Hệ thống ngân hàng của một quốc gia được ví như hệ thống thần kinh trung ương
với chức năng là một kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay mang lại rất nhiều những cơ hội
nhưng cũng không ít thách thức, để giúp cho nền kinh tế quốc gia đứng vững thì trách
nhiệm của hệ thống ngân hàng rất nặng nề, phải huy động và cung ứng được một khối
lượng lớn nguồn vốn để phát triển tất cả các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật, thiết bị công nghệ thông tin.
Và để thực hiện có hiệu quả trọng trách này, các ngân hàng đã triển khai hàng loạt
các phương thức huy động vốn cũng như phương thức cho vay nhằm tạo điều kiện cho
các đối tượng khách hàng có thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, giúp hỗ trợ tài
chính cho khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư . Phương
thức cho vay đồng tài trợ là một trong những phương thức cho vay được các ngân hàng
triển khai nhằm khắc phục được những hạn chế của các phương thức cho vay khác với
điểm nổi bật của phương thức cho vay này là có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách
hàng đối với những dự án lớn, giúp ngân hàng phân tán được rủi ro
Tuy phương thức này có những ưu điểm riêng nhưng tỷ trọng cho vay đồng tài trợ
còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dư nợ tại các ngân hàng. Vì vậy nghiên cứu, đánh
giá tình hình cho vay đồng tài trợ có một ý nghĩa quan trọng, đó là lý do nhóm 7 chọn đề
tài “Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các N gân hàng Thương mại Nhà
nước Việt Nam”.
Đề tài của nhóm phân tích thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ, từ đó đề ra
các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các N gân hàng Thương mại
Nhà nước Việt Nam gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cho vay đồng tài trợ
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương
mại Nhà nước.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại
Nhà nước.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY
ĐỒNG TÀI TRỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Lớp Ngân hàng Đêm 5 Khóa 18
1. Quách Vũ Đăng Khoa
2. Lâm Aùnh Nguyệt
3. Nguyễn Thị Aùi Nhiên
4. Nguyễn Thị Thùy Nhung
5. Phạm Thị Thanh Thúy
6. Lê Thị Ngọc Tú
Tháng 6 năm 2009
1
MỞ ĐẦU
Hệ thống ngân hàng của một quốc gia được ví như hệ thống thần kinh trung ương
với chức năng là một kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay mang lại rất nhiều những cơ hội
nhưng cũng không ít thách thức, để giúp cho nền kinh tế quốc gia đứng vững thì trách
nhiệm của hệ thống ngân hàng rất nặng nề, phải huy động và cung ứng được một khối
lượng lớn nguồn vốn để phát triển tất cả các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật, t hiết bị công nghệ thông tin...
Và để thực hiện có hiệu quả trọng trách này, các ngân hàng đã triển khai hàng loạt
các phương thức huy động vốn cũng như phương thức cho vay nhằm t ạo điều kiện cho
các đối tượng khách hàng có thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, giúp hỗ trợ tài
chính cho khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư…. Phương
thức cho vay đồng tài trợ là một trong những phương thức cho vay được các ngân hàng
triển khai nhằm khắc phục được những hạn chế của các phương thức cho vay khác với
điểm nổi bật của phương thức cho vay này là có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách
hàng đối với những dự án lớn, giúp ngân hàng phân tán được rủi ro…
Tuy phương thức này có những ưu điểm riêng nhưng tỷ trọng cho vay đồng t ài trợ
còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dư nợ tại các ngân hàng. Vì vậy nghiên cứu, đánh
giá tình hình cho vay đồng tài trợ có một ý nghĩa quan trọng, đó là lý do nhóm 7 chọn đề
tài “Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các N gân hàng Thương mại Nhà
nước Việt Nam”.
Đề tài của nhóm phân tích thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ, từ đó đề ra
các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng cho vay đồng t ài trợ t ại các N gân hàng Thương mại
Nhà nước Việt Nam gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cho vay đồng tài trợ
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương
mại Nhà nước.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại
Nhà nước.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ
1.1. Khái niệm Đồng tài trợ
1.1.1. Khái niệm:
- Tại Khoản 1 Điều 2 Quy định chung của Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín
dụng ban hành kèm theo Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/4/2002 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước có giải thích: “Đồng tài trợ là quá trình tổ chức thực hiện việc
cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng làm
đầu mối cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư
phát triển và đời sống”
- Một cách hiểu đơn giản hơn thì đồng t ài trợ là việc có nhiều tổ chức tài chính
cùng liên kết để cho vay một khách hàng.
