Tiểu luận Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn 2006–2010

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những hướng quan trọng của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước- bộ phận không thể thiếu trong thành phần kinh tế nhà nước. Theo hướng đó, Đảng ta đã lựa chọn cổ phần hóa như một phương thức có hiệu quả để đổi mới các doanh nghiệp nhà nước như các Nghị quyết 3 và Nghị quyết 9 của Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã nêu rõ. Thực tế, kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã cho thấy, cải cách chế độ cổ phần được coi là một đột phá lý luận kinh tế. Cụ thể, Trung Quốc từ năm 1997 đến 2001, xí nghiệp cổ phần tăng từ 7.200 lên tới gần 300.000, số lao động từ 6.437 triệu người lên đến 27.466 triệu người, doanh thu từ 813.1 tỷ nhân dân tệ lên 5.673,3 tỷ NDT. Thực tế đó có sức thuyết phục, đem lại nhận thức đúng đắn về vai trò của cổ phần hóa trong xây dựng kinh tế đất nước. Cổ phần hóa tại Việt Nam được thực hiện từ năm 1992. Vậy cho đến nay, chính sách ấy được thực hiện như thế nào, mang lại hiệu quả ra sao? Với mong muốn giải quyết các vấn đề ấy, tôi đã chọn chủ đề ‘Đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước’ cho tiểu luận của mình. II. MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN  Tìm hiểu mục tiêu của cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước.  Tìm hiểu thực trạng cổ phần hóa DNNN ở nước ta trong thời gian qua.  Đưa ra giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. III. KẾT CẤU TIỂU LUẬN Để giải quyết các mục tiêu trên, tiểu luận lần lượt nghiên cứu 03 phần chính như sau:  Phần 1 - Chính sách nhà nước trong vấn đề cổ phần hóa: tìm hiểu các vấn đề như mục tiêu cổ phần hóa, danh mục phân loại Doanh nghiệp nhà nước trong cổ phần hóa, phương pháp, lộ trình cổ phần hóa .  Phần 2 - Thực trạng tình hình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam trong thời gian qua: trình bày những kết quả đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại trong quá trình cổ phần hóa.  Phần 3 - Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2010.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn 2006–2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những hướng quan trọng của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước- bộ phận không thể thiếu trong thành phần kinh tế nhà nước. Theo hướng đó, Đảng ta đã lựa chọn cổ phần hóa như một phương thức có hiệu quả để đổi mới các doanh nghiệp nhà nước như các Nghị quyết 3 và Nghị quyết 9 của Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã nêu rõ. Thực tế, kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã cho thấy, cải cách chế độ cổ phần được coi là một đột phá lý luận kinh tế. Cụ thể, Trung Quốc từ năm 1997 đến 2001, xí nghiệp cổ phần tăng từ 7.200 lên tới gần 300.000, số lao động từ 6.437 triệu người lên đến 27.466 triệu người, doanh thu từ 813.1 tỷ nhân dân tệ lên 5.673,3 tỷ NDT. Thực tế đó có sức thuyết phục, đem lại nhận thức đúng đắn về vai trò của cổ phần hóa trong xây dựng kinh tế đất nước. Cổ phần hóa tại Việt Nam được thực hiện từ năm 1992. Vậy cho đến nay, chính sách ấy được thực hiện như thế nào, mang lại hiệu quả ra sao? Với mong muốn giải quyết các vấn đề ấy, tôi đã chọn chủ đề ‘Đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước’ cho tiểu luận của mình. II. MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN  Tìm hiểu mục tiêu của cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước.  Tìm hiểu thực trạng cổ phần hóa DNNN ở nước ta trong thời gian qua.  Đưa ra giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. III. KẾT CẤU TIỂU LUẬN Để giải quyết các mục tiêu trên, tiểu luận lần lượt nghiên cứu 03 phần chính như sau:  Phần 1 - Chính sách nhà nước trong vấn đề cổ phần hóa: tìm hiểu các vấn đề như mục tiêu cổ phần hóa, danh mục phân loại Doanh nghiệp nhà nước trong cổ phần hóa, phương pháp, lộ trình cổ phần hóa ….  Phần 2 - Thực trạng tình hình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam trong thời gian qua: trình bày những kết quả đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại trong quá trình cổ phần hóa.  