Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Nai

Với nhu cầu ngày càng đa dạng của các du khách, các hình thức du lịch hiện có chưa phát huy hết tiềm năng du lịch của tỉnh nên chưa thể thỏa mãn hết các tiêu chí mà du khách mong muốn được trải nghiệm sau các chuyến đi, vẫn còn chưa có tính mới mẻ, độc đáo khiến cho các chương trình du lịch trở nên nhàm chán và không thu hút được các du khách. Hình thức du lịch từ thiện là một trong những hình thức du lịch mang tính mới và mang đến cho các du khách những trải nghiệm mới mẻ với chuyến đi không chỉ đơn thuần là tham quan thắng cảnh mà còn được thực sự hòa mình vào cộng đồng thực tế tại địa phương để cảm nhận một cách rõ nét cuộc sống, văn hóa, phong tục tâp quán của người dân địa phương, hiểu và cảm nhận được trọn vẹn hơn và đặc biệt các du khách sẽ cảm thấy chuyến đi vô cùng ý nghĩa khi họ được chung tay góp sức vì cộng đồng trên mảnh đất mà họ đặt chân qua. Các hoạt động từ thiện đã diễn ra rất sôi nổi trên địa bàn tỉnh với nhiều vùng còn gặp nhiều khó khăn, những hoạt động sản xuất truyền thống từ các làng nghề vẫn còn gìn giữ, các hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc trưng của vùng đồng bằng là những điểm nhấn để các du khách được trải lòng mình, được học hỏi và được giao lưu văn hóa một cách gần gũi và thiết thực nhất. Bên cạnh đó, những di tích văn hóa lịch sử, khu du lịch sinh thái, các di sản văn hóa gắn liền với địa phương đã tạo tiền đề để thu hút khách du lịch khi có thể đáp ứng nhiều hơn những yêu cầu đặt từ các du khách. Do đó, việc phát triển du lịch từ thiện sẽ góp phần khai phá một cách triệt để tiềm năng phát triển du lịch của địa phương, phát triển ngành du lịch địa phương và dung hòa được lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội do hình thức này mang lại

pdf8 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Nai 3.1. Triển vọng phát triển du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp: 3.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp Với nhu cầu ngày càng đa dạng của các du khách, các hình thức du lịch hiện có chưa phát huy hết tiềm năng du lịch của tỉnh nên chưa thể thỏa mãn hết các tiêu chí mà du khách mong muốn được trải nghiệm sau các chuyến đi, vẫn còn chưa có tính mới mẻ, độc đáo khiến cho các chương trình du lịch trở nên nhàm chán và không thu hút được các du khách. Hình thức du lịch từ thiện là một trong những hình thức du lịch mang tính mới và mang đến cho các du khách những trải nghiệm mới mẻ với chuyến đi không chỉ đơn thuần là tham quan thắng cảnh mà còn được thực sự hòa mình vào cộng đồng thực tế tại địa phương để cảm nhận một cách rõ nét cuộc sống, văn hóa, phong tục tâp quán của người dân địa phương, hiểu và cảm nhận được trọn vẹn hơn và đặc biệt các du khách sẽ cảm thấy chuyến đi vô cùng ý nghĩa khi họ được chung tay góp sức vì cộng đồng trên mảnh đất mà họ đặt chân qua. Các hoạt động từ thiện đã diễn ra rất sôi nổi trên địa bàn tỉnh với nhiều vùng còn gặp nhiều khó khăn, những hoạt động sản xuất truyền thống từ các làng nghề vẫn còn gìn giữ, các hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc trưng của vùng đồng bằng là những điểm nhấn để các du khách được trải lòng mình, được học hỏi và được giao lưu văn hóa một cách gần gũi và thiết thực nhất. Bên cạnh đó, những di tích văn hóa lịch sử, khu du lịch sinh thái, các di sản văn hóa gắn liền với địa phương đã tạo tiền đề để thu hút khách du lịch khi có thể đáp ứng nhiều hơn những yêu cầu đặt từ các du khách. Do đó, việc phát triển du lịch từ thiện sẽ góp phần khai phá một cách triệt để tiềm năng phát triển du lịch của địa phương, phát triển ngành du lịch địa phương và dung hòa được lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội do hình thức này mang lại. 3.1.2. Sự cần thiết để phát triển hình thức du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp: 3.1.2.1. Lợi ích từ việc phát triển hình thức du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp: Thứ nhất, hình thức này sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển hơn nữa và thu hút nhiều hơn những du khách đến với địa phương. Vì tỉnh Đồng Tháp là một trong các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long rất có tiềm năng để phát triển du lịch nhưng chưa khai thác một cách triệt để các tiềm năng đó, vì vậy nguồn lợi ích mà ngành du lịch mang lại chưa cao. Để thúc đẩy ngành du lịch tại tỉnh Đồng Tháp phát triển hơn nữa và thu hút nhiều hơn nhiều lượt khách đến với tỉnh Đồng Tháp thì hình thức du lịch từ thiện sẽ mang lại cho du khách nhiều cảm nhận hơn khi đáp ứng được thêm nhu cầu về giao lưu văn hóa, về các hoạt động từ thiện thông qua các hoạt động thực tế tại địa phương và nhu cầu được học hỏi, tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa, lịch sử, cuộc sống và con người nơi địa phương. Thứ hai, cuộc sống của người dân tại tỉnh Đồng Tháp còn gặp nhiều khó khăn. Hình thức du lịch này không những tạo ra nhiều công ăn việc làm cho những người dân địa phương khi góp phần đẩy mạnh phát triền ngành du lịch mà còn giúp cải thiện cuộc sống của những hoàn cảnh đang cần xã hội chung tay giúp đỡ. Do đó, đời sống kinh tế được cải thiện, các hoạt động an sinh xã hội được thúc đẩy, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Thứ ba, hình thức du lịch này sẽ góp phần quảng bá du lịch về hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống và con người Đồng Tháp với sự gần gũi, mộc mạc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc quê hượng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mà còn phát huy tính nhân văn sâu sắc, tính cộng động cao, kết nối được sự chia sẻ, gắn kết từ các cộng đồng khác nhau, tạo mối quan hệ tốt đẹp và phát triển giao lưu văn hóa xã hội. 3.1.2.2. Hạn chế phát triển hình thức du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp: Hình thức du lịch từ thiện vẫn còn là hình thức khá mới mẻ và chưa có một mô hình du lịch nào được thiết kế xây dựng để áp dụng vào thực tiễn trước đây nên để phát triển được hình thức du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh khác nói chung là một điều hết sức khó khăn. Những vấn đề còn tồn tại về cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương, nguồn nhân lực cho ngành du lịch, sự tiếp nhận tính mới trong việc phát triển hình thức du lịch, các vấn đề về sự kết hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương và các tổ chức du lịch. Do đó, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn cao để có thể khắc phục những khó khăn đặt ra, những hạn chế còn tồn tại để phát triển hình thức du lịch từ thiện tại địa phương. 3.2. Các giải pháp và kiến nghị: 3.2.1. Các giải pháp: 3.2.1.1. Cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng du lịch tại tỉnh Đồng Tháp Thứ nhất , Nhà nước cần có các chủ trương, chính sách cụ thể như chỉ định các tuyến đường quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách đến tham quan, nâng cấp, trùng tu các di sản văn hóa lịch sử, thực hiện nghiêm ngặt việc bảo tồn, gìn giữ các khu di tích lịch sử, các khu du lịch sinh thái và quy hoạch cũng như định hướng cho việc phát triển các khu nghỉ dưỡng, khu sinh hoạt, hệ thống nhà hàng khách sạn, để góp phần thực hiện việc cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng du lịch tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đẩy mạnh công tác chỉ đạo chặt chẽ để đẩy nhanh tiến trình thực hiện cùng với việc tranh thủ sự ủng hộ nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch, cần có sự phân bổ một cách hợp lý đến các cấp chính quyền địa phương theo giai đoạn, thời kỳ và theo từng dự án mang tính chất thiết thực từ địa phương. Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành đoàn thể liên quan để thực hiện một cách triệt để chính sách, chủ trương mà nhà nước đã đặt ra. Ngoài ra, cần phải có sự nghiên cứu kỹ thực trạng về cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương, những mặt hạn chế và cần cải thiện, định hướng cải thiện hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng từ những công trình quan trọng nhất rồi từ từ hoàn thiện một hệ thống. Về hệ thống đường xá, các cấp chính quyền phải thực hiện việc giám sát và xác định các tuyến đường trọng điểm cùng với việc cải thiện các tuyến đường nội bộ tại các địa phương trong tỉnh. Việc trùng tu, gìn giữ các khu di tích lịch sự, khu bảo tồn thiên nhiên, các di sản văn hóa dân tộc cần được quán xuyến một cách triệt để, và đầu tư đúng đắn để tránh lãng phí cũng như cần có kế hoạch, dự án rõ ràng cho từng nơi, phối hợp với việc tuyên truyền vận động người dân địa phương trong việc ý thức bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa, các khu di tích và thiên nhiên, môi trường sống xung quanh….Ngoài ra, các cấp chính quyền cần có sự hỗ trợ và phối hợp cùng với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư và người dân địa phương trong việc đẩy mạnh hệ thống các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, trạm dừng chân… Nâng tỷ lệ số lượng khách sạn đạt chuẩn ba sao, bốn sao và năm sao và các nhà hàng cũng như các trạm dừng chân…đạt tiêu chuẩn về mặt chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đặc biệt, chính quyền địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với các hộ gia đình để sắp xếp thêm một hình thức lưu trú mới cho du khách khi được sống gần gũi hơn với người dân, xây dựng đề án hỗ trợ các hộ gia đình để tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt và các tiện nghi khác, cùng với việc quản lý một cách chặt chẽ, có tính hệ thống để tạo hình ảnh tin cậy, tạo tiền đề phát triển một hình thức lưu trú mới trong địa phương. 3.2.2.2. Quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch Triển khai thực hiện các hình thức đào tạo nguồn nhân lực (chính quy, bổ túc..) ngày một đa dạng hơn và phối hợp thực hiện cùng với các tổ chức du lịch, trường học trên địa bàn hay các đia phương khác, xây dựng thiết kế chương trình về mặt lý thuyết gắn liền với thực tiễn, tạo điều kiện thực tập thực tế, bên cạnh đó, địa phương cần có những lớp tập huấn ngắn hạn, thường xuyên để bổ túc kiến thức du lịch cho người dân địa phương nhằm tạo tính chuyên nguyện và hình ảnh đẹp trong du khách cũng như để có được một đội ngũ nhân lực có chuyên môn, có kiến thức trong ngành du lịch. Ngoài ra, đia phương cần có chính sách hấp dẫn để thu hút các nhân tài về góp sức cho địa phương để phát triển ngành du lịch cũng như khuyến khích đào tạo các bậc học đại học và sau đại học cho ngành du lịch, và hỗ trợ học tập nâng cao chuyên môn nghề nghiệp từ nước ngoài đối với các cán bộ có tài năng và có chuyên môn. 3.2.2.3. Thực hiện đầu tư và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài: Thực hiện các chính sách đầu tư đúng đắn để phát triển một cách toàn diện cho ngành du lịch tại tỉnh Đồng Tháp, vận động kêu gọi, hỗ trợ từ các nguồn đầu tư nước ngoài cũng như từ các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp địa phương và người dân địa phương kết hợp với việc đáp ứng yêu cầu nguyện vọng đầu tư từ các chủ đầu tư để đẩy nhanh các tiến độ thực hiện phát triển du lịch của địa phương. 