1.1.2. Lý do đồng tài trợ:
Trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, nền kinh t ế Việt Nam cũng phát
triển mạnh mẽ, đầu tư của các doanh nghiệp tăng nhanh, nhiều dự án có nhu cầu vốn lớn
và t ất yếu cần đến nguồn vốn tín dụng không chỉ từ một ngân hàng mà có những dự án
cần phải có sự hợp vốn cho vay của nhiều ngân hàng do:
- Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận t ài trợ vượt giới hạn
cho vay hoặc bảo lãnh của tổ chức t ín dụng theo quy định hiện hành;
- Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được
nhu cầu cấp tín dụng của dự án;
- Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng,
- Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.
- Cho vay đồng tài trợ là cơ hội tạo sự liên kết giữa các ngân hàng, từ đó trao đổi
thông tin và học t ập kinh nghiệm lẫn nhau
1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến đồng tài trợ:
- Bên đồng tài trợ: là hai hay nhiều tổ chức tín dụng cùng cam kết và phối hợp với
nhau để thực h iện việc đồng tài trợ đối với bên nhận tài trợ theo quy định tại Quy chế
này.
3
- Hợp đồng đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữa các thành viên tham gia
đồng tài trợ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi thành viên trong toàn bộ
quá trình đồng tài trợ.
- Hợp đồng cấp tín dụng đối với đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữa bên
đồng tài trợ (nhóm thành viên hoặc từng thành viên) với bên nhận tài trợ trong việc thực
hiện quy ền và nghĩa vụ của mỗi bên và mỗi thành viên trong quan hệ cho vay, bảo lãnh
để thực hiện dự án đồng tài trợ.
1.2. Các chủ thể liên quan trong hoạt động cho vay đồng tài trợ:
Các chủ thể tham gia trong giao dịch cho vay đồng t ài trợ chủ yếu bao gồm:
1.2.1. Bên tài trợ:
1.2.1.1. Tổ chức tín dụng đầu mối (Ngân hàng đầu mối)
Là một trong số tổ chức tín dụng t hành viên được các thành viên khác thống nhất
lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối việc tổ chức đồng tài trợ trên cơ sở năng lực của tổ
chức tín dụng đó. Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được làm tổ chức đầu mối trong trường hợp
các tổ chức này hợp vốn với nhau để cho vay và công ty tài chính thuộc Tổng công ty
không được làm tổ chức đầu mối đồng t ài trợ.
Đây là tổ chức tài chính giữ vai trò quan trọng nhất trong hoạt động cho vay đồng
tài trợ. Tổ chức tín dụng đầu mối là một tổ chức tài chính lớn, có uy tín, được người đi
vay và các tổ chức tài chính khác ủy thác để dàn xếp việc đồng tài trợ. Công việc chính
của tổ chức tài chính đầu mối bao gồm:
Đàm phán các điều khoản và các điều kiện về khoản vay với người đi vay
(nhằm nhận được sự ủy quyền)
Sửa soạn bảng ghi nhớ thông tin (Information Memorandum)
Marketing khoản vay với các ngân hàng khác
Soạn thảo các bộ hợp đồng có liên quan (Hợp đồng tài trợ, Hợp đồng tín
dụng)
Hoàn t hiện các yếu tố pháp lý và tổ chức thực hiện hợp đồng tài trợ
Thực hiện nhiệm vụ khác của tổ chức tài chính quản lý đầu mối
1.2.1.2. Tổ chức tín dụng quản lý
Nếu dự án có quy mô vốn quá lớn t hì ngoài tổ chức tín dụng đầu mối nêu trên, còn
phải có các tổ chức tín dụng quản lý, tổ chức này giúp tổ chức đầu mối dàn xếp, hợp
4
vốn…trong một giới hạn hẹp hơn theo sự phân công của tổ chức tín dụng đầu mối.
