Lịch sự phát triển kinh tế thế giới là nhữn g bước đi thăng trầm cùng với thời gian.
Và cứ sau mỗi thời kì khủng hoảng của nền kinh tế - lúc mà nền kinh tế cần có những trở
mình thay đổi để bước sang một giai đoạn mới, loại bỏ những khuyết tật, kế thừa và phát
triển những gì đang có – là một lần thế giới được chứng kiến những sự trỗi dậy của các
nền kinh tế mới khiến cho bản đồ kinh tế thế giới thay đổi
Khủng hoảng tài chính năm 2008 vừa qua không phải ngoại lệ. Nó đã tạo ra một
cú thúc đưa nền kinh tế Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, có phần nổi trội và lấn lướt các
nền kinh tế lớn trên thế giới như EU và Mỹ. Điều này mở ra những cơ hội thương mại
cho Việt Nam trong vấn đề giao thương xuất nhập khẩu với Trung Quốc khi mà lúc đó
Mỹ và EU đang chật vật đưa nền kinh tế của quốc gia thoát khỏi khủng hoảng.
Tuy nhiên không thể nhìn vào sự sụt giảm trong kim ngạch của Việt Nam và EU
để quyết định rằng EU không còn là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Với những lợi
thế nhất định mà không phải bất kì quốc gia nào cũng có như khối Liên minh kinh tế EU,
Việt Nam cần có những n ghiên cứu, p hân tích và đánh giá khách quan để tận dụng được
một thị trường có tổng dân số cao nhất nhì thế giới.
88 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3017 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI- DU LỊCH- MARKETING
TIỂU LUẬN
KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam vào thị
trường EU
GVHD: TH.S. Ngô Thị Hải Xuân
Nhóm thực hiện: Nhóm 11
Lớp Ngoại Thương 1 - K33
Phạm Thị Lan Anh
Nguyễn Hoàng Mai Sơn
Trương Đức Tuyền
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
2
Lời mở đầu
Lịch sự phát triển kinh tế thế giới là những bước đi thăng trầm cùng với thời gian.
Và cứ sau mỗi thời kì khủng hoảng của nền kinh tế - lúc mà nền kinh tế cần có những trở
mình thay đổi để bước sang một giai đoạn mới, loại bỏ những khuyết tật, kế thừa và phát
triển những gì đang có – là một lần thế giới được chứng kiến những sự trỗi dậy của các
nền kinh tế mới khiến cho bản đồ kinh tế thế giới thay đổi
Khủng hoảng tài chính năm 2008 vừa qua không phải ngoại lệ. Nó đã tạo ra một
cú thúc đưa nền kinh tế Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, có phần nổi trội và lấn lướt các
nền kinh tế lớn trên thế giới như EU và Mỹ. Điều này mở ra những cơ hội thương mại
cho Việt Nam trong vấn đề giao thương xuất nhập khẩu với Trung Quốc khi mà lúc đó
Mỹ và EU đang chật vật đưa nền kinh tế của quốc gia thoát khỏi khủng hoảng.
Tuy nhiên không thể nhìn vào sự sụt giảm trong kim ngạch của Việt Nam và EU
để quyết định rằng EU không còn là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Với những lợi
thế nhất định mà không phải bất kì quốc gia nào cũng có như khối Liên minh kinh tế EU,
Việt Nam cần có những nghiên cứu, phân tích và đánh giá khách quan để tận dụng được
một thị trường có tổng dân số cao nhất nhì thế giới.
Xuất phát từ quan điểm trên, nhóm chúng tôi xin được giải quyết vấn đề được đặt
ra trong bài nghiên cứu “ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU”.
Xin được cảm ơn Thạc sĩ – Cô Ngô Thị Hải Xuân đã hướng dẫn chúng tôi thực
hiện đề tài này, cảm ơn Cục xúc tiến thương mại, Tổng Cục Thống Kê…và các trang web
khác đã cho chúng tôi truy cập các dữ liệu để hoàn thiện đề tài này. Dưới góc nhìn hạn
chế về chuyên môn, bài nghiên cứu chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm
chúng tôi xin ghi nhận những thiếu sót đó để hoàn thiện mình hơn. Nhóm chúng tôi xin
chân thành cảm ơn.