Phần 3 - Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2010. I. CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG VẤN ĐỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ngay từ đầu thập niên 90, cùng với việc đổi mới cơ chế chính sách kinh tế- xã hội, Đảng ta đã sớm có chủ trương chuyển đổi sở hữu một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhằm huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp; tạo điều kiện để những người góp vốn, nhất là cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Để thực hiện thành công chủ trương trên, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Quyết định nhằm tạo một hành lang pháp lý, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa (CPH) các DNNN tại Việt Nam. I.1 Mục tiêu cổ phần hóa DNNN Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, ngày 19 tháng 6 năm 2002, của Chính phủ, về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, mục tiêu của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là nhằm: 1. Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp. 2. Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. 3. Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Thật vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông đảo người lao động, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động. Cụ thể, người lao động được ưu tiên mua cổ phiếu của doanh nghiệp được cổ phần hoá với giá ưu đãi, được tiếp tục tham gia và hưởng quyền về bảo hiểm xã hội và được cấp sổ bảo hiểm xã hội nếu là lao động mới. Người lao động được đào tạo lại nghề nếu thuộc diện phải đào tạo lại nghề để tiếp tục làm việc ở công ty cổ phần. Người lao động nghèo được hưởng các ưu đãi kể cả khi mua cổ phần như mua chịu, mua với giá ưu đãi, v.v. Những người lao động dôi dư do cổ phần hoá được hưởng các chính sách hỗ trợ đối với lao động dôi dư theo quy định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, ngày 11 tháng 4 năm 2002, của Chính phủ. I.2 Danh mục phân loại DNNN trong cổ phần hóa - Theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 4 năm 2002, của Thủ tướng Chính phủ, ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước: 1. Những doanh nghiệp nhà nước thuộc diện Nhà nước sẽ nắm giữ 100% vốn:  Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực độc quyền nhà nước; trong các ngành, lĩnh vực then chốt, sản phẩm quan trọng có vốn nhà nước từ 20 tỷ đồng trở lên, có mức thu nộp ngân sách bình quân 3 năm liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao và góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô; doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù.  Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích quan trọng; doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng. 2. Những doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá, Nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần chi phối: Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có vốn nhà nước từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng, mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân 3 năm liền kề từ 1 tỷ đồng trở lên và một số loại doanh nghiệp hoạt động công ích. 3. Những doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá, Nhà nước sẽ không nắm giữ cổ phần chi phối Những doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá, Nhà nước không nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp hoặc cổ phần đặc biệt, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp quyết định Nhà nước giữ cổ phần mức thấp hoặc không giữ cổ phần. 4. Những doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối nhưng nắm giữ cổ phần đặc biệt Đó là những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng, khi cổ phần hoá, Nhà nước không nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt để quyết định một số vấn đề quan trọng, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Ngày 24.8.2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 155/2004/QĐ-TTg để quy định cụ thể các tiêu chí, danh mục phân loại các công ty nhà nước cần giữ 100%, 51% vốn và tiêu chí các TCty, đối chiếu