3.2.2.4. Thúc đẩy các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch: Xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả từ các kênh thông tin du lịch, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm du lịch trên các diễn đàn về du lịch thế giới, diễn đàn du lịch trong nước, các trung tâm du lịch tại các điểm quan trọng và thực hiện việc đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các địa phương cũng như các trọng điểm trong các thành phố lớn, và một số khu vực trên thế giới để có thể đưa sản phẩm du lịch đến gần hơn với các du khách. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, các cuộc triễn lãm, các hội chợ về du lịch, các chương trình lễ hội về ẩm thực, về văn hóa lịch sử….để góp phần quảng bá hình ảnh du lịch và thu hút khách du lịch nhiều hơn, cùng với việc tham gia vào các hoạt động liên kết du lịch từ các tổ chức du lịch từ các địa phương khác hay thực hiện liên kết du lịch từ các quốc gia để tạo sự ảnh hưởng lẫn nhau, đẩy mạnh việc xúc tiến du lịch. 3.2.2. Các kiến nghị đối với các đối tượng trong việc thực hiện mô hình phát triển hình thức du lịch từ thiện tại tỉnh Đồng Tháp: 3.2.2.1. Đối với các cấp chính quyền địa phương: - Tạo điều kiện trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các vấn đề về thông tin liên hệ để các tổ chức du lịch thực hiện và triển khai hình thức du lịch từ thiện tại địa phương cùng với việc phối hợp tổ chức và hỗ trợ trong các hoạt động diễn ra tại địa phương. - Quản lý chặt chẽ địa phương để đảm bảo về an ninh, cũng như nắm đươc thực tế cụ thể tình hình về hoạt động sản xuất của người dân, tình hình về an sinh xã hội, và các hoàn cảnh cần hỗ trợ để phối hợp với chương trình du lịch từ thiện tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn và phát triển du lịch địa phương. - Nên thường xuyên mở lớp đào tạo, huấn luyện các người dân địa phương đang hoạt động du lịch về kiến thức du lịch để tạo hình ảnh đẹp, thân thiện và gần gũi trước du khách cùng với việc tuyên truyền về giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sống xung quanh. - Xây dựng một hệ thống chuyên trách về phát triển du lịch để làm cầu nối cho các tổ chức du lịch phối hợp một cách nhịp nhàng với người dân bản địa. 3.2.2.2. Đối với người dân địa phương: - Tham gia các lớp tập huấn từ địa phương để trang bị kiến thức du lịch, xử lý các tình huống cũng như tạo hình ảnh đẹp đối với các du khách. - Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức du lịch để tạo điều kiện cho các du khách có chỗ lưu trú với các tiện nghi tối thiểu và chủ trương cải thiện, mở rộng phòng để có thể đáp ứng được số lượng khách lưu trú. - Có ý thức gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc, các khu du lịch và bảo vệ mội trường xung quanh. Tuân thủ các chính sách và các chương trình mà Nhà nước cũng như địa phương để ra, và có sự đóng góp ý kiến để bổ sung, hoàn thiện các chính sách đó, cung cấp các thông tin cần thiết và quan trọng để các chính quyền tại địa phương có thể triển khai thực hiện các chương trình du lịch một cách toàn diện. 3.2.2.2. Đối với các tổ chức du lịch: - Thực hiện các hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch kết hợp với các chương trình, hoạt động du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế để tiếp cận được nhu cầu du lịch của các du khách. Xây dựng hệ thống các kênh thông tin thông qua trang web của công ty, các diễn đàn về du lịch, các diễn đàn cộng đồng, các diễn đàn về hoạt động từ thiện, các trang mạng xã hội cùng với việc đặt một số văn phòng giao dịch tại các điểm đầu mối quan trọng. - Cần hiểu rõ nhu cầu của các khách du lịch để tư vấn giới thiệu chương trình du lịch từ thiện với các hoạt động mà các du khách yêu thích hay có thể tham gia được, và