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
3
Mục lục
Chương 1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường thế
giới ................................................................................................... 7
1.1.Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam 2006 – 2010.....................................7
1.2Tình hình xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới giai đoạn 2005 - 2010:......8
1.2.1Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2005: ....................................................8
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
4
1.2.2Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 ....................................................9
1.2.3Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 ..................................................11
1.2.4Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2008: ..................................................12
1.2.5Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 ..................................................14
1.2.6Tình hình xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010................................16
1.3Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua giai đoạn 2005 – 2009 và 9 tháng
năm 2010 : .....................................................................................................................19
+ Xuất khẩu hàng hóa: ...........................................................................................19
+ Thị trường xuất khẩu: .........................................................................................23
1.4 Nhu cầu thế giới và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam : ............................................25
Chương 2 THỊ TRƯỜNG EU ...........................................................27
2.1Vài nét về thị trường EU: ..........................................................................................27
2.1.1Đặc điểm của thị trường EU:.............................................................................27
2.1.2Tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân EU : ..........................................29
2.1.3Sản xuất trong khu vực : ....................................................................................30
2.2Phân tích thương mại thị trường EU .........................................................................30
2.2.1Kim ngạch xuất nhẩp khẩu của EU: ..................................................................30
+ Năm 2008: ..........................................................................................................30
+ Năm 2009 : .........................................................................................................32
2.2.2Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU : .....................................................35
2.2.2.1. Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Việt Nam : ..................35
2.2.2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU: ........................38
2.2.2.2.1 Xuất khẩu mặt hàng dệt may sang EU: ..........................................40
2.2.2.2.2 Xuất khẩu mặt hàng giày dép sang EU...........................................42
+ Các nhân tố tác động thuận lợi đến xuất khẩu giày dép sang EU: ............42
+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu giày dép sang EU: .43
2.2.2.2.3 Xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang EU ...............................................44
+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu thuỷ hải sản sang EU
........................................................................................................................45
+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu thuỷ hải sản sang
EU: .................................................................................................................46
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
5
2.2.2.2.4 Xuất khẩu mặt hàng giày gỗ và các sản phẩm gỗ sang EU ................47
+ Các nhân tố tác động thuận lợi đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang
EU ..................................................................................................................48
+ Các nhân tố tác động không thuận lợi đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm
gỗ sang EU.....................................................................................................48
2.3Các rào cản khi xuất khẩu sang thị trường EU: ........................................................49
(1) Các loại rào cản quan thuế và phi quan thuế: .....................................................49
(2) Các loại rào cản “cứng” và “mềm”: ..................................................................50
(3) Rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ ............................................50
(4) Rào cản “vô hình”: ..............................................................................................50
2.3.1 Các rào cản kỹ thuật chính áp dụng cho các mặt hàng Công nghiệp...........50
+ REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals)
\...............................................................................................................................51
+ RoHS / WEEE ....................................................................................................52
+ FLEGT(Forest Law Enforcement, Governance and Trade) ..............................52
+ Chính sách đầu tư (Comprehensive Investment Policy).....................................53
+ Luật hải quan mới ...............................................................................................53
+ Biến đổi khí hậu, môi trường:.............................................................................53
+ Chính sách mới về các hiệp định thương mại (FTA) .........................................54
Một số rào đối với một số mặt hàng công nghiệp..................................................54
(i) Mặt hàng xe đạp: ............................................................................54
(ii) Nhóm hàng giấy dép, dệt- may mặc.................................................55