với QĐ 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ thì không còn DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước và bỏ những DNNN hoạt động công ích. Theo các tiêu chí quy định tại QĐ số 155/2004/QĐ-TTg, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh, HĐQT TCty 91 tiếp tục phân loại các công ty nhà nước trình Thủ tướng CP trong tháng 10.2004. I.3 Phương pháp xác định giá trị DNNN khi cổ phần hóa Theo Thông tư số 79/2002/TT-BTC, ngày 12 tháng 9 năm 2002, của Bộ Tài chính, hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, có 2 phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá, gồm: Phương pháp thứ 1: Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước theo tài sản Là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm định giá. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ những doanh nghiệp được định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) dưới đây. Phương pháp thứ 2: Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) Là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, dịch vụ tài chính, kiểm toán, tin học và chuyển giao công nghệ: có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề của doanh nghiệp trước cổ phần hoá cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. I.4 Lộ trình cổ phần hóa DNNN- Các chính sách mới Thay vì chỉ cổ phần hoá (CPH) những DN nhỏ, yếu kém và đơn vị phụ thuộc của các Cty, Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 24.12 đã bổ sung thêm đối tượng CPH là Cty nhà nước có quy mô lớn không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Như vậy, các TCty, Cty, ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính nhà nước đều nằm trong diện CPH. Nghị định mới cũng xoá bỏ việc xác định giá trị DN theo cách tổ chức hội đồng để nâng cao tính chuyên nghiệp và minh bạch trong hoạt động định giá, đẩy nhanh tiến độ CPH. Việc xác định giá trị DN sẽ do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, với DN quy mô nhỏ, tổng giá trị tài sản dưới 30 tỉ đồng, nếu không thuê định giá thì cơ quan quyết định CPH có thể giao cho DN tự xác định giá trị DN. Việc bán cổ phần sẽ thực hiện thông qua đấu giá. Nếu tổng mệnh giá cổ phần dưới 1 tỉ đồng, Ban chỉ đạo CPH sẽ tổ chức bán. Từ trên 1 tỉ đồng đến 10 tỉ đồng phải qua đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian và trên 10 tỉ đồng phải thực hiện đấu giá tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Bên cạnh cơ chế bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong DN, Nghị định 187 đã chú trọng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốn mua cổ phần. Chính sách mới không khống chế quyền mua của các nhà đầu tư. Riêng nhà đầu tư nước ngoài hiện nay theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, thì tỉ lệ nắm giữ tối đa là 30%. Các nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần với giá ưu đãi giảm 20% so với giá đấu thành công bình quân, người lao động trong DN được mua theo giá ưu đãi giảm 40% và được tự do chuyển nhượng cổ phần ưu đãi. Lượng cổ phần người lao động được mua ưu đãi tối đa là 100 cổ phần/1 năm công tác tại khu vực nhà nước. Cty cổ phần được hưởng ưu đãi như DN mới thành lập mà không cần phải có thủ tục chứng nhận ưu đãi đầu tư nhằm giảm bớt những thủ tục hành chính không cần thiết. Cty cổ phần niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán sẽ được hưởng thêm một số ưu đãi khác. Điều quan trọng là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Cty cổ phần được quyền quyết định việc bán tiếp cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tại Cty cổ phần thông qua niêm yết, đấu giá mà không phải đợi đủ 3 năm như quy định cũ. Các chuyên gia phân tích tài chính cho rằng, chính sách mới sẽ dỡ bỏ các rào cản lâu nay đã làm chậm tiến trình CPH. Việc CPH sẽ được tiến hành thực chất và chất lượng hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội hơn để đầu tư vào trong nước và các DN trong nước cũng có cơ hội để thu hút vốn và công nghệ, quản lý hiện đại từ nước ngoài. Các nhà quản lý đang kỳ vọng cuộc "đại phẫu" này sẽ mở ra một triển vọng mới cho việc nâng cao nội lực của DN trong