từ đó có kế hoạch phân bổ các du khách ứng với chương trình thích hợp. - Kết hợp với địa phương, khảo sát thực tế và lên chương trình du lịch theo chủ đề tạo nét nhấn đặc sắc và mang tính mới mẻ, gần gũi và tính nhân văn sâu sắc, phối hợp giữa du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử cùng với các hoạt động xã hội để các du khách vừa hiểu về con người, thiên nhiên và đời sống ở đây và vừa được trải nghiệm thực tế. - Kết hợp với các ban ngành đoàn thể của sinh viên, các tổ chức sinh viên để tạo điều kiện cho các sinh viên cùng tham gia các hoạt động du lịch từ thiện, cần có kế hoạch tổ chức tuyển chọn đáp ứng các tiêu chí mà chương trình du lịch đặt ra, và có sự linh hoạt trong công tác tuyển chọn theo từng thời điểm, theo thời gian của từng chương trình du lịch để hoàn thành được các chương trình du lịch theo từng thời điểm. - Giám sát, thực hiện các hoạt động diễn ra một cách triệt để, cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương và người dân địa phương để đảm bảo các hoạt động được diễn ra. - Kết hợp với chính quyền địa phương và người dân địa phương, xây dựng hệ thống lưu trú tại nhà dân, nắm thông tin của từng điều kiện lưu trú và quảng bá các hình ảnh thiết thực và gần gữi khi sống cùng cộng đồng và lưu trú tại nhà dân trong khi du lịch, tạo nên sự tin cậy và triển khai thêm hình thức lưu trú mới đối với khách nước ngoài thông qua tư vấn, trao đổi hay chương trình “thử nghiệm một ngày” để du khách có thể cảm nhận được những nét mới cũng như tạo nét thu hút mới đến du khách. Và hình thức này sẽ giúp các du khách tiết kiệm được tối đa các chi phí. - Xây dựng các chương trình du lịch từ thiện với các gói chi phí khác nhau tùy theo các hoạt động chương trình và điều kiện ăn ở của khách du lịch với nhiều sự lựa chọn từ thấp đến cao, để các du khách có thể lựa chọn cho mình một mức chi phí tiết kiệm nhất và thỏa mãn các nhu cầu đặc ra. - Tập trung tổ chức các chương trình du lịch từ thiện có kết hợp với sinh viên vào mùa hè đối với các chuyến đi dài ngày, do đó vào mùa này cần có kế hoạch xây dựng nhiều chương trình du lịch, kế hoạch quảng bá chương trình du lịch tập trung và mạnh mẽ. 3.2.2.3. Đối với các ban ngành đoàn thể của sinh viên, tổ chức sinh viên và sinh viên: - Các ban ngành đoàn thể của sinh viên và tổ chức sinh viên cần phải phối hợp với các tổ chức du lịch để nắm bắt các thông tin về chương trình để phổ biến cho sinh viên thông qua các kênh thông tin. Đặc biệt, đẩy mạnh kênh mạng xã hội, để tiếp cận với sinh viên một cách dễ dàng nhất. Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về các hoạt động của các sinh viên để các tổ chức du lịch có thể linh hoạt trong việc sắp xếp, hỗ trợ và bố trí trong các chương trình. - Phối hợp cùng với các tổ chức du lịch tuyển chọn sinh viên theo các tiêu chí đặt ra và tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa xã hội bổ ích. - Thường xuyên cập nhật tin tức về các thông tin của các chương trình du lịch từ thiện cũng như tư vấn cho các tổ chức du lịch về các hoạt động xã hội cũng như các hoạt động của sinh viên để phối hợp tổ chức trong các chuyến du lịch. - Cần vận động các nguồn tài trợ từ nhiều nguồn để hỗ trợ một phần kinh phí cho các sinh viên khi tham gia các hoạt động xã hội trong các chương trình. 3.2.2.4. Đối với các bạn sinh viên: - Để tham gia được các chương trình du lịch cùng với người nước ngoài, sinh viên cần phải trau dồi vốn ngoại ngữ và các kiến thức văn hóa, xã hội để có thể giao lưu văn hóa với các du khách và góp phần quảng bá về hình ảnh đất nước, con người và thiên nhiên Việt Nam nói chung, địa phương nói riêng. - Cần cập nhật thông tin thường xuyên để có cơ hội tham gia các chương trình.
Luận văn liên quan