2.3.2 Rào cản áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp.................................55
a) Các loại rào cản “hữu hình” đang được EU áp dụng gồm:................................56
b) Các loại rào cản “vô hình”:................................................................................58
Rào cản áp dụng riêng đối với từng loại sản phẩm cụ thể khác nhau:.......................59
+ Gạo......................................................................................................................59
+ Nhóm sản phẩm động vật và sản phẩm thịt: .......................................................60
+ Gia cầm và sản phẩm gia cầm ............................................................................61
+ Rau và hoa tươi (thuộc nhóm mã số HS 0601, 0602, 0603 và 0604) .................62
+ Mặt hàng cà phê:.................................................................................................63
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
6
2.3.3. Rào cản áp dụng đối với thủy sản ............................................................63
2.4Ma trận SWOT đối với thị trường EU ......................................................................66
2.4.1... Điểm mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU
............................................................................................................................66
2.4.2.. Điểm yếu của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU
............................................................................................................................68
2.4.3.. Những cơ hội của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU
............................................................................................................................70
2.4.4Những thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU .................72
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG EU...77
3.1 Về phía doanh nghiệp: .......................................................................................77
3.1.1 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối
trên thị trường EU. .....................................................................................................77
3.1.2 Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh
châu Âu. .....................................................................................................................77
3.1.3 Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực và hoá các mặt hảng xuất khẩu
sang EU: ....................................................................................................................77
3.1.4 Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang EU. .............................................80
3.1.5 Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị
trường EU. .................................................................................................................81
3.1.6. Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. .....................81
3.2 Về phía nhà nước: ....................................................................................................81
3.2.1 Kiến nghị về các chính sách của nhà nước:......................................................81
3.2.2 Kiến nghị về các chính sách xúc tiến xuất khẩu ...............................................83
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
7
Chương 1 Tình hình xuất khẩu của Việt
Nam sang các thị trường thế giới
Ngày nay, trước sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương
mại các quốc gia cần đề ra cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp để
hội nhập vào nền kinh tế thế giới và các khu vực . Đây là cơ hội cho các quốc gia tận
dụng thị trường to lớn, thu hút vốn, nắm bắt công nghệ tiên tiến trên thế giới, phát triển
nền kinh tế nước nhà và Việt Nam là một trong những quốc gia đó.
1.1Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam 2006 – 2010
Trong những năm gần đây, mức độ hội nhập kinh tế của việt Nam vào nền kinh
tế thế giới ngày càng trở nên sân sắc. Đặc biệt năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên
của tổ chức thương mại thế giới càng mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho Việt
Nam. Trước xu thế đó, vào năm 2006 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “ Đề án phát
triển xuất khẩu giai đoạn 5 năm 2006 – 2010” . Theo đó, mục tiêu cơ bản của đề án đưa
ra là “phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy
tăng trưởng GDP.
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
8
Đẩy mạnh xuất khẩu và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh đồng thời
tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành các mặt hàng chủ lực mới , theo
hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng đẩy mạnh xuất
khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm
lượng công nghệ cao và chất xám, giảm dần tỉ trọng hàng xuất khẩu thô”.
1.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới giai đoạn 2005
- 2010:
1.2.1Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2005:
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
1
Đvt: nghìn tấn, triệu USD
Chỉ tiêu
Thực hiện 11 tháng
2005
Ước tính tháng
12/2005
Cộng dồn cả năm
2005
Năm 2005 so với
năm 2004 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Dầu thô 16484 6763 1600 624 18084 7387 92.7 130.3
Dệt, may 4326 480 4806 109.6
Giày dép 2685 320 3005 111.7
Sản phẩm gỗ 1367 150 1517 133.2
Thủy sản 2491 250 2741 114.2
Cà phê 815 658 70 67 885 725 90.8 113.1
Gạo 5052 1352 150 47 5202 1399 127.3 147.3
Cao su 504 680 70 107 574 787 111.9 131.9
Hạt tiêu 102 141 8 11 110 152 98.2 99.4
Hạt điều 441 10 45 103 486 98.2 111.5
1
Xem phụ lục 1 nguồn tổng cục thống kê
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
9
Chè 88 10 12 89 100 89.8 104.6
Nguồn tổng cục thống kê
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa:
Theo số liệu của tổng cục thống kê, trị giá xuất khẩu hàng hoá năm 2005 đạt 32,23 tỷ
USD, tăng 5,73 tỷ USD so với năm 2004. Bình quân một tháng xuất khẩu 2,69 tỷ USD trong khi
đó bình quân 2004 là 2,2 tỷ USD.