nước. NQ 34/NQ-TW đã "mở rộng diện DNNN cần CPH, kể cả một số TCty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, hoá chất, phân bón, ximăng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm...". Như vậy, đã mở rộng cả quy mô lên đến DN lớn và TCty, mở rộng cả ngành nghề trước đây giữ độc quyền, hàng hoá bán ra thị trường nhiều hơn, có chất lượng hơn. Trong 5 năm 2006-2010, sẽ chưa thực hiện cổ phần hóa hoàn toàn đối với những tổng công ty có quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể, đối với những tổng công ty này, sẽ thực hiện cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp thành viên và chuyển các doanh nghiệp thành viên còn lại sang hoạt động dưới hình thức công ty một chủ sở hữu là Nhà nước, đồng thời chuyển tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Những tổng công ty còn lại có thể tiến hành cổ phần hóa toàn tổng công ty, sau đó hình thành cơ cấu công ty mẹ – công ty con hoặc chuyển tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, trong đó công ty mẹ không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong khi đó, những tổng công ty không giữ được vai trò tổng công ty Nhà nước, căn cứ vào tiêu chí phân loại công ty Nhà nước chuyển các doanh nghiệp thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA: II.1 Kết quả đạt được: Trên mười năm qua, những đổi mới về cơ chế, chính sách cổ phần hóa DNNN đã và đang được triển khai và phát huy tác dụng, tiến độ cổ phần hóa DNNN từng bước được đẩy mạnh. Theo Bộ KHĐT, từ năm 1992 đến hết năm 2005, cả nước đã cổ phần hoá được 2.996 DNNN, trong đó riêng năm 2005 CPH được 724 DN. Khảo sát hơn 850 DN đã CPH của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cho thấy, trong năm 2005 số vốn điều lệ tăng bình quân tới 44%, doanh thu tăng 24%, lợi nhuận tăng 140%, thu nhập của người lao động tăng 12%. Theo số liệu khảo sát 559 doanh nghiệp cổ phần hóa của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho tháy 87.53% số doanh nghiệp có kết quả hoạt động tài chính tốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều so với trước cổ phần hóa. So sánh năm đầu cổ phần hóa với năm cuối của mô hình doanh nghiệp nhà nước cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng tới 48.8% ngay sau khi cổ phần hóa. Ngay trong năm sau cổ phần hóa, năng suất lao động của các doanh nghiệp đã tăng lên 26%, tiền lương bình quân tăng trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23.1% so với khi còn là DNNN. Tốc độ tăng trưởng nói trên của 559 doanh nghiệp tiếp tục được duy trì trong suốt quá trình hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần. Doanh thu tăng 13.4%/năm, lợi nhuận trước thuế đạt mức tăng trưởng 9.4%, lợi nhuận sau thuế tăng 54.3%; năng suất lao động tăng 18.3%/năm; đầu tư tài sản cố định tăng 11.5%; lương bình quân tăng 11.4%. Nhìn chung, các DNNN đã giảm mạnh về số lượng, và cải thiện đáng kể về quy mô vốn. Cơ cấu DNNN đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng chỉ nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu. Đa số doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đều có tình hình tài chính tốt hơn so với trước khi chuyển đổi. Năng suất lao động, tiền lương, đầu tư tài sản cố định đều tăng đáng kể. Năm 2005, cả nước đã sắp xếp đổi mới được 933 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó cổ phần hoá (CPH) 693 DNNN, chiếm 77,2% số DN sắp xếp, giao bán 44 DNNN. Năm 2005 đã có những DN quy mô vừa và lớn đã CPH, như: Cty khoan và dịch vụ dầu khí; các nhà máy điện: Sông Hinh - Vĩnh Sơn, Thác Bà, Phả Lại; Cty giấy Tân Mai; Cty vận tải xăng dầu đường thuỷ I... Trong 1.557 DN đã CPH, các DN thuộc tỉnh chiếm 74%, các DN thuộc TCty 90 và trực thuộc Bộ chiếm 20%. Chỉ có 6% thuộc TCty 91. Hầu hết các DN được CPH đều có quy mô vừa và nhỏ, máy móc kỹ thuật lạc hâu, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chỉ rất ít DN có vốn lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả như Vina Milk với 1.500 tỉ đồng vốn nhà nước, Mía đường Lam Sơn 92 tỉ đồng, Đường La Ngà 82 tỉ đồng. Chỉ 15% DNNN đã CPH Nhà nước nắm được CP chi phối (trên 50%). Kết quả nghiên cứu 500 DN