Tiểu luận Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong quản trị

Cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi con người phải giải quy ết và ra quy ết định. Nếu giải quy ết vấn đề và ra quyết định tốt, chúng ta sẽ thành công; ngược lại, chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng lu ẩn quẩn “thử và sửa sai”, dần dần mất tự tin và ta sẽ thất bại. Đối với nhà quản trị, việc giải quy ết vấn đề và ra quyết định càng trở nên quan trọng hơn và là một y ếu tố không thể thiếu trong các hoạt động thường nhật. Ra quy ết định chỉ là bước cuối cùng trong cả quá trình giải quy ết vấn đề gồm: tìm hiểu vấn đề, tìm kiếm giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu và thực thi quy ết định. Việc ra quy ết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Do đó, nhóm 8 xin chọn đề tài “Giải quy ết vấn đề và ra quy ết định trong quản trị” để tìm hiểu và phân tích sâu hơn công đoạn quan trọng này. Nội dung của đề tài được thể hiện chủ y ếu qua ba phần là cơ sở lý thuy ết, thực trạng ứng dụng lý thuy ết đó hiện nay và cuối cùng là phần kiến nghị của các thành viên trong nhóm.

pdf29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11122 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---- ---------  ------------- MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ & RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ GVHD: TS Hoàng Lâm Tịnh HVTH: Nhóm 03 KHOÁ 20-LỚP ĐÊM 10 TP.HCM, 03/2011 Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC -------------  ------------- MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ & RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ GVHD: TS Hoàng Lâm Tịnh HVTH: Nhóm 03 KHOÁ 20-LỚP ĐÊM 10 Tp.HCM, 03/2011 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 3 DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Thái Phương Thảo 2. Đỗ Trường Giang 3. Trần Thị Hồng Hà 4. Nguyễn Thị Ngọc Hà 5. Nguyễn Thị Hà 6. Lê Thúy Hà 7. Bùi Đức Hải HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 4 Lời mở đầu Cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi con người phải giải quyết và ra quyết định. Nếu giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt, chúng ta sẽ thành công; ngược lại, chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng luẩn quẩn “thử và sửa sai”, dần dần mất tự tin và ta sẽ thất bại. Đối với nhà quản trị, việc giải quyết vấn đề và ra quyết định càng trở nên quan trọng hơn và là một yếu tố không thể thiếu trong các hoạt động thường nhật. Ra quyết định chỉ là bước cuối cùng trong cả quá trình giải quyết vấn đề gồm: tìm hiểu vấn đề, tìm kiếm giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu và thực thi quyết định. Việc ra quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Do đó, nhóm 8 xin chọn đề tài “Giải quyết vấn đề và ra quyết định trong quản trị” để tìm hiểu và phân tích sâu hơn công đoạn quan trọng này. Nội dung của đề tài được thể hiện chủ yếu qua ba phần là cơ sở lý thuyết, thực trạng ứng dụng lý thuyết đó hiện nay và cuối cùng là phần kiến nghị của các thành viên trong nhóm. Qua đây cho nhóm được gửi lời cám ơn tới Thầy Hoàng Lâm Tịnh và các nhà quản trị đã cung cấp tài liệu, thông tin giúp nhóm hoàn thành bài tiểu luận này. Nhóm cũng xin chân thành cám ơn sự đóng góp của các bạn trong lớp. HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 5 MỤC LỤC I. Cơ sở lý thuyết: ................................................................................................ 7 1. Vấn đề: .......................................................................................................... 7 2. Giải quyết vấn đề và ra quyết định: ................................................................ 7 3. Các loại quyết định: ....................................................................................... 7 a. Theo tính chất của vấn đề: .......................................................................... 7 b. Theo thời gian thực hiện:............................................................................ 8 c. Theo phạm vi thực hiện: ............................................................................. 