Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi
hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do các
cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp
của con người.
Quản lý Nhà nước thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước đối với
quá trình xã hội và hành vi ho ạt động của con người, do các cơ quan trong hệ
thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành, để thực hiện chức năng
nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội.
Chính vì hoạt động hành chính là hoạt động tổ chức và điều hành để
thực hiện quyền lực Nhà nước trong quản lý xã hội. Do vậy nó là hoạt động
đa dạng, trung tâm và chủ yếu.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân
do dân và vì dân. Do vậy Nhà nước ta quản lý và điều hành xã hội bằng hệ
thống pháp luật, để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quyền
lực Nhà nước chuyên chính với mọi hành vi xâm hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của Tổ quốc và của nhân dân.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5372 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ……………………
TIỂU LUẬN
Giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở
Đặt vấn đề
2
Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi
hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do các
cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp
của con người.
Quản lý Nhà nước thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước đối với
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, do các cơ quan trong hệ
thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành, để thực hiện chức năng
nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội.
Chính vì hoạt động hành chính là hoạt động tổ chức và điều hành để
thực hiện quyền lực Nhà nước trong quản lý xã hội. Do vậy nó là hoạt động
đa dạng, trung tâm và chủ yếu.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân
do dân và vì dân. Do vậy Nhà nước ta quản lý và điều hành xã hội bằng hệ
thống pháp luật, để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quyền
lực Nhà nước chuyên chính với mọi hành vi xâm hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của Tổ quốc và của nhân dân.
Hoạt động quản lý Nhà nước diễn ra ở tất cả các lĩnh vực đời sống
chính trị kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh và quốc phòng. Nó được cụ thể hoá
thông qua mục tiêu nhiệm vụ, chức năng hoạt động cụ thể của từng cơ quan
hành chính Nhà nước, từng cấp, từng ngành. Cơ quan hành chính Nhà nước
với quyền hạn thẩm quyền xác được pháp luật quy định, với cơ cấu tổ chức và
đội ngũ cán bộ công chức tương ứng thực hiện chức năng hành pháp trong
hoạt động trên các lĩnh vực, các mặt công tác của mình.
Với nhận thức Chính quyền cơ sở là bộ phận nòng cốt của hệ thống
chính trị ở cơ sở, trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, giải quyết công việc cụ thể của nhân dân, gắn
3
bó mật thiết với đời sống nhân dân. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của chính quyền cơ sở tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Thực tiễn cho
thấy, ở đâu chính quyền cơ sở vững mạnh ở đó mọi chủ trương, chính sách,
đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh,
quyền làm chủ của nhân dân lao động được phát huy; ở đâu chính quyền cơ
sở yếu kém thì ở đó phong trào quần chúng kém phát triển; đời sống kinh tế,
văn hoá của nhân dân gặp nhiều khó khăn, trật tự, an ninh không ổn định. Bác
Hồ đã từng nói: “Nền tảng của mọi công tác là cấp xã và cấp xã là gần gũi
dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc
đều xong xuôi”.
Trong thời gian qua, được tiếp thu những kiến thức lý luận từ lớp Bồi
dưỡng về Quản lý Hành chính Nhà nước và dưới sự truyền đạt, hướng dẫn tận
tình chu đáo của các thầy cô giảng dạy ở trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh
cùng với sự bức xúc của một số cán bộ xã, tôi xin mạnh dạn sử dụng một tình
huống "Giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở" làm đề tài tiểu luận.
Mục đích của đề tài là từ việc phân tích một tình huống giải quyết chế độ,
chính sách cho cán bộ cụ thể để vẽ lên những bất hợp lý, đưa ra những kiến
nghị giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ cơ sở hoàn thiện hơn.
Là một cán bộ công tác tại Sở Tài chính Hà Tĩnh với kinh nghiệm công
tác chưa dày, trình độ còn hạn chế và trước một vấn đề tương đối nhạy cảm,
bài viết sẽ khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, rất mong được sự
góp ý của thầy cô Trường Chính trị Trần Phú và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
4
Phần i: tình huống xảy ra
Ngày 21/9/2005 Sở Tài chính nhận được đơn hỏi về chính sách chế độ
của ông Nguyễn Tiến X, sinh năm 1950, quê quán xã M. Huyện N, Tỉnh P trú
tại xã Y huyện H tỉnh HT - Ông X hiện là chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Y.
Đơn của ông trình bày một việc do Bảo hiểm Xã hội tỉnh Huyện H giải quyết
như sau:
Năm 1968 ông X vào bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ, đến năm
1975 phục viên về địa phương, năm 1980 đi xây dựng kinh tế mới tại xã Y
huyện H tỉnh HT và được Đảng bộ phân công làm cán bộ xã Y với thời gian
công tác:
Từ tháng 01/1981 đến tháng 5/1984 làm xã đối phó
Từ tháng 06/1984 đến tháng 5/1986 là Bí thư đoàn xã
Từ tháng 04/1986 đến tháng 5/1987 là Thường trực Đảng uỷ xã
Từ tháng 6/1987 đến tháng 12/1989 là Uỷ viên thư ký UBND xã
Từ tháng 1/1990 đến tháng 12/1994 là Uỷ viên UBND xã
Từ tháng 1/1991 đến tháng 12/1998 là Cán bộ văn phòng UBND xã
Từ tháng 1/1999 đến tháng 11/1999 do có sự thay đổi về tuyển chọn 04
chức danh chuyên môn là văn phòng, địa chính, tài chính và tư pháp. Bản
thân ông X lúc đó hiện là cán bộ chuyên môn văn phòng, do quá tuổi quy
định, xã Y đã cho ông X tạm nghỉ công tác và ông được bầu làm Bí thư chi bộ
thôn.
Tháng 12/1999 đến nay ông X được bầu làm Chủ tịch HĐND xã Y,
khi làm sổ bảo hiểm xã hội cho ông X, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện H
không tính thời gian liên tục từ năm 1999 trở về trước cho ông. Ông X cho
rằng Bảo hiểm xã hội BHXH huyện H quyết định như vậy là không đúng và
5
đề nghị Bảo hiểm tính thời gian liên tục đóng bảo hiểm xã hội cho ông để bản
thân ông không bị thiệt thòi.
6
Phần II: Cơ sở lý luận
Ngay từ khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà
nước ta đã quan tâm đến chính sách đối với đội ngũ cán bộ cơ sở để tạo một
môi trường thuận lợi cho cán bộ cơ sở yên tâm công tác. Những chính sách
quan trọng đã được ban hành trong thời gian này có thể kể đến như:
- Quyết định só 130- CP ngày 20/6/1975 về bổ sung chính sách, chế độ
đãi ngộ đối với cán bộ xã.
- Nghị định số 46- CP ngày 23/6/1993 về chế độ sinh hoạt phí đối với
cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của nước đoàn thể nhân dân
ở xã, phường, thị trấn.
- Nghị định 50- CP ngày 26/7/1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán
bộ xã, phường, thị trấn.
- Nghị định số 09/1998/NĐ- CP ngày 23/01/1998 về sửa đổi, bổ sung
Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối
với cán bộ xã, phường, thị trấn.
- Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ quy
định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
Năm văn bản trên là hệ thống văn bản xương sống quy định chế độ,
chính sách đối với cán bộ cơ sở từ năm 1975 đến nay. Những văn bản này
phần nào thể hiện những cố gắng, nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta để cải
thiện chính sách cho cán bộ chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, do điều kiện lịch
sử, kinh tế, xã hội mà những chính sách này ra đời thiếu đồng bộ và tồn tại
những bất cập, không khuyến khích cán bộ cơ sở yên tâm công tác .
Chính sách cho cán bộ nói chung và chính sách cho cán bộ xã nói riêng
là những quy định của Nhà nước nhằm khuyến khích, tạo động lực và môi
trường cho cán bộ yên tâm công tác.
7
Tuy nhiên, mỗi thời kỳ khác nhau chính sách phụ thuộc vào điều kiện
hoàn cảnh kinh tế xã hội nhất định. Khi một chính sách mới ra đời lại có
những quy định phủ nhận, thay đổi những quy định ở chính sách trước. Đòi
hỏi khi thực hiện giải quyết chúng phải giải quyết dứt điểm kịp thời, tránh dây
dưa rất khó giải quyết về sau nhất là khi nó dẫn đến việc thực hiện một chính
sách mới thay thế.
Phần III: Phân tích xử lý tình huống
Sở Tài chính căn cứ đơn của ông X, đã nghiên cứu và tổ chức phối hợp
với Phòng tổ chức – lao động huyện H để tìm hiểu nội dung ông X nêu trong
đơn, sự việc được xác minh và làm rõ như sau:
Ông Nguyễn Tiến X, hiện là chủ tịch HĐND xã Y huyện H, có thời
gian công tác làm cán bộ xã Y từ tháng 01/1982 liên tục cho đến tháng
12/1998. Thời gian gián đoạn là từ tháng 01/1999 đến tháng 11/1999 và đến
nay giữ chức danh cán bộ chuyên chủ tịch HĐND xã (đây là chức danh được
đóng bảo hiểm xã hội) Ông Nguyễn Tiến X được đóng bảo hiểm xã hội
nhưng Bảo hiểm xã hội huyện H đã không tính liên tục cho ông thời gian
công tác trước đó.
Như vậy đòi hỏi trong đơn của ông X là hoàn toàn có cơ sở.
*Xác định tình huống:
1- Việc xã Y huyện H đã làm đúng trách nhiệm của bên sử dụng lao
động hay chưa?
2- Cơ quan BHXH huyện H không tính thời gian công tác liên tục cho
ông X là đúng hay sai?
3- Quyền và lợi ích hợp pháp của ông X có bị xâm phạm hay không?
*Phân tích tình huống:
* Thời điểm tháng 12/1998
8
Thời điểm này Tỉnh đã tiến hành thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại đội
ngũ cán bộ theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ- CP ngày 23/1/1998
về sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế
độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và thông tư liên tịch số
99/TTLT -TCCP- BTC- BLĐTB & XH ngày 19/5/1998 hướng dẫn thi hành
Nghị định 09/1998/NĐ- CP.
Ngoài tiêu chuẩn về lý lịch, đạo đức và trình độ chuyên môn người
được tuyển chọn phải có “đủ sức khoẻ và tuổi đời không quá 35 đối với nữ và
không quá 40 đối với nam” theo quy định của thông tư 99 về tiêu chuẩn tuyển
chọn và quản lý 4 chức danh chuyên môn.
Như vậy lúc này ông X đã 49 tuổi vượt quá độ tuổi so với quy định.
Nên xã Y không tiếp tục bố trí ông X làm cán bộ văn phòng nữa là đúng quy
định pháp luật.
Bên cạnh đó khi không sử dụng ông X nữa thì xã Y phải giải quyết chế
độ nghị việc cho ông X theo quy định, trong khi đó thì ông X đã có thời gian
công tác liên tục là 17 năm (1/1981 đến 12/1998) tuy nhiên tại sao xã Y
không làm thủ tục giải quyết cho ông X chế độ nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng
tháng, theo quy định tại Thông tư 99 thì điều kiện được hưởng trợ cấp hàng
tháng đối với cán bộ xã khi nghỉ việc là:
- Thời gian công tác và đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên
- Khi nghỉ việc nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.
Như vậy, ông X đã thừa số năm công tác nhưng lại thiếu tuổi theo quy
định trên, do đó xã Y cũng không giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng cho
ông X là không sai, theo Thông tư còn quy định “Cán bộ xã không đủ điều
kiện hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản 2 phần III của thông
tư này thì được hưởng trợ cấp một lần”
9
Cứ mỗi năm đóng BHXH được hưởng một tháng sinh hoạt phí tính
theo mức bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ việc kể cả phụ cấp tái cử 5%
(nếu có). Cán bộ xã đang công tác nhưng trước ngày 01/01/1998 chưa quy
định đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ cũng được cộng số năm công tác để
hưởng trợ cấp một lần.
Ngoài ra Thông tư còn quy định về chế độ chờ đủ tuổi để hưởng trợ cấp
hàng tháng đối với người có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên.
“Trường hợp cán bộ xã khi nghỉ việc, đã có 15 năm đóng BHXH liên
tục trở lên nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng trợ cấp hàng tháng, có xác nhận
của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn sau đó UBND xã, phường, thị trấn
lập đủ hồ sơ của cán bộ xin chờ gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương
quản lý, theo dõi giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi
đời”. Trong thời gian chờ để được giải quyết chế độ, nếu được làm việc tiếp
thì thời gian cán bộ xã đã làm việc trước đó cộng với thời gian làm việc sau
đó để tính hưởng BHXH.
Như vậy theo quy định của Thông tư thì khi giải quyết chế độ nghỉ việc
cho ông X xã Y phải làm một trong hai cách sau:
- Cách 1: Giải quyết cho ông X chế độ nghỉ việc một lần, ông X được
hưởng một khoảng tiền bằng 17 năm nhân với mức lương bình quân 5 năm
cuối.
- Cách 2: Lập đủ hồ sơ của cán bộ xin chờ đủ tuổi để hưởng trợ cấp
một lần gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện H với điều kiện ông X phải làm
đơn xin tự nguyện chờ giải quyết chế độ phụ cấp hàng tháng có xác nhận của
Chủ tịch UBND xã Y.
Nhưng trên thực tế thì bản thân ông X đã không làm đơn tự nguyện chờ
giải quyết chế độ phụ cấp hàng tháng, nên xã Y không lập hồ sơ đồng thời xã
Y cũng không giải quyết cho ông X theo cách 1 (hưởng trợ cấp 1 lần). Do vậy
10
trong danh sách cán bộ xã Y được đóng bảo hiểm xã hội và chờ hưởng chế độ
phụ cấp hàng tháng của huyện H đều không có tên ông X.
* Thời điểm tháng 12/1999
Tính đến thời điểm này thì ông X đã qua thời gian giai đoạn đóng bảo
hiểm xã hội là 11 tháng vì chức danh Bí thư chi bộ thôn không được đóng
BHXH. Nhưng đồng thời ông X lại được bầu làm Chủ tịch HĐND xã Y theo
quy định tại Nghị định 09 thì đây là chức danh được hưởng sinh hoạt phí hàng
tháng và có đóng BHXH.
Do vậy BHXH huyện H lập sổ mới vì trong danh sách đóng BHXH
không có tên ông X và không tính thời gian công tác liên tục của ông X từ
tháng 12/1998 trở về trước.
*Phân tích nguyên nhân:
Thứ nhất: Phải nói đến bản thân ông X, vào thời điểm trước khi Tỉnh
thực hiện sắp xếp lại cán bộ xã trong phạm vi toàn Tỉnh theo Nghị định 09 và
Thông tư hướng dẫn 99 lúc này ông đang là cán bộ văn phòng, đúng ra ông
phải hiểu được việc thực hiện chính sách này, thủ tục cần thiết và các quy
định cụ thể để ông còn giải thích cho người liên quan nếu có yêu cầu.
Thứ hai: Thuộc về trách nhiệm của xã Y. Nếu xã Y thôi không bố trí
ông X làm cán bộ xã nữa mà không nhận được đơn xin chờ giải quyết chế độ
trợ cấp hàng tháng của ông X, thì phải có trách nhiệm thực hiện giải quyết
chế độ trợ cấp một lần cho ông X ngay, tránh việc để tồn đọng, dây dưa kéo
dài phức tạp về sau. Mặt khác khi xét thấy ông X đã có thời gian đóng BHXH
là 17 năm và ông X cũng đã gần đến tuổi về hưu hoặc có khả năng sẽ bố trí
ông làm cán bộ xã trong thời gian tới thì xã Y phải hướng dẫn để ông X làm
đơn xin chờ giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng và hoàn thiện mọi thủ tục
trong hồ sơ gửi cơ quan BHXH huyện.
11
Thứ 3: Hệ thống các văn bản pháp luật quy định chế độ chính sách đối
với cán bộ xã. Do tình hình kinh tế xã hội của đất nước nên trong thời gian
ngắn khoảng 10 năm mà có đến 4 Nghị định quy định về chế độ chính sách
cho cán bộ xã ra đời, do vậy việc thực hiện công tác tổ chức Nhà nước, cơ
quan BHXH và trực tiếp cán bộ giải quyết, thực hiện gặp nhiều lúng túng khi
thực hiện các Nghị định này vì nó thiếu tính thống nhất và có những thay đổi
căn bản.
Tại quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 có quy định về mức phụ cấp
hàng tháng đối với cán bộ xã nam đủ 55 tuổi, nữ 50 tuổi và có thời gian công
tác từ 15 trở lên thì đến Nghị định 46/CP ngày 23/6/1993 về chế độ sinh hoạt
phí đối với cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thẻ
nhân dân ở xã, phường, thị trấn thì cán bộ xã phải có thời gian công tác từ 10
năm trở nên mới được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ việc.
Nghị định 46 được thực hiện sau 2 năm thì Nghị định 50/CP ngày
26/7/1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã phường, thị trấn thay thế
Nghị định 46.
Nghị định 50 quy định “Kể từ ngày ban hành Nghị định này những cán
bộ công tác tại xã từ 5 năm trở lên không bi phạm kỷ luật từ mức cảnh cáo
trở lên, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp này tính theo
số năm công tác tại xã, mỗi năm công tác được trợ cấp một tháng, lấy theo
mức sinh hoạt phí để hưởng…..” Như vậy Nghị định 50 đã rút xuống thời
gian công tác liên tục là 5 năm thì được hưởng trợ cấp một lần thay vì 10 năm
như quy định tại nghị định 46.
Tuy nhiên vẫn chưa có quy định về chế trợ cấp hàng tháng khi nghỉ
việc cho cán bộ xã.
Ngày 23/1/1998 Nghị định 09/1998/NĐ- CP ra đời sử đổi bổ sung Nghị
định 50/CP về chế độ sinh hoạt phí đối cán bộ xã, phường, thị trấn.
12
Theo Nghị định ngoài việc quy định nâng mức lương sinh hoạt phí
hàng tháng đối với cán bộ xã lên 1 bậc, còn quy định về chế độ hưởng trợ cấp
hàng tháng đối với nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi có thời gian công tác 15
năm trở lên, nếu không đủ 15 năm công tác thì được hưởng trợ cấp một lần.
Nếu đã đủ thời gian công tác mà thiếu tuổi thì có thể làm đơn xin chờ đủ tuổi
để hưởng trợ cấp hàng tháng.
Sự ra đời của Nghị định 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 của Chính
phủ quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị
trấn. Trong Nghị định đã quy định khái niệm về cán bộ công chức xã và các
đối tượng này được hưởng các chế độ như một công chức (được áp dụng hệ
thống thang bảng lương, nâng ngạch, nâng bậc khi đủ điều kiện như quy định
đối với công chức Nhà nước khác)
Như vậy tại Nghị định 121 không còn sử dụng khái niệm sinh hoạt phí
hàng tháng nữa mà chuyển sang khái niệm “tiền lương” cũng như khái niệm
“về hưu” và được hưởng lương hưu hàng tháng, hơn nữa lần đầu tiên Nghị
định đề cập đến chế độ bảo hiểm y tế cho cán bộ xã nó được áp dụng như đối
với công chức ở cấp huyện trở lên.
Như vậy qua phân tích ở trên ta thấy mỗi thời điểm nghỉ việc khác nhau
thì cán bộ xã hưởng những chính sách chế độ khi nghỉ việc rất khác nhau mặc
dù thời gian nghỉ không cách xa bao nhiêu. Việc thay đổi nhiều lần và không
đồng bộ này dẫn đến quyền lợi của cán bộ xã không được đảm bảo và đồng
nhất. Đồng thời gây khó khăn, lúng túng cho cán bộ khi giải quyết chính sách.
*Kết luận vấn đề đặt ra:
- Thứ nhất: Xã Y đã chưa làm tròn trách nhiệm không giải quyết dứt
điểm chế độ chính sách cho người lao động khi nghỉ việc (trách nhiệm của
chủ thể sử dụng lao động )
13
- Thứ hai: BHXH huyện H khi tính thời gian đóng BHXH đã không
tính đến thời gian công tác liên tục của ông X thừ tháng 12/1998 trở về trước
là đúng với quy định hiện hành.
- Thứ ba: Bản thân ông X về mặt quyền lợi là có thiệt thòi nếu BHXH
không tính thời gian liên tục cho ông, nhưng ông cũng có phần trách nhiệm là
đã không hoàn tất những hồ sơ cần thiết đối với cơ quan chức năng.
14
Phần IV: Xác định và lựa chọn phương án
Như vậy trong việc sự việc nêu trên, trên để giải quyết thấu tình đạt lý
đúng pháp luật đảm bảo quyền lợi cho ông X có các phương án sau:
Phương án 1: Giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần cho ông X
Phương án 2: Cho ông X được tính thời gian liên tục đóng bảo hiểm xã
hội.
Theo chúng tôi đề xuất giải quyết quyền lợi cho ông X theo phương án
2. Đây là phương án phù hợp với nguyện vong của Ông X, hơn nửa tạo điều
kiện để Ông X yên tâm công tác và cống hiến theo sự tín nhiệm của nhân dân,
trong bối cảnh cán bộ cơ sở còn yếu về lập trường chính trị, đạo đức cách
mạng như hiện nay.
Để thực hiện được phương án 2 cần tiến hành các thủ tục sau:
- Ông X phải làm đơn khiếu nại gửi UBND huyện H và xã Y, giải trình
lại sự việc và trình bày rõ quá trình công tác tại xã Y.
- Xã Y xác nhận vào đơn của ông X và khẳng định tính xác thực của sự
việc trong quá trình công tác của ông X tại xã Y.
- Xã Y gửi đơn của ông X và hồ sơ lưu tại xã kèm theo công văn đề
nghị UBND huyện H xem xét giải quyết.
- UBND huyện H làm việc với BHXH huyện H để vận dụng giải quyết
cho ông X được tính thời gian liên tục đóng bảo hiểm xã hội.
- BHXH tính toán số tiền BHXH Ông X còn phải đóng trong thời gian
từ tháng 1/1999 đến tháng 11/1999, gửi thông báo cho ông X sau khi ông X
hoàn thành nghĩa vụ đối với BHXH, BHXH làm các thủ tục chứng nhận thời
gian đóng BHXH liên tục cho ông X.
15
phần V: một số kiến nghị
Các cấp, các ngành phải quan tâm đến việc giáo dục tuyên truyền phổ
biến những chính sách mới để mọi người rõ và thực hiện đúng, đủ. Cần kịp
thời triển khai đến cấp cơ sở mà hình thức phổ biến và hiệu quả là tổ chức hội
nghị hoặc các văn bản hướng dẫn chi tiết ở cơ sở để dễ dàng thực hiện.
Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra kịp thời phát hiện ngay những
sai sót để có hướng điều chỉnh kịp thời, đồng thời động viên khích lệ, khen
thưởng cán bộ, đơn vị thực hiện tốt.
Nhà nước cần tiếp tục ban hành sớm và đồng bộ một số văn bản để
khắc phục những bất cập của những văn bản trước đây về chính sách cán bộ
ở cơ sở. Vì nhân tố con người có ý nghĩa quan trọng quyết định mọi quá trình
kinh tế xã hội.
Mỗi tỉnh cần có nghiên cứu xây dựng những chế độ chính sách riêng
phù hợp với tình hình ở địa phương tập trung:
+ Chế độ cán bộ được điều động về cơ sở công tác.
+ Chế độ phụ cấp chuyên trách cấp xã: Lao động thươn