1.2.1.3. Tổ chức tín dụng đại lý (Ngân hàng đại lý)
Tổ chức tín dụng đại lý có t hể do một tổ chức tín dụng độc lập cũng có thể do tổ
chức tín dụng đầu mối kiêm nhiệm (thông thường là do tổ chức tín dụng đầu mối kiêm
nhiệm), có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận và tập hợp các nguồn vốn đồng t ài trợ từ các tổ chức tín dụng thành
viên.
- Thực hiện việc giải ngân theo lịch trình quy định t ại Hợp đồng tín dụng
- Tổ chức kiểm tra, giám sát khoản vay.
- Tính và thu lãi, tính và thu phí, thu nợ gốc và tiến hành phân bổ gốc, lãi, phí cho
các tổ chức tín dụng t ham gia phù hợp với tỷ lệ vốn góp của các tổ chức đó.
1.2.1.4. Các tổ chức tín dụng thành viên (Ngân hàng thành viên)
Các tổ chức tín dụng thành viên thường là các tổ chức tài chính nhỏ hơn, không có
khả năng thực hiện những vai trò như các tổ chức tài chính nói trên. Công việc chính của
tổ chức tài chính thành viên là tham gia góp vốn theo thỏa thuận với tổ chức t ài chính dàn
xếp, tham gia thẩm định khoản vay, trực t iếp giải ngân (nếu ký hợp đồng t ín dụng riêng
lẻ).
1.2.2. Bên nhận tài trợ (Người đi vay)
Người đi vay có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức tài chính đầu mối các thông tin
tài chính chi tiết để tổ chức này thực hiện vai trò của mình. Những quyền lợi và nghĩa vụ
khác của người đi vay cũng tương tự như các loại cho vay khác.
1.2.3. Các loại phí trong cho vay đồng tài trợ
Ngoài việc phải chịu lãi vay được tính trên số dư nợ thực tế của khoản vay, người
đi vay còn chịu các loại phí như:
- Phí đầu mối (Lead Managerment Fee): Phí này thường có đối với các khoản cho
vay lớn, có nhiều tổ chức tài chính quản lý. Phí này nhằm trả công cho vai trò tổ chức của
tổ chức tài chính đầu mối.
- Phí quản lý (Managerment Fee): Phí này thường đươc trả dựa trên đóng góp của
từng tổ chức tài chính quản trị đối với khoản vay.
- Phí đại lý (A gent Fee): Phí này để thanh toán cho công thực hiện vai trò đại lý
của tổ chức tài chính đại lý.
- Phí pháp lý (Legal Fee): Là các khoản tiền chi tiêu cho các thủ tục pháp lý mà
5
người đi vay phải hoàn trả cho các tổ chức tài chính đầu mối.
- Phí cam kết (Commitment Fee): Là chi phí mà người đi vay phải trả cho số tiền
mà mình được vay nhưng chưa sử dụng hết.
1.3. Các hình thức cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn)
Cho vay đồng tài trợ thường được thực hiện thông qua hai phương thức sau:
1.3.1. Cho vay đồng tài trợ trực ti ếp ( Direct Syndi cated Loan):
Phương thức cho vay đồng tài trợ trực tiếp là phương thức nhiều tổ chức tín dụng
cùng tham gia cho vay đối với một khách hàng. Tuy nhiên, mỗi tổ chức tín dụng ký hợp
đồng cho vay riêng đối với khoản tiền mà họ đồng ý cấp cho khách hàng, trực tiếp giải
ngân, trực tiếp thu nợ và tự mình gánh chịu rủi ro.
Bảng 1: MÔ HÌNH ĐỒNG TÀI TRỢ TRỰC TIẾP
1.3.2. Cho vay đồng tài trợ gián tiếp (Indi rect Syndicated Loan):
Phương thức cho vay đồng t ài trợ gián tiếp là phương thức nhiều tổ chức tín
dụng cùng tham gia cho một khách hàng vay thông qua một hợp đồng tín dụng cho vay
do tổ chức t ín dụng đầu mối ký kết với khách hàng. Việc tham gia cho vay đồng tài trợ
Cho vay
Cho vay Cho vay
Hợp đồng đồng tài trợ
Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng C
Người đi v ay
6
gián tiếp của các tổ chức tín dụng được quy định trong hợp đồng đồng tài trợ.