Từ số liệu cho thấy xuất khẩu dầu thô đạt 7,39 tỷ USD, tăng 30,3% so với năm trước; các
mặt hàng còn lại kim ngạch đạt 24,85 tỷ USD, tăng 19,3 tỉ USD. Trong đó, dệt may, giày dép,
thủy sản, mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, gạo chiếm kim ngạch cao trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, và được xem là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Xuất khẩu dầu thô tăng thêm chủ yếu do giá xuất khẩu dầu thô bình quân cả năm
đã tăng trên 40%, bù lại lượng xuất khẩu giảm. Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả giá và lượng
và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu Á. Một số mặt hàng nông sản có
lượng xuất khẩu giảm so với năm trước như cà phê, điều và chè, nhưng đều được lợi về giá.
+ Thị trường xuất khẩu:
Với sự tăng trưởng trong kim ngạch đa số các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam,
các thị trường đón nhận chúng cả năm nhìn chung ổn định và tăng so với cùng kỳ, nhất là các
thị trường lớn và xuất hiện nhiều thị trường mới ở khu vực Châu Phi. Thị trường Hoa kỳ tăng
16,2%, Nhật Bản tăng 26,9%, Australia tăng 41,9%; Trung Quốc tăng 8,8%; Singapore tăng
28,5%. Riêng một số thị trường lớn thuộc EU giảm như: thị trường Đức và Anh, kim ngạch
mỗi thị trường năm 2005 khoảng 1 tỷ USD, nhưng mỗi thị trường đều giảm 1,7% so với năm
trước.
1.2.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2006
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam2
Đvt: nghìn tấn, triệu USD
Chỉ tiêu Thực hiện 11 tháng Ước tính tháng Cộng dồn cả năm Năm 2006 so với
2
Xem phụ lục 2, nguồn tổng cục thống kê
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
10
2006 12/2006 2006 năm 2005 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Dầu thô 15268 7729 1350 594 16618 8323 92 .5 112 .9
Dệt, may 5332 470 5802 119 .9
Giày dép 3205 350 3555 116 .9
Sản phẩm gỗ 1719 185 1904 121 .9
Thủy sản 3064 300 3364 123 .1
Cà phê 797 959 100 142 897 1101 100.5 149 .9
Gạo 4599 1263 150 43 4749 1306 90 .5 92.8
Cao su 637 1174 60 99 697 1273 118.7 158 .3
Hạt tiêu 113 183 3 7 116 190 106.6 126 .4
Hạt điều 460 11 45 127 505 116.5 100 .6
Chè 100 10 11 105 111 119.2 114
Nguồn Tổng cục thống kê
Thực hiện theo đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 của thủ tướng
chính phủ, năm 2006 các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu của
mình.
Kết quả xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so
với kế hoạch cả năm, tăng 22,1% so với năm 2005.
Trong đó kim ngạch dầu thô đạt dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3% vào
tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, có thêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên
1 tỷ USD nâng tổng số các mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó 4 mặt
hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
11
trên 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng từ 1,517 tỷ USD năm 2005 tăng 21,9% đạt
1,904 tỷ USD vào năm 2006.
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng mạnh, do phát triển nông nghiệp
đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất
(+58,3%); cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá); riêng gạo giảm cả kim ngạch
và lượng, chủ yếu do nguồn cung không tăng.
1.2.3 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2007
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
Đvt: nghìn tấn, triệu USD
Chỉ tiêu
Thực hiện 11 tháng
2007
Ước tính tháng
12/2007
Cộng dồn cả năm
2007
Năm 2007 so với
năm 2006 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Dầu thô 13816 7592 1265 885 15081 8477 91.9 102.6
Dệt, may 7034 750 7784 133.4
Giày dép 3573 390 3963 110.3
Thủy sản 3432 360 3792 112.9
Sản phẩm gỗ 2134 230 2364 122.3
Cà phê 1084 1662 110 192 1194 1854 121.8 152.3
Gạo 4433 1432 67 22 4500 1454 96.9 113.9
Cao su 639 1229 80 171 719 1400 101.6 108.8
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
SV thực hiện: Nhóm 11 –Ngoại thương 1.K33
12
Hạt tiêu 78 252 8 30 86 282 73.4 147.8
Hạt điều 138 584 15 65 153 649 120.4 128.9
Chè 103 116 11 15 114 131 107.8 118.4
Nguồn tổng cục thống kê
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa:
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5%
so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô
tăng 2,6%, do giá tăng).
Các mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là: dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may
7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4
tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2006; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%;
Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giả