sau CPH hoạt động trên 1 năm cho thấy: Doanh thu tăng 43%, vốn điều lệ tăng từ 1,5 - 2 lần, nộp ngân sách tăng 16%, lợi nhuận tăng hơn 243%, thu nhập người lao động tăng 54%, cổ tức bình quân được chia 15,5%, số lao động được sử dụng tăng 12%, phần vốn nhà nước có tại DNCP đã tăng thêm từ 10 - 50% nhờ cổ tức được chia đầu tư trở lại. Vai trò của người lao động trong DN cũng được nâng lên, từ chỗ làm chủ tập thể, nay được thêm quyền với tư cách là cổ đông, người lao động làm chủ thực sự đối với DN trên tất cả các mặt từ xây dựng phương án sản xuất, phương án tích luỹ, phân phối lợi nhuận, bầu và giám sát ban lãnh đạo DN... thực sự đã góp phần tạo ra động lực quan trọng trong sự đi lên của DN. Bằng các hình thức sáp nhập hợp nhất, giải thể, phá sản, giao bán, khoán, cho thuê và CPH, nếu như đầu năm 1992 cả nước có hơn 12.000 DNNN, thì đến cuối năm 2003 chỉ còn 4.296 DNNN, 18 TCty 91, 74 TCty 90. Trong đó CPH được 1.557 DN và bộ phận DN. Từ 2001 - 2003 CPH được 979 DN. Riêng năm 2003, có 611 DN được CPH. Theo nguồn tin khác từ Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, từ năm 2001 đến hết năm 2005, cả nước đã sắp xếp lại được 3.349 doanh nghiệp Nhà nước trong tổng số 5.655 doanh nghiệp. Trong đó cổ phần hóa 2.188 doanh nghiệp; giải thể 252 doanh nghiệp, sáp nhập 416 doanh nghiệp, giải thể 184 doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách niệm hữu hạn một thành viên 124 doanh nghiệp và các hình thức khác là 182 doanh nghiệp... Và tính riêng trong năm 2005 đã sắp xếp được 588 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 444 doanh nghiệp. Đây là kết quả của sự nỗ lực từ việc cải cách chính sách, cơ chế của Nhà nước, sự sáng tạo vươn lên của các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cởi mở và hội nhập hiện nay. Thông qua việc sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, các doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ đã giảm mạnh; đồng thời phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn cũng như mở rộng diện cổ phần hoá, đồng thời đã hình thành các tổng công ty, doanh nghiệp đặc thù trong ngành bảo hiểm, ngân hàng, dầu khí, bưu chính viễn thông... Các cơ quan chức năng cũng đang xây dựng đề án thí điểm hình thành các tập đoàn như điện lực, công nghiệp tàu thuỷ, công nghiệp xi măng, dệt may... Công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã và đang thực sự trở bước chuyển mình quan trọng để sắp xếp lại, tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước và bước đầu đã gắn với thực hiện bán cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam. Cũng theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, từ năm 2001 đến hết năm 2005, cả nước đã sắp xếp lại được 3.349 doanh nghiệp nhà nước trong tổng số 5.655 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 2.188 doanh nghiệp, giải thể 252 doanh nghiệp, sáp nhập và hợp nhất 416 doanh nghiệp, giải thể phá sản 184 doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách niệm hữu hạn một thành viên 124 doanh nghiệp và các hình thức khác là 182 doanh nghiệp. Theo đánh giá, việc bước đầu cổ phần hóa một số doanh nghiệp quy mô lớn như Công ty Khoan và Dịch vụ Dầu khí, các nhà máy điện Sông Hinh-Vĩnh Sơn, Thác Bà, Phả Lại, đã thu hút vốn từ xã hội nhiều hơn, nhất là từ các nhà đầu tư chiến lược, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa cũng đã làm cho thị trường chứng khoán ngày càng sôi động. Năm 2005, đã có thêm 8 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng số vốn 508 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp niêm yết lên 34, trong đó 29 đơn vị là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Năm 2005, doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục giữ vững vai trò nòng cót trong nền kinh tế, đóng góp 40% GDP cả nước, với tổng doanh thu đạt 680.000 tỷ tăng 12% so với năm 2004. Việc CPH một số DN quy mô lớn, Nhà nước giữ cổ phần chi phối đã thu hút được nhiều vốn từ xã hội, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động... Có tới 87% số DN được khảo sát cho rằng, kết quả hoạt động tài chính của DN sau CPH tốt
Luận văn liên quan