- Các ngân hàng thành viên góp vốn theo cam kết cho tổ chức tín dụng đầu
mối.
- Tổ chức tín dụng đầu mối thực hiện giải ngân cho người đi vay theo lịch trình
quy định tại Hợp đồng tín dụng.
- Tổ chức tín dụng đầu mối kiểm tra giám s át khoản vay tiến hành thu hôì nợ
gốc, lãi, phí và phân bổ cho các t ổ chức tín dụng t hành viên.
Mọi rủi ro đều được phân bổ cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn của họ. Đây
là hình thức được các tổ chức tín dụng áp dụng phổ biến.
Bảng 2: MÔ HÌNH CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ GIÁN TIẾP
1.4. Quy trình cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn)
1.4.1. Ti ếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và thẩm định dự án:
1.4.1.1. Tiếp nhận hồ sơ: Tương tự các hình thức cho vay thông thường, khách hàng gởi
đến ngân hàng các hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư
- Hồ sơ tài chính
- Hồ sơ dự án
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
1.4.1.2. Thẩm định dự án:
Tổ chức t ín dụng đầu
mối hoặc đại lý
Bên nhận tài trợ
Giải ngân
Các bên đồng tài trợ
Chuy ển vốn
7
Ngân hàng tiến hành thẩm định sơ bộ dự án:
- Nếu dự án không hiệu quả, mức độ rủi ro cao, ngân hàng sẽ từ chối cho vay va
thông báo bằng văn bản đến khách hàng.
- Nếu dự án có hiệu quả , khả thi, ngân hàng thông báo cho khách hàng về việc
chấp nhận làm ngân hàng đầu mối, sẵn sàng t ài trợ nếu dàn xếp vốn thành công.
1.4.2. Dàn xếp hợp vốn:
Đây là một bước khác biệt so với các quy trình thông thường và là nội dung quan
trọng nhất của quy trình, Ngân hàng đầu mối tiến hành dàn xếp hợp vốn với các ngân
hàng khác, để hình thành nhóm t ài trợ. Các bước như sau:
14.2.1. Marketing khoản tín dụng hợp vốn
- Ngân hàng đầu mối gởi thư mời đến các ngân hàng dự kiến tham gia đồng tài trợ
kèm theo báo cáo kết quả thẩm định sơ bộ của dự án với các thông tin cơ bản về dự án..
- Các ngân hàng đồng ý tham gia sẽ có văn bản phản hồi có đăng ký mức vốn cho
vay và điều kiện cho vay.
- Sau khi nhận được văn bản phản hồi của các ngân hàng đồng ý tham gia tài trợ,
Ngân hàng đầu mối sẽ tổng hợp lại và thông báo bằng văn bản cho khách hàng.
14.2.2. Thẩm định chính thức dự án
Các ngân hàng sẽ tiến hành thầm định chi tiết hơn dự án, nếu các bên đồng t ài trợ
đều nhầt trí các nội dung thẩm định thì thực hiện các bước tiếp theo.
14.2.3. Tổ chức k ý kết các hợp đồng
Ngân hàng đầu mối soạn thảo các hợp đồng đồng tài rợ và hợp đồng tín dụng để
tiến hành ký kết giữa các bên liên quan.
1.4.3. Thực hiện hơp đồng
1.4.4. Thu nợ, lãi và phí
1.4.5. Thanh lý hơp đồng
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu về khái niệm, hình t hức, vai trò của phương thức cho vay
đồng tài trợ, các loại phí, các chủ thể tham gia. Có thể thấy cho vay đồng tài trợ ra đời đã
khắc phục được những hạn chế của những phương thức cho vay trước đây như cho vay
từng lần, hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư… Cho vay đồng tài trợ được áp
dụng trong những trường hợp: bêân nhận tài trợ có nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện
8
dự án vượt quá giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh của một ngân hàng; khả năng tài chính và
nguồn vốn của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu cấp tín dụng của dự án; ngân hàng
có nhu cầu phân tán rủi ro; bên nhận t ài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỒNG
TÀI TRỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
2.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay đồng tài trợ tại Việt
Nam.