8 d. Theo chức năng quản trị: ............................................................................ 8 e. Theo phương thức soạn thảo: ..................................................................... 8 4. Các chức năng và yêu cầu của quyết định quản trị: ........................................ 8 a. Chức năng: ................................................................................................. 8 b. Các yêu cầu cơ bản: ................................................................................... 9 5. Quá trình ra quyết định: ................................................................................. 9 a. Nhận diện và xác định vấn đề: .................................................................. 10 b. Xác định tiêu chuẩn cho giải pháp: ........................................................... 13 c. Tìm kiếm các giải pháp: ........................................................................... 13 d. Đánh giá giải pháp: .................................................................................. 17 e. Chọn giải pháp tối ưu: .............................................................................. 17 f. Thực hiện quyết định: .............................................................................. 17 II. Thực trạng ứng dụng lý thuyết đó hiện nay: .................................................... 19 1. Tình huống: ................................................................................................. 20 III. Tầm quan trọng của lý thuyết và những hạn trong trong thực tiễn tại các doanh nghiệp Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định: ................... 26 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 6 1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định: ................................................................................................................... 26 2. Những hạn chế cần khắc phục trong việc giải quyết vấn đề tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: ................................................................................. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 29 HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 7 I. Cơ sở lý thuyết: 1. Vấn đề: Vấn đề là một mục tiêu nhưng chưa biết cách thực hiện hoặc chưa biết cách thực hiện nào là tối ưu. Ví dụ: Mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng nhưng chưa biết cách nào để đạt được. Đó là vấn đề. Vấn đề đôi khi là những việc rất đơn giản: Tìm ra một con đường ngắn nhất để đi làm mà không bị kẹt xe mỗi ngày cũng là một vấn đề tất cả chúng ta đều mơ ước. Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng có thể hiểu vấn đề là “ sự lệch khỏi chuẩn mong muốn” hay “khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong đợi” hay là “Bất kỳ khó khăn nào để vượt qua khi tiến tới mục tiêu”. 2. Giải quyết vấn đề và ra quyết định: Tồn tại vấn đề thì bắt buột phải ra quyết định và ra quyết định nhằm giải quyết vấn đề. Vì vậy, chúng ta sẽ đồng thời xem xét việc giải quyết vấn đề và việc ra quyết định trong cùng một lúc. Ta có định nghĩa: “Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra những đường lối và tính chất hoạt động của một đối tượng, nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và đã chín muồi, trên cơ sở phân tích các qui luật khách quan đang vận động, chi phối đối tượng và trên khả năng thực hiện của đối tượng”(1) Chất lượng và kết quả của quyết định quản trị có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức. Điều chủ yếu là nhà quản trị phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của mình để thúc đẩy tổ chức phát triển. 3. Các loại quyết định: a. Theo tính chất của vấn đề: - Quyết định chiến lược: nhằm xác định phương hướng và đường lối hoạt động của tổ chức, thường do các nhà quản trị cấp cao thực hiện. HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 8 - Quyết định chiến thuật: nhằm giải quyết những vấn đề bao quát trong một lĩnh vực, thường do các nhà quản trị cấp trung thực hiện. - Quyết định tác nghiệp: nhằm giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn nghiệp vụ, thường do các nhà quản trị cấp thấp thực hiện. b. Theo thời gian thực hiện: - Quyết định dài hạn: thường dài hơn một vòng hoạch định - Quyết định trung hạn: khá dài nhưng ngắn hơn một vòng hoạch định - Quyết định ngắn hạn: tức thì, nhanh chóng, mang tính nghiệp vụ thuần túy. c. Theo phạm vi thực hiện: - Quyết định toàn cục: có tầm ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong tổ chức. - Quyết định bộ phận: chỉ ảnh hưởng đến một hoặc vài bộ phận d. Theo chức năng quản trị: - Quyết định kế hoạch: lựa chọn phương án, kế hoạch hoạt động - Quyết định về tổ chức: xây dựng cơ cấu tổ chức, vấn đề nhân sự - Quyết định điều hành: mệnh lệnh, khen thưởng, động viên,… - Quyết định về kiểm tra: đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân, biện pháp điều chỉnh hoạt động,… e. Theo phương thức soạn thảo: - Quyết định được lập trình trước: dùng trong tình huống thường gặp, áp dụng thường xuyên - Quyết định không được lập trình trước: dùng trong tình huống bất thường, mới mẻ. Các nhà quản trị thường xuyên đối mặt với các quyết định này. 4. Các chức năng và yêu cầu của quyết định quản trị: a. Chức năng: - Định hướng: khi quyết định xác định những phương hướng và tính chất hoạt động cho đối tượng HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 9 - Bảo đảm: khi quyết định chỉ ra và bảo đảm những điều kiện cần thiết để đối tượng vận hành - Phối hợp: khi quyết định xác định những mối quan hệ, vai trò và vị trí của các bộ phận tham gia vào quyết định giải quyết vấn đề. - Cưỡng bức: quyết định khi ban hành phải có tính mệnh lệnh, bắt buột đối tượng phải thi hành, đồng thời cũng đảm bảo tính động viên, khuyến khích đối tượng tham gia với tinh thần tự giác. b. Các yêu cầu cơ bản: - Căn cứ khoa học: tuân thủ các qui luật khách quan - Tính thống nhất: đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận, mục tiêu chung và riêng của đối tượng, tránh mâu thuẫn, triệt tiêu lẫn nhau. - Tính thẩm quyền: các quyết định phải đúng thẩm quyền - Có địa chỉ rõ ràng: nêu rõ đối tượng phải thực hiện - Tính thời gian: phải kịp thời, đúng lúc, có thời gian và hạn mức thực hiện - Tính hình thức: quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, đơn nghĩa 5. Quá trình ra quyết định: Để giải quyết vấn đề và ra quyết định có hiệu quả nhà quản trị cần phải tiến hành theo các bước: HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 10 a. Nhận diện và xác định vấn đề: Giai đoạn đầu tiên khi ra quyết định là phải nhận ra được rằng vấn đề đang tồn tại là gì để đòi hỏi một quyết định đúng đắn, nếu không nhận ra được vấn đề cần giải quyết thì sẽ dẫn tới một quyết định sai lầm. Để xác định được vấn đề đúng cần phải nhận biết được vấn đề, để làm được các điều này nhà quản trị phải:  Tìm xem có những khác biệt nào giữa thực tế đang tồn tại và điều mà nhà quản trị cho là “tiêu biểu”.  Xem xét nối quan hệ nhân - quả.  Hỏi ý kiến những người trong cương vị để đưa ra được những triển vọng khác nhau hoặc để hiểu biết đúng bản chất của tình huống ra quyết định.  Xem xét tình huống từ những góc độ khác nhau. Nhaän ra vaø xaùc ñònh vấn đề Tìm kieám caùc giải pháp Ñaùnh giaù caùc giải pháp Choïn giải pháp toái öu Thực thi quyết định Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 11  Phải cởi mở khi chấp nhận rằng thậm chí bản than nhà quản trị có thể là một phần của nguyên nhân gây ra vấn đề.  Quan tâm theo dõi kết quả công việc nếu như nó không diễn ra như kế hoạch. Chú ý các vấn đề xảy ra có tính chất lặp đi lặp lại. Điều này thường cho thấy là chúng ta chưa hiểu vấn đề một cách đầy đủ. Vấn đề có thể được nhận biết sớm hơn nhờ :  Lắng nghe và quan sát nhân viên để biết được những lo ngại của họ đối với công việc, công ty và những cảm nghĩ của họ đối với các đồng nghiệp và ban quản lý.  Để ý đến hành vi không bình thường hoặc không nhất quán; điều này phản ánh một số vấn đề còn che đậy bên dưới.  Nếu được, tiếp tục nắm bắt các thông tin về những việc mà đối thủ hoặc người khác đang làm.  Một khi nhà quản trị nhận biết được vấn đề hoặc tình huống “thực”, và hiểu những nguyên nhân của nó thì nhà quản trị phải đưa ra một trong những quyết định đầu tiên của mình. Quyết định xem có phải :  Không làm gì cả hay không (việc quyết định “không đưa ra quyết định gì cả” cũng là một quyết định).  Chỉ quan sát vấn đề và trở lại vấn đề vào một ngày khác.  Thử kiểm tra vấn đề.  Cứ tiến tới tìm kiếm một giải pháp và đưa ra nhiều quyết định hơn. Việc xác định vấn đề cũng gặp nhiều khó khăn như: Bảo thủ, ảnh hưởng chính trị bởi người khác, mỗi người nhận thức vấn đề với một khía cạnh khác nhau, không rõ những gì đang xảy ra hay gán cho cho nó 1 vấn đề gì đó, thiếu thời gian, coi giải HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 12 pháp là vấn đề, tình huống phức tạp… điều này cũng đòi hỏi nhà quản trị cũng phải có những quyết định, giải pháp phù hợp để không dẫn tới xác định vấn đề bị sai. Thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp cho vấn đề. Trên thực tế nhà quản trị sẽ không thể nào tập hợp được mọi thông tin mà nhà quản trị muốn, do đó nhà quản trị phải biết ưu tiên chọn cái gì là quan trọng nhất, để đạt được điều đó cần phải:  Xem xét ai và cái gì có liên quan. Đó vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức hoặc chỉ một vài thành viên ?  Đó là một vấn đề giữa các cá nhân với nhau, một vấn đề về hệ thống hoặc một vấn đề thuộc nhóm ? Các nhân tố như vậy có thể có ảnh hưởng tới nguồn lực mà nhà quản trị cấp cho việc tìm kiếm giải pháp. Chẳng hạn, nếu vấn đề đe dọa sự tồn tại của tổ chức của nhà quản trị và đe dọa mất tiền thì nhà quản trị rõ ràng sẽ phải bỏ nhiều nguồn tài nguyên đáng kể vào việc giải quyết nguyên nhân này. Xác định phạm vi của vấn đề cũng sẽ giúp xác định được những người có liên quan  Có những yếu tố nào có thể ngăn cản một giải pháp đạt kết quả tốt hay không? Nếu lãnh đạo đã thiết lập một chương trình đặc biệt và phân tích ban đầu chỉ vào tính không hiệu quả, thì việc này không đáng để nhà quản trị phải mất thời gian, nguồn lực, năng lượng (hoặc công việc) vào việc cố gắng giải quyết vấn đề này.  Tập hợp dữ liệu để tách riêng rẽ những phức tạp của vấn đề.  Giai đoạn tách riêng rẽ bao gồm phân tích hoặc chuẩn đoán vấn đề nhà quản trị đã nhận biết trong giai đoạn đầu : đào sâu hơn vào những nguyên nhân của vấn đề và cố gắng thử trình bày tỉ mỉ tại sao nó lại là một vấn đề. Nhà quản trị cũng có thể xem xét lại ai sẽ liên quan và có thể có những hậu quả và ràng buộc nào có thể ngăn cản những giải pháp của vấn đề HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 13 b. Xác định tiêu chuẩn cho giải pháp: Nhà quản trị không thể xác định được quyết định của mình là đúng hay sai, thích hợp hay không, có là quyết định tối ưu hay không nếu như không xây dựng được một tiêu chuẩn để so sánh. Tiêu chuẩn này phải được xây dựng dựa trên việc xác định rõ hoàn cảnh ra quyết định, phải mang tính định lượng, dễ hiểu, dễ đánh giá và thực tế. Tiêu chuẩn để đánh giá những giải pháp có thể có:  Rủi ro có liên quan đến kết quả mong đợi  Mức độ thay đổi mong muốn.  Khả năng có sẵn các nguồn tài nguyên (nhân sự và vật chất). c. Tìm kiếm các giải pháp: Tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề bao gồm hai quá trình: suy nghĩ sáng tạo và suy nghĩ phân tích.  Về suy nghĩ sáng tạo: Nếu muốn khuyến khích sự sáng tạo và làm phát sinh nhiều giải pháp sáng tạo hơn thì nhà quản trị cần phải sẵn sàng thỏa được 4 tiêu chí:  Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến:  Xử lý mỗi vấn đề như là một vấn đề mới và khác nhau. Không phải giải pháp nào cũng áp dụng cho tất cả các vấn đề, tôn trọng sự khác biệt, luôn đặt tiêu chí số lượng lên mục tiêu hàng đầu đề từ đó sàng lọc ra những ý tưởng, giải pháp hay phù hợp với vấn đề cần giải quyết.  Sẵn sàng lắng nghe các ý kiến khác nhau, cho dù những ý kiến này có vẻ kỳ quái. Một số trong các quyết định có tính chất cải tiến và tác động mạnh đã xuất phát từ những “hạt giống” như thế.  Khuyến khích nhân viên sẵn sàng tiếp thu mọi gợi ý bằng cách cho phép họ bình luận hoặc chỉ trích “hiện trạng”.  Chấp nhận rủi ro: HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 14  Nhiều người trong chúng ta không phát biểu vì chúng ta không muốn cảm thấy ngượng trước người khác, điều này sẽ khiến mọi người trở nên thụ động và không tỏ rõ được sự quan tâm tới vấn đề cần giải quyết. Thêm vào đó một số nhà quản trị hiện nay còn làm trầm trọng hơn những cảm giác này bằng cách chế giễu những đề nghị của nhân viên. Điều này ngăn cản nhân viên đóng góp ý kiến vì vậy sẽ càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Do đó nhà quản trị phải biết khơi dậy sự chủ động của các nhân viên nêu lên các ý kiếnmình của  Đừng để một việc chưa bao giờ được thực hiện trước đó ngăn cản nhà quản trị thử sử dụng nó. Nhà quản trị phải chuẩn bị tý tưởng chịu thất bại, và xem thất bại như một bài học kinh nghiệm, dám chấp nhận thất bại, đúc rút kinh nghiệm từ những thất bại để lần sau làm tốt hơn.  Mức độ rủi ro phải được tính toán liên quan tới chi phí, lợi nhuận và kết quả có thể có đối với tổ chức và đối với nhà quản trị.  Kêu gọi người khác tham gia:  Người khác có thể đưa ra một các nhìn nhận sự việc rất khác với nhà quản trị.  Đúng là chúng ta thường trở nên quá quen thuộc với các vấn đề của chúng ta nên không thể nhìn xa hơn một số ranh giới nào đó.  Lôi cuốn người khác thường giúp loại trừ những rủi ro của cách suy nghĩ theo nhóm.  Chấp nhận phê bình:  Hãy cố gắng không phản ứng lại trước các vấn đề mà giải pháp là hiển nhiên.  Nhà quản trị nên khuyến khích gợi ý càng nhiều phương án càng tốt trước khi nhà quản trị đánh giá tính đúng đắn của các phương án. HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 15  Nếu nhà quản trị đánh giá quá nhanh nhà quản trị sẽ làm nản lòng những đóng góp có tính chất cởi mở và gặp nguy cơ bỏ lỡ các giải pháp mang tính sáng tạo.  Làm phát sinh các giải pháp:  Mọi hình thức sáng tạo đều đòi hỏi phải làm phát sinh một số lớn ý tưởng.  Thường thì nguồn ý tưởng tốt nhất xuất phát từ nhân viên có tính hơi độc đáo.  Như nhà quản trị có thể đã biết, quản lý hoặc lãnh đạo những cá nhân như thế có thể gặp rắc rối, nhưng nếu nhà quản trị muốn những ý tưởng sáng suốt, có tính cải tiến, thì việc này đáng để nhà quản trị bận tâm.  Một trong những kỹ thuật tốt nhất để làm phát sinh các phương án là phương thức “động não” trong đó mọi thành viên nêu ý kiến rồi cùng bàn bạc.  Về suy nghĩ phân tích:  Yêu cầu mỗi người tham gia đóng góp ý kiến một cách rõ ràng  Thẩm tra tính hiệu quả của một quyết định đòi hỏi một cách tiếp cận từ hai phía. - Một là, nhà quản trị phải đánh giá qui trình trên cơ sở đang diễn ra: Việc thực hiện có được tiến hành theo đúng trình tự của kế hoạch hay không ? Nhà quản trị có đạt được những kết quả mong muốn hay không ? - Hai là, nhà quản trị nên thẩm tra tính hiệu quả của toàn bộ quyết định và cả quá trình lấy quyết định nữa.  Việc đánh giá quyết định đang được thực hiện có thể tiến hành tốt nhất ở 2 mức độ : chính thức và không chính thức: - Việc xem xét lại một cách chính thức nên được dự kiến vào những ngày còn trong quá trình thực hiện quyết định, và có thể được thực hiện nhờ HVTH: Nhóm 08 – K20Đ10 Tiểu luận Quản trị học Trang 16 những cơ chế kiểm tra chuẩn mực như các cuộc họp, kiểm tra đầu ra, biên bản và báo cáo sản xuất. - Việc xem xét lại không chính thức thường xuyên xảy ra bao gồm việc quan sát và nói chuyện với thân viên tham gia vào quá trình thực hiện : “Công việc diễn ra như thế nào ?”, “Đến nay có vấn đề gì không ?”. Các loại tình huống này cũng đưa ra những cơ hội lý tưởng để khuyến khích và giữ nhân viên tiếp tục nhiệm vụ của họ. Liệt kê mọi ý kiến được đề cập đến, thậm chí ngay cả khi nó lặp lại đề nghị trước đây...  Ghi lại ý kiến làm cho mọi người dễ đọc hơn.  Thường xuyên khuyến khích những người tham gia đóng góp thêm nhiều ý kiến hơn khi chúng có vẻ “sắp cạn”.  Bảo đảm rằng trước khi nhà quản trị dừng, mọi ý kiến đều được thông báo đầy đủ. Nhà quản trị thậm chí có thể nói: “Chúng ta hãy lấy thêm một ý kiến nữa từ mọi người”.  Khuyến khích những ý kiến ngờ nghệch, ngộ nghĩnh và thậm chí nhìn bề ngoài là “điên rồ”. Những đề nghị này thường có thể có tính chất sáng tạo và cuối cùng thích hợp với thực tế. Phương thức động não nên mang tính hài hước.  Đóng góp và ghi lại ý kiến riêng của nhà quản trị. Điều này có thực hiện để truyền sinh lực cho nhóm khi nhóm bị đình trệ.  Khuyến khích những ngýời tham gia phát triển và thêm vào những ý kiến đã được ghi nhận. Điều này không nên bao gồm việc thảo luận hoặc đánh gi
Luận văn liên quan