngày càng cao, khiến đường xá hầu như thu hẹp lại. Đường còn hẹp: hẹp do bị lấn chiếm, chưa mở đường, do thi công công trình; đường kém chất lượng: gồ ghề, có nhiều ổ gà, ổ voi…; đường bị mất tầm nhìn: do cây cối, tường, rào, nhà che khuất…; đường bị ngập lụt: mưa, bão…; đường không có biển báo: cấm, tên đường, ngã rẽ, quy định sắp có điểm dừng đỗ xe, dừng đỗ, sắp có trạm xe buýt, giảm tốc độ, quy định tốc độ buộc phải chạy tối thiểu, tốc độ lưu thông cho phép, quy định một chiều, hai chiều… ; đường không vạch ngăn cách: phân chia luồng xe, vạch/mũi tên chỉ hướng được phép rẽ/đi, vạch ngăn cách và có mũi tên chỉ khi muốn rẽ thì phải bắt đầu từ đâu…; đường không có bản đồ: mô tả từng khu vực, chiều hướng và khoảng cách, khu nhà, dãy nhà, đường một chiều…Đường và giao lộ chật hẹp, thiếu chỗ để xe, thiếu phương tiện giao thông công cộng, nhiều công trình giao thông, công trình công cộng thi công trên mặt đường với tốc độ rùa... đang là những nguyên nhân gây ra vấn nạn này. Không tắc sao được khi cả một khu dân cư rộng lớn như Thanh Xuân lại chỉ có một con đường duy nhất và nhỏ để dẫn vào trung tâm thành phố là Nguyễn Trãi…Để phân tích sâu xa hơn về nguyên nhân này, tôi xin đưa ra 3 nguyên nhân nhỏ:
+ Một là, do tập quán nông nghiệp: chúng ta phần lớn xuất thân từ nông dân và cái tập quán làng xã nó ngấm vào máu rồi. Chúng ta quen với khung cảnh làng xóm, nhà cửa san sát với những đường làng, ngõ xóm chỉ cần đi vừa cái xe cải tiến. Đường nối làng, nối xã thì chỉ cần vừa cái công-nông.+ Hai là, quản lý kém: quản lý chứ không phải quy hoạch kém. Quy hoạch chỉ là một thao tác thôi, cái chính là chúng ta quản lý cái thao tác này không tốt. Đáng nhẽ phải tính được là với yêu cầu chung cho một đô thị là 25% diện tích dành cho giao thông (số liệu tham khảo) thì với một khu dân cư mới sẽ phải xây bao nhiêu con đường, rộng dài thế nào. Đường nối các khu dân cư với nhau, ví dụ như khu Thanh Xuân và khu cận kề là Đống Đa thì cần rộng, dài bao nhiêu để khi 2 triệu dân ở Thanh Xuân đổ ra đường với 1 triệu chiếc xe máy, 10 ngàn chiếc ô tô vẫn đi được. Nhưng rất tiếc, chúng ta không quản lý quy hoạch gì cả. Việc quản lý đô thị kém dẫn đến việc hình thành các khu dân cư mới không kiểm soát. Ngoài ra, còn một nguyên nhân rất nguy hiểm là việc quản lý thị trường Bất động sản. Chính việc thị trường này quá nóng, giá đất quá cao khiến cho việc làm mới, mở rộng đướng sá gần như không thể. Theo tôi được biết thì con đường Kim Liên mới tốn khoảng 800 tỷ thì mất vào đó khoảng 700 tỷ tiền đền bù. Rất luẩn quẩn. Chúng ta bán đất, bán quy hoạch để xây các khu chung cư. Xây xong rồi đầu cơ để đẩy giá lên. Giá chung cư lên, giá nhà, giá đất lên theo. Rồi khi làm đường mới phải đền bù theo giá cắt cổ.
+ Ba là, do cơ sở vật chất phuc vụ cho giao thông còn yếu và thiếu.
- Việc sảy ra ùn tắc giao thông còn do ý thức người dân. Có thể nói, ý thức của người dân về tuân thủ pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ rất kém. Với người dân, việc lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, lấn đường, đi xe máy trên vỉa hè, vi phạm luật đi đường, lấn tuyến, leo lề, luồn lách khiến dễ gây tai nạn mà có tai nạn là có ùn tắt, người đi bộ thì chạy ngang đường làm cản trở dòng lưu thông … Đây là nguyên nhân chủ đạo, bởi lẽ đa số đường trong thành phố ở Việt Nam là đường đi xuyên qua cụm dân cư, và trong một khu dân cư thì không thể nào cấm người ta đi lại được. Đặc biệt, những người thực thi pháp luật lại chính là những tấm gương xấu khi thường xuyên vi phạm pháp luật giao thông. Hình ảnh xe cảnh sát trật tự chạy ngược chiều, chạy trong phần đường dành cho xe thô sơ, xe cảnh sát giao thông đỗ vô tội vạ, xe biển xanh vượt đèn đỏ... có thể thấy ở khắp nơi.
- Do việc phân luồng, phân làn xe chạy, điều phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt. Tại các giao lộ như ngã tư, ngã năm, ngã sáu bố trí phân luồng xe chạy không hợp lý, đường ưu tiên và không ưu tiên tín hiệu đèn đều như nhau khiến một số đương bị ùn tắc, đèn đỏ nhưng tuyến bên kia không xe đèn vẫn xanh. Đa số đường phố ở nước ta đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều, có đường tuy đã qui định ô tô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép ô tô buýt được phép hoạt động hai chiều, mà ô tô buýt có loại đến 45 chỗ ngồi, bến đỗ qui định cho loại ô tô này lại đối diện nhau, gần nơi đường phố giao nhau... gây ùn tắc giao thông.
- Do việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của một số đông người bán lẻ, chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con trước cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiện giao thông... Thậm chí, ô tô, mô tô của Công an phường cũng đỗ, dừng ngay dưới lòng đường.
- Do dân số ngày càng tập trung quá đông ở Hà Nội vì đây là trung tâm chính trị- hành chính lớn của cả nước, ở đây tập trung rất nhiều các trường Đại học và cao đẳng cho nên thu hút rất nhiều các bạn trẻ về đây học tập, nghiên cứu, không những thế, lực lượng lao động ngoại tỉnh làm việc tại Hà Nội trong những năm gần đây gia tăng kéo theo một số lượng không nhỏ phương tiện của các địa phương khác được đưa về lưu thông tại Hà Nội làm cho tình trạng ùn tắc ngay càng tăng. Bên cạnh đó, số lượng xe gắn máy tăng rất nhanh tạo một áp lực rất lớn khiến mật độ xe ngày càng tăng cao, mặt khác, lượng xe ô tô cũng ngày một tăng khiến mật độ xe càng cao lại cao hơn.
- Xe buýt cũng là một nguyên nhân ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, do được ưu tiên chạy trên nhiều tuyến đường hạn chế, được phép chạy bất kể tuyến nào, trái cũng lấn, phải cũng vậy, mặc sức tha hồ một xe một còi, tranh tài, lấn tuyến, đón khách giữa đường khiến dễ gây tai nạn giao thông và kẹt đường.
- Do quy hoạch giao thông nội thị chưa được quan tâm đúng mức, chính quyền địa phương lúng túng trong việc phân luồng, phân tuyến. Ví dụ, sự thay đổi chiều hoặc hướng đi liên tục tại các đường Lê Duẩn, khu vực quanh tượng đài Lênin... làm đảo lộn thói quen giao thông của người dân. Khi cho phép triển khai các công trình giao thông, cơ quan có thẩm quyền cũng không tính đến hậu quả của việc thay đổi luồng, tuyến giao thông. Chẳng hạn, trong khi nút Ngã Tư Sở chưa hoàn tất, Hà Nội lại cho phép thi công hầm đường bộ tại ngã tư Kim Liên, làm giảm 50% năng lực lưu thông qua hai ngã tư này. Vì thế, việc ùn tắc giao thông là điều tất yếu.
- Do cơ quan quản lý nhà nước chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Năm một đôi lần, các cơ quan hữu quan tổ chức đợt cao điểm, nhưng hết đợt cao điểm, tình trạng lại đâu vào đó. Các lỗi vi phạm như đi xe lấn làn đường, đi xe trên vỉa hè,... là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ nếu không bị xử phạt nghiêm khắc, hoặc xử lý vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường phố. Đặc biệt là cảnh sát giao thông không quan tâm xử phạt đối với người điều khiển phương tiện thô sơ, bán hàng rong vi phạm Luật Giao thông …
Như vậy, tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội hiện nay có những nguyên nhân khách quan nhất định, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Nguyên nhân chủ quan có thể bắt nguồn từ ý thức pháp luật của người dân chưa tốt hoặc từ sự thiếu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương.
3.GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Theo như ước tính thì ùn tắc giao thông mỗi ngày tại Hà Nội ngốn tới 1 tỷ đồng và thành phố không thể thờ ơ thêm nữa với tình trạng này. Để giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông nội thị ở Hà Nội, đã đến lúc Đảng bộ và chính quyền Thành phố phải xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ này. Các giải pháp đưa ra cần đảm bảo hài hoà giữa hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Đặc biệt, các giải pháp cần được xây dựng trên quan điểm vì lợi ích của dân bởi nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sau đây sẽ là một số giải pháp mà chúng ta cần phải triển khai ngay trong thời gian tới:
- Đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới giao thông của Thủ đô. Theo Nghị quyết 16/2008/NQ-CP của Chính phủ, UBND Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ lập quy hoạch xây dựng các bến, bãi đỗ xe; xúc tiến thực hiện các dự án xây dựng điểm đỗ xe ngầm hoặc nhiều tầng; đẩy nhanh tiến độ