Phương thức cho vay đồng t ài trợ đã được đề cập đến trong các quyết định về việc
ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng. Nhưng chỉ có 3 quyết định của N gân hàng
Nhà nước hướng dẫn cụ thể về việc ban hành quy chế đồng t ài trợ của các tổ chức tín
dụng đó là:
- Quyết định số 154/1998/QĐ – NHNN14 ngày 29/04/1998 của Thống đốc N gân
hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của các Tổ chức tín dụng và đã
được thay thế bởi quy ết định số 286/2002/QĐ – NHNN ngày 03/04/2002 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay đồng tài trợ của các Tổ chức tín
dụng.
- Quyết định số 886/2003/QĐ – NHNN ngày 11/8/2003 của Thống đốc N gân hàng
Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đồng tài trợ của các Tổ chức t ín dụng ban
hành theo quy ết định 286/2002/QĐ – NHNN ngày 3/4/2002 của Thống đốc N gân hàng
Nhà nước
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các
Ngân hàng Thương mại Nhà nước
Hiện nay các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại Nhà
nước nói riêng đã triển khai thực hiện cho vay đồng tài trợ.
9
Bảng 2.1: Tình hình cho vay đồng tài trợ tại
một số Ngân hàng Thương mại Nhà nước.
ĐVT: triệu VND
Ngân hàng Tổng giá trị cho vay Tổng giá trị cho vay đồng tài trợ
Naêm 2007 Naêm 2008 % thay
ñoåi
Naêm 2007 Naêm 2008 % thay
ñoåi
VCB 96.533.658 111.642.785 15.65% 7.046.957 9.043.066 28,33%
BIDV 31.983.554 160.982.520 21,97% 16.036.002 20.670.156 28,90%
AGRIBANK 102.191.000 119.348.000 20,66% 10.321.291 13.366.976 32,17%
VIETINBANK 244.087.824 294.523.098 16,79% 15.865.709 20.970.045 29,51%
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
25,000,000
VIETCOMBANK BIDV AGRIBANK VIETINBANK
Dư nợ cho vay đồng tài trợ của các NHTM NN qua các năm
2007 và 2008
2007
2008
100%
7.30%
100%
12.15%
100%
8.97%
100%
11.20%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
VIETCOMBANK BIDV AGRIBANK VIETINBANK
Tỷ trọng đồng tài trợ so với tổng dư nợ ở các NHTM NN năm
2007
Tổng dư nợ
Đồng tài trợ
10
100%
8.10%
100%
12.84%
100%
9.34%
100%
10.10%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
VIETCOMBANK BIDV AGRIBANK VIETINBANK
Tỷ trọng đồng tài trợ so với tổng dư nợ tại các NHTT NN năm
2008
Tổng dư nợ
Đồng tài trợ
Biểu đồ 2.1 : Tỷ lệ cho vay đồng tài trợ so với doanh số cho vay thay đổi qua các
năm tại một số Ngân hàng Thương mại Nhà nước
7.30%
8.10%
12.15%
12.84%
8.97% 9.34%
11.20%
10.10%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
VIETCOMBANK BIDV AGRIBANK VIETINBANK
2007
2008
Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy tổng giá trị cho vay khách hàng của các ngân hàng
thương mại Nhà nước qua các năm đều tăng lên, đồng t hời tổng giá trị cho vay đồng tài
trợ cũng tăng lên tương ứng. Các ngân hàng thương mại Nhà nước đã cho vay đồng tài
trợ với t ổng giá trị cho vay là 49 nghìn tỷ đồng trong năm 2007 và t ăng lên khoảng 64
nghìn tỷ đồng trong năm 2008, tỷ lệ tăng gần 30%. Đây là một tỷ lệ tăng rất đáng kể
trong t ình hình nền kinh t ế có nhiều biến động khó khăn trong năm 2008 với sự phá sản
của nhiều t ập đoàn tài chính lớn trên thế giới. Qua bảng số liệu thấy được N gân hàng
Công t hương và N gân hàng Đầu tư và Phát triển có tổng giá trị cho vay đồng tài trợ nhiều
nhất trong khối các ngân hàng thương mại Nhà nước và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá
trị cho vay. Nhìn vào biểu đồ 2.1 t a thấy được tỷ trọng cụ thể đó. Năm 2008, tỷ trọng cho
11
vay đồng t ài trợ trong tổng giá trị cho vay của ngân hàng BID V là 12,84%, của
Vietinbank là 11,20%. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn chưa thực sự cao trong điều kiện phát
triển kinh t ế hiện nay với những dự án đầu tư lớn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Các dự án ngân hàng tham gia đồng t ài trợ thườngï là những dự án trung dài hạn:
đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư máy móc thiết bị và phục vụ cho việc di dời nhà
máy,...Một số dự án cho vay đồng tài trợ tiêu biểu như:
- Dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Dự án với tổng vốn đầu tư 36.933 tỷ đồng
(chưa bao gồm lãi vay thi công), khoản vay các ngân hàng thương mại trong nước là
17.500 tỷ đồng trong đó Vietcombank tài trợ 6.000 tỷ đồng; Incombank 5.000 tỷ đồng;
VBARD 3.500 tỷ đồng và BIDV 3.000 tỷ đồng. N gân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam làm đầu mối giải ngân.
- Dự án Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong do Công ty liên doanh TNHH Kho
xăng dầu ngoại quan Vân Phong làm chủ đầu tư. Tổng giá trị đầu tư dự án là 125 triệu
USD. 4 ngân hàng thương mại tài trợ tổng số tiền là 77,5 triệu USD, trong đó Ngân
Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) tài trợ lớn nhất số tiền l à 29 triệu USD,
còn lại là các ngân hàng: Sacombank, MB và PG Bank. Hợp đồng tín dụng này chiếm
gần 70% tổng giá trị đầu tư và có thời hạn vay là 10 năm, thời gian ân hạn là 2 năm. PG
bank làm N gân hàng đầu mối.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (A gribank) đã trở
thành ngân hàng đầu mối của bốn ngân hàng thương mại: A gribank, BID V, Viet combank,
GP.Bank khi đồng tài trợ khoản tín dụng trị giá 2.601 tỷ đồng với mức tín dụng cung cấp
lớn nhất là 1.461 tỷ đồng cho dự án thủy điện Bản Chát do Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) làm chủ đầu tư, thời hạn cho vay 13 năm.
- Ngày 12/05/2009, tại Hà Nội, BIDV với vai trò là đầu mối đã phối hợp với các
ngân hàng: Agribank, Vietcombank, Tổng Công ty Tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC) và
Công ty Tài chính cổ phần điện lực (EVNfc) đã ký hợp đồng đồng tài trợ Dự án Thuỷ điện
Huội Quảng. Tổng vốn đầu tư của dự án là 11.773 tỷ đồng trong đó,vốn vay các ngân hàng
thương mại là 4.000 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm ngân hàng
đầu mối thu xếp vốn. Trong đó, mức cho vay của BIDV vào dự án là 2.950 tỷ đồng, chiếm
trên 73% tổng mức vốn vay thương mại trong nước.
Cho vay đồng t ài trợ không những đóng góp kết quả không nhỏ đối với nền kinh tế
mà còn mang lại nhiều kết quả cho ngân hàng như: nhờ thực hiện cho vay đồng t ài trợ,
12
ngân hàng có thể cấp tín dụng cho những dự án lớn mà khả năng tài chính và nguồn vốn
của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, giúp tạo ra được lợi nhuận cho ngân
hàng. Không những t hế cho vay đồng t ài trợ còn giúp ngân hàng phân tán rủi ro vì ngân
hàng cùng thẩm định cho vay một dự án thì quá trình thẩm định sẽ được chặt chẽ, hiệu
quả hơn. M ỗi ngân hàng có thế mạnh riêng sẽ bổ sung cho nhau trong quá trình thẩm
định. Việc kiểm soát trực tiếp cho vay sẽ được một ngân hàng thực hiện nhưng vẫn có sự
giám sát của các ngân hàng còn lại. Việc thu nợ sẽ tập trung vào ngân hàng đầu mối do
đó sẽ dễ kiểm soát tránh t ình trạng tranh t hu. Đồng thời tránh được rủi ro đạo đức từ phía
ngân hàng và khách hàng do có sự kiểm tra chéo giữa các ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra thi
nhiều ngân hàng cùng gánh chịu, không còn một ngân hàng gánh chịu rủi ro nữa.
Ngoài ra, cho vay đồng tài trợ